Nhận Thức Về Mức Độ Quan Trọng Của Các Kns Cần Giáo Dục Cho Học Sinh Th

2.2.2. Nhận thức về mức độ quan trọng của các KNS cần giáo dục cho học sinh TH

Những KNS cần giáo dục cho học sinh tiểu học thành phố Hạ Long cũng được khẳng định với tỷ lệ phiếu trưng cầu ý kiến như sau:

Bảng 2.8: Mức độ quan trọng của các KNS cần giáo dục cho học sinh tiểu học thành phố Hạ Long


TT


Kỹ năng

Mức độ

Rất quan

trọng

Quan trọng

Ít quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Kĩ năng giao tiếp

225

94.9

12

5.1

0

0

2

Kĩ năng xử lý tình huống

230

97

7

7

0

0

3

Kĩ năng nhận thức

225

94.9

12

5.1

0

0

4

Kĩ năng hợp tác

210

88.6

27

11.4

0

0

5

Kĩ năng thuyết trình

187

78.9

50

21.1

0

0

6

Kĩ năng làm việc nhóm

185

70.1

52

29.9

0

0

7

Kỹ năng chống lạm dụng tình dục ở học

sinh nữ

210

88.6

27

11.4

0

0

8

Kỹ năng thích ứng

177

74.7

60

25.3

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh - 7

Kết quả khảo sát trên các khách thể cho thấy: 100 % ý kiến đều cho rằng các KNS trên đều quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng để được giáo dục trong nhà trường. Trong đó, kỹ năng xử lý tình huống được đa số các ý kiến 97% đánh giá là rất quan trọng, có 94.9% số ý kiến cho rằng kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nhận thức là rất quan trọng trong việc giáo dục KNS cho HS tiểu học hiện nay, kỹ năng hợp tác và kỹ năng chống lạm dụng tình dục ở học sinh nữ cùng được 88.6% ý kiến đánh giá là rất quan trọng, còn với các kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng đều được trên 70% số ý kiến đánh giá là rất quan trọng. Như vậy có thể thấy về cơ bản hầu hết CBGV, CMHS, HS và các tổ chức đoàn thể tại địa phương đều có nhận thức rất tốt về tầm quan trọng của công tác giáo dục KNS cho HS tiểu học ở các nhà trường. Nhận thức này là một yếu tố rất thuận lợi cho các nhà trường trong việc phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho HS tiểu học.

2.2.3. Thực trạng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác GDKNS cho học sinh TH thành phố Hạ Long

2.2.3.1. Thực hiện vai trò chủ đạo của nhà trường trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm GDKNS cho học sinh

Để có nhận định đánh giá thực trạng, tác giả sử dụng các phương pháp quan sát, thảo luận, phỏng vấn và phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá mức độ thực hiện vai trò chủ đạo của nhà trường trong việc phối hợp các lực lượng GD nhằm GDKNS cho học sinh với 187 khách thể là CBGV, PHHS và các LLXH và có một số nhận định sau:

- Chi bộ, ban giám hiệu, hội đồng sư phạm các nhà trường hiểu được vai trò chủ đạo của nhà trường trong việc tổ chức phối hợp các lực lượng GD nhằm GDKNS học sinh nên đã quán triệt đến từng cán bộ, giáo viên: luôn coi công tác GDKNS cho học sinh là công tác quan trọng hàng đầu của nhà trường.

- Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường áp dụng nhiều biện pháp tổ chức phối hợp để GDKNS cho học sinh như: GDKNS thông qua các bài giảng trên lớp; GDKNS thông qua các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp; phối hợp với Đội TN tổ chức nhiều hoạt động: theo kế hoạch theo tháng, theo đợt thi đua cao điểm… chủ động phối hợp với nhà văn hóa thành phố Hạ Long tổ chức hội diễn văn nghệ của trường hàng năm, tham gia hội diễn các cấp… luôn đạt kết quả cao. Chủ động phối hợp với công an các xã, phường và công an thành phố Hạ Long ký giao ước phối hợp về công tác bảo vệ trật tự trị an hàng năm, phối hợp GD học sinh chậm tiến, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường,… chủ động phối hợp với trung tâm TDTT thành phố Hạ Long, Sở TDTT Quảng Ninh đẩy mạnh phong trào TDTT của nhà trường,… Hàng năm các trường đều thành lập ban chỉ đạo và triển khai hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động chữ thập đỏ sâu rộng: Số tiền học sinh quyên góp tham gia hoạt động từ thiện hàng năm lên tới trăm triệu đồng. Nhà trường hàng năm đều phối hợp với Uỷ ban DS-GĐ-TE, Trung tâm y tế thành phố Hạ Long để kiểm tra sức khỏe cho học sinh… phối hợp với chính quyền các xã, phường nhằm xây dựng môi trường GD lành mạnh, GD truyền thống địa phương… Nhà trường chủ động phối hợp với hội PHHS (thường xuyên, có định kỳ, đột xuất…) để thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GDKNS cho học sinh. Các

nhà trường đã quan tâm đặc biệt tới học sinh chậm tiến, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Bảng 2.9: Các biện pháp và hình thức phối hợp của nhà trường để phối hợp các lực lượng GD nhằm GDKNS cho học sinh


TT


Các hình thức, phương pháp phối hợp

Mức độ thực hiện

TX

ĐK

CBG


X

Thứ

bậc

1

GDKNS thông qua giáo viên giảng dạy các môn học

trên lớp

250

37

0

2.87

1

2

GDKNS thông qua các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp.

245

42

0

2.85

2

3

Phối hợp với Đội TN tổ chức các hoạt động xã hội.

245

42

0

2.85

2

4

Phối hợp với nhà văn hóa thành phố Hạ Long tổ chức

các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

175

82

30

2.5

14


5

Phối hợp với công an xã, phường công an thành phố Hạ Long GD học sinh chậm tiến, GD HS thực hiện luật pháp,

ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.


198


85


4


2.67


9

6

Phối hợp với trung tâm TDTT của thành phố Hạ Long,

chức các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh.

188

83

16

5.6

11

7

Phối hợp với hội CTĐ tổ chức các hoạt động từ thiện.

175

82

30

2.5

14

8

Phối hợp với hội cựu chiến binh, hội phụ nữ GD truyền

thống cho HS.

175

82

30

2.5

14

9

Phối hợp với Uỷ ban DS-GĐ-TE, TT y tế thành phố Hạ

Long giáo dục SKSS cho HS.

175

82

30

2.5

14


10

Phối hợp với chính quyền địa phương có HS học tại tr-

ường nhằm xây dựng môi trường GD lành mạnh, giữ gìn an ninh xã hội ở địa phương.


188


83


16


2.56


11

11

Thống nhất với PHHS về mục tiêu, nội dung, phương

pháp và hình thức GDKNS cho HS.

198

85

4

2.67

9

12

BGH thường xuyên họp và giao ban với Ban đại diện

hội CMHS.

227

60

0

2.78

6

13

Nhà trường và PHHS thường xuyên liên lạc (hàng tuần,

hàng tháng) bằng điện thoại, sổ liên lạc, trang Website.

227

60

0

2.78

6

14

Nhà trường và PHHS thường xuyên trao đổi, đánh giá,

khen thưởng, biểu dương, chấn chỉnh, kỷ luật HS.

227

60

0

2.78

6

15

GVCN thăm gia đình HS, tìm hiểu hoàn cảnh HS.

188

83

16

5.6

11

16

Nhà trường quan tâm đặc biệt tới HS chậm tiến, HS có

hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

245

42

0

2.85

2

17

Tổ chức họp tổng kết định kỳ với PHHS.

245

42

0

2.85

2

18

Thông qua cơ quan làm việc của PHHS.

168

80

35

2.43

18

Kết quả khảo sát cho thấy: Nhà trường đã làm tốt vai trò chủ đạo trong việc GDKNS cho học sinh thông qua đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn trên lớp với

điểm đánh giá là 2.87 đứng vị trí số 1. Tiếp đó là: GDKNS thông qua các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp; Phối hợp với Đội TN tổ chức các hoạt động xã hội; Nhà trường quan tâm đặc biệt tới HS chậm tiến, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Tổ chức họp tổng kết định kỳ với PHHS, với điểm đánh giá là 2.85 xếp thứ

2. Với nội dung: BGH thường xuyên họp và giao ban với Ban đại diện hội CMHS; Nhà trường và PHHS thường xuyên liên lạc (hàng tuần, hàng tháng) bằng điện thoại, sổ liên lạc, trang Website; Nhà trường và PHHS thường xuyên trao đổi, đánh giá, khen thưởng, biểu dương, chấn chỉnh, kỷ luật HS, cùng có 79% ý kiến được hỏi cho rằng nhà trường đã thường xuyên thực hiện và không có ý kiến nào đánh giá không thực hiện, với điểm đánh giá là 2.78 xếp thứ 6 trong các phương pháp mà nhà trường năm svai trò chủ đạo trong việc phối hợp các lực lượng để GDKNS cho HS. Các nội dung còn lại mức độ thực hiện của nhà trường tương đối thường xuyên với điểm đánh giá từ 2.43 đến 2.67, tuy nhiên vẫn còn có từ 4 đến 35 ý kiến cho rằng nhà trường chưa bao giờ thực hiện những nội dung này. Để tìm hiểu sâu hơn chúng tôi tiens hành trao đổi trực tiếp, được thầy N.V.H, cán bộ quản lý trường TH Lý Thường Kiệt cho biết: Mặc dù nhà trường rất muốn thực hiện các hình thức này nhưng đôi khi do các mặt công tác khác mà nhà trường chưa có thời gian, con người để thực hiện, thậm chí có trường còn không có đủ không gian để tổ chức thực hiện những hình thức này trong việc GDKNS cho học sinh. Điều này cho thấy, trong thời gian tới các trường TH thành phố Hạ Long cần dành nhiều thời gian, con người và cả tăng cường cơ sở vật chất để làm tốt công tác phối hợp GDKNS cho học sinh trong các nhà trường.

2.2.3.2. Thực trạng các hoạt động của gia đình phối hợp với nhà trường trong công tác GDKNS cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phối hợp với nhà trường để GDKNS cho con em mình nên trong những năm qua PHHS các trường TH thành phố Hạ Long đã thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh, có tổ chức, có kế hoạch hoạt động, phối hợp với nhà trường; lập quỹ khuyến học; tham gia xây dựng CSVC; quan tâm tới các cháu có hoàn cảnh khó khăn; trao đổi với giáo viên; dự giờ sinh hoạt lớp… để nắm được những biến đổi về nhận thức, thói quen, tình cảm, những biến động đột biến trong tâm tư, tình cảm của con em mình. Tuy nhiên việc nhận thức được tầm quan trọng của sự phối hợp này chưa được đồng đều như có nhiều gia đình quan tâm sát sao, tỉ mỉ nhưng cũng nhiều gia đình coi việc phối hợp là sự bắt buộc, không chủ động trong trao đổi

với nhà trường; không ít gia đình có cuộc sống quá khó khăn về vật chất hoặc ly tán thì sự phối hợp hầu như không có kết quả thậm chí có gia đình gần như khoán trắng việc GD con em mình cho nhà trường.

Gia đình học sinh nhận thức việc phối hợp giữa gia đình với xã hội thông qua cụm dân cư, với các tổ chức xã hội trên địa bàn cư trú còn hạn chế.

Hoạt động của gia đình học sinh tham gia phối hợp nhằm GDKNS cho học sinh TH thành phố Hạ Long được đánh giá như sau:

Bảng 2.10: Các biện pháp và hình thức phối hợp của gia đình với nhà trường nhằm GDKNS cho học sinh


TT


Các hình thức, phương pháp phối hợp

Mức độ thực hiện

TX

ĐK

CBG


X

Thứ

bậc

1

PHHS thành lập ban đại diện có tổ chức, có kế

hoạch hoạt động với NT.

230

57

0

2.8

1

2

Ban đại diện PHHS chủ động phối hợp hoạt

động với nhà trường.

215

62

10

2.71

4

3

PHHS tham gia các hoạt động GD ngoài giờ lên

lớp, ngoại khóa với NT.

150

60

77

2.25

13

4

PHHS lập quỹ khuyến học để động viên kịp

thời GV và HS.

210

62

15

2.67

5

5

PHHS tích cực tham gia cùng NT xây dựng CSVC.

