Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết, Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất‌

hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Mỗi biện pháp đều nhằm một mục đích riêng mà có tính độc lập tương đối.

Tuy nhiên, giữa các biện pháp này luôn có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Do đó, để thực hiện thành công công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh, cán bộ quản lý nhà trường không thể thực hiện từng biện pháp riêng lẻ, rời rạc mà cần thực hiện một cách đồng bộ để phát huy tác dụng của chúng. Các biện pháp có tác động qua lại với nhau một cách biện chứng, cụ thể:

Biện pháp 1: "Tổ chức b i dư ng nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả về hoạt động nghiên cứu khoa học" nhằm tác động một cách đầy đủ đến nhận thức, thái độ của tất cả các đối tượng trong và ngoài nhà trường. Trên cơ sở đó, việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh nói riêng và quản lý hoạt động này của nhà trường sẽ có hiệu quả hơn.

Biện Pháp 2: "Tổ chức b i dư ng năng lực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên các trường trung học c sở trên địa bàn thành phố Cẩm Phả" hướng đến việc hoàn thiện năng lực của đội ngũ giáo viên trong quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, giúp các em hình thành và phát triển các kĩ năng nghiên cứu của nhà khoa học trong tương lai. Mặt khác, việc bồi dưỡng năng lực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học cho giáo viên cũng góp phần nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu của học sinh.

Biện pháp 3: "Bám sát mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh khi lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện ở các trường THCS" hướng tới việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh và tổ chức triển khai hoạt động này có hiệu quả hơn, các nội dung trong lập kế hoạch và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh được thực hiện thường xuyên, liên tục, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý.

Biện pháp 4“Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả theo mục tiêu và kế hoạch đã xây dựng”nhằm theo dõi quá trình triển khai kế hoạch, cách thức tổ chức

hoạt động và kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm những điểm còn hạn chế và phát huy những điểm mạnh, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh một cách khách quan, chính xác.

Biện pháp 5: "Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh THCS" nhằm đẩy mạnh sự liên kết, tính đồng thuận giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh.

Biện pháp 6: "Thực hiện xã hội hóa giáo dục, đảm bảo trang thiết bị và các điều kiện c sở vật chất khác phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh" hướng tới việc khắc phục những khó khăn trong quá trình nghiên cứu của học sinh và tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động này diễn ra có kết quả.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất‌

3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm‌

* Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm được thực hiện nhằm tìm hiểu và đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong đề tài. Trên cơ sở đó, tác giả có cơ sở đánh giá các biện pháp cần thiết thực hiện và có thể thực hiện trong số các biện pháp đề xuất.

* Nội dung khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm trên 2 nội dung: (1) Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất; (2) Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

* Cách thức tiến hành khảo nghiệm

Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất, tác giả tiến hành khảo sát trên 35 khách thể (bao gồm: cán bộ quản lý, cán bộ phòng giáo dục, cán bộ lãnh đạo các đơn vị, đoàn thể) trên địa bàn thành phố Cẩm Phả - Quảng Ninh.

Tác giả xây dựng phiếu số 4 (phụ lục 4) để trưng cầu ý kiến chuyên gia.

Về tính cần thiết của các biện pháp, tác giả khảo sát trên 5 mức độ: Không cần thiết, Ít cần thiết, Trung bình, Cần thiết, Rất cần thiết. Về tính khả thi của biện pháp, tác giả khảo sát trên 5 mức độ: Không khả thi, Ít khả thi, Trung bình, Khả thi, Rất Khả thi.

Phiếu trưng cầu ý kiến được tổng hợp và xử lý kết quả. Trên cơ sở đó, tác giả có những phân tích, đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong đề tài.

3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm‌

* ề mức độ cần thiết của các biện pháp:

Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất trong đề tài được thể hiện như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp‌


STT

Các biện pháp

Mức độ cần thiết

ĐTB

Thứ

bậc

1

2

3

4

5


1

Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả về

hoạt động nghiên cứu khoa học


0


0


4


15


16


4,34


1


2

Tổ chức bồi dưỡng năng lực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn

thành phố Cẩm Phả


0


0


13


12


10


3,91


3


3

Bám sát mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa

học của học sinh khi lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện ở các trường THCS


0


0


7


13


15


4,23


2


4

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả theo

mục tiêu và kế hoạch đã xây dựng


0


0


15


11


9


3,83


4


5

Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho

học sinh


0


0


16


11


8


3,77


5


6

Thực hiện xã hội hóa giáo dục, đảm bảo trang thiết bị và các điều kiện cơ sở vật chất khác phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học của

học sinh


0


0


15


14


6


3,74


5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 12

Chú thích: Mức độ cần thiết: 1. Không cần thiết; 2. Ít cần thiết; 3. Trung bình; 4. Cần thiết; 5. Rất cần thiết

Kết quả khảo sát cho thấy, những biện pháp được đề xuất đều được đánh giá ở mức độ cần thiết trở lên với ĐTB từ 3,74 - 4,34. Không có biện pháp nào được đánh giá ở mức trung bình. Trong đó, biện pháp được cho là cần thiết nhất là biện pháp 1: Tổ chức b i dư ng nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả về hoạt động nghiên cứu khoa học. (ĐTB = 4,34, xếp thứ nhất). Đánh giá về tính cần thiết của biện pháp này là khá hợp lý bởi vì muốn thực hiện tốt việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh thì cần tác động vào nhận thức của các đối tượng. Khi họ có nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học với học sinh thì mới có thể tổ chức tốt được hoạt động này và hiệu quả quản lý của lãnh đạo nhà trường mới được nâng cao.

* ề mức độ khả thi của các biện pháp:

Trên cơ sở đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất, tác giả tiến hành khảo sát bước đầu về tính khả thi của các biện pháp đó. Kết quả thể hiện như sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp‌


STT

Các biện pháp

Mức độ khả thi

ĐTB

Thứ bậc

1

2

3

4

5


1

Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh

các trường THCS thành phố Cẩm Phả về hoạt động nghiên cứu khoa học


0


0


0


16


19


4,54


1


2

Tổ chức bồi dưỡng năng lực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Cẩm Phả


0


0


3


14


18


4,43


2


3

Bám sát mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh khi lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện ở các trường THCS


0


0


6


19


10


4,11


4


4

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả theo mục tiêu và kế

hoạch đã xây dựng”


0


0


4


16


15


4,31


3

5

Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh

0

0

7

17

11

4,11

4


6

Thực hiện xã hội hóa giáo dục, đảm bảo trang thiết bị và các điều kiện cơ sở vật chất khác phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh


0


0


13


12


10


3,91


5

Chú thích: Mức độ khả thi: 1. Không khả thi; 2. Ít khả thi; 3. Trung bình; 4. Khả thi;

5. Rất khả thi

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các ý kiến cho rằng 6 biện pháp được đề xuất đều đảm bảo tinh khả thi, có thể thực hiện được. Cụ thể: điểm trung bình từ 3,91 - 4,54, ở mức Khả thi và rất khả thi. Có 5/6 biện pháp được đánh giá ở mức khả thi cao hơn. Trong đó, Biện pháp 1: Tổ chức b i dư ng nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả về hoạt động nghiên cứu khoa học cũng được đánh giá ở mức khả thi cao nhất với ĐTB = 4,54.

Trong số 6 biện pháp được đề xuất, Biện pháp 6: Thực hiện xã hội hóa giáo dục, đảm bảo trang thiết bị và các điều kiện c sở vật chất khác phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh có ĐTB thấp hơn các biện pháp còn lại tức là tính khả thi thấp hơn các biện pháp nêu trên. Trao đổi thêm về tính khả thi của biện pháp này, chị Lê Thị M. cán bộ quản lý một trường THCS trên địa bàn cho biết “ iệc huy động xã hội hóa trong thời điểm hiện nay sẽ khó khăn h n, nhất là trong tình hình dịch bệnh trên thế giới chưa thuyên giảm, ảnh hưởng đến kinh tế của địa phư ng, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, xuất khẩu và chế biến. Do đó, cần tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục khác dù là nhỏ nhất...".

Như vậy, mặc dù có sự chênh lệch trong đánh giá thể hiện ở điểm trung bình khác nhau, song có sự thống nhất cao trong việc đánh giá tính khả thi của các biện pháp. Do đó, để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh THCS, thành phố Cẩm Phả cần phải kết hợp linh hoạt các biện pháp đã nêu trên.


Kết luận chương 3‌


Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất 6 biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đó là: Tổ chức b i dư ng nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả về hoạt động nghiên cứu khoa học; Tổ chức b i dư ng năng lực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên các trường trung học c sở trên địa bàn thành phố Cẩm Phả; Bám sát mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh khi lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện ở các trường THCS; Kiểm tra,

đánh giá việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả theo mục tiêu và kế hoạch đã xây dựng; Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh; Thực hiện xã hội hóa giáo dục, đảm bảo trang thiết bị và các điều kiện c sở vật chất khác phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Mỗi biện pháp được mô tả rõ 3 khía cạnh: Mục tiêu, nội dung và cách thực hiện, điều kiện thực hiện. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, 6 biện pháp nêu trên đều đảm bảo tính cần thiết và có tính khả thi cao. Do đó, trong quá trình vận dụng, mỗi nhà trường cần có sự linh hoạt nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ‌


1. Kết luận‌

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của hoc sinh THCS là sự tác động có tổ chức, có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lý (Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên tham gia công tác quản lý,…) đến đối tượng (học sinh THCS) thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu của học sinh trong nhà trường. Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS được thể hiện qua các nội dung như: Lập kế hoạch quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh; tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh.

Học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả tham gia vào nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, trong đó có nhiều lĩnh vực mới. Học sinh và giáo viên cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học. Nhiều kĩ năng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh vẫn còn hạn chế.

Cán bộ quản lý nhà trường đã thể hiện rõ vai trò của mình trong việc lập kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh. Tuy nhiên, việc thực hiện một số nội dung trong chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh vẫn chưa thường xuyên nên hiệu quả quản lý chưa cao. Điều đó thể hiện ở một số nội dung như: Việc khảo sát nhu cầu nghiên cứu khoa học của học sinh, làm cơ sở lập kế hoạch quản lý; Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận liên quan để tổ chức, sắp xếp hoạt động hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho học sinh cũng chưa thực hiện được nhiều; Việc chỉ đạo bồi dưỡng năng lực, quy trình tiến hành đề tài còn thực hiện rất hạn chế; Việc chỉ đạo giáo viên triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học tới học sinh toàn trường, học sinh lớp chủ nhiệm; Việc xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh cũng như phối hợp các lực lượng liên quan cùng tham gia kiểm tra, đánh giá ...

Có nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học của các trường THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.

Nổi bật lên trong số các yếu tố đó là: cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ quản lý. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh và công tác quản lý hoạt động này ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tác giả đề xuất 6 biện pháp tác động. Đó là: Tổ chức b i dư ng nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả về hoạt động nghiên cứu khoa học; Tổ chức b i dư ng năng lực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên các trường trung học c sở trên địa bàn thành phố Cẩm Phả; Bám sát mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh khi lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện ở các trường THCS; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả theo mục tiêu và kế hoạch đã xây dựng; Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh; Thực hiện xã hội hóa giáo dục, đảm bảo trang thiết bị và các điều kiện c sở vật chất khác phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh. Kết quả khảo nghiệm khẳng định cả 6 biện pháp nêu trên đều đảm bảo tính cần thiết và khả thi cao. Do đó, để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh, lãnh đạo các trường THCS, thành phố Cẩm Phả cần phải phối hợp đồng bộ, linh hoạt các biện pháp trên.

2. Khuyến nghị‌

2.1. Đối với Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo

Sở GD&ĐT cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giáo viên, học sinh. Tìm kiếm thêm nhiều dự án phát triển giáo dục để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh.

Có quy chế khen thưởng và chính sách ưu tiên đối với các học sinh dự thi cuộc thi KHKT đạt giải cấp tỉnh, thành phố.

Có kế hoạch cụ thể đối với các cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh THCS, ra các văn bản chỉ đạo sớm cho các Phòng giáo dục để chủ động trong việc tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh đạt hiệu quả cao.

Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh để có quy định hướng dẫn cụ thể đối với việc thực hiện chính sách, chế độ với giáo viên hướng dẫn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023