Tăng Cường Chỉ Đạo Sự Phối Hợp Giữa Các Đơn Vị Trong Nhà Trường Để Tổ Chức Có Hiệu Quả Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên

mức độ thực hiện nhiệm vụ NCKH và biết sử dụng các minh chứng để tự điều chỉnh hoạt động NCKH của sinh viên theo yêu cầu. Việc đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của cán bộ, giảng viên và hoạt động NCKH của sinh viên cũng là một trong những việc cần quan tâm, qua công tác đánh giá, kiểm tra theo chuẩn các đề tài, công trình khoa học của sinh viên sẽ có chất lượng để khẳng định uy tín trong thực hiện sứ mệnh, mục tiêu của nhà trường, không ngừng nâng cao chất lượng về mọi mặt.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Giáo viên phải tuân thủ các nguyên tắc trong đánh giá:

- Đảm bảo tính mục đích.

- Đảm bảo tính hiệu quả.

- Đảm bảo tính khách quan, tính chính xác, tính công bằng.

- Đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện trong quy trình đánh giá hoạt động NCKH của sinh viên.

3.2.5. Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Tạo nên sự liên kết giữa các đơn vị trong nhà trường để nâng cao hiệu quả của hoạt động NCKH của sinh viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biên pháp

- Công tác tổ chức chỉ đạt hiệu quả khi có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các bộ phận tham gia quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Vì thế, trước hết, cần quán triệt đẩy đủ nghị quyết của Đảng uỷ nhà trường về hoạt động NCKH của sinh viên với vai trò là kim chỉ nam hướng dẫn cho mọi hoạt động trong nhà trường. Nghị quyết này được Hiệu trưởng nhà trường cụ thể hoá đến các bộ phận chức năng như: phòng Đào tạo và phòng Quản lý khoa học của nhà trường. Phòng Đào tạo vạch kế hoạch về thời gian tổ chức các hình

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 10

thức NCKH thuộc chương trình đào tạo (bài tập môn học, bài tập lớn, đồ án…) và triển khai kế hoạch thực hiện tới các khoa, khoa xây dựng và triển khai đến từng Bộ môn, cán bộ giảng dạy và sinh viên. Phòng NCKH triển khai kế hoạch thực hiện các đề tài NCKH cấp trường, thi Olympic, thi nghiệp vụ sư phạm… để các khoa tổ chức thực hiện. Ngoài ra, sự phối hợp còn thể hiện chức năng của từng cán bộ trong trường như: Phòng tài chính cung cấp kinh phí, thư viện giúp sinh viên được lựa chọn được tài liệu, giảng viên chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn. Các khoa chuyên môn trực tiếp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Thông qua giảng dạy trên lớp, giảng viên rèn luyện sinh viên phương pháp học tập - nghiên cứu khoa học, trong đó phải làm cho sinh viên nắm chắc kiến thức cơ bản môn học chuyên ngành; có phương pháp suy nghĩ, thói quen làm việc khoa học; liên hệ các lĩnh vực ứng dụng thực tế thông qua các kiến thức môn học.

- Nhà trưởng cần chỉ đạo tăng cường sự phối hợp của các đơn vị trong nhà trường để nâng cao hoạt động quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Lãnh đạo - chỉ đạo là công việc không thể thiếu đối với hoạt động của một tập thể hay một tổ chức nhằm định hướng cho mọi hoạt động đạt hiệu quả. Đối với trường Cao đẳng Sư phạm Salavan, để hoạt động đào tạo, NCKH đạt chất lượng cao thì công tác lãnh đạo - chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường đối với các khoa chuyên môn, các phòng, ban chức năng là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, nhà trường cần quan tâm đến sự phối hợp với hệ thống các trường mầm non, tiểu học, THCS tại các địa phương nhằm hỗ trợ sinh viên trong quá trình nghiên cứu khoa học.

Với hoạt động đào tạo nói chung và hoạt động NCKH của sinh viên nói riêng cần phải tăng cường sự lãnh đạo - chỉ đạo của các cấp, các tổ chức trong trường, đặc biệt là Phòng Quản lý khoa học (được Hiệu trưởng ủy quyền phụ trách công tác NCKH) với mục đích là đảm bảo sự thống nhất trong công tác

triển khai thực hiện làm cho mọi hoạt động đạt hiệu quả cao. Đảm bảo thông tin thông suốt và nhất quán từ lãnh đạo cấp trên (Đảng uỷ, Ban Giám hiệu) xuống tới (Các Phòng, Ban, Khoa, tổ chuyên môn, giảng viên, sinh viên) và ngược lại từ dưới lên trên trong hoạt động NCKH là điều kiện đảm bảo cho hoạt động này khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu của sinh viên. Phòng đào tạo, thống nhất trong việc phân bố tiến độ thực hiện chương trình đào tạo, bố trí tiến độ thực hiện thực tập tốt nghiệp, đồ án, khóa luận tốt nghiệp để sinh viên có thể hoàn thành tốt chương trình đào tạo

- Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch tổ chức NCKH cho sinh viên và được cụ thể hoá vào nhiệm vụ năm học. Đồng thời chỉ đạo để các phòng ban lên kế hoạch phối hợp thực hiện, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các khoa, tổ chuyên môn xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu, chủ động phân công cán bộ nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên tiến hành hoạt động NCKH.

- Về phía các khoa, trưởng khoa là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về toàn bộ các hoạt động, trong đó có hoạt động NCKH của sinh viên. Việc lãnh đạo của trưởng khoa đối với các giảng viên, sinh viên tham gia hoạt động NCKH phải được duy trì thường xuyên, chỉ đạo cụ thể, đảm bảo hoạt động NCKH của khoa đáp ứng được kế hoạch, yêu cầu, mục tiêu đề ra đối với hoạt động NCKH của nhà trường. Trưởng khoa phải nắm được kế hoạch NCKH, tiến độ từng giai đoạn, nội dung nghiên cứu trong từng giai đoạn để: phân công giảng viên, bố trí sử dụng trang thiết bị trong khoa, để lãnh đạo điều phối nguồn lực cho phù hợp. Cuối mỗi học kỳ, mỗi giai đoạn nghiên cứu cần tổ chức kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá công tác triển khai thực hiện cũng như kết quả của hoạt động NCKH. Đối với các bài tập trong chương trình đào tạo: Chỉ đạo, kiểm tra đảm bảo đúng nội dung chương trình, đúng tiến độ đào tạo, phương pháp đánh giá chính xác, khách quan, nghiêm túc đảm bảo khích lệ

sinh viên trong hoạt động NCKH và đảm bảo chất lượng đào tạo. Đối với các đề tài NCKH của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên: Lãnh đạo thực hiện theo kế hoạch đề ra, tổ chức nghiệm thu đánh giá theo từng giai đoạn để kịp thời điều chỉnh. Chỉ đạo, tạo điều kiện sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của đơn vị, phân công giảng viên hỗ trợ, phối hợp trong nghiên cứu để sản phẩm khoa học đạt chất lượng cao. Chủ động trong việc thực hiện phối hợp giữa các tổ chức, các bộ phận trong và ngoài nhà trường, thực hiện tham quan, thực tập tại các khối trường từ mầm non đến THCS giúp sinh viên tiếp cận, làm quen thực tế tạo cơ hội tìm kiếm đề tài NCKH, tìm kiếm việc làm khi ra trường và làm cho hoạt động NCKH của sinh viên có ý nghĩa thiết thực. Bên cạnh sự phối hợp giữa các đơn vị trong trường thì sự liên kết giữa nhà trường với các khối trường từ mầm non đến THCS sẽ tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên thực tập, tìm hiểu thực tế công việc. Đây là con đường cơ bản để sinh viên tiếp cận với đối tượng nghiên cứu, làm xuất hiện nhu cầu khám phá và hứng thú nghiên cứu những vấn đề mà thực tiễn đặt ra.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trường cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa phòng NCKH và QHQT với các khoa chuyên môn trong công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.

Việc tăng cường công tác chỉ đạo và phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường đối với hoạt động NCKH của sinh viên cần được diễn ra một cách liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện để sinh viên thể hiện tích cực của chủ động sáng tạo của bản thân, qua đó hình thành phát triển nhận thức và kỹ năng NCKH cho sinh viên.

- Nhà trường ban hành một hệ thống các văn bản hướng dẫn cho hoạt động NCKH của sinh viên. Trong công tác quản lý khoa học, các văn bản pháp quy quản lý hoạt động NCKH của các trường cao đẳng sư phạm đóng một vai

trò quan trọng. Trên cơ sở pháp lý của các văn bản pháp quy mà định hướng xây dựng quản lý hoạt động NCKH sinh viên một cách có hiệu quả nhất. Đây chính là tiêu chí để đánh giá, thể chế hóa nhiệm vụ NCKH của giảng viên, sinh viên, nâng cao chất lượng hoạt động NCKH sinh viên. Cán bộ làm công tác quản lý cho dù bất kỳ ở một cương vị nào đều phải nắm chắc các văn bản quản lý, làm cơ sở cho cho công tác quản lý, có như vậy người cán bộ mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong công tác quản lý người cán bộ cần cụ thể hóa các văn bản quản lý vào công việc cụ thể để thể chế hóa chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Phải thực hiện một cách chuẩn mực, các hệ thống văn bản phù hợp với tình hình thực tế của trường, của địa phương, rà soát lại các văn bản không còn phù hợp, kiến nghị ban hành các văn bản phù hợp với tình hình thực tế. Hệ thống các văn bản cần rà soát, ban hành cho hoạt động NCKH của sinh viên đó là

+ Văn bản quy định về công tác chỉ đạo hoạt động NCKH của sinh viên.

+ Văn bản quy định về công tác xét chọn, đăng ký đề tài, tổ chức NCKH, quy định kiểm tra, đánh giá đề tài NCKH của sinh viên.

+ Văn bản hướng dẫn tài chính cho hoạt động NCKH của sinh viên. Quy định các hình thức khen thưởng, động viên khuyến khích đối với sinh viên tham gia NCKH.

3.2.6. Tạo động lực cho sinh viên trong quá trình triển khai đề tài NCKH

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Kích thích tính tích cực, độc lập và sáng tạo của sinh viên trong quá trình thực hiện đề tài NCKH

3.2.6.2. Nội dung cách thực hiện biện pháp

- Bên cạnh việc đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của sinh viên, của cán bộ, nhà trường cần có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời đối với các công trình NCKH sinh viên, giúp sinh viên tích cực hơn trong quá trình nghiên cứu thông qua các nội dung như:

+ Xây dựng quy chế khen thưởng và đãi ngộ đối với tập thể và cá nhân sinh viên cống hiến cho hoạt động NCKH. Đối với cán bộ có thành tích tốt trong hướng dẫn hoạt động NCKH sinh viên bằng biện pháp thưởng vật chất, tinh thần, cấp kinh phí đi tham quan học tập nước ngoài…

+ Có chính sách ưu đãi đối với sinh viên có thành tích NCKH cao, khen thưởng kịp thời đối với những đề tài thực hiện tốt và có những hình thức kỷ luật đối với các đề tài quá hạn và ngừng đề tài với những lý do không chính đáng. Có hình thức khen thưởng, kỷ luật cụ thể, rõ ràng trong công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.

+ Đổi mới công tác khen thưởng về hoạt động NCKH của sinh viên, theo hình thức cộng điểm khuyến khích học tập cho các sinh viên có thành tích NCKH.

- Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn tài liệu và kinh phí tối thiểu dành cho hoạt động NCKH của sinh viên.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trưởng cẩn sử dụng khai thác hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất được trang bị; Lập danh mục các thiết bị cần bổ sung để xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng thực hành do Khoa quản lý theo hướng hiện đại, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong quá trình nghiên cứu.

- Các hình thức thi đua khen thưởng phải được triển khai kịp thời, khách quan, có tác dụng khích lệ, động viên hoặc nhắc nhở sinh viên trong quá trình triển khai đề tài NCKH.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Giữa các biện pháp quản lý đề xuất trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau. Các biện pháp đề xuất đều thuộc các chức năng của quản lý, do vậy đây là hệ thống biện pháp được cụ thể hóa, có tính chất chung của sinh viên đại học, cao đẳng sư phạm và xét đến các yếu tố đặc trưng riêng của Trường cao đẳng sư phạm Salavan. Do vậy để hoạt động NCKH của sinh viên

có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường cần thực hiện đồng bộ các biện pháp trên.

Chất lượng các hoạt động NCKH trong nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nhận thức tầm quan trọng của hoạt động này là điều kiện tiên quyết để thực hiện có hiệu quả yêu cầu đề ra. Chương trình đào tạo đại học chiếm mất nhiều thời gian của cán bộ giảng viên, sinh viên. Giảng viên thời gian lên lớp dày đặc, sinh viên bận với học tập thi cử, cán bộ quản lý phải xử lý nhiều công việc từ phân công bố trí giảng viên, quản lý đổi mới chương trình, biên soạn giáo trình, quản lý cơ sở vật chất đào tạo,… nếu không nhận thức được hoạt động NCKH là quan trọng, là cần thiết, không có cũng không ảnh hưởng gì thì không thể thực hiện hoạt động này có hiệu quả. Vì vậy:

Biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của sinh viên” là điều kiện tiên quyết và quyết định đến chất lượng hiệu quả thực hiện của hệ thống các biện pháp tiếp theo. Đây là biện pháp có tính chất cơ sở.

Biện pháp 2: “Lập kế hoạch quản lý hoạt động NCKH của sinh viên theo từng năm học, khoá học” có tác dụng kế hoạch hóa hoạt động NCKH của sinh viên, định hướng, vạch ra cách thức thực hiện, công việc thực hiện cụ thể, tạo điều kiện cho hoạt động NCKH của sinh viên. Lập kế hoạch cho hoạt động NCKH của sinh viên theo hướng sử dụng thời gian phù hợp của sinh viên, tạo thuận lợi để sinh viên tham gia hoạt động NCKH kết hợp với học tập đảm bảo cho các hoạt động hỗ trợ bổ sung cho nhau. Đây là điều kiện để có nhiều sinh viên tích cực tham gia hoạt động NCKH tạo thành phong trào của đơn vị.

Biện pháp 3: "Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện kế hoạch về hoạt động NCKH của sinh viên": Biện pháp này nhằm tổ chức sử dụng nguồn lực, phát huy vai trò của giảng viên, sinh viên trong hoạt động NCKH thực hiện kế

hoạch đã vạch ra theo đúng yêu cầu, mục tiêu. Chuyển các nhiệm vụ trong kế hoạch thành kết quả cụ thể.

Biện pháp 4: “Chỉ đạo đối mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của sinh viên”: Biện pháp này giúp kiểm soát, điều chỉnh quá trình hoạt động giúp cho quản lý đơn vị có những quyết định kịp thời. Đồng thời đánh giá tốt là nguồn khích lệ nhiều sinh viên tham gia NCKH.

Các biện pháp 2, 3, 4 là những biện pháp cơ bản.

Biện pháp 5: "Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên".

Biện pháp này kết hợp với các biện pháp kế hoạch hóa, tổ chức sẽ giúp hoạt động NCKH đi vào thực chất, có hiệu quả cao. Sinh viên có điều kiện học tập, nghiên cứu, ứng dụng thực tế và có cơ hội tìm được việc làm phù hợp khi ra trường. Làm tăng mức độ nhiệt tình trong hoạt động NCKH, hiệu quả quản lý đối với hoạt động NCKH của sinh viên. Tạo cơ hội để giảng viên, sinh viên tham gia hoạt động NCKH, đồng thời làm cho nhận thức về NCKH thực tế hơn.

Biện pháp 6: “Tạo động lực cho sinh viên trong quá trình triển khai đề tài NCKH”: Biện pháp này nhằm tạo điều kiện về cơ sở vật chất; đồng thời khuyến sinh viên tích cực NCKH. Vì vậy, biện pháp 5, 6 là hai biện pháp hỗ trợ, bổ sung.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Để xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, đề tài đã tiến hành khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan - Lào.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022