210

62

15

2.67

5

6

PHHS thường xuyên trao đổi, góp ý với CBGV

nhà trường về việc GDKNS cho HS.

200

60

27

2.6

8

7

Ban đai diện PHHS tổ chức các buổi tọa đàm trao

đổi kinh nghiệm GD con cháu.

180

60

47

2.46

10

8

Chi hội trưởng hội PHHS thường xuyên dự giờ

sinh hoạt lớp.

180

60

47

2.46

10


9

Tích cực tham gia xã hội hóa GD (dạy nghề truyền thống, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn

nghệ, thể thao… của trường)


200


60


27


2.6


8


10

Tích cực tham gia xây dựng môi trường lành mạnh ở cộng đồng (xóa bỏ các hủ tục, tệ nạn xã hội,

khuyến khích tài năng phát triển…)


180


60


47


2.46


10


11

Tham gia đầy đủ các buổi trao đổi về kết quả học tập, rèn luyện của con cái mà NT, GVCN

yêu cầu.


225


62


0


2.78


2


12

Hàng ngày đều dành thời gian để chăm sóc, giúp

đỡ, kiểm tra con cái học tập, những biến động tâm lý, tình cảm của con.


210


62


15


2.67


7

13

Trân trọng, giữ uy tín cho thầy cô giáo.

225

62

0

2.78

2

Kết quả thăm dò cho thấy: Có 3 nội dung được 100% khách thể đánh giá là PHHS đã thực hiện tốt là: PHHS thành lập ban đại diện có tổ chức, có kế hoạch hoạt động với NT; Tham gia đầy đủ các buổi trao đổi về kết quả học tập, rèn luyện của con cái mà NT, GVCN yêu cầu; Trân trọng, giữ uy tín cho thầy cô giáo, trong đó nội dung PHHS thành lập ban đại diện có tổ chức, có kế hoạch hoạt động với NT, được các khách thể đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 2.8 xếp thức nhất, nội dung thức 11 và 13 xếp thứ hai với điểm trung bình 2.78 và không có ý kiến nào cho rằng PHHS không thực hiện các nội dung này, đây là những nội dung then chốt công công tác phối hợp với nhà trường để GD con em nói chung và GDKNS cho HS nói riêng, đặc biệt là nội dung Trân trọng giữ uy tín cho thầy cô giáo là nội dung mà các nhà trường cần trân trọng tình cảm của PHHS đối với các nhà trường để từ đó tiếp tục phấn đấu thi đua dạy tốt nhằm đáp lại tình cảm mà PPHS đã dành cho nhà trường. Với các nội dung còn lại thì vẫn còn có ý kiến cho rằng PHHS chưa thực hiện hiện bao giờ, trong đó nội dung: Ban đai diện PHHS tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm GD con cháu; Chi hội trưởng hội PHHS thường xuyên dự giờ sinh hoạt lớp; Tích cực tham gia xây dựng môi trường lành mạnh ở cộng đồng (xóa bỏ các hủ tục, tệ nạn xã hội, khuyến khích tài năng phát triển…); PHHS tham gia các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa với NT, có từ 47 đến 77 ý kiến cho rằng PHHS chưa bao giờ thực hiện, qua trao đổi trực tiếp với một số PHHS họ cho rằng: Không phải là họ không muốn thực hiện mà nhiều khi do hoàn cảnh kinh tế gia đình, họ phải lo làm ăn cho nên không có nhiều thời gian để dành cho việc đến trường trao đổi, tọa đàm với thầy cô hoặc tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức cho con em họ. Theo chúng tôi thực trạng này không chỉ tồn tại ở các trường TH thành phố Hạ Long mà nó tồn tại hầu hết ở các trường trên toàn quốc hiện nay.

2.2.3.3. Thực trạng tham gia phối hợp và ảnh hưởng của các tổ chức xã hội đến công tác GDKNS cho học sinh

Để tìm hiểu thực trạng phối hợp và mức độ ảnh hưởng của các LLXH đến công tác GDKNS cho học sinh của của các nhà trường, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của các khách thể với câu hỏi: Đồng chí cho biết mức độ ảnh hưởng của các LLXH trong công tác GDKNS cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.11: Mức độ ảnh hưởng của các LLXH trong công tác GDKNS cho học sinh


TT


Các lực lượng xã hội

Không có

ảnh hưởng

Có ảnh hưởng ít

Có ảnh hưởng nhiều

Ảnh hưởng lớn nhất

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Chính quyền các cấp

0

0

30

16

57

30.5

100

53.4

2

Công an, quân đội

17

9.1

30

16

52

27.8

88

47.1

3

Đoàn thanh niên các cấp

0

0

35

18.7

35

18.7

117

62.6

4

Các cơ quan văn hóa,

Thông tin

17

9.1

30

16

52

27.8

88

47.1

5

Trung tâm TDTT

30

16

20

10.7

57

30.5

80

42.8

6

Ủy ban DS - GĐ - TE

30

16

20

10.7

57

30.5

80

42.8

7

Hội phụ nữ

55

29.4

25

13.4

52

27.8

55

29.4

8

Hội chữ thập đỏ

55

29.4

25

13.4

52

27.8

55

29.4

9

Hội khuyến học

30

16

20

10.7

57

30.5

80

42.8

10

Cộng đồng nơi ở

0

0

10

5.3

40

21.4

137

73.3

Kết quả thăm dò ý kiến cho thấy rõ: Các lực lượng xã hội có ảnh hưởng rất ít tới GDKNS cho học sinh TH thành phố Hạ Long là: Hội phụ nữ; Hội chữ thập đỏ, với tỷ lệ đánh giá không có ảnh hưởng là 29.4%, tiếp theo là: Trung tâm TDTT; Ủy ban DS - GĐ - TE; Hội khuyến học, với tỷ lệ đánh giá không có ảnh hưởng là 16%.

Có ảnh hưởng toàn diện và lớn nhất theo đánh giá đó là: Cộng đồng nơi ở, với tỷ lệ đánh giá 73.3%, tiếp theo là Đoàn thanh niên các cấp với tỷ lệ đánh

giá 62.6%, Chính quyền các cấp, với tỷ lệ đánh giá 53.4% và sau đó là các lực lượng: Các cơ quan văn hóa, Thông tin; Công an, quân đội với 47.1% ý kiến đánh giá ở mức độ rất ảnh hưởng.

Có ảnh hưởng nhiều theo đánh giá cũng là năm lực lượng có ảnh hưởng lớn nhất như đã nêu ở trên, mức độ ảnh hưởng cũng chỉ từ 21.4% đến 30.5%.

Theo đánh giá trên thì các lực lượng GD cơ bản là nhà trường (thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh, Thầy cô giáo), gia đình (thông qua hoạt động của ban đại diện), xã hội (nhiều nhất là Đoàn thanh niên các cấp, Chính quyền cơ sở, cơ quan văn hoá thông tin) đã có sự phối hợp và có tác dụng nhiều hơn cả so với các lực lượng xã hội khác trong việc GDKNS cho học sinh nhưng mức độ ảnh hưởng còn hạn chế.

Như vậy các lực lượng xã hội trên địa bàn thành phố Hạ Long đã tham gia vào việc GDKNS học sinh TH thành phố Hạ Long nhưng còn chưa đều, mức độ ảnh hưởng rất khác biệt, nó cũng còn phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng đó. Sự phối hợp đã được thực hiện và thu được kết quả nhưng còn nhiều hạn chế. Điều đó đặt ra cho các trường TH thành phố Hạ Long là phải chủ động phối hợp hơn nữa, tận dụng sự ủng hộ, giúp đỡ hơn nữa của các tổ chức xã hội trên địa bàn.

2.2.4. Đánh giá thực trạng về GDKNS và phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh thành phố Hạ Long

2.2.4.1. Mặt mạnh

Qua khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên, phụ huynh, các LLXH... cho thấy nhà trường - gia đình - xã hội trên địa bàn thành phố Hạ Long đã có sự phối hợp để GD thế hệ trẻ trong đó GDKNS cho học sinh được quan tâm hàng đầu nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập, CNH-HĐH đất nước.

Nhà trường đã nhận thức rõ và thực hiện được vai trò chủ đạo trong tổ chức phối hợp với gia đình, các lực lượng GD khác trên địa bàn. Nhà trường đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022