Mô Hình Lý Thuyết Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Hoạt Động Của Các


thể thông qua mối quan hệ với công an quận, nhưng nếu số tiền lớn thì phải nhờ mối quan hệ với bộ công an mới có thể thu hồi được nợ.

3.6.3 Đối với vốn xã hội bên trong

Vốn xã hội giúp giải quyết bài toán hợp tác giữa các cá nhân, các phòng ban bên trong doanh nghiệp và góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Schenkel & Garrison 2009; Nisbet 2007; Goyal & Akhilesh 2007; Cheng & các cộng sự 2006). Nghiên cứu định tính về vốn xã hội bên trong ngân hàng, thể hiện qua sự hợp tác giữa các cá nhân và giữa các phòng ban, để duy trì sự hiệu quả hợp tác này đòi hỏi ngân hàng phải có cơ chế, có chính sách duy trì và phải mang tính hệ thống xuyên suốt. Nghiên cứu cho thấy khi các chủ thể bên trong ngân hàng phối hợp giải quyết công việc một cách xuyên suốt, trên tinh thần đoàn kết vì mục tiêu chung thì sẽ tác động đến kết quả phát triển hệ thống khách hàng, mở rộng thị phần, góp phần tăng hiệu quả các hoạt động của ngân hàng. Cụ thể khi sự phối hợp giữa các nhân viên và phòng ban tốt sẽ giải quyết công việc, nghiệp vụ nhanh và hiệu quả hơn, nâng cao sự hài lòng của khách hàng, về lâu dài sẽ tạo uy tín trong nghiệp vụ, tạo niềm tin nơi khách hàng góp phần củng cố lòng trung thành của khách hàng cũ và qua đó có cơ hội để có lượng khách hàng tiềm năng do chính khách hàng cũ giới thiệu.

Như vậy, vốn xã hội bên trong có tác động trực tiếp đến hoạt động của các NHTM. Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu định tính đã ủng hộ cho các quan điểm của các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của vốn xã hội bên trong tới hoạt động của NHTM.

Khi thảo luận tay đôi với các chuyên gia là giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh NHTM, họ cũng đồng ý rằng các mối quan hệ xã hội bên trong ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển mạng lưới khách hàng, mở rộng thị phần. Điều này cũng phù hợp với thực tế tại Việt Nam, các dịch vụ của ngân hàng ngày nay không chỉ đáp ứng nhu cầu và đem đến sự hài lòng cho khách hàng ở khía cạnh công nghệ mà còn ở thái độ phục vụ, tư vấn, sự chuyên nghiệp của nhân viên và các bộ phận tác nghiệp trong ngân hàng nữa. Khi khách hàng đến với ngân hàng, trước khi đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm tiền gửi, lựa chọn sản phẩm cho vay hay một


dịch vụ của ngân hàng thì sự tư vấn trực tiếp từ chuyên viên ngân hàng là rất cần thiết, vì chính người chuyên viên đó sẽ tư vấn cho khách hàng lựa chọn được sản phẩm, dịch vụ có lợi nhất và phù hợp nhất cho khách hàng. Thực tế cho thấy các ngân hàng muốn phát triển bền vững phải tạo ra sự khác biệt, vậy sự khác biệt này nằm ở chính yếu tố con người vì những yếu tố khác như sản phẩm, dịch vụ; đa kênh phân phối hiện đại; công nghệ; hệ thống quản trị rủi ro có thể giúp ngân hàng tạo lợi thế cạnh tranh nhưng không lâu dài vì sự dễ dàng bị sao chép từ các ngân hàng cạnh tranh. Vậy con người chính là sự khác biệt đó, sẽ đem lại cho ngân hàng những lợi thế riêng biệt mà các đối thủ không có. Những con người này ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, còn phải có sự kết hợp chặt chẽ với các đồng nghiệp, và sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng sẽ giúp giải quyết các công việc một cách suôn sẻ, nhanh chóng, hiệu quả, đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng về các dịch vụ, góp phần đem lại hiệu quả cho các hoạt động của ngân hàng.

Kết hợp lược khảo lý thuyết và nghiên cứu định tính có thể nói vốn xã hội của ngân hàng có tác động dương đến kết quả các hoạt động của NHTM. Do đó giả thuyết được đặt ra như sau:

H1: Tăng vốn xã hội của ngân hàng tác động đồng biến với việc tăng kết quả hoạt động nguồn vốn.

H2: Tăng vốn xã hội của ngân hàng tác động đồng biến với việc tăng kết quả hoạt động sử dụng vốn.

H3: Tăng vốn xã hội của ngân hàng tác động đồng biến với việc tăng kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ.

Giả thuyết về mối liên hệ giữa các hoạt động trong quá trình kinh doanh của NHTM:

Theo Porter (1985), cũng như các chuyên gia đã nhận định các hoạt động trong một doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng có mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau. Tương tự là quan điểm của Sarah, Delpachitra & Pham, Dai Van (2015); Tram Nguyen , David Tripe and Thanh Ngo (2018). Các hoạt động trong NHTM được cho là có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau và có tác động dương. Giả thuyết đặt ra như sau:


H4: Tăng kết quả hoạt động nguồn vốn có tác động đồng biến với việc tăng kết quả hoạt động sử dụng vốn;

H5: Tăng kết quả hoạt động sử dụng vốn có tác động đồng biến với việc tăng kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ;

Với những giả thuyết đã nêu ở trên, mô hình lý thuyết tác động của vốn xã hội của ngân hàng tới hoạt động của các NHTM Việt Nam được thể hiện ở hình 3.6


Hình 3.6 Mô hình lý thuyết tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các

NHTM Việt Nam

Hoạt động cung ứng dịch vụ

Nguồn: đề xuất của tác giả từ lược khảo lý thuyết và nghiên cứu định tính lần thứ hai.

CU47: Cung ứng dịch vụ cho các TCKT


Khách hàng

Đối tác kinh doanh

Chính quyền các cấp

Vốn xã hội bên ngoài

CU46: Cung ứng dịch vụ cho KH cá nhân


H3+

Các hiệp hội


H5+

Hoạt động sử dụng vốn

Vốn xã hội của ngân

Cơ quan truyền thông



CV45: Cho vay các TCKT


87

H2+

Vốn xã hội bên trong

Hợp tác cá nhân



H4+

CV44: Cho vay cá nhân

Hợp tác phòng ban



HD43: Huy động

vốn từ tiền gửi các


Quan chức thuộc cơ quan quản


Vốn xã hội của lãnh đạo

Đối tác kinh doanh


Đồng nghiệp


Hoạt động nguồn vốn

H1+

Bạn bè


HD42: Huy động vốn từ tiền gửi cá nhân


TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Chương 3 của luận án đã trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. Thứ nhất, bằng phương pháp nghiên cứu định tính lần thứ nhất, luận án đã xây dựng thang đo sơ bộ cho các khái niệm nghiên cứu gồm thang đo vốn xã hội bên ngoài, thang đo vốn xã hội bên trong, thang đo vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng và thang đo các nhóm hoạt động của ngân hàng thương mại. Thứ hai, bằng công cụ hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA), luận án đã đánh giá sơ bộ thang đo trên 120 mẫu quan sát để sàng lọc thang đo không phù hợp, từ đó hình thành các biến quan sát sử dụng cho nghiên cứu điển hình. Thứ ba, bằng phương pháp nghiên cứu định tính lần thứ hai, luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu với các giả thuyết tác động của vốn xã hội đến các hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam.


CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


Trong chương 4 sẽ mô tả mẫu nghiên cứu và thực hiện kiểm định độ tin cậy, giá trị của các thang đo và các giải thuyết trong mô hình nghiên cứu. Thứ nhất, bằng công cụ hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) những biến quan sát không đảm bảo tính nhất quán trong việc đo lường các khái niệm nghiên cứu sẽ bị loại đi. Thứ hai, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) sẽ được sử dụng để loại bỏ những biến không phù hợp và xác định lại cấu trúc thang đo. Thứ ba, phân tích nhân tố khẳng định (CFA) được sử dụng để kiểm định tính đơn nguyên, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích. Để ước lượng mô hình và giả thuyết nghiên cứu, công cụ SEM sẽ được sử dụng.


4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU

Theo Bollen (1989), kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng. Theo Hair & các tác giả (1998), kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp ước lượng, nếu sử dụng phương pháp hợp lý tối đa (maximum likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu là 100 đến 150. Trong đề tài này, sau khi đánh giá sơ bộ còn lại 41 biến quan sát, cộng với 18 biến tiềm ẩn quan hệ với nhau theo 5 (năm) giả thuyết nghiên cứu đề nghị từ chương 3. Nghĩa là có 64 tham số cần ước lượng, như vậy cỡ mẫu tối thiểu là 320 quan sát (5 mẫu x 64 tham số cần ước lượng). Tuy nhiên việc điều tra 320 quan sát là giám đốc, phó giám đốc chi nhánh NHTM thì rất khó thưc hiện, vì tại Tp.Hồ Chí Minh có 303 chi nhánh các NHTM (thời điểm năm 2016). Do đó, đề tài sử dụng mô hình SEM ước lượng dựa trên biến trung bình của các thang đo thành phần của khái niệm vốn xã hội của lãnh đạo (4 thành phần), vốn xã hội bên ngoài (5 thành phần), vốn xã hội bên trong (2 thành phần), cộng với 6 biến quan sát thuộc các hoạt động của NHTM, 7 biến tiềm ẩn và 5 giả thuyết nghiên cứu, thì số tham số cần ước lượng là 29 tham số, do đó cỡ mẫu tối thiểu cần để ước lượng chưa tới 200 mẫu. Có thể nói, đề tài đã thực hiện trên 243 quan sát là có cơ sở chấp nhận được.


Bảng 4.1 Mẫu điều tra của đề tài so với tổng thể



STT


Tên ngân hàng

Chi nhánh NHTM của

tổng thể năm 2016

Chi nhánh NHTM của mẫu

năm 2016

Số chi

nhánh

Phần trăm (%)

Số chi nhánh

Phần trăm

(%)

1

Á Châu

30

9,90

25

10,28

2

An Bình

2

0,66

2

0,82

3

Bắc Á

2

0,66

2

0,82

4

Bản Việt

3

0,99

2

0,82

5

Bảo Việt

2

0,66

1

0,41

6

Bưu điện Liên Việt

0

0

0

0

7

Công thương

21

6,93

18

7,40

8

Dầu khí Toàn Cầu

2

0,66

1

0,41

9

Đại Dương

1

0,33

1

0,41

10

Đại Chúng

3

0,99

2

0,82

11

Đầu Tư và Phát triển

Việt Nam

35

11,55

28

11,52

12

Đông Á

12

3,96

10

4,11

13

Đông Nam Á

6

1,98

4

1,64

14

Hàng Hải

0

0

0

0

15

Kiên Long

1

0,33

1

0,41

16

Kỹ thương Việt Nam

6

1,98

5

2,05

17

Nam Á

7

2,31

5

2,05

18

Ngoại thương

12

3,96

10

4,11

19

Nông nghiệp và PTNT

48

15,84

37

15,23

20

Phát triển Tp.HCM

8

2,64

6

2,47

21

Phương Đông

8

2,64

7

2,88

22

Quân Đội

7

2,31

6

2,47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 13


23

Quốc Dân

0

0

0

0

24

Quốc tế

11

3,63

9

3,70

25

Sài Gòn

15

4,95

13

5,35

26

Sài Gòn Công thương

8

2,64

6

2,47

27

Sài Gòn – Hà Nội

3

0,99

3

1,23

28

Sài Gòn Thương tín

17

5,61

14

5,76

29

Tiên Phong

2

0,66

1

0,41

30

Việt Á

5

1,65

3

1,23

31

Việt Nam Thịnh

Vượng

4

1,32

3

1,23

32

Việt Nam Thương tín

2

0,66

1

0,41

33

Xăng dầu Petrolimex

2

0,66

2

0,82

34

Xây dựng

2

0,66

1

0,41

35

Xuất nhập khẩu

16

5,28

14

5,76


Tổng

303

100

243

100

Nguồn: sbv.gov.vn, tính toán theo dữ liệu của NHNN và điều tra của tác giả năm 2016

303 phiếu khảo sát được phát ra và số phiếu thu về là 271 phiếu. Sau khi thu hồi, có 28 phiếu không hợp lệ nên bị loại. Trong các phiếu bị loại có 12 phiếu có số lượng ô trống trên 10% và có 16 phiếu do đối tượng trả lời không phù hợp (không phải là thành viên ban lãnh đạo ngân hàng). Vậy đề tài sẽ sử dụng 243 mẫu để xử lý.

Mẫu được chọn phân bổ theo số chi nhánh của NHTM. Bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ phân bổ của mẫu so với tỷ lệ phân bổ của tổng thể chung là có thể chấp nhận được.

4.2 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ TIN CẬY VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ

Như kết quả phân tích ở chương 3, kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s alpha cho các thang đo thành phần bậc ba của vốn xã hội và các hoạt động của ngân hàng. Kết quả cho thấy các biến quan sát đều đảm bảo tính nhất quán để đo lường các khái niệm nghiên cứu với hệ số tin cậy lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,35 (xem phụ lục 8). Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022