Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh - 12

3


2.5


2


1.5

Tính cần thiết

Tính khả thi

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


0.5

Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh - 12


0

BP 1

BP 2

BP 3

BP 4

BP 5


Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất‌

Kết quả khảo nghiệm bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy:

Các chuyên gia đã đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp đề xuất đều ở mức rất cần thiết và rất khả thi. Thể hiện bằng điểm trung bình của tính cần thiết là 2.72; điểm trung bình của tính khả thi là 2.68 so với điểm trung bình cực đại là 3.0.

- Về tính cần thiết: Điểm trung bình có giá trị nhỏ nhất là 2.54 và cao nhất là 2.86. Qua đó cho thấy các biện pháp đề xuất là khá thống nhất chứng tỏ các biện pháp đề xuất hiện đang là rất cần thiết đối với công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong GDKNS cho HS các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, trong đó biện pháp "Khảo sát đánh giá tiềm năng của các lực lượng giáo dục nhằm khai thác sử dụng vào tổ chức các hoạt động GDKNS cho HS" được cho là cần thiết nhất với điểm đánh giá là 2.86. Biện pháp "Tăng cường nguồn lực cho công tác phối hợp giữa NT - GĐ - XH trong GDKNS học sinh'' được các chuyên gia đánh giá là ít cần thiết hơn cả nhưng điểm đánh giá cũng đạt 2.54.

- Về tính khả thi: Tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được các chuyên gia đánh giá cao, điểm trung bình của các biện pháp là khá tập trung và

đồng đều, giá trị nhỏ nhất là 2.51; giá trị lớn nhất là 2.85 và điểm trung bình chung là 2.68 so với điểm trung bình cực đại là 3.0. Điều đó chứng tỏ các biện pháp đề xuất được các chuyên gia đánh giá là rất khả thi, có thể tiếp tục thực hiện trong thời gian tới, trong đó biện pháp "Xây dựng kế hoạch tổ chức phối hợp giữa NT - GĐ - XH trong GDKNS cho HS" được cho là khả thi nhất với điểm đánh giá là 2.85. Biện pháp "Tăng cường nguồn lực cho công tác phối hợp giữa NT - GĐ - XH trong GDKNS học sinh" được các chuyên gia đánh giá là ít cần thiết hơn cả nhưng điểm đánh giá cũng đạt 2.51.

Như vậy qua khảo nghiệm có thể thấy tất cả các biện pháp đề xuất đều được các chuyên gia đánh giá với mức độ tương quan thuận ở tính cần thiết và tính khả thi.

Tiểu kết chương 3


Mọi nghị quyết của Đảng, Nhà nước và ngành GD&ĐT đều xác định: Phát triển toàn diện con người là phát triển đầy đủ các mặt “Đức, Trí, Thể, Mỹ” và những năng lực vốn có của con người. Mà mục đích của việc phát triển con người toàn diện không gì khác chính là nhằm tạo ra những con người hoàn toàn tự do, hoàn thiện và tự làm chủ mình thích ứng với sự biến động của tự nhiên và xã hội. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, với nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường càng trở nên cấp bách và cần thiết.

Dựa trên khung lý thuyết về phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong GDKNS cho HS tiểu học, từ kết quả khảo sát thực trạng, đề tài đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong GDKNS cho HS tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, các biện pháp này có mối quan hệ mật thiết, bổ xung, tương hỗ đến công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong GDKNS cho HS của cán bộ, giáo viên và học sinh các trường tiểu học thành phố Hạ Long, thông qua khảo nghiệm các biện pháp đề xuất được đánh giá có tính cần thiết và khả thi cao.

Nếu các nhà trường triển khai đồng bộ 5 biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong GDKNS cho HS tiểu học thành phố Hạ Long kể trên, chúng tôi tin rằng hoạt động giáo dục KNS của các nhà trường sẽ đạt hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

GDKNS là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của GD nói chung, giúp học sinh phát triển toàn diện, thích ứng với mọi điều kiện hoàn cảnh của xã hội luôn vận động. Nguyên tắc hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường, gia đình và xã hội (tất cả các tổ chức xã hội) là nguyên tắc cơ bản đảm bảo sự thành công.

Công tác GDKNS cho học sinh TH đòi hỏi phải nắm vững định hướng, mục tiêu, nội dung, phương pháp GD phù hợp với lứa tuổi, lứa tuổi nền tảng của mỗi con người. Vì thế đòi hỏi các chủ thể GD phải chủ động phối kết hợp với nhau trong quá trình GD. Trong sự phối hợp đó, nhà trường giữ vị trí, vai trò trung tâm, là cơ quan chuyên trách phải thực sự là hạt nhân của sự phối hợp đảm bảo cho các chủ thể giáo dục thống nhất với nhau về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, song phải đa dạng về biện pháp, hình thức tổ chức và phương tiện giáo dục để phát huy được thế mạnh của các lực lượng xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp để đạt hiệu quả GD cao nhất. Hiệu trưởng nhà trường phải tổ chức và thực hiện quản lý tốt sự phối hợp các lực lượng GDKNS cho học sinh nhằm tạo ra sự thống nhất tác động GD về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, đối tượng chịu trách nhiệm... để đem lại hiệu quả GDKNS cao nhất.

