Các Nghiên Cứu Về Phát Triển Thể Chất Cho Học Sinh Tiểu Học Trong Nhiều Năm Qua Đã Có Nhiều Nhà Khoa Học Nghiên Cứu Đến Sự Phát Triển Thể Chất


vận động cơ bản ở trẻ em và thanh thiếu niên: Việc thành thạo các kỹ năng vận động cơ bản góp phần cho trẻ em phát triển thể chất, nâng cao nhận thức và xã hội, đây là nền tảng cho trẻ một lối sống lành mạng và năng động. Nghiên cứu thực hiện cải tiến các kỹ năng cụ thể theo ngữ cảnh và các môn thể thao, chúng bao gồm vận động (ví dụ: chạy và nhảy), điều khiển hoặc điều khiển đối tượng (ví dụ: bắt và ném) và các kỹ năng ổn định (ví dụ: giữ thăng bằng và vặn).

Nghiên cứu của Nasheeda (2008) thực hiện tại Hồng Kong về giáo dục kỹ năng sống cho lứa tuổi thanh thiếu niên cho thấy ở lứa tuổi này, trẻ phải trải qua nhiều thay đổi về phát triển thể chất, nhận thức, tình cảm và xã hội. Lúc này, trẻ cho rằng chúng không thể truyền đạt những gì chúng muốn với cha mẹ, GV và người lớn, thường cảm thấy bản thân nằm giữa xung đột và tranh luận. Những tình huống đó khiến trẻ căng thẳng, tức giận, tự ti, dẫn đến kết quả học tập thấp và có những hành vi gây rối ở trường học cũng như ở nhà. Chương trình giáo dục kỹ năng sống với các kỹ năng cơ bản để phát triển cá nhân và xã hội sẽ giúp trẻ ứng phó với những thách thức ngày trong đời sống. Thông qua đó, trẻ biết được cách thức tốt hơn để giao tiếp với người khác, nâng cao sự tự tin, học cách chịu trách nhiệm về hành động của mình, trưởng thành hơn, thích và biết đưa ra những lựa chọn và quyết định đúng đắn.

Theo MOE (2006), để giáo dục kỹ năng sống hiệu quả, GV cần sử dụng các phương pháp dạy và học trong đó tạo cơ hội cho những người học xác định các vấn đề của bản thân, thảo luận về các giải pháp, lập kế hoạch và thực hiện các chương trình hành động hiệu quả. Việc dạy và học kỹ năng sống thông qua các phương pháp có sự tham gia của người học cho thấy việc học tập đạt kết quả tốt nhất khi người học phải tích cực tham gia trong giờ học.

Như vậy, vấn đề giáo dục thể chất nói chung và phát triển kỹ năng vận động cơ bản, kỹ năng sống nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Mặc dù theo đuổi những mục đích khác nhau nên có những quan điểm khác nhau nhưng hầu như tất cả mọi nền văn minh, mọi tác


giả đều thừa nhận vai trò to lớn của việc phát triển kỹ năng vận động cơ bản và kỹ năng sống cho trẻ mầm non.

1.5.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam qua tổng hợp tài liệu đã có các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án như sau:

1.5.2.1. Các nghiên cứu về phát triển thể chất cho học sinh tiểu học Trong nhiều năm qua đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu đến sự phát triển thể chất cho học sinh tiểu học ở các vùng miền khác nhau như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

- Phan Hồng Minh và cộng sự (1979-1981), Điều tra thể chất HS từ 7- 18 tuổi ở các tỉnh vùng miền trên cả nước. [28]

- Nguyễn Kim Minh (1992), Tổng quan phát triển thể chất người Việt Nam từ 5 đến 18 tuổi. [29]

Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6-7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh - 7

Trong những năm cuối của thập kỷ 90 các tác giả Vũ Đức Thu, Vũ Bích Huệ phối hợp các sở Giáo dục và Đào tạo trên toàn quốc đã tiến hành khảo sát thể chất cho khoảng 28.800 HS từ 7- 18 tuổi đại diện các vùng miền và đưa ra kết luận: Trẻ em ở mọi lứa tuổi thành thị cũng như nông thôn đều có tăng trưởng đáng kể về chiều cao và cân nặng. [37],[ 38]

- Bộ GD&ĐT, Uỷ ban TDTT, Viện KHTDTT (1995-1996) tiến hành điều tra thể chất 26394 HS từ 5 - 18 tuổi để xây dựng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho HS. Các công trình khảo sát thể chất trên có ý nghĩa khoa học thực tiễn thông tin về sự phát triển thể chất của HS từ 5 tuổi đến 18 tuổi tại thời điểm hiện tại, làm cơ sở cho sự so sánh phát triển thể chất HS, từ đó tìm các giải pháp phát triển thể chất cho HS.

- Tác giả Trịnh Trung Hiếu nghiên cứu và đạt được kết quả về cải tiến chương trình thể dục nội khoá cho HS tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình đã đưa ra quan điểm mới khi xây dựng chương trình phải tập trung giải quyết vấn đề thể lực cho HS. [17] Mục tiêu của đề tài là cải tiến chương trình thể dục nội khoá để phát triển thể lực cho HS tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh là


công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn cao.

- Tác giả Nguyễn Anh Tuấn (1998) “Nghiên cứu hiệu quả Giáo dục thể chất đối với sự phát triển tố chất thể lực của nam HS phổ thông TP. Hồ Chí Minh lứa tuổi 8 - 17” [48]. Mục tiêu của đề tài là chứng minh được hiệu quả của GDTC đối với sự phát triển tố chất thể lực cho nam HS phổ thông TP. Hồ Chí Minh là công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn cao.

- Tác giả Huỳnh Trọng Khải (2000) “Nghiên cứu sự phát triển của HS nữ tiểu học (từ 7- 11 tuổi) ở TP. Hồ Chí Minh”. [26] Kết quả đề tài đã đánh giá được thực trạng phát triển thể chất và xây dựng chỉ số thể chất để đánh giá phân loại mức độ phát triển thể chất trong mỗi quan hệ giữa thể lực với hình thái chức năng của HS tiểu học từ 7 - 11 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu được sự phát triển thể chất, xây dựng chỉ số để đánh giá và phân loại mức độ phát triển thể chất của HS nữ ở TP. Hồ Chí Minh là công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn cao. [27]

- Năm 2001-2003, Viện Khoa học TDTT, các trường ĐH, Cao đẳng TDTT tiến hành điều tra thể chất người Việt Nam từ 6 - 20 tuổi để tìm ra các giải pháp tốt nhằm nâng cao tầm vóc và thể trạng người Việt Nam. [52] Mục tiêu của đề tài là điều tra thể chất người Việt Nam từ 6 - 20 tuổi là công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn cao về thông tin về phát triển thể chất của người Việt Nam từ 6 - 20 tuổi.

- Trần Đình Thuận (2005) “Một số giải pháp để phát triển thể chất cho HS tiểu học Việt Nam” (từ 7 - 11 tuổi ở khu vực Đồng bằng Bắc bộ). [43] Kết quả đề tài thông qua đánh giá thực trạng phát triển thể chất của HS tiểu học để xây dựng hệ thống các tiêu chí GDTC chuẩn quốc gia và ứng dụng đồ chơi, thiết bị vận động đa năng làm phương tiện GDTC ở trường tiểu học. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sự phát triển thể chất và đề ra được giải pháp để phát triển thể chất cho HS tiểu học từ 7-11 tuổi khu vực Đồng bằng Bắc bộ, là công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn cao.


- Tác giả Bùi Quang Hải (2008) “Nghiên cứu sự phát triển thể chất của HS một số tỉnh phía Bắc bằng phương pháp quan sát dọc” (từ 6 - 10 tuổi) [13]. Kết quả đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng phát triển thể chất, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực chung và phần mềm dự báo mức độ phát triển thể chất của HS 10 tuổi ở một số tỉnh phía Bắc. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực chung, phần mềm dự báo và quan sát sự phát triển thể chất bằng phương pháp dọc của HS từ 6 - 10 tuổi ở một số tỉnh phía Bắc.

- Tác giả Nguyễn Ngọc Việt (2011) nghiên cứu “Sự biến đổi tầm vóc và thể lực dưới tác động của tập luyện thể dục thể thao nội khoá-ngoại khoá đối với HS tiểu học từ 6 tuổi đến 9 tuổi ở Bắc miền Trung” [54]. Kết quả của đề tài là xây dựng được chế độ vận động tích cực phù hợp đặc điểm tâm sinh lý, điều kiện sống và môi trường của HS tiểu học Bắc miền trung thì chất lượng công tác GDTC và thể thao trong nhà trường của các địa phương được nâng cao.

Các đề tài trên là những công trình khoa học về GDTC đều có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Tuy nhiên, để GDTC có hiệu quả, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất HS tiểu học, cần phải có nhiều giải pháp kết hợp và nhiều công trình nghiên cứu khoa hơn nữa.


1.5.2.2. Các nghiên cứu về trò chơi vận động

- Trong cuốn “Thể dục và trò chơi vận động” của tác giả Đồng Văn Triệu, ông đã biên soạn 10 động tác thể dục cho trẻ em. Các bài tập thể dục này trên cơ sở sinh lý, tâm lý của “lớp vỡ lòng”, với mục đích giúp cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, tạo điều kiện chống bệnh tật. Ngoài ra ông còn sưu tầm những trò chơi dân gian để củng cố và rèn luyện các nhóm cơ bắp mà trẻ mới được học. Phần lớn các trò chơi này diễn ra ngoài trời, với khoảng không gian rộng rãi, thoáng mát và an toàn. [39]

- Tác giả Lương Kim Chung và Đào Duy Thư trong cuốn “Vun trồng thể


lực cho đàn em nhỏ” đã đề cập đến phương pháp tổ chức các bài tập thể dục, trò chơi và hoạt động ngoài trời dựa trên những đặc điểm về sinh lý học, tâm lý học của các em mẫu giáo. Trong đó nhóm tác giả xem hoạt động ngoài trời như là một phương tiện để giáo dục kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ thế nên không nhất thiết phải gò trẻ vào kĩ thuật vận động chính xác mà cần thiết là trẻ được vận động cơ bản nhiều và vận động một cách tự nhiên trong môi trường thiên nhiên. [6]

- Trong luận án Tiến sĩ của tác giả Đặng Hồng Phương: “Nghiên cứu phương pháp dạy học bài tập vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)” đã đi sâu nghiên cứu và đề xuất các phương pháp dạy học bài tập vận động cơ bản cho trẻ. Bà quan tâm đến bài tập vận động và trò chơi vận động từ đó đưa ra 4 nhóm phương pháp trong đó phương pháp ôn luyện kỹ năng vận động cũ và xem yếu tố chơi, thi đua, chia nhóm như là phương tiện, hình thức tạo cơ hội cho trẻ được tích cực vận động, rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản giải quyết tình trạng nhiều trẻ trong một lớp học. [31]

- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Ánh “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển thể lực cho trẻ 5 – 6 tuổi”, đã đề cập và đưa ra các biện pháp: chọn lựa trò chơi phù hợp nhằm phát triển thể lực, lập kế hoạch, tạo môi trường, phương tiện phong phú, đánh giá trẻ trong hoạt động ngoài trời, tăng cường rèn luyện có hệ thống các kỹ năng vận động cơ bản là những biện pháp có tính chất quyết định đến sự phát triển các kỹ năng vận động cơ bản. Đây là cơ sở để giúp trẻ tự tin, hứng thú với hoạt động, thích tham gia vào hoạt động.

- Trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Thành (2018), “Ứng dụng phương pháp trò chơi trong giảng dạy môn thể dục cho HS Tiểu học thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”. [41] Tác giả đã lựa chọn được 31 trò chơi vận động (TCVĐ) và phân phối các TCVĐ một cách hợp phù hợp theo từng lớp học, đồng thời đã xây dựng được 5 biện pháp sử dụng TCVĐ đạt hiệu quả trong quá trình


GDTC: Thiết lập mối quan hệ giữa TCVĐ với nội dung GDTC cho HS; Xây dựng quy trình sử dụng TCVĐ trong giảng dạy môn thể dục cho HS; Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giảng dạy ngoài giờ lên lớp theo hướng sử dụng TCVĐ phát triển thể chất cho HS tiểu học; Sử dụng các TCVĐ trong hoạt động ngoại khóa; Các điều kiện hỗ trợ sử dụng TCVĐ trong giảng dạy môn thể dục cho HS. Tác giả tổ chức thực nghiệm đánh giá tác động của các TCVĐ được lựa chọn và 5 biện pháp sử dụng TCVĐ trong giảng dạy môn thể dục cho HS tiểu học nam, nữ lớp 3 và lớp 4. Kết quả các chỉ số thể chất, sự biểu hiện nhu cầu và trạng thái của HS nam, nữ nhóm thực nghiệm trong giờ học thể dục có sử dụng TCVĐ tốt hơn so với nhóm đối chứng. Qua đó chứng tỏ TCVĐ được xem là phương tiện, là phương pháp giáo dục thể chất có hiệu quả. [41]

1.5.2.3. Các nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

- Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009): Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho HS Tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ giáo dục học, Trường Đại học Thái Nguyên. Với kết quả nghiên cứu chính là thông qua nghiên cứu lý luận và thực trạng GDKNS nói chung và kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định nói riêng thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 ở trường Tiểu học. Từ đó đề xuất các biện pháp GDKNS cho HS nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho HSTH trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. [15]

- Tác giả Nguyễn Hữu Đức (2010): Quản lí giáo dục kĩ năng sống cho HS trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp), Luận văn Thạc sỹ ngành Quản lý giáo dục, trường Đại học Giáo dục. Với kết quả nghiên cứu chính là đề xuất những biện pháp quản lý GDKNS cho HS của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. [11]

- Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng (2013): Giáo dục kỹ năng sống cho HS


dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía bắc Việt Nam (qua các môn học Tự nhiên và xã hội, khoa học), luận án tiến sỹ khoa học giáo dục, chuyên ngành lý luận và lịch sử giáo dục. Với kết quả nghiên cứu chính là dựa vào đặc điểm, nguyên tắc của GDKNS; vào mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình GDKNS cho HSTH người dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, luận án đã đề xuất được hai nhóm biện pháp theo hướng khai thác nội dung môn học (để khai thác những KNS chung và KNS riêng mang tính chất đặc thù, gắn với ngữ cảnh cụ thể của môn học, HS) và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực nhằm giúp HS tìm kiếm tri thức, nâng cao KNS, đồng thời cải thiện chất lượng GDKNS trong dạy học các môn học này.[16]

- Hoàng Thúy Nga (2016): Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học thành phố Hà Nội, luận án tiến sỹ khoa học giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục. Với kết quả nghiên cứu chính là đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDKNS ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu phát triển KNS cho HS trong bối cảnh đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay. [30]

- Trần Hiếu và cộng sự (2016), Xây dựng mô hình tổng hợp phát triển thể thao – giải trí – KNS cho HS mẫu giáo, tiểu học, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ VHTTDL. Với kết quả nghiên cứu chính là đề xuất mô hình tổng hợp tích hợp dạy KNS trong giờ học thể dục và hoạt động vui chơi giải trí của HS, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS mẫu giáo, tiểu học.[18]

- Lương Quốc Hùng (2019), “Nghiên cứu giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học lớp 1,2,3 ở Thành phố Cần Thơ tích hợp chương trình giáo dục thể chất”. Kết quả đề tài nghiên cứu đã xác định được các tiêu chí đánh giá công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua chương trình GDTC cho HS tiểu học lớp 1, 2, 3 ở TP Cần Thơ gồm: 01 tiêu chí đánh giá định lượng và 11 KNS với 56 tiêu chí định tính để đánh giá đánh giá thực trạng KNS của HS lớp 1, 2, 3, tại TP Cần Thơ; xây dựng được chương trình giáo dục KNS tích hợp chương trình GDTC ở


TP Cần Thơ với 16 chủ đề và 175 bài giảng được lồng ghép trong giờ thể dục để giảng dạy cho 3 khối lớp từ lớp 1 đến lớp 3 đạt hiệu quả. [25]

Kết luận chương 1

Học sinh tiểu học là những HS ở lứa tuổi đang hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách, … những thói quen cơ bản chưa có tính ổn định mà đang hình thành và củng cố. Do đó việc giáo dục sao cho HS tiểu học có thể lực, KNS để giúp các em có thể sống một cách an toàn và khỏe mạnh trước những biến đổi của xã hội là việc làm cần thiết. Chính những điều này sẽ là cơ sở, là nền tảng giúp các em phát triển nhân cách sau này góp phần đào tạo nguồn nhân lực phát triển một cách toàn diện, bền vững, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế về giáo dục, việc bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhiều phương án đã được triển khai nhằm giải quyết vấn đề nêu trên. Một trong những phương án đó là đưa vào chương trình giáo dục những nội dung mới. Trong đó việc ứng dụng các trò chơi vận động vào các giờ học để phát triển thể lực và KNS cho HS đang được các nhà giáo dục và phụ huynh HS quan tâm.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu có liên quan luận án đã hệ thống được các khái niệm về trò chơi vận động, vai trò ý nghĩa của trò chơi vận động đối với HS tiểu học, KNS, KNS cho HS tiểu học, đặc điểm tâm sinh lý của HS tiểu học,…có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Thông qua các tài liệu đã tham khảo, tác giả đã bước đầu hình thành được các cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Đây là cơ sở khoa học hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và KNS cho HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM. Trên cơ sở đó đề tài áp dụng và triển khai các bước tiếp theo để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí