Thực Trạng Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Môn Khoa Học Tự Nhiên Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Vân Đồn Tỉnh Quảng Ninh Theo

tốt. Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức tốt ngày càng tăng so với những năm trước, đây chính là tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một bộ phận HS xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu, thường xuyên bỏ học theo cha mẹ ra biển….

* Về chất lượng giáo dục các bộ môn văn hóa: Nhờ thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp trong giảng dạy mà chất lượng học tập của HS tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tăng cường đổi mới phương pháp DH, sử dụng có hiệu quả đồ dùng DH đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Chất lượng đại trà được duy trì và nâng cao, HS có học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ cao. Chất lượng mũi nhọn HS giỏi cả về số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Huyện Vân Đồn luôn là đơn vị có chất lượng học sinh giỏi cấp Tỉnh vào loại khá của tỉnh.

Tuy vậy, tỷ lệ HS có học lực yếu, kém vẫn còn, đặc biệt là năm học 2018- 2019 tỷ lệ HS học lực yếu là 1.2%, HS học lực kém là 0.04%. Đây là vấn đề cần quan tâm trong những năm học tiếp theo để nâng cao chất lượng trí dục và tiếp tục triển khai có chiều sâu cuộc vận động “Hai không”. Chất lượng học tập yếu, kém qua thực tế điều tra thường ở những trường ở xa trung tâm huyện, những vùng giáp biển, những HS có bố mẹ đi biển lâu ngày mới về nên việc quan tâm đến vấn đề học tập của các cha mẹ HS ch ưa tốt, phó mặc cho nhà trường.

* Về đội ngũ CBQL: Trong những năm qua cùng với sự phát triển của toàn ngành GD&ĐT, đội ngũ CBQL các trường Mầm non, Tiểu học, THCS đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng đội ngũ CBQL ngày một nâng cao cả về chuyên môn và năng lực QL đã phát huy có hiệu quả trong công tác QL. Tuy nhiên vẫn còn một số CBQL chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn hiện nay đặc biệt là năng lực QL, qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ điều đó.

Bảng 2.2: Đội ngũ CBQL THCS 3 năm qua



Năm học


TS

trường


TSCB QL

Trình độ đào tạo

Xếp loại hàng năm


ĐH


Chưa đạt chuẩn


Tốt


Khá

Đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu cầu

2016-2017

11

24

22

2

0

54.6

37.1

8.3

0

2017-2018

11

24

23

1

0

63.5

32.3

4.2

0

2018-2019

11

24

24

0

0

72.82

27.18

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 9

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vân Đồn)

Số CBQL có trình độ đại học và có trình độ Trung cấp lý luận chính trị đạt tỷ lệ cao (100%). Công tác đánh giá CBQL được Phòng GD&ĐT tiến hành nghiêm túc hàng năm, đặc biệt công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, kiên quyết miễn nhiệm những CBQL năng lực yếu, uy tín thấp, đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QL nói chung và đội ngũ CBQL ở các trường THCS nói riêng.

* Về đội ngũ GV: GV là nhân tố tiên quyết làm nên chất lượng giáo dục, hiện nay chất lượng của một bộ phận GV còn yếu do một trong những nguyên nhân là những GV dạy lâu năm chỉ mới được chuẩn hóa, việc củng cố tích lũy kiến thức và việc tự học tự bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả. Bên cạnh đó do sự tác động của cơ chế thị trường, đời sống của một bộ phận GV còn gặp nhiều khó khăn, chế độ tiền lương cho GV chưa thực sự thỏa đáng. GV ở các trường THCS hiện nay vẫn thiếu và bất cập về chủng loại GV như thiếu GV Mỹ thuật, Âm nhạc và Tin học. Bởi vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục yêu cầu quan tâm đầu tiên là chất lượng đội ngũ GV.

Bảng 2.3: Đội ngũ GV THCS 3 năm qua



Năm học


T/Số lớp

T/Số giáo viên

Trình độ đào tạo

Xếp loại hàng năm

Danh hiệu thi đua

ĐH

T.cấp

Tốt

Khá

TB

Yếu

Cấp

Tỉnh

Cấp

huyện

2016-2017

95

243

152

91

0

98

118

27

0

20

36

2017-2018

95

229

174

55

0

87

120

22

0

21

34

2018-2019

95

230

186

44

0

93

108

29

0

22

35

(Nguồn: Phòng GD&ĐT ĐT huyện Vân Đồn)

Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng GV cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, cả về chuyên ngành của GV, 100% GV đạt chuẩn và trên chuẩn, điều này có tác dụng tốt đến nâng cao chất lượng giáo dục. Số GV giỏi cấp tỉnh, cấp thành phố ngày càng cao, hàng năm có trên 50 GV được công nhận là GV dạy giỏi cấp tỉnh, huyện thông qua các kỳ hội giảng. Tuy vậy, tỷ lệ GV được đánh giá trung bình vẫn còn trên 10%, chứng tỏ sự cố gắng tự học, tự bồi dưỡng vươn lên của số GV còn hạn chế. Công tác tuyển dụng GV mới thay thế còn gặp khó khăn do số lớp và số HS giảm, định biên giảm, trong tuyển dụng không đủ các chuyên ngành như GV Âm nhạc và Mỹ thuật, dẫn đến hiện tượng ở nhiều trường GV phải dạy chéo môn nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hiện nay.

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh làm căn cứ đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Thực trạng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn theo chương trình giáo dục phổ thông mới

2.1.2.3. Đối tượng khảo sát

Khảo sát 10 cán bộ quản lý (bao gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng), 75 giáo viên của 5 trường THCS huyện Vân Đồn: Trường THCS Đông Xá, Hạ Long, Vạn Yên, Đài Xuyên, Quan Lạn.

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên của các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn để làm sáng tỏ thực trạng dạy học trải nghiệm và quản lý HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn.

- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng các công thức toán học để xử lý kết quả thu được.

Quy ước tính điểm trung bình: Việc đánh giá cho điểm theo 3 mức độ: rất cần thiết, thường xuyên: 3 điểm; cần thiết, thỉnh thoảng: 2 điểm, không cần thiết, chưa bao giờ: 1 điểm.

Với khoảng điểm trung bình là 0,66, việc đánh giá các giá trị trung bình được quy ước như sau:

Rất cần thiết: từ 2,34 đến 3 điểm; Cần thiết: từ 1,67 đến 2,33 điểm; Không cần thiết: từ 1 đến 1,66 điểm

2.2. Thực trạng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

a) Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên nhà trường về HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi về tầm quan trọng của HĐTN và thu được kết quả sau đây:

Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL, GV về mức độ quan trọng của HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên

TT

Mức độ

Số lượng

%

1

Rất quan trọng

57

67.1

2

Quan trọng

23

27.1

3

Ít quan trọng

5

5.8

4

Không quan trọng

0

0

Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy: đa số CBQL, GV các nhà trường đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên trong nhà trường và HĐTN đã có vị trí nhất định trong hoạt động giáo giáo dục của nhà trường: Có 57 khách thể (67.1%) cho rằng HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên là rất quan trọng, 27.1% số được hỏi cho rằng quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn 5 khách thể (5.8%) cho rằng HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ít quan trọng. Thực trạng này đòi hỏi cần nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm

quan trọng của HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên để hoạt động này diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao hơn.

b) Nhận thức về mục đích và những yêu cầu cần đạt của việc tổ chức theo chủ đề môn khoa học tự nhiên

Để tìm hiểu nhận thức về mục đích và những yêu cầu cần đạt của việc tổ chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên, tác giả tiến hành khảo sát 85 CBQL, GV trong các trường và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5: Nhận thức về mục đích và những yêu cầu cần đạt của việc tổ chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên


TT

Mục đích và yêu cầu cần đạt khi tổ chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên

Tác dụng (%)

Yêu cầu (%)

Đồng ý

Phân vân

Không đồng ý

Cần thiết

Ít cần thiết

Không cần

thiết

1

Mở rộng, củng cố, nâng cao kiến

thức KHTN cho học sinh

100%

0

0

100%

0

0

2

Phát hiện năng khiếu KHTN của học

sinh

82.4%

17.6%

0

100%

0

0

3

Tạo sự hứng thú cho HS học tập các

môn KHTN

100%

0

0

100%

0

0

4

Tạo sự gắn kết với tập thể

100%

0

0

100%

0

0

5

Phát triển nhân cách học sinh

100%

0

0

100%

0

0

6

Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng

thực hành các môn KHTN

100%

0

0

100%

0

0

7

Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS

100%

0

0

100%

0

0

8

Chỉ để giải trí

0

14.1%

85.9%

14.1%

0

85.9%

Kết quả khảo sát cho thấy: CBQL, GV trong các nhà trường đã nhận thức rõ mục đích và yêu cầu của HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên. Nó không chỉ tác động tới học tập mà còn tác động tới nhiều mặt của quá trình giáo dục, trong đó có nội dung HĐTN để "Phát hiện năng khiếu KHTN của học sinh" có 82.4% ý kiến đồng ý và 17.6% ý kiến còn phân vân nhưng mức độ cần thiết nhận được 100% khách thể khảo sát tán thành. Với nội dung "Chỉ để giải

trí" có 73 người được hỏi (85.9%) cho rằng không đồng ý và không cần thiết. Các nội dung còn lại đều được 100% CBQL, GV đồng ý là rất có tác dụng và cần thiết khi tổ chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trong các trường THCS. Như vậy có thể thấy đây là nhận thức rất tiến bộ của CBQL, GV trong các trường THCS huyện Vân Đồn về tầm quan trọng và vai trò của HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên trong các nhà trường. Tuy nhiên, để việc thực hiện các hoạt động này một cách có hiệu quả và thuận lợi cần có sự nhận thức thống nhất, sâu sắc về HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên và các hình thức tổ chức hoạt động này. Do đó, chúng tôi tiếp tục khảo sát nhận thức về mức độ cần thiết của các hình thức tổ chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên của CBQL, GV ở các trường THCS huyện Vân Đồn.

c) Nhận thức về mức độ cần thiết của các hình thức tổ chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên

Khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần thiết của các hình thức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS huyện Vân Đồn, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6: Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần thiết của các hình thức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên


TT

Các hình thức tổ chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên

Mức độ cần thiết %

Cần thiết

Ít cần thiết

Không cần thiết

1

Hoạt động câu lạc bộ

88.2

11.8

0

2

Tổ chức trò chơi

82.3

17.7

0

3

Tổ chức diễn đàn

76.5

23.5

0

4

Sân khấu tương tác

58.8

41.2

0

5

Tham quan, dã ngoại

94.1

5.9

0

6

Hội thi / cuộc thi

94.1

5.9

0

7

Tổ chức sự kiện

90.6

9.4

0

8

Hoạt động giao lưu

94.1

5.9

0

Kết quả khảo sát cho thấy:

Các hình thức tổ chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên đã được khảo sát, đa số CBQL, GV các nhà trường cho rằng cần thiết, không có ý kiến đánh giá nào cho rằng không cần thiết. Bên cạnh đó, vẫn có những ý kiến đánh giá là ít cần thiết (tỷ lệ % dao động từ 5,9% đến 41,2%). Các hình thức Hoạt động câu lạc bộ; Tổ chức trò chơi; Tham quan, dã ngoại; Hội thi /cuộc thi; Tổ chức sự kiện; Hoạt động giao lưu được các thày cô đánh giá mức độ cần thiết rất cao với tỷ lệ từ 82% đến 94%. “Tổ chức diễn đàn” và “Sân khấu tương tác” được đánh giá thấp hơn, lần lượt là 76,5% và 58.8% số ý kiến được hỏi cho rằng cần thiết. Để tìm hiểu sâu về lý do này, chúng tôi trao đổi trực tiếp với CBQL, GV các nhà trường, họ cho rằng: Lý do hai hình thức này ở mức độ cần thiết thấp hơn vì để tổ chức diễn đàn và tổ chức sân khấu tương tác thì bản thân các nhà trường phải có "đạo diễn" chương trình và con người thực hiện, tuy nhiên trong các nhà trường thì rất ít người có thể tổ chức, thiết kế được chương trình như thế cho nên họ cho rằng ít cần thiết hơn các hình thức còn lại.

2.2.2. Thực trạng thực hiện các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

2.2.2.1. Thực trạng thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Khảo sát thực trạng thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 05/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí