Tổ Chức Nghiên Cứu Khoa Học Kỹ Thuật Dành Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Theo Chủ Đề: Giáo Dục Phòng Tránh Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Trung Học

3.2.1.4. Tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học phổ thông theo chủ đề: Giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông

* Mục tiêu:

Khuyến khích học sinh THPT của Thành phố Móng Cái nghiên cứu khoa học; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn với chủ đề giáo dục PT XHTD từ đó góp phần đổi mới hình thức tổ chức; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao chất lượng giáo dục PT XHTD.

Tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học kĩ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế về chủ đề giáo dục PT XHTD.

* Nội dung và cách thức thực hiện:

Hiệu trưởng chỉ đạo thành lập ban tổ chức, bao gồm các thành phần: Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn thanh niên, công an Thành phố, trung tâm y tế, hội phụ huynh. Ban tổ chức có nhiệm vụ xây dựng quy chế, thể lệ của cuộc thi; lập kế hoạch; tìm kiếm các tổ chức, các nhà tài trợ để hỗ trợ giải thưởng; liên hệ các đơn vị gửi bài thi để được phối hợp, tạo điều kiện thực hiện.

Ban tổ chức phát động cuộc thi với chủ đề: “Học sinh trường THPT Thành phố Móng Cái phòng ngừa, xâm hại tình dục trẻ em” hay “Hành động tự bảo vệ bản thân”.

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp cùng với đoàn thanh niên tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học và các quy định, hướng dẫn của ban tổ chức về cuộc thi; khuyến khích, động viên, hướng dẫn học sinh đăng kí tham gia cuộc thi.

Khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên; đưa nội dung hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học vào sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn; giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong quá trình học tập, các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh. Phân công giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tập trung vào các vấn đề: Đưa ra được các kỹ năng PT XHTD: Kỹ năng nhận diện; Kỹ năng quản lý cảm xúc; Kỹ năng tự vệ; Kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp; Kỹ năng tuyên truyền và hỗ trợ; Phân tích và giả định

các tính huống và kỹ năng PT XHTD;Ứng dụng CNTT vào nghiên cứu khoa học như vận dụng các tranh ảnh mình họa, quy tắc ngón tay, quy tắc “vùng cấm”,...

Huy động sự hỗ trợ của các trung tâm kỹ năng sống, công an Thành phố, trung tâm y tế: cử các nhà khoa học, giảng viên tham gia tập huấn, tư vấn, hướng dẫn giáo viên, học sinh và tham gia đánh giá các dự án,cuộc thi ở địa phương; tạo điều kiện cho học sinh sử dụng các phòng thí nghiệm, thư viện và tiếp cận các nguồn tài liệu khoa học trong quá trình nghiên cứu; có các chính sách khuyến khích, động viên, trao phần thưởng cho học sinh đạt giải .

Bảng 3.3: Một số đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học phổ thông theo chủ đề: Giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông

STT

Tên đề tài

Mục tiêu

Nội dung

Sản phẩm

1

Xây dựng cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống xâm hại tình dục cho HS THPT

- Cung cấp cho HS kiến thức về xâm hại tình dục và PT XHTD

- Khái niệm, biểu hiện, hình thức, mức độ, hậu quả, chủ thể xâm hại, kỹ năng PT XHTD, hướng xử

lý khi bị XHTD.

- Cẩm nang dành cho HS THPT

2

Truyền thông nâng cao nhận thức, khả năng PT XHTD cho HS THPT

- Tạo ra hướng tiếp cận mới cho HS THPT về vấn đề PT XHTD

- thông qua các hoạt động truyền thông, website, Fanpage, Zalo nâng cao nhận thức, khả năng

PTXTD cho HS THPT.

- Các hoạt động truyền thông của nhà trường.

- website, Fanpage, Zalo chủ đề PT XHTD cho học sinh

3

Hệ thống những giải pháp và 15 quy tắc vàng giúp học sinh THPT phòng tránh xâm hại tình dục

- Cung cấp cho học sinh kiến thức, cách nhận diện XHTD, giái

pháp, cách xử lý khi bị XHTD

- Khái niệm, biểu hiện, mức độ XHTD.

- Giải pháp, quy tắc PT XHTD

- Hệ thống giải pháp, quy tắc giúp HS THPT PT XHTD.

4

Mô hình “cảnh báo xâm hại tình dục trẻ em”

- Hs nhận diện và biết các bảo vệ các vùng nhạy cảm trên cơ thể, nhận diện XHTD.

- Cung cấp cho HS kiến thức về cơ thể, đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì.

-Mô hình bao gồm tranh ảnh, video clip… về cơ thể người, vùng nhạy cảm trên cơ thể, các

quy tắc PT XHTD.

5

Mô hình hỗ trợ HS THPT khi bị XHTD

- Giúp HS THPT

có cách xử lý phù hợp khi bị XHTD.

- Cung cấp các biện pháp hỗ trợ HS khi bị XHTD

- Mô hình bao gồm phòng tham vấn học đường, đường dây nóng, website, zalo, fb giúp HS tìm được

biện pháp xử lý phù hợp khi bị XHTD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 13

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên năng lực giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh

* Mục tiêu

Việc bồi dưỡng góp phần giúp giáo viên có hiểu biết sâu sắc về hành vi xâm hại tình dục trẻ em, những hình thức biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của nó, những nội dung kiến thức và các kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cần có ở độ HS THPT, từ đó nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng PT XHTD cho giáo viên, giúp họ tích cực và chủ động trong giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh.

*Nội dung và cách thức thực hiện

Tổ chức rà soát, đánh giá, bố trí đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên phù hợp với chuyên môn, năng lực cá nhân; tổ chức thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực với người học; bảo đảm trong cơ sở giáo dục không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế chuyên môn.

Nâng cao năng lực đội ngũ bao gồm nâng cao nhận thức, xác định vai trò, trách nhiệm PT XHTD; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, thực hiện PT XHTD.

Nâng cao kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục PT XHTD cho cán bộ, giáo viên: Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ tuyên truyền viên những kiến thức, phương pháp, kỹ năng giảng dạy và truyền đạt các nội dung về PT XHTD và chăm sóc sức khỏe vị thành niên và thanh niên.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng xoay quanh các chủ đề về: những nguy cơ xâm hại học sinh; những biểu hiện của hành vi xâm hại; thủ phạm của các vụ xâm hại; cách ứng xử của học sinh trong các mối quan hệ để tránh bị xâm hại và các kỹ năng như: kỹ năng phòng ngừa sự xâm hại, kỹ năng thoát hiểm khi bị xâm hại, đảm bảo gia đình, môi trường thân thiện đối với HS.

Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, giúp giáo viên nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi. Họp giao ban định kỳ một lần/ tuần nhằm nắm thông tin thực tế từ các lớp để có hướng hỗ trợ và điều chỉnh kịp thời, triển khai và cập nhật kiến thức PT XHTD cho HS, đảm bảo thực hiện đúng, thực hiện đủ các quy định về PT XHTD cho HS. Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi làm nòng cốt trong việc thực hiện hoạt động PT XHTD cho HS THPT, liên hệ mời báo cáo viên, Hội phụ nữ Thành phố, báo cáo chuyên đề: Các biểu hiện XHTD có thể xảy ra với

HS, các kỹ thuật sơ cấp cứu, phòng tránh các nguy cơ có thể gây nên XHTD cho HS THPT…, tập huấn định kỳ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Ngoài ra đối tượng tham dự còn mở rộng đến nhân viên và CMHS giúp tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động PT XHTD cho HS THPT đến đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên và cả CMHS, cộng đồng, góp phần PT XHTD cho HS THPT.

Hiệu trưởng tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tham gia giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ở những trường tiêu biểu, giúp đội ngũ tuyên truyền viên có thêm kiến thức khác ngoài xã hội và kĩ năng tổ chức hoạt động. Khuyến khích giáo viên tự học, tự tìm hiểu các kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục qua các tài liệu, khai thác bồi dưỡng thường xuyên trên mạng. Tổ chức các hoạt động thực hành, thực tập sư phạm, kỹ năng tư vấn tâm lý, hỗ trợ học sinh, chuyên đề đào tạo về PT XHTD cho GV và kĩ năng lồng ghép dạy học và giáo dục cho giáo viên bộ môn

Tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho HS THPT.

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, đồng thời trực tiếp tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Sinh hoạt tổ chuyên môn về thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho HS THPT nhằm mục tiêu thảo luận, thống nhất về từng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động này. Các giáo viên trực tiếp tham gia tổ chức hoạt động giáo dục này có thể trao đổi về cách thức, phương pháp tổ chức hay khẳng định những kết quả đã đạt được. Những kết quả, kinh nghiệm tốt sẽ được thảo luận để khẳng định tính khoa học, tính khả thi và có kế hoạch nhân rộng. Đồng thời, các giáo viên cũng có điều kiện để trao đổi, phát hiện những khó khăn, vướng mắc hay những điểm còn hạn chế trong việc tổ chức hoạt động để cùng tìm cách giải quyết, khắc phục hay điều chỉnh cho phù hợp. Để nâng cao chất lượng hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng PT XHTD cho HS THPT đòi hỏi mỗi buổi sinh hoạt phải có kế hoạch cụ thể, có sự phân công chuẩn bị các nội dung thảo luận...

Thành lập đội sơ cấp cứu của trường thường xuyên tập huấn cho giáo viên các kỹ thuật sơ cấp cứu để giáo viên có thể thực hiện thao tác thuần thục khi xảy ra tình huống.

Động viên, khen thưởng kịp thời đối với những thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trong các buổi họp cần tuyên truyền đến cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường các quy định theo Điều lệ trường THPT, quy chế của ngành, nội quy của nhà trường để đảm bảo chế độ an toàn cho HS THPT.

*Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng cần đánh giá đúng năng lực của ĐNGV từ đó thiết kế chương trình bồi dưỡng phù hợp.

Giáo viên cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh và năng lực thiết kế hoạt động này. Mỗi giáo viên cần có kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm theo sự định hướng của nhà trường.

Nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo và triển khai các nội dung giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh phục vụ cho công tác chuyên môn.

Mở rộng phạm vi liên kết với các trường khác để giáo viên có điều kiện trao đổi nhằm cập nhật kiến thức và học hỏi nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT.

Nhà trường phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, tập huấn một cách cụ thể rõ ràng, đồng thời tổ chức thực hiện nội dung kế hoạch theo đúng lộ trình đã xây dựng.

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo phát triển chương trình nhà trường theo định hướng tăng cường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông

* Mục tiêu:

Tại thực trạng chương 2 cho thấy, nhận thức cũng như kĩ năng PT XHTD của HS còn hạn chế. Do vậy, Nhà trường phải phát triển chương trình nhà trường theo định hướng tăng cường giáo dục PT XHTD cho học sinh giúp cho các tổ chức, thành viên trong và ngoài nhà trường nắm được và hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của mình, qua đó cùng thống nhất cao về phương pháp, hình thức tổ chức để phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với nhau trong công tác. Khắc phục hạn chế của chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) hiện hành, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hoạt động giáo dục của các trường phổ thông.

* Nội dung và cách thức thực hiện:

Chỉ đạo phát triển chương trình nhà trường theo định hướng tăng cường giáo dục PT XHTD cho học sinh có nhiều nội dung như: thẩm định, đánh giá giáo dục PT XHTD hiện tại; dự kiến nguồn lực thực hiện phát triển chương trình; thời gian

thực hiện phát triển chương trình; các điều kiện đảm bảo phát triển chương trình theo định hướng tăng cường PT XHTD...

Chỉ đạo phát triển chương trình theo định hướng tăng cường PT XHTD phải đảm bảo tính mục đích, khoa học, khả thi và phù hợp với tình hình chung, phù hợp với kế hoạch giáo dục PT XHTD cho HS THPT.

Chỉ đạo phát triển chương trình PT XHTD theo định hướng tăng cường PT XHTD chú trọng tính thực tiễn, hiệu quả, tính đồng bộ, phù hợp với mục tiêu và kế hoạch phát triển chương trình tổng thể, Hiệu trưởng trường THPT Thành phố Móng Cái cần chú ý:

- Phân tích thực trạng chương trình PT XHTD.

- Phân tích mối liên quan giữa chương trình PT XHTD với các môn học khác trong chương trình tổng thể

- Dựa trên kế hoạch phát triển chương trình nhà trường theo định hướng tăng cường PT XHTD

- Xác định các nguồn lực, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển chương trình; những thế mạnh, hạn chế, yếu kém, những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động phát triển PT XHTD tại các trường THPT Thành phố Móng Cái nhằm thu thập thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển chương trình phù hợp, khả thi

- Xác định các công việc cần thực hiện trong phát triển chương trình nhà trường theo định hướng tăng cường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông.

- Xác định thời gian hoàn thành từng công việc cụ thể theo trình tự và hoàn thành việc phát triển chương trình nhà trường theo định hướng tăng cường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông.

- Rút kinh nghiệm, chỉ ra những vấn đề tồn tại hạn chế trong phát triển chương trình nhà trường lần trước để khắc phục và tránh gặp phải trường hợp tương tự.

Để chỉ đạo phát triển chương trình nhà trường theo định hướng tăng cường nhà trường theo định hướng tăng cường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông., hiệu trưởng trường THPT có thể tiến hành theo quy trình sau:

- Trường phổ thông tổ chức cho các tổ/nhóm chuyên môn triển khai thực hiện các nội dung trên; dự thảo văn bản đề xuất về nội dung dạy học và kế hoạch dạy học/phân phối chương trình các môn học và kế hoạch hoạt động giáo dục chung của nhà trường.

- Trường/khoa sư phạm, Viện KHGDVN chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT tổ chức cho giảng viên (trước hết là giảng viên tổ bộ môn phương pháp dạy học của trường/khoa sư phạm), chuyên viên Sở GDĐT góp ý dự thảo văn bản đề xuất của các tổ/nhóm chuyên môn về nội dung dạy học và phân phối chương trình các môn học, kế hoạch hoạt động giáo dục chung của nhà trường phổ thông; giảng viên trường/khoa sư phạm và chuyên viên Sở GDĐT cùng với GV trường phổ thông hoàn thiện dự thảo văn bản.

- Trường phổ thông tổng hợp, hoàn thiện và ban hành chính thức văn bản Kế hoạch giáo dục theo định hướng tăng cường kỹ năng sống cho học sinh làm cơ sở để tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường, đồng thời xác định các biện pháp cần thiết để thực hiện kế hoạch. Qui trình trên có thể chỉ cần 1 lần hoặc nhiều lần ở 1 khâu nào đó hoặc toàn bộ các khâu. Các trường phổ thông có thể linh hoạt trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục mới ở một lớp nào đó (không nhất thiết phải bắt đầu từ lớp đầu cấp), một chương/chủ đề nào đó vào thời điểm thích hợp trong năm học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng nhà trường THPT Thành phố Móng Cái phải có tầm nhìn, có năng lực lập kế hoạch; bộ phận tham mưu phải am hiểu và có năng lực phát triển chương trình nhà nhà theo định hướng tăng cường giáo dục PT XHTD cho HS.

Có cơ chế phối hợp và tăng cường vai trò của các trường sư phạm, trường phổ thông thực hành sư phạm và các trường phổ thông khác trong các hoạt động thực hành, thực nghiệm sư phạm và phát triển CT giáo dục nhà trường phổ thông.

Việc lập kế hoạch phát triển chương trình nhà nhà theo định hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho HS phải bám sát kế hoạch phát triển chương trình phổ thông tổng thể, chú trọng thực tiễn, phải cụ thể, rõ ràng, có quy chế quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên tham gia, có các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc.

Có đủ kinh phí, trang thiết bị hỗ trợ quá trình xây dựng và thực hiện phát triển chương trình nhà nhà theo định hướng tăng cường giáo dục PT XHTD cho HS.

3.2.4. Biện pháp 4: Huy động lực lượng giáo dục tham gia phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh

* Mục tiêu:

Hậu quả do các tội phạm xâm hại tình dục cho HS gây ra hết sức nặng nề và nghiêm trọng. Không chỉ bị xâm hại về tình dục, gây đau đớn, thương tật về thể xác, tính mạng bị đe dọa, mà tinh thần các em cũng bị tổn hại nặng nề, gây hoang mang,

bất bình trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh và trật tự xã hội tại địa phương. Do vậy, tăng cường công tác chỉ đạo đảm bảo các nguồn lực, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động phòng tránh XHTD đạt hiệu quả cần xây dựng, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đặc biệt đảm bảo kĩ năng, năng lực của cán bộ, giáo viên, HS, PHHS về kiến thức, hiểu biết, kĩ năng PT XHTD.

Tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất, phương tiện, tài liệu để hoạt động này đạt hiệu quả cao. Tận dụng tiềm năng của xã hội dành cho hoạt động PT XHTD cho HS THPT. Huy động các tổ chức, cá nhân có khả năng phối hợp cùng nhà trường trong các hoạt động PT XHTD cho HS. Giải quyết dứt điểm những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Ngành và trường xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện hoàn thiện.

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội sẽ góp phần thúc đẩy việc thực hiện nội dung và nhiệm vụ của các biện pháp được thuận lợi hơn. Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các LLGD, một mặt là tạo dựng ra những mối quan hệ tốt đẹp giữa các LLGD, mặt khác tạo ra sự thống nhất, liên tục trong quá trình giáo dục về các mặt thời gian, không gian và cách thức thực hiện.

* Nội dung và cách thức thực hiện :

Nhiệm vụ giáo dục học sinh nói chung và giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho các em nói riêng là việc hết sức quan trọng đòi hỏi phải có sự vào cuộc tham gia của cả gia đình, nhà trường và xã hội bởi môi trường sống và giao tiếp của các em rất đa dạng. Do đó, việc hình thành phòng tránh xâm hại tình dục cho HS THPT không chỉ được thực hiện tại trường, mà việc rèn luyện kỹ năng này cần được thực hiện cả ở trong gia đình.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa gia đình và nhà trường: nâng cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ và người thân và nhằm xây dựng thiết chế gia đình bền vững. Để tránh những sự việc đau lòng do tội phạm xâm hại tình dục gây nên, Nhà trường và gia đình cần thường xuyên để mắt, quan tâm, chia sẻ với con em mình để nhận thấy những thay đổi tâm, sinh lý cần thiết. Bên cạnh đó, khả năng nhận thức và tự bảo vệ của HS còn nhiều hạn chế nên các em chính là đối tượng có nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại tình dục cao nhất. Vì vậy, GV và gia đình cần thường xuyên phải trang bi cho con cái biết cách thức phòng vệ trước những đối tượng có ý định thực hiện hành vi đồi bại.

Phòng tránh các tội phạm xâm hại tình dục nhất thiết phải có sự chung tay góp sức của từng cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung, ngăn chặn và đẩy lùi được

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí