Thực Trạng Chỉ Đạo Thực Hiện Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Học Sinh Thcs Thành Phố Cẩm Phả‌

THCS trên địa bàn, lãnh đạo nhà trường cũng đã coi hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh là nhiệm vụ mũi nhọn bên cạnh việc bồi dưỡng và thi học sinh giỏi. Do đó, trong quá trình thực hiện, lãnh đạo nhà trường đã thực hiện rất thường xuyên việc Thành lập ban chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh (ĐTB đạt 4,52) và Phân công các thành viên phụ trách chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực cụ thể hoạt động nghiên cứu khoa học (ĐTB đạt 4,44). Những việc làm này đã thể hiện được tính kịp thời trong việc triển khai hoạt động này tới học sinh trong trường, đồng thời cũng khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động này trong công tác giáo dục và đào tạo của mỗi nhà trường. Điều này cũng dẫn tới việc Chuẩn bị các ngu n lực trong triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh Hướng dẫn việc báo cáo kết quả và tiến trình triển khai thực hiện các nội dung đối với từng thời điểm theo kế hoạch đề ra để kịp thời điều chỉnh (ĐTB đều đạt từ 3,75 - 3,81).

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh vẫn còn có hạn chế trong Xây dựng c chế phối hợp giữa các bộ phận liên quan để tổ chức, sắp xếp hoạt động hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho học sinh hợp lý (ĐTB chỉ đạt 3,12, ở mức 3 - Đôi khi). Đây có lẽ là khó khăn ở hầu hết các nhà trường THCS trên địa bàn. Việc xây dựng cơ chế phối hợp còn nhiều bất cập, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố. Do đó, trong quá trình tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh cần có một cơ chế rõ ràng giữa các bộ phận liên quan để tổ chức hoạt động này thực sự đạt hiệu quả như mong muốn.

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS thành phố Cẩm Phả‌

Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả về các nội dung chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3, mục III, phụ lục 2,

3. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả (N=165)


TT


Các nội dung

Mức độ thực hiện


ĐTB

Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Đôi khi

Hiếm khi

Không

bao giờ


1

Chỉ đạo giáo viên triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học tới học sinh toàn trường, học sinh

lớp chủ nhiệm


23


24


65


43


8


3,07


2

Chỉ đạo giáo viên cho học sinh

đăng kí theo lĩnh vực nghiên cứu, theo nhóm hoặc cá nhân


82


45


38


0


0


4,27


3

Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học

sinh lập kế hoạch, xây dựng đề cương nghiên cứu


35


36


78


13


3


3,53


4

Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực hướng dẫn học sinh nghiên cứu

khoa học cho đội ngũ giáo viên .


33


37


63


32


0


3,43


5

Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực, quy

trình tiến hành đề tài nghiên cứu cho học sinh


19


22


62


40


22


2,85


6

Chỉ đạo việc lựa chọn các đề tài có tính khả thi tiếp tục đầu tư,

triển khai nghiên cứu


23


29


75


34


4


3,20


7

Chỉ đạo tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho

hoạt động nghiên cứu


44


50


59


10


2


3,75


8

Chỉ đạo phối hợp giữa các lực

lượng giáo dục cùng tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu


31


42


74


17


1


3,52

ĐTB chung


3,45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 9

Kết quả khảo sát cho thấy, việc chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả được đánh giá đạt ở mức độ thường xuyên (Với ĐTB chung đạt 3,45 điểm). Tuy nhiên, có sự chênh lệch về điểm đánh giá ở các nội dung: Trong đó, có 1/8 nội dung được đánh giá thực hiện ở mức Rất thường xuyên là: Chỉ đạo giáo viên cho học sinh đăng kí theo lĩnh vực nghiên cứu, theo nhóm hoặc cá nhân (ĐTB = 4,27)

Ở mức độ thực hiện Thường xuyên có các nội dung như: Chỉ đạo tăng cường hỗ trợ c sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiên cứu (ĐTB = 3,75). Trao đổi thêm để làm rõ nội dung này, cô giáo Lê Thị H. giáo viên trường THCS Lý Tự Trọng cho biết: "Trước khi tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh trong toàn trường, chúng tôi được lãnh đạo yêu cầu cho học sinh đăng kí theo cá nhân hoặc nhóm các lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với năng lực học sinh. Đây là c sở để lãnh đạo phân công giáo viên trực tiếp hướng dẫn các em...".

Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch, xây dựng đề cương nghiên cứu; Chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng giáo dục cùng tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu được đánh giá tương đương nhau (Đều có ĐTB = 3,5). Tiến hành so sánh về mức độ thực hiện của hai nội dung này, cho thấy: việc Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch, xây dựng đề cương nghiên cứu vẫn được thực hiện ở mức độ Rất thường xuyên cao hơn.

Tuy nhiên, trong chỉ đạo thực hiện nghiên cứu khoa học thì những vấn đề như: chỉ đạo b i dư ng năng lực, quy trình tiến hành đề tài cho học sinh còn thực hiện rất hạn chế (ĐTB = 2,85 ở mức 3- Đôi khi). Một số nhà trường mời được chuyên gia hướng dẫn cho giáo viên và học sinh. Nhưng một số trường còn ít thực hiện được điều này. Việc Chỉ đạo giáo viên triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học tới học sinh toàn trường, học sinh lớp chủ nhiệm cũng chưa được thực hiện thường xuyên (ĐTB = 3,07 ở mức 3 - Đôi khi). Theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân là bắt nguồn từ số lượng học sinh trong lớp, khối khá đông, thời gian để phổ biến, triển khai kế hoạch nghiên cứu cho học sinh toàn trường là khó thực hiện. Do đó, thực trạng này đòi hỏi mỗi nhà trường cần căn cứ trên thực tế đơn vị để thực hiện tốt hơn những nội dung trên.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả‌

Tìm hiểu về nội dung kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4, mục III, phụ lục 2, 3. Kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả‌


TT


Các nội dung

Mức độ thực hiện


ĐTB

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Đôi khi

Hiếm khi

Không bao giờ


1

Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh


19


35


70


27


14


3,11


2

Theo dõi, giám sát, đánh giá thường xuyên quá trình hướng dẫn của giáo viên và thực hiện đề tài của học sinh


27


48


54


25


11


3,33


3

Biểu dương, khen thưởng giáo viên tích cực, có kết quả tốt trong hoạt động hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học


29


56


53


22


5


3,50


4

Phê bình, nhắc nhở các giáo viên chưa tích cực trong quá trình thực hiện


32


60


51


18


4


3,59


5

Kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học thông qua đợt báo cáo, đánh giá trước Hội đồng chấm đề tài


41


45


65


11


3


3,67


6

Kiểm tra đánh giá các điều kiện cơ sở, vật chất phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh


31


33


76


17


8


3,38

7

Phối hợp các lực lượng liên quan cùng tham gia kiểm tra, đánh giá

15

27

81

29

13

3,01


8

Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh


40


36


71


13


5


3,56

ĐTB chung


3,39


Nhìn chung, mức độ thực hiện các nội dung trong việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường THCS vẫn chưa được thường

xuyên (ĐTB chung đạt 3,39 điểm – đạt mức độ đôi khi). Tuy nhiên, trong số các nội dung khảo sát vẫn có sự khác biệt trong đánh giá về mức độ thực hiện. Cụ thể:

Những nội dung đã thực hiện thường xuyên như: Biểu dư ng, khen thưởng giáo viên tích cực, có kết quả tốt trong hoạt động hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học (ĐTB =3,50); Phê bình, nhắc nhở các giáo viên chưa tích cực trong quá trình thực hiện (ĐTB =3,59); Kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học thông qua đợt báo cáo, đánh giá trước Hội đ ng chấm đề tài (ĐTB =3,67); Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh (ĐTB

=3,56). Có thể thấy, Hiệu trưởng nhà trường đã có sự quan tâm khá sát sao đến việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh cũng như sự hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động này của đội ngũ giáo viên. Điều này đã góp phần vào việc biểu dương, khen thưởng hay phê bình, trách phạt chính xác, kịp thời không chỉ trong quá trình thực hiện hoạt động mà còn sau khi hoạt động này kết thúc, nhất là trong khâu rút kinh nghiệm để những năm học sau tổ chức tốt hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung thực hiện chưa được thường xuyên, mức độ còn ít như: Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh; Phối hợp các lực lượng liên quan cùng tham gia kiểm tra, đánh giá; Theo dõi, giám sát, đánh giá thường xuyên quá trình hướng dẫn của giáo viên và thực hiện đề tài của học sinh (Với ĐTB dưới 3,40 - ở mức 3 - Đôi khi). Điều này chứng tỏ các trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá một cách cụ thể cho hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh. Do đó, việc theo dõi, giám sát, đánh giá thường xuyên việc thực hiện quá trình này của học sinh và giáo viên hướng dẫn cũng không nhiều.

Ngoài ra, trong kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động này cũng gặp hạn chế trong phối hợp các lực lượng tham gia đánh giá cùng với nhà trường như huy động cha mẹ học sinh, các cá nhân, tổ chức ngoài nhà trường...Do đó, việc thực hiện nội dung này cũng chưa được thường xuyên, dừng ở mức 3 - Đôi khi.

Như vậy, để làm tốt công tác việc kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS trên địa bàn, đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường cần thấy được những việc chưa làm được để kịp thời điều chỉnh, những việc thực hiện thường xuyên thì cũng cần duy trì, phát huy. Trong thời gian tới, mỗi nhà trường cần có sự thống nhất trong xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động

nghiên cứu khoa học của học sinh cũng như huy động lực lượng phối hợp cùng tham gia kiểm tra, đánh giá hoạt động này, đảm bảo tính khách quan, khoa học.

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả‌

Hiệu quả công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, để làm rõ vấn đề này tác giả sử dụng câu hỏi số (Phụ lục 3). Kết quả thể hiện như sau:

Bảng 2.14. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS‌


TT


Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng


Thứ bậc

Rất ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Trung bình

Ít Ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Yếu tố chủ quan


1

Đặc điểm nhận

thức của học sinh

65

33

28

21

18

4


2

Nhu cầu, kĩ năng

nghiên cứu khoa học của học sinh


71


38


21


19


16


3


3

Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên

hướng dẫn


89


36


17


14


9


2


4

Năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ

quản lý


106


31


13


9


6


1

Yếu tố khách quan



1

Quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của

học sinhTHCS


91


34


22


12


6


2


2

Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nghiên cứu

khoa học


113


19


17


11


5


1

3

Môi trường giáo

dục

85

26

19

19

16

3

4

Công tác thi đua,

khen thưởng

76

24

26

20

19

4

* Về các yếu tố chủ quan:

Trong số các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh, năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ quản lý được đánh giá là Rất ảnh hưởng với ĐTB = 4,35. Đây được coi là yếu tố có vai trò quyết định đến hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh. Người quản lý trong nhà trường không chỉ có yêu cầu về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn cao mà còn là người giàu kinh nghiệm trong công tác quản lý, có tầm nhìn và biết cách sắp xếp, tổ chức các nội dung trong hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học của học sinh. Muốn nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này, đòi hỏi họ phải biết sử dụng hợp lý các biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế, phát huy những tiềm năng của mỗi nhà trường.

Các yếu tố khác như: Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên hướng dẫn (ĐTB =4,10); nhu cầu, kĩ năng nghiên cứu của học sinh (ĐTB =3,76) và đặc điểm nhận thức của học sinh (ĐTB =3,64) cũng được đánh giá là ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS.

Trên thực tế, để thực hiện có chất lượng một đề tài nghiên cứu khoa học phụ thuộc khá lớn vào người giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh. Bên cạnh sự nỗ lực, tìm tòi, sáng tạo của học sinh, giáo viên hướng dẫn phải đóng vai trò là người dẫn đường, chỉ lối đồng hành cùng các em trong suốt quá trình nghiên cứu. Do đó, đội ngũ giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học cần đáp ứng tốt nhiều kĩ năng khác nhau và có nhiều kinh nghiệm trong thực hành nghiên cứu khoa học của chính bản thân mình. Nếu trình độ và năng lực chuyên môn của giáo viên ở mức độ yếu sẽ rất khó khăn để giúp học sinh hoàn thành các yêu cầu trong hoạt động nghiên cứu của các em.

Như vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nói chung, hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh nói riêng cần chú ý tới việc bồi dưỡng năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo nhà trường, năng lực chuyên môn của cán bộ, giáo viên mỗi nhà trường.

* Về các yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan ảnh hưởng lớn nhất tới hiệu quả của công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh là cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động

nghiên cứu khoa học với ĐTB = 4,36. Đây cũng là một khó khăn trong việc tổ chức nghiên cứu khoa học cho học sinh bởi nó liên quan đến việc nghiên cứu, thử nghiệm các công trình, đề tài của học sinh. Cơ sở vật chất không chỉ là phòng thực hành, thí nghiệm mà còn bao gồm các trang thiết bị hiện đại phục vụ quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của học sinh. Trong khi đó, vốn ngân sách của nhà trường còn hạn hẹp, xã hội hóa chưa nhiều nên giáo viên thường hướng học sinh thực hiện những nghiên cứu đơn giản, phù hợp với điều kiện nhà trường nên đôi khi chất lượng các công trình của học sinh chưa cao.

Bên cạnh đó, những quy chế, quy định trong dạy học và nghiên cứu khoa học cũng ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả của công tác quản lý nghiên cứu khoa học của học sinh với ĐTB = 4,16. Do đó, hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo hoặc các quy định về việc thực hiện cần phải rõ ràng, cụ thể để học sinh cũng như giáo viên biết cách thực hiện và cán bộ quản lý cũng có những tiêu chí phù hợp trong kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghiên cứu khoa học của học sinh.

Ngoài ra, môi trường giáo dục và công tác thi đua, khen thưởng cũng là những yếu tố có tác động tới việc hình thành động cơ, động lực nghiên cứu của học sinh cũng như giáo viên. Môi trường giáo dục trong nhà trường an toàn, thân thiện, lành mạnh cũng tạo cơ sở để các em phát hiện vấn đề, nuôi dưỡng ý tưởng sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học.

2.5. Đánh giá chung về hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường THCS, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh‌

2.5.1. Về hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả‌

- Ưu điểm:

Đa số học sinh đã nhận thức được ý nghĩa thiết thực của hoạt động nghiên cứu khoa học với việc phát triển các kĩ năng của bản thân. Bước đầu học sinh đã có được một số kĩ năng trong nghiên cứu khoa học, đây là những thuận lợi để học sinh tiến hành có hiệu quả các đề tài nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các trường đã tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu bước đầu đạt những kết quả nhất định,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023