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động phối hợp nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội khác tham gia GDKNS cho HS ở các trường TH thành phố Hạ Long, tiếp thu và tham khảo những ý kiến của nhiều CBQL giáo dục, CMHS, CBQL các tổ chức xã hội và kế thừa các đề tài trước đây. Chúng tôi đề xuất 5 biện quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong GDKNS cho HS tiểu học thành phố Hạ Long. Chúng tôi hi vọng và tin tưởng rằng, những biện pháp đã trình bày sẽ góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để chăm lo GDKNS cho HS nhằm mục tiêu phát triển GD cho HS một cách tốt nhất.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh

- Xây dựng quy chế thống nhất phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội, tham gia công tác giáo dục.

- Có cơ chế, có khuyến khích các lực lượng phối hợp để GDKNS cho học sinh.

- Tạo nhiều cơ hội hơn nữa cho các trường được tham gia các chuyên đề nhằm GDKNS cho HS trong giai đoạn hiện nay.

- Có cơ chế khen thưởng xứng đáng cho các đơn vị tổ chức tốt hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, dạy học tích hợp GDKNS cho HS trong các môn học.

2.2. Với Phòng GD & ĐT thành phố Hạ Long

- Triển khai kế hoạch thường kỳ chỉ đạo công tác GDKNS cho học sinh các trường trên địa bàn toàn thành phố.

- Tham mưu với thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành kết hợp chặt chẽ với nhà trường làm tốt công tác GDKNS cho học sinh trên địa bàn.

- Có cơ chế khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể làm tốt công tác GDKNS cho học sinh.

- Chỉ đạo làm điểm một số mô hình phối hợp các lực lượng GDKNS cho học sinh TH trên địa bàn.

2.3. Đối với các nhà trường

- Chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng GDKNS cho HS.

- Tăng cường vai trò của hoạt động Đoàn, đội và GVCN trong hoạt động GDKNS cho học sinh.

- Kết hợp chặt chẽ với hội CMHS và các tổ chức khác, đặc biệt là địa phương trong công tác quản lý và GD học sinh.

- Tích hợp GDKNS vào các giờ lên lớp, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tổ chức GDKNS cho học sinh.

2.4. Với Cha mẹ học sinh

- Cha mẹ học sinh cần quan tâm đến con cái nhiều hơn, dành nhiều thời gian để hiểu con, giúp đỡ con trong học tập và rèn đạo đức.

- Tăng cường liên lạc với nhà trường, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong quản lý, GDKNS cho con em.

- Tích cực học hỏi nâng cao hiểu biết về phương pháp, nội dung GDKNS cho con em.

- Tích cực tham gia ý kiến xây dựng cơ chế phối hợp với nhà trường và xã hội.

- Tích cực tham gia xã hội hóa giáo dục cả nhân lực, vật lực và tài lực.

2.5. Với các tổ chức xã hội

- Phối hợp với nhà trường tạo điều kiện để nhà trường tổ chức thực hiện tốt GDKNS cho HS. Xây dựng môi trường GD lành mạnh, trong sạch giúp học sinh hoàn thiện nhân cách.

- Hỗ trợ nhà trường về chuyên môn, kinh phí, phương tiện vật chất để tổ chức các hoạt động GDKNS cho học sinh đạt hiệu quả.

- Đồng bộ ra quân với nhà trường trong các cuộc vận động để đạt hiệu quả cao và triệt để hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về Quản lý giáo dục, Trường CBQL giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lâm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam (dành cho Hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục), Nxb Giáo dục Việt Nam.

3. Nguyễn Thanh Bình (2012), Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục Hà Nội.

4. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục thể chất (1998), Giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe cho học sinh.

5. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục thể chất (1999), Giáo dục kỹ năng sống bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV - AIDS trong trường học.

6. Bộ GD&ĐT, Dự thảo chiến lược giáo dục giai đoạn 2009 - 2020.

7. Bộ GD&ĐT (2008), Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh (Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/03/2008).

8. Bộ GD&ĐT, Chỉ thị số 61/2008/CT-GDĐT ngày 12/11/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục.

9. Bộ GD&ĐT, Chỉ thị số 52/2007/CT-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT về tăng cường giáo dục ATGT trong các cơ sở giáo dục.

10. Bộ GD&ĐT, Chỉ thị số 54/2003/CT-BGDĐT ngày 24/11/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

12. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2000.

14. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

15. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV.

16. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

17. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và sự phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục.

18. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

19. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Hường (2012), Quản lý tích hợp giáo dục KNS trong dạy môn Tự nhiên - Xã hội ở trường tiểu học thành phố Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ.

21. Trần Kiểm (2004), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Thị Thuý Hằng (2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Nguyễn Ngọc Quang (1997), Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý GD&ĐT Hà Nội.

24. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014, Luật hôn nhân và gia đình, Nxb Phụ nữ.

25. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Luật Giáo dục, Nxb Giáo dục.

26. Nguyễn Thị Tính (2010), Giáo dục kĩ năng sống, Tập bài giảng cho học viên cao học Giáo dục học, ĐH Sư phạm Thái Nguyên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022