Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Lý Hoạt Động Phối Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình Và Xã Hội Để Gdkns Cho Học Sinh Trường Tiểu Học

+ Theo dõi kiểm tra, điều chỉnh hoạt động của GVCN trong công tác phối hợp giữa NT - GĐ - XH được các khách thể đánh giá với mức độ thực hiện đạt 2.71 và hiệu quả thực hiện đạt 2.53. Hoạt động này được đa số cán bộ giáo viên cho rằng ở các trường cán bộ quản lý có theo dõi, kiểm tra điều chỉnh hoạt động của giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh và đã có những hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên công tác kiểm tra này chỉ mới thể hiện ở việc Hiệu trưởng yêu cầu chủ nhiệm báo cáo số lượng cha mẹ học sinh dự họp mà chưa quan tâm đến kết quả phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh. Ở một số trường Hiệu trưởng chưa kiểm tra việc xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình của giáo viên chủ nhiệm.

+ Đánh giá phối hợp giữa NT - GĐ - XH thông qua giáo viên chủ nhiệm được các khách thể đánh giá với mức độ thực hiện đạt 2.64 và hiệu quả thực hiện đạt 2.68, đa số ý kiến của cán bộ giáo viên cho rằng phương pháp đánh giá này thường xuyên và có hiệu quả, điều này cho thấy các trường có tổng kết đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và XH thông qua các báo cáo của GVCN ở các lần sơ kết, tổng kết hoạt động phối hợp.

- Các nội dung kiểm tra đánh giá được cán bộ giáo viên cho rằng thực hiện ở mức độ chưa thường xuyên và chưa hiệu quả là:

+ Qui định các tiêu chuẩn đánh giá được các khách thể đánh giá với mức độ thực hiện đạt 2.3 và hiệu quả thực hiện đạt 2.18 điểm cho thấy cán bộ quản lý ở các trường chưa có qui định các tiêu chuẩn đánh giá công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và XH trong việc GDKNS cho HS, vì vậy chưa có cơ sở để đánh giá hoạt động phối hợp, đã làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động phối hợp.

+ Đánh giá sự phối hợp giữa NT - GĐ - XH thường xuyên và định kỳ được các khách thể đánh giá với mức độ thực hiện đạt 2.47 và hiệu quả thực hiện đạt 2.27, kết quả này đã phản ánh một thực trạng là ở các trường chưa

thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm sự phối hợp kể cả các lần đánh giá theo định kỳ trong từng học kỳ, năm học, hiệu quả của công tác đánh giá chưa cao làm động lực cho công tác phối hợp được tốt hơn.

+ Đánh giá thông qua kết quả đạt được trong hoạt động phối hợp giữa NT - GĐ - XH được các khách thể đánh giá với mức độ thực hiện đạt 2.47 và hiệu quả thực hiện đạt 2.37, cho thấy ở các trường TH thành phố Hạ Long chưa dựa vào các kết quả đạt được để đánh giá hoạt động phối hợp giữa NT - GĐ - XH trong công tác GDKNS cho HS. Cán bộ quản lý ở các trường này chưa phát huy các thành quả đã đạt được, để kịp thời động viên các lực lượng tham gia phối hợp nên chưa nâng cao được chất lượng của hoạt động phối hợp.

+ Đánh giá qua nhận xét của cấp trên và các lực lượng GĐ - XH được các khách thể đánh giá với mức độ thực hiện đạt 2.18 và hiệu quả thực hiện đạt 2.16, nội dung đánh giá này theo ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên các trường chưa được quan tâm và chưa có hiệu quả, chưa kích thích được hoạt động phối hợp nhà trường với GĐ và XH tốt hơn.

Như vậy còn một tỉ lệ khá lớn ở các trường chưa thực hiện tốt khâu quản lý việc kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp, dẫn đến thực trạng hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong GDKNS cho HS còn lỏng lẻo, có tính chất đơn điệu, rập khuôn chưa thu hút cha mẹ học sinh, các LLXH tham gia vào hoạt động phối hợp. Để đảm bảo cho công tác phối hợp được tốt, CBQL các nhà trường cần tăng cường kiểm tra, đánh giá nghiêm túc hoạt động này, nhằm động viên khuyến khích, thúc đẩy và điều chỉnh đội ngũ giáo viên để hoạt động phối hợp ngày càng hiệu quả hơn.

2.3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

Bảng 2.15: Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long


TT


Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

Rất ảnh

hưởng

Ít ảnh

hưởng

Không ảnh

hưởng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Sự quan tâm lãnh đạo của địa phương

140

59.1

77

32.5

20

8.4

2

Sự ủng hộ của các lực lượng xã hội

140

59.1

77

32.5

20

8.4

3

Sự lãnh đạo của BGH nhà trường

217

91.6

20

8.4

0

0

4

Sự quan tâm của CMHS

187

78.9

38

16

12

5.1

5

Tinh thần trách nhiệm chủ động tích

cực của GV

200

84.4

37

15.6

0

0

6

Sự nhiệt tình tích cực của học sinh

200

84.4

37

15.6

0

0

7

Cách thức tổ chức hoạt động GDKNS

190

80.2

25

10.5

22

9.3

8

Thời gian địa điểm, CSVC dành cho

hoạt động GDKNS

190

80.2

25

10.5

22

9.3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh - 9


Các yếu tố trên được các khách thể nhận thức đều có ảnh hưởng rất lớn đến các biện pháp quản lí hoạt động GDKNS của hiệu trưởng, tùy theo từng yếu tố mà các mức độ có sự khác nhau. Trong các yếu tố trên, nhóm các khách thể là GV, CBQL, CMHS có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất từ 78.9% đến 91.6% số ý kiến đánh giá. Đây là các yếu tố liên quan trực tiếp đến các chủ thể cả trong và ngoài nhà trường, trước hết là tinh thần, trách nhiệm của những người trực tiếp tham gia giảng dạy KNS, đồng thời là vai trò quản lí của hiệu trưởng đối với hoạt động quản lý chỉ đạo và thực hiện kế hoạch, chú ý khâu bồi dưỡng chuyên môn cho GVBM, và CMHS cũng là nhân tố rất quan trọng. Ngoài ra các yếu tố: Sự quan tâm lãnh đạo của địa phương; Sự ủng hộ của các

lực lượng xã hội; Cách thức tổ chức hoạt động GDKNS; Thời gian địa điểm, CSVC dành cho hoạt động GDKNS cũng có mức độ ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long với mức độ đánh giá từ 59.1% đến 80.2% ý kiến. Vì vậy để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh các trường tiểu học thành phố Hạ Long, Hiệu trưởng các nhà trường cần chú ý tới các yếu tố này nhằm làm tốt hơn nữa công tác quản lý của mình.

2.3.6. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

2.3.6.1. Các nguyên nhân

Tìm hiểu nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của sự phối hợp các lực lượng trong GDKNS cho học sinh trên phiếu hỏi cho 187 giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ văn hóa xã hội ở địa phương và CMHS thu được kết quả như sau:

Bảng 2.16: Nguyên nhân hạn chế hiệu quả của sự phối hợp các lực lượng nhằm GDKNS cho học sinh


TT


Nguyên nhân

Ý kiến đánh giá

SL

Tỷ lệ%

1

Do nhà trường chưa chủ động và chưa làm tốt công tác tham mưu

46

24.6

2

Do các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội chưa quan tâm

65

34.8

3

Do gia đình còn ỷ lại vào nhà trường

16

8.5

4

Do chưa có cơ chế phối hợp ràng buộc

20

10.7

5

Do nội dung, biện pháp phối hợp chưa rõ ràng

26

13.9

Qua bảng 2.1 cho thấy 34.8% (chiếm tỷ lệ cao nhất) cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế là do các cấp chính quyền và tổ chức xã hội chưa quan tâm. Đi sâu tìm hiểu chúng tôi thấy, “giáo dục là quốc sách hàng đầu” đã được đưa vào nghị quyết của Đảng song một thực tế phải thừa nhận đó là sự quan tâm của nhiều cấp ủy đảng và tổ chức chính trị xã hội ở địa phương chủ yếu là nằm trong nghị quyết, còn đưa vào thực tế cuộc sống thì còn rất nhiều trở ngại.

Nguyên nhân thứ 2, do nhà trường chưa thật sự chủ động, chưa làm tốt công tác tham mưu (24.6%). Giáo dục nói chung và GDKNS cho HS nói riêng là nhiệm vụ của toàn xã hội trong đó nhà trường là cơ quan chuyên trách. Vì vậy nhà trường cần chủ động tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong việc xây dựng kế hoạch liên kết, cần đóng vai trò là nhạc trưởng trong việc xây dựng và thực thi kế hoạch phối hợp các lực lượng trong GDKNS cho học sinh.

Thực tế giáo dục thành phố Hạ Long trong nhiều năm qua cho thấy, những nơi nào mà nhà trường chủ động làm tốt chức năng tham mưu và tổ chức xây dựng, thực hiện nghiêm túc kế hoạch (như trường TH Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Hạ Long) thì nơi đó sự phối hợp các lực lượng diễn ra có hiệu quả cao và chất lượng GDKNS cho HS của nhà trường đạt kết quả cao.

Một nguyên nhân bao trùm lên tất cả là mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội là thiếu sự đồng bộ, chưa tạo ra thể thống nhất. Sự kết hợp giữa nhà trường và chính quyền địa phương nơi trường đóng chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy, thầy cô giáo ít trao đổi với CMHS về cách thức chăm sóc GD và GDKNS cho HS và ngược lại, gia đình lại phó mặc con cái cho nhà trường. Đặc biệt sự thay đổi của đời sống xã hội gây ra trở ngại không nhỏ cho sự phối hợp đó là sự phân hóa giàu nghèo, nhà nghèo tìm cách vật lộn kiếm sống, người giàu mải mê hơn với sự làm giàu, họ quan niệm cho đủ tiền con cái đi học đã là giáo dục tốt rồi! Sổ liên lạc chỉ còn là phương tiện báo cáo kết quả học tập và điền kết quả học tập cho gia đình biết (1 năm 4 kỳ), chưa phát huy được vai trò là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội,...

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có thể kể thêm một số nguyên nhân khác như phẩm chất và năng lực cán bộ, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn, chưa có nội dung, phương pháp phối hợp, cơ chế hoạt động không rõ ràng, chưa nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS của các lực lượng GD...

2.3.6.2. Đánh giá các nguyên nhân

Trong những năm gần đây, công tác phối hợp các lực lượng trong GDKNS cho học sinh và quản lý công tác phối hợp chưa thật sự thu được hiệu

quả cao, nguyên nhân chủ quan là thiếu sự chủ động tích cực của nhà trường và các lực lượng xã hội trong việc phối hợp với gia đình GDKNS cho học sinh. Một số nhà trường chưa thực sự coi trọng công tác GDKNS, chưa xây dựng kế hoạch nghiêm túc để thực hiện. Sự phối hợp giữa các lực lượng đặc biệt là nhà trường với gia đình học sinh, các tổ chức và các lực lượng ngoài xã hội trong công tác GDKNS học sinh còn yếu, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, sự phối hợp chỉ mang tính hình thức hành chính đơn điệu, kém hiệu lực:

- Chưa thống nhất về mục tiêu, mức độ, nội dung GDKNS.

- Chưa thống nhất tác động đồng bộ kịp thời, việc phối hợp GD giữa gia đình với nhà trường chưa thực sự nhịp nhàng, đôi khi chưa đồng nhất quan điểm giáo dục. Không ít cha mẹ mải làm ăn giao phó việc giáo dục cho thầy cô…

- Chưa có kế hoạch hoạt động thống nhất, huy động toàn xã hội, các lực lượng và cá nhân tham gia hoạt động GDKNS cho học sinh: Việc phối hợp với các tổ chức xã hội có thể giúp nhà trường trong việc GDKNS cho học sinh như Đoàn thanh niên, hội phụ nữ… còn hạn chế. Nhà trường cần phải chủ động hơn nữa trong việc tổ chức phối hợp với các lực lượng trong xã hội: tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng công an, quân đội… trên địa bàn để phối hợp GDKNS cho học sinh.

- Phương thức tổ chức phối hợp chưa thật hợp lý, chưa hiệu quả, chưa đồng bộ giữa các lực lượng trong toàn xã hội, chưa đồng đều trong suốt quá trình giáo dục, đôi khi còn chưa cùng hướng, nên chưa tạo được sức mạnh tổng hợp để GDKNS cho học sinh.

- Phương pháp GD đôi lúc chưa thống nhất, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật chưa thật sự công bằng…

Chính vì chưa phối hợp chặt chẽ nên tạo ra những không gian, thời gian không có sự chăm sóc quản lý, các nhà nghiên cứu gọi là: không “khép kín không gian, thời gian” giáo dục. Nhận thức về mục tiêu GDKNS, nội dung GDKNS và các biện pháp GDKNS chưa được các bậc phụ huynh hiểu rõ và quan tâm. Hình thức GDKNS còn nghèo nàn, phương pháp hành chính đơn

thuần, do đó dẫn đến nhận thức của học sinh về KNS chưa được xác định, chưa có sự phối hợp đồng bộ trong xã hội.

Hơn thế nữa việc kiểm tra đánh giá không được tiến hành thường xuyên, việc khen thưởng chưa đủ mạnh để động viên khuyến khích mọi lực lượng tham gia.

Một nguyên nhân chủ quan, quan trọng nữa là nhà trường chưa thực sự nêu cao vai trò chủ động để chỉ đạo các lực lượng GD trong nhà trường và phối hợp chặt chẽ với lực lượng GD ngoài nhà trường tạo nên sự thống nhất về mục tiêu, nội dung và biện pháp GDKNS cho học sinh, phát huy thế mạnh của các lực lượng GD tạo nên sức mạnh của toàn xã hội vào công tác GD thế hệ trẻ. Đây chính là nguyên nhân chính cần khắc phục để quản lý việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GDKNS cho HS tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long được tốt hơn.

Tiểu kết chương 2


Công tác GDKNS và quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng GDKNS cho học sinh tiểu học thành phố Hạ Long đã được tiến hành trong nhiều năm và đạt được những kết quả nhất định. Các lực lượng trên địa bàn đã nhận thức được ý nghĩa của sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh TH, các chủ thể giáo dục đã tích cực tổ chức phối hợp nhau trong việc GDKNS cho học sinh TH. Nhiều thầy cô giáo nhất là GVCN đã thực hiện nhiều biện pháp phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Bên cạnh việc sử dụng và hoàn thiện các biện pháp phối hợp truyền thống, các chủ thể giáo dục đặc biệt là GVCN đã tìm kiếm những biện pháp mới để không ngừng nâng cao hiệu quả của sự phối hợp.

Tuy nhiên kết quả của sự phối hợp này vẫn còn những bất cập, yếu kém, hiệu quả mang lại nhiều khi còn thấp, còn mang tính hình thức nhất là sự phối hợp giữa nhà trường với xã hội. Để khắc phục được những yếu kém đã phân tích ở trên không chỉ cần đòi hỏi có sự chuyển biến thực sự về nhận thức trong đội ngũ của những người làm công tác GDKNS mà có sự đổi mới căn bản công tác quản lý phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc GDKNS cho học sinh. Đó là những nội dung mà tác giả sẽ tập trung làm rõ trong chương 3 của luận văn.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí