Phổ thông đã tương đối đủ ở tất cả các cấp học, tổng số CBGV hiện có là 2141 người. Chất lượng đội ngũ 100% đạt chuẩn, trên chuẩn là 1465/2141 đạt 68,4%. Chất lượng giáo dục hàng năm đứng đầu trong toàn tỉnh đặc biệt là giáo dục TH.
* Tình hình giáo dục tiểu học thành phố Hạ Long
- Quy mô, số lượng và chất lượng học sinh
Trong những năm qua, quy mô mạng lưới các trường TH trên địa bàn thành phố Hạ Long ổn định giữ vững 20 trường/20 xã, phường. Số lượng HS sau mỗi năm học giảm dần tự nhiên tương đối nhanh, mặc dù tỷ lệ huy động HS học sinh vào lớp 1luôn đạt 100% và tỷ lệ bỏ học trong các trường TH hàng năm là rất thấp.
Diễn biến sĩ số 3 năm qua như sau:
Bảng 2.1: Quy mô trường, lớp, HS cấp TH thành phố Hạ Long
Số trường | Số lớp | Số HS | Bình quân hs/lớp | Học sinh lưu ban (%) | Học sinh bỏ học (%) | Tỷ lệ huy động vào lớp 1 (%) | |
2015-2016 | 20 | 396 | 15820 | 40 | 21 | 0 | 100 |
2016-2017 | 20 | 411 | 15630 | 38 | 14 | 0 | 100 |
2017-2018 | 20 | 404 | 15389 | 38 | 25 | 0 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Hoạt Động Phối Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình Và Xã Hội Trong Gdkns Cho Học Sinh
- Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Ở Trường Tiểu Học
- Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Phối Hợp Giữa Nhà Trường Và Các Lực Lượng Giáo Dục Trong Gdkns Cho Học Sinh
- Nhận Thức Về Mức Độ Quan Trọng Của Các Kns Cần Giáo Dục Cho Học Sinh Th
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Phối Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình Và Xã Hội Trong Gdkns Cho Học Sinh Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Lý Hoạt Động Phối Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình Và Xã Hội Để Gdkns Cho Học Sinh Trường Tiểu Học
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng GD&ĐT TP Hạ Long)
Chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng bậc nhất, là yếu tố làm nên thành công hay thất bại của một nhà trường. Tính đến năm 2017 - 2018, mạng lưới trường lớp, các loại hình giáo dục đã được củng cố, phát triển, điều chỉnh gắn với địa bàn dân cư và bố trí tương đối hợp lý ở các địa phương, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người học, những năm học vừa qua, hoạt động giảng dạy và giáo dục ở các nhà trường nói chung, việc đánh giá xếp loại HS nói riêng được
toàn ngành triển khai đánh giá chặt chẽ hơn, sát với trình độ và năng lực của HS hơn góp phần thực hiện tốt việc phát triển giáo dục theo đúng mục tiêu mà Đảng bộ thành phố đã đề ra trong nhiệm kỳ 2015 - 2020.
* Về chất lượng giáo dục đạo đức: Nhìn chung HS TH ở thành phố Hạ Long ngoan lễ phép biết vâng lời thầy cô giáo, ông bà và cha mẹ, hăng hái tham gia các HĐ ở trường, lớp và các HĐ văn hóa ở địa phương, an ninh trường học đảm bảo tốt. Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức tốt năm sau cao hơn năm trước đây chính là tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một bộ phận HS xếp loại hạnh kiểm chưa đạt.
* Về chất lượng giáo dục các bộ môn văn hóa: Nhờ thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp trong giảng dạy mà chất lượng học tập của HS tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tăng cường đổi mới phương pháp DH, sử dụng có hiệu quả đồ dùng DH đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Chất lượng đại trà được duy trì và nâng cao, HS có học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ cao. Chất lượng mũi nhọn HS giỏi cả về số lượng và chất l- ượng ngày càng tăng. Hạ Long luôn là đơn vị đứng thứ nhất HS giỏi về đồng đội cấp tỉnh (4 năm qua).
Bảng 2.2: Chất lượng học sinh giỏi TH 3 năm qua
TS học sinh | HSG cấp thành phố | HSG cấp tỉnh | ||
Số lượng | Xếp thứ | |||
2015-2016 | 15820 | 470 | 95 | 1 |
2016-2017 | 15630 | 578 | 90 | 1 |
2017-2018 | 15389 | 689 | 90 | 1 |
(Nguồn: Phòng giáo dục TP Hạ Long)
Bảng 2.3: Chất lượng 2 mặt giáo dục
Trường | Năng lực và phẩm chất | Kiến thức | |||
Đạt | Chưa đạt | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | ||
1 | Minh Hà | 99.5% | 0.5% | 100% | 0% |
2 | Trần Quốc Toản | 99.5% | 0.5% | 100% | 0% |
3 | Lê Hồng Phong | 99.8% | 0.2% | 99.4% | 0.6% |
4 | Quang Trung | 98% | 2% | 99.1% | 0.9% |
5 | Hạ Long | 99% | 1% | 100% | 0% |
6 | Trần Hưng Đạo | 98.8% | 1.2% | 100% | 0% |
7 | Hà Lầm | 98.7% | 1.3% | 99.5% | 0.5% |
8 | Cao Xanh | 99.3% | 0.7% | 99.4% | 0.6% |
9 | Nguyễn Bá Ngọc | 99% | 1% | 100% | 0% |
10 | Cao Thắng | 99.7% | 0.3% | 100% | 0% |
11 | Võ Thị Sáu | 99.2 | 0.8% | 100% | 0% |
12 | Bãi Cháy | 99.4 | 0.6% | 100% | 0% |
13 | Lý Thường Kiệt | 99.2 | 0.8% | 100% | 0% |
14 | Hà Khẩu | 99.6 | 0.4% | 99.2% | 0.8% |
15 | Việt Hưng | 98.8 | 1.2% | 100%% | 0% |
16 | Hữu Nghị | 99.2 | 0.8% | 100% | 0% |
17 | Đại Yên | 99.5 | 0.5% | 99.2% | 0.8% |
18 | Hùng Thắng | 99.3 | 0.7% | 100% | 0% |
19 | Bãi Cháy 2 | 99.6 | 0.4% | 100% | 0% |
20 | Tuần Châu | 99.2 | 0.8% | 100% | 0% |
Tổng | 99.2 | 0.8 | 99.79 | 0.21 |
(Nguồn: Phòng giáo dục TP Hạ Long)
Nhìn vào bảng số liệu 2.2 cũng cho thấy chất lượng học sinh giỏi cấp thành phố của các trường tiểu học Hạ Long tương đối cao đạt 4.47%. Chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh luôn đứng thứ nhất trong toàn tỉnh 3 năm qua.
Nhìn vào bảng số liệu 2.3 cho thấy, 99.2% HS Tiểu học có năng lực và phẩm chất ở mức Đạt và tỉ lệ HS hoàn thành chương trình học đạt khá cao 99.79%. Điều này có thể nói lên rằng chất lượng hai mặt giáo dục của các trường Tiểu học thành phố Hạ Long là khá tốt.
b. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
* Về đặc điểm đội ngũ giáo viên của các trường Tiểu học TP Hạ Long.
Bảng 2.4: Đội ngũ GV trường TH thành phố Hạ Long 3 năm qua
T/Số giáo viên | Trình độ đào tạo | Xếp loại hàng năm | Danhhiệu thiđua | |||||||
ĐH | CĐ | T.cấp | Tốt | Khá | TB | Yếu | Cấp Tỉnh | CấpTP | ||
2015-2016 | 694 | 554 | 100 | 40 | 650 | 44 | 0 | 0 | 28 | 340 |
2016-2017 | 735 | 635 | 100 | 0 | 700 | 35 | 0 | 0 | 30 | 350 |
2017-2018 | 772 | 720 | 52 | 0 | 690 | 82 | 0 | 0 | 46 | 480 |
Qua bảng 2.4 cho thấy đội ngũ GV trường TH thành phố Hạ Long hiện nay 100% đạt trình độ chuẩn, trong đó có 93,2 % có trình độ trên chuẩn, hàng năm số giáo viên xếp loại tốt trong công tác tương đối cao (89,3%) tương xứng với trình độ được đào tạo của đội ngũ giáo viên, (89,3%), cùng với đó là danh hiệu thi đua cấp thành phố, cấp tỉnh hàng năm đều tăng trong khoảng 49 - 60% số giáo viên trong ngành. Điều này là một thuận lợi cho giáo dục TH thành phố Hạ Long trong việc phát triển giáo dục đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học.
* Về đặc điểm đội ngũ CBQL của các trường Tiểu học TP Hạ Long.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Thành ủy, UBND, Phòng giáo dục và đặc biệt là sự nỗ lực của cá nhân các đồng chí là CBQL, cán bộ nguồn của các trường Tiểu học TP Hạ Long đã không ngừng nỗ lực tu dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý giáo dục, đến nay có 100% CBQL đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn và trình độ QL, hàng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Được thể hiện trong bảng 2.5.
Bảng 2.5: Đội ngũ CBQL TH 3 năm qua
TS trường | CB QL | Trình độ chuyên môn | Trình độ QL | Xếp loại hàng năm | |||||||
ĐH | CĐ | Chưa đạt chuẩn | Sơ cấp | Trung cấp | Đại học | Tốt | Khá | Đạt yêu cầu | |||
2015-2016 | 20 | 44 | 33 | 11 | 0 | 0 | 40 | 4 | 39 | 5 | |
2016-2017 | 20 | 44 | 40 | 4 | 0 | 38 | 6 | 44 | |||
2017-2018 | 20 | 44 | 43 | 1 | 0 | 34 | 10 | 44 |
c. Cơ sở vật chất và môi trường dạy học
* Về cơ sở vật chất các trường Tiểu học TP Hạ Long năm học 2017 - 2018
Bảng 2.6: Tình hình cơ sở vật chất các trường Tiểu học thành phố hạ Long
Tên trường | T.Số phòng học | Số p. thư viện | Số P. tin học | Số máy tính | Số P. thiết bị | P. tổ CM | P. chức năng khác | Đạt chuẩn quốc gia(X) | |
1 | Minh Hà | 17 | 1 | 1 | 17 | 1 | 1 | x | |
2 | Trần Quốc Toản | 34 | 1 | 1 | 18 | 1 | 1 | x | |
3 | Lê Hồng Phong | 19 | 1 | 1 | 17 | 1 | 1 | 1 | x |
4 | Quang Trung | 29 | 1 | 1 | 18 | 1 | 1 | x | |
5 | Hạ Long | 31 | 1 | 1 | 17 | 1 | 1 | 2 | x |
6 | Trần Hưng Đạo | 30 | 1 | 1 | 18 | 1 | 1 | x | |
7 | Hà Lầm | 28 | 1 | 1 | 15 | 1 | 1 | 1 | x |
8 | Cao Xanh | 37 | 1 | 1 | 15 | 1 | 1 | x | |
9 | Nguyễn Bá Ngọc | 9 | 1 | 5 | 1 | 1 | 1 | x | |
10 | Cao Thắng | 21 | 1 | 1 | 10 | 1 | 1 | x | |
11 | Võ Thị Sáu | 11 | 1 | 1 | 1 | 3 | x | ||
12 | Bãi Cháy | 16 | 1 | 1 | 10 | 1 | 1 | x | |
13 | Lý Thường Kiệt | 22 | 1 | 1 | 15 | 1 | 1 | 1 | x |
14 | Hà Khẩu | 27 | 1 | 1 | 10 | 1 | 1 | 3 | |
15 | Việt Hưng | 22 | 1 | 1 | 13 | 1 | 1 | x | |
16 | Hữu Nghị | 10 | 1 | 1 | 15 | 1 | 1 | 3 | |
17 | Đại Yên | 21 | 1 | 1 | 1 | 3 | x | ||
18 | Hùng Thắng | 20 | 1 | 1 | 15 | 1 | 1 | ||
19 | Bãi Cháy 2 | 18 | 1 | 1 | 20 | 1 | 1 | 1 | x |
20 | Tuần Châu | 20 | 1 | 1 | 20 | 1 | 1 | 2 | |
Cộng | 367 | 20 | 17 | 258 | 20 | 20 | 21 | 16 |
Số phòng học của các trường đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng của mỗi trường, tuy nhiên số phòng tin học cho mỗi trường mới chỉ dừng lại ở 1 phòng máy/1 trường về cơ bản là chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu dạy và học của cô trò nhà trường đặc biệt còn có trường trắng về CNTT (không có phòng máy, không có máy vi tính) như trường Võ Thị Sáu, trường Đại Yên. Số phòng thiết bị, phòng sinh hoạt chuyên môn của các nhà trường cũng mỗi trường mới có 1 phòng, các phòng chức năng khác (phòng học tiếng Anh, phòng tập đa năng, phòng học âm nhạc) còn nhiều trường chưa có. Điều này là một trong những cản trở quá trình phát triển giáo dục của các nhà trường đặc biệt là quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Đặt ra cho Phòng GD&ĐT, CBGV các trường Tiểu học TP Hạ Long trong thời gian tới làm sao làm tốt hơn nữa công tác tham mưu với chính quyền địa phương, với PHHS, vận động tuyên truyền huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng cho nhu cầu dạy và học của các nhà trường.
2.1.2. Mục đích khảo sát
- Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV tiểu học thành phố hạ Long về tầm quan trọng của hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục KNS cho học sinh.
- Phát hiện thực trạng hoạt động phối hợp giữa Nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục KNS cho HS tiểu học, và thực trạng quản lí hoạt động phối hợp giữa các lực lượng GD đó của hiệu trưởng các trường TH trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.
2.1.3. Nội dung khảo sát
- Nhận thức của CBQL, GV tiểu học TP Hạ Long về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho học sinh TH.
- Thực trạng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác GDKNS cho học sinh TH thành phố Hạ Long.
- Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long.
2.1.4. Đối tượng khảo sát
Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long, tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng là CBQL, GV tại 05 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long, cụ thể:
CBQL | GV | PHHS | Các LLXH | Học sinh | |
Số lượng | 12 | 75 | 50 | 50 | 50 |
2.1.5. Phương pháp khảo sát
- Điều tra bằng phiếu.
- Phỏng vấn trực tiếp.
- Xử lý kết quả khảo sát bằng phương pháp thống kê.
Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, tác giả quy ước số điểm chấm như sau:
* Đánh giá tính cần thiết:
+ Rất cần thiết: 3 điểm + Cần thiết: 2 điểm + Không cần thiết: 1 điểm
* Đánh giá tính khả thi:
+ Rất khả thi: 3 điểm + Khả thi: 2 điểm + Không khả thi: 1 điểm
* Đánh giá mức độ thực hiện: Thường xuyên, Rất cần thiết (3 điểm); mức độ 2: Đôi khi, Cần thiết (2 điểm); mức độ 3: Chưa thực hiện, không cần thiết (1 điểm).
* Đánh giá mức độ nhận thức bằng cách tính tỷ lệ %: Hoàn toàn đồng ý, Đồng ý một phần, Phân vân, Không đồng ý
* Định mức đánh giá giá trị trung bình:
Tính tổng số phiếu đánh giá tán thành ở từng mức với số điểm quy ước để tính điểm trung bình cộng ( X ) của từng biện pháp, trên cơ sở đó tính hệ số
tương quan thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Điểm
X theo các mức độ được tính như sau:
X ≥ 2.5 được đánh giá là rất cần thiết và rất khả thi.
1.5 ≤ X ≤ 2.49 được đánh giá là cần thiết và khả thi.
X < 1.5 được đánh giá là không cần thiết và không khả thi. Hoặc đánh giá mức độ thực hiện:
X ≥ 2,5 là thường xuyên; 1,5 ≤ thực hiện.
X < 2,5 là đôi khi;
X < 1,5 là chưa
2.2. Thực trạng nhận thức của nhà trường, gia đình và xã hội về GDKNS và phối hợp giữa các lực lượng trong GDKNS cho học sinh tiểu học tại địa bàn thành phố Hạ Long
2.2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của GDKNS cho học sinh
- Thông qua kết quả trưng cầu ý kiến của các đối tượng khảo sát (237 người bao gồm CBGV, PHHS, HS và các LLXH tại địa bàn nghiên cứu), kết quả đánh giá về tầm quan trọng của GDKNS cho học sinh như sau:
Bảng 2.7: Mức độ cần thiết của công tác GDKNS cho học sinh trong nhà trường
Mức độ cần thiết | Ý kiến đồng ý | Tỷ lệ % | |
1. | Rất cần thiết | 225 | 94.9 |
2. | Cần thiết | 12 | 5.1 |
3. | Không cần thiết | 0 | 0 |
Thông qua bảng khảo khảo sát 2.7 cho thấy: 100% ý kiến được hỏi đều cho rằng: công tác GDKNS cho học sinh trong trường tiểu học là rất cần thiết và cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng không cần thiết, tuy nhiên qua trao đổi trực tiếp chúng tôi nhận thấy, trong thực tế còn một bộ phận không nhỏ PPHS chưa quan tâm sâu sát đến GD con em mình vì nhiều lý do.