Nhận Xét Về Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên

98


với thanh niên, sinh viên. Một thực trạng đáng báo động hiện nay, đó là một bộ phận sinh viên nói chung, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ nói riêng thiếu lý tưởng sống, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước; có xu hướng đề cao chủ nghĩa cá nhân; sống buông thả bản thân; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm; tiếp thu thiếu chọn lọc văn hóa từ bên ngoài.

Một là, một bộ phận sinh viên có biểu hiện suy giảm niềm tin, thiếu động lực phấn đấu, rèn luyện

Trong những năm gần đây, một bộ phận sinh viên nhận thức chưa đúng về vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò của đảng viên nên động cơ phấn đấu vào Đảng không rõ ràng. Cũng có một số sinh viên cho rằng, không cần thiết phải phấn đấu trở thành người đảng viên, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ kết nạp đảng viên khá khiêm tốn so với lực lượng sinh viên hiện nay.

Tại các tỉnh miền Trung trong những năm gần đây, số lượng đảng viên kết nạp năm sau thấp hơn năm trước. Năm 2017, 12 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ kết nạp hơn 35.000 đảng viên, giảm hơn 2.900 người so với năm 2016 [189]. Vào Đảng là môi trường tốt để rèn luyện, phấn đấu không còn là lý do mà đa số sinh viên lựa chọn. Thay vào đó, có không ít sinh viên cho rằng vào Đảng để có cơ hội thăng tiến (có 44,2% sinh viên), (Phụ lục 3, bảng 8). Chính sự lệch lạc trong nhận thức của sinh viên đã dẫn đến sự hiểu biết mơ hồ về giá trị của người cộng sản, sự hời hợt trong thẩm thấu những giá trị chân chính của niềm tin cộng sản.

Hạn chế trong niềm tin chính trị của sinh viên hiện nay còn được thể hiện ở sự do dự, thiếu nhất quán và thờ ơ đối với công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng CNXH, vào những giá trị niềm tin mà nhân dân ta dày công xây dựng nên. Theo kết quả khảo sát, mặc dù đa số sinh viên “rất tin tưởng” vào “xây dựng thành công CNXH”, nhưng vẫn còn có 0,3% sinh viên “không tin tưởng”; 0,1% sinh viên “phân vân”. Đối với niềm tin vào công lý và pháp luật, có 5,5% sinh viên “không tin tưởng”, 0,9% sinh viên “phân vân”. Đối với niềm tin vào sự nỗ lực cá nhân dẫn đến thành đạt, có 3% sinh viên “không tin tưởng”. Đối với niềm tin vào năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có 2,4% sinh viên “không tin tưởng”, 0,2% sinh viên “phân vân” (Phụ lục 3, bảng 7). Kết quả khảo sát đã cho thấy có một số biểu hiện đáng lo ngại về niềm tin của một bộ phận sinh viên. Mặc dù tỉ lệ này là rất nhỏ so với đa số ý kiến có biểu hiện niềm tin tích cực,

99


nhưng có thể thấy, vẫn có một số sinh viên không quan tâm hoặc hoàn toàn không quan tâm tới tương lai, vận mệnh đất nước cũng như tương lai của chính bản thân mình, ngày