Nguyên Tắc Phải Nhằm Thực Hiện Mục Tiêu Giáo Dục

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP

GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC‌

THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH


3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc phải nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất vì sự thống nhất nhận thức, hành động của toàn bộ các lực lượng xã hội theo mục tiêu của xã hội thì mới tạo ra một môi trường lành mạnh, phát huy được toàn bộ tiềm năng của xã hội, mới góp phần định hướng cho thế hệ trẻ lựa chọn những giá trị tích cực có khả năng phòng tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhân cách.

Nguyên tắc thống nhất trong phối hợp GD là thể hiện một tư tưởng có tính chiến lược của sự phát triển xã hội loài người, đó là vai trò của quần chúng, sức mạnh của đoàn kết giáo dục và giáo dục là sự nghiệp của nhà nước và toàn dân thể hiện trong Hiến pháp và Luật giáo dục 2005 của Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam.

Đảm bảo tính thống nhất thực hiện mục tiêu GD như điều 27 Luật giáo dục quy định: “Mục tiêu GD phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thống nhất nhận thức, thực hiện mục tiêu nhưng biện pháp và hình thức tổ chức thì phải được thực hiện đa dạng hóa, “dĩ bất biến ứng vạn biến”, xuất phát từ đặc điểm của các cơ quan và gia đình. Các biện pháp phải đạt được mục tiêu của GDKNS cho học sinh, đó không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm mà điều quan trọng hơn là GD học sinh những kỹ năng phù hợp với đạo đức, nếp sống văn minh của thời đại để tồn tại trong một xã hội luôn vận động.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh - 10

Mỗi đơn vị nhà trường, mỗi địa phương có đặc thù riêng biệt, có những điểm mạnh và điểm yếu không giống nhau. Đối tượng học sinh của mỗi trường, mỗi địa phương cũng mang đặc thù riêng, tính vùng miền, đặc thù riêng biệt. Việc đề xuất các biện pháp cần chú trọng đến tình hình, điều kiện cụ thể của từng đơn vị, địa phương. Các biện pháp đề ra phải đảm bảo yếu tố phù hợp với đặc điểm học sinh của trường, của địa phương và các nguồn lực hiện có của nhà trường và địa phương. Trên cơ sở này, các biện pháp đề ra có thể áp dụng cho các đơn vị khác, địa phương khác đồng thời bổ sung điều chỉnh để ngày một hoàn thiện hơn.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Đảm bảo tính đồng bộ trong các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho HS là phải coi trọng mọi hoạt động GD của giáo viên và các lực lượng GD khác trong và ngoài nhà trường cũng như đảm bảo các điều kiện thiết yếu về CSVC và tài chính cho các hoạt động GD đó.

Các biện pháp phải tác động vào các khâu của quá trình quản lý giáo dục, phải tác động vào các yếu tố của hoạt động GDKNS cho học sinh.

3.1.4. Nguyên tắc phát huy được tính tích cực của các lực lượng giáo dục

Các biện pháp phải phát huy được tính tích cực chủ động của các lực lượng xã hội, tính tích cực tự giác rèn luyện của học sinh, giáo dục nhà trường phải có trách nhiệm định hướng cho hoạt động gia đình và các tổ chức xã hội.

Cùng với các lực lượng xã hội đi tới thống nhất một số chương trình hành động chung mà trong đó có nhiệm vụ cụ thể của từng lực lượng. Chương trình hành động này nếu thống nhất được càng sớm càng tốt. Trong chương trình đó, chỉ rõ nhiệm vụ, nội dung công việc, khả năng đóng góp, thời gian thực hiện để mỗi lực lượng xã hội chủ động được phần việc của mình.

Rèn luyện cho học sinh tính tự giác thực hiện KNS, có thói quen chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập, rèn luyện sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để tạo ra sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, nhà trường cần phát huy vai trò là trung tâm tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp GD cho gia đình và các tổ chức xã hội, đối với nhà trường nguyên tắc này không những thể hiện ở việc phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường mà còn phải làm cho các bậc PHHS và tổ chức chính trị xã hội tích cực hào hứng tham gia. Thu hút mọi người và tận dụng mọi nguồn lực, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình GD, giúp cho nhà trường đạt mục tiêu GD toàn diện nói chung và GDKNS cho HS nói riêng.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Khảo sát đánh giá tiềm năng của các lực lượng giáo dục nhằm khai thác sử dụng vào tổ chức các hoạt động GDKNS cho học sinh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Khảo sát toàn bộ tiềm năng của địa phương để xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý những điều kiện thuận lợi của xã hội.

Cũng cần phải nhấn mạnh, không ít trường chưa làm điều này, vì vậy chưa có kế hoạch để khai thác, sử dụng tiềm năng của các lực lượng trong tổ chức các hoạt động GDKNS cho học sinh.

Muốn quản lý sự phối hợp, mỗi trường cần có khảo sát đánh giá khả năng phối hợp và tiềm năng có thể sử dụng thì việc kết hợp mới có hiệu quả cao, không lãng phí và các lực lượng xã hội mới chủ động, tự giác tích cực tham gia vào quá trình GDKNS cho học sinh do nhà trường tổ chức.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Tiềm năng của xã hội là rất phong phú, nhà trường cần có điều tra khảo sát toàn diện những tiềm năng chủ yếu theo một thống kê để có kế hoạch huy động.

Trước hết, cần thống kê nguồn lực người có thể tham gia bao gồm các nhà quản lý xã hội, cán bộ các lĩnh vực khoa học và hoạt động xã hội như: nhà giáo,

bác sĩ, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật, pháp luật, môi trường, bệnh tật, tệ nạn xã hội... Cần lưu ý đặc biệt đến đội ngũ CMHS vì họ có trách nhiệm tham gia cùng với nhà trường.

Thống kê toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của các tổ chức xã hội, cơ sở sản xuất, cơ sở nghiên cứu khoa học bao gồm các sân bãi, điểm vui chơi, hội trường, phòng họp, các trang thiết bị như loa đài, phương tiện đi lại, phim ảnh, máy móc các phòng thí nghiệm, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Thống kê để sử dụng các cơ sở di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể bao gồm các viện bảo tàng, phòng truyền thống, các di tích lịch sử danh lam thắng cảnh, những tấm gương điển hình trong sản xuất, học tập và trong bảo vệ tổ quốc. Những truyền thống, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong GDKNS đối với học sinh, nhưng nhiều nơi chưa biết tận dụng để GD các thế hệ trẻ.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Bước 1: Tập trung giáo viên, chuyên gia xây dựng những biểu mẫu thống kê toàn bộ tiềm năng xã hội và phân loại những tiềm năng có thể khai thác phục vụ cho hoạt động GD nói chung (GDKNS nói riêng) tổ chức trong và ngoài nhà trường.

Ví dụ: Thống kê về cơ sở vật chất:

- Phòng họp, hội trường: Có bao nhiêu? Ở cơ quan nào? Ai phụ trách?

Có thể sử dụng được ở thời gian nào?

- Các thiết bị khoa học công nghệ: Phòng thí nghiệm, bể bơi, quy trình sản xuất công nghệ cao, tranh ảnh, phim phục vụ cho giáo dục môi trường, giáo dục sức khỏe, giáo dục phòng chống tai tệ nạn xã hội, bệnh dịch...

Bước 2: Tổ chức khảo sát thống kê:

Nên tổ chức khảo sát theo khu vực địa lý trên địa bàn xã, phường, tỉnh...

Sau khi khảo sát, cần tổng hợp lại thành các loại tiềm năng về nguồn lực con người, cơ sở vật chất, các chế độ đãi ngộ....

Bước 3: Lưu trữ trong máy tính của lãnh đạo và của GV các lớp để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch quản lý và phối hợp giữa các lớp và của nhà trường trong từng năm và sử dụng nhiều năm.

Cần lưu ý: Những thống kê này hàng năm phải được bổ sung, điều chỉnh, cập nhật thông tin mới đảm bảo tính chính xác cao.

Bước 4: Sau khi thống kê, cần có cuộc họp với các đối tác là những người có liên quan đến nguồn lực xã hội dự định phối hợp để xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, cơ chế phối hợp.

3.2.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng sư phạm, tổ chức giáo dục và phối hợp trong GDKNS cho các lực lượng giáo dục

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường (Đảng, Đoàn TNCSHCM, Công đoàn…) về tầm quan trọng và sự cần thiết của GDKNS và quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh, tạo nên sự nhất trí cao và sự phối hợp đồng bộ giữa các thành viên, các tổ chức trong và ngoài nhà trường đối với công tác GDKNS cho học sinh và từ đó tích cực, chủ động tổ chức và tham gia vào hoạt động có hiệu quả.

Khi các lực lượng GDKNS cho học sinh hiểu rõ về vai trò, trách nhiệm của mình và được trang bị các kỹ năng tổ chức GD thì các hoạt động GD sẽ được vận hành trong một thể thống nhất và hiệu quả GD chắc chắn sẽ được nâng cao.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Nâng cao nhận thức, xác định vai trò nhiệm vụ và nội dung của công việc phối hợp nhà trường và gia đình:

Sự liên kết giữa nhà trường và gia đình trong việc GDKNS cho học sinh là sự thể hiện tác động qua lại một cách biện chứng.

Một mặt, nhà trường cần chỉ ra cho các bậc CMHS những khả năng ưu thế đặc biệt của GD gia đình, đặc biệt giúp cho họ ý thức được một cách sâu sắc mục đích GD của nhà trường XHCN, mục tiêu GDKNS ở trường phổ thông.

Mặt khác, với tư cách là một chủ thể giáo dục, GD gia đình tiêu biểu là các CMHS có trách nhiệm chủ động hợp tác với nhà trường trong việc tổ chức hoạt động GD con em, hiểu rõ nhiệm vụ của mình tránh tư tưởng khoán trắng cho nhà trường hoặc đề ra những yêu cầu GD đi ngược lại mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường quy định.

Việc phối hợp của gia đình với nhà trường trong GDKNS được thực hiện tốt khi:

- Các bậc cha mẹ có nhận thức đúng về trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong giáo dục con em.

- Thống nhất với nhà trường về mục tiêu, phương pháp GDKNS.

- Hằng ngày dành thời gian cần thiết cho việc chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi mặt để kịp thời nắm bắt những biến đổi của con cái.

- Trân trọng và giữ uy tín cho đội ngũ thầy cô giáo nhất là các thầy cô giáo trực tiếp dạy con em mình dù là các thầy cô giáo còn trẻ chưa nhiều kinh nghiệm, các bậc cha mẹ có địa vị xã hội cao cần chú ý điều này.

Vai trò nhiệm vụ và nội dung phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội: Chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội… nơi mà các em học sinh đang sinh sống và hoạt động có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nhân cách thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh phổ thông.

Nhà trường và những người sống trong cộng đồng đặc biệt là các thầy cô giáo, những người đóng vai trò chủ đạo của sự phối hợp nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của cộng đồng, phối hợp với cộng đồng để làm tốt công việc GDKNS cho học sinh với nội dung cơ bản là:

- Công tác kết hợp quản lý học sinh giữa nhà trường và cộng đồng thì nhà trường đóng vai trò trung tâm của sự phối hợp. Nhà trường lập kế hoạch công tác phối hợp quản lý: Căn cứ vào tình hình cụ thể điều kiện thực tiễn của cộng đồng, nhà trường và GVCN lớp cần lập một kế hoạch và thỏa thuận với những người đại diện của cộng đồng để xác định mục tiêu và kế hoạch hành động phối hợp.

- Nhà trường cần chủ động và chủ đạo cùng với các lực lượng trong cộng đồng tổ chức các loại hình hoạt động GDKNS cho học sinh. Để làm tốt việc này cần phải hình thành nên các tổ chức theo sự hướng dẫn chung đồng thời duy trì hoạt động đều đặn và chặt chẽ.

- Điều chỉnh và phối hợp các hoạt động nhằm thực hiện yêu cầu giáo dục của nhà trường. Việc điều chỉnh và phối hợp phải được xem xét từ hai mặt đó là lợi ích của nhà trường và lợi ích của cộng đồng. Cần tránh việc đòi hỏi, khai thác nhiều mà đáp ứng yêu cầu và lợi ích của cộng đồng.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

Để thực hiện nội dung trên nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Gia đình cần chủ động liên kết với nhà trường, với GVCN để nắm vững mục tiêu, nội dung GDKNS, học tập của con em mình.

- Tham gia cùng với nhà trường tổ chức hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa nếu các bậc cha mẹ có điều kiện, khả năng.

- Giúp đỡ, động viên các thầy giáo cô giáo, nhất là thầy cô giảng dạy, GVCN lớp của con em mình học tập. Giúp đỡ không chỉ về vật chất, điều quan trọng là thiết lập quan hệ thường xuyên, động viên về tinh thần, tình cảm, trao đổi kinh nghiệm. Giúp đỡ khi thầy cô đột xuất gặp khó khăn như ốm đau hoạn nạn.

- Tham gia đầy đủ các buổi trao đổi về học tập, rèn luyện của con cái mà GVCN triệu tập hoặc nhà trường yêu cầu.

- Tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện cho con em và quá trình hoạt động GD của học sinh ở trường lớp học.

- Gia đình, nhà trường cộng đồng xã hội là ba tác nhân tác động trực tiếp đến thế hệ trẻ, đến sự tồn vong và hưng thịnh của quốc gia. Nhà trường cần tổ chức liên kết các lực lượng GD sống trong cộng đồng, hướng vào những lĩnh vực GD mà cộng đồng có ưu thế.

3.2.3. Xây dựng kế hoạch tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh là xây dựng được những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên tham gia hoạt động giáo dục đạo đức học sinh; xác định được cách thức phối hợp, ai chịu trách nhiệm quản lý, điều hành? ai phối hợp hoạt động? những việc phải làm theo quy trình, làm khi nào, làm ở đâu...

Việc xây dựng kế hoạch tổ chức phối hợp là xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội tạo ra quá trình GD thống nhất và liên tục trong không gian và theo thời gian. Xây dựng được kế hoạch phối hợp là tạo ra thể thống nhất về nhận thức và hành động, tạo ra đồng thuận trong hoạt động thì hiệu quả hoạt động sẽ được nâng cao và hoạt động có chất lượng.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Kế hoạch tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong GDKNS cho học sinh thực chất là cách tổ chức việc phối hợp thông qua đó thực hiện sự tác động qua lại giữa các lực lượng tham gia nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung đặt ra. Nó bao gồm những mối quan hệ đa dạng nhiều chiều, cơ chế tổ chức các lực lượng tham gia GD và phối hợp GD thể hiện qua các nội dung sau:

- Trước hết nhà trường phải làm tốt công tác GDKNS cho học sinh để tạo niềm tin của phụ huynh, của Đảng, của chính quyền và nhân dân địa phương đối với nhà trường; đó là tiền đề quan trọng cho sự phối hợp các lực lượng.

- Gắn nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội.

- Có kế hoạch phối hợp hoạt động, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cụ thể đến từng thành viên tham gia phối hợp hoạt động.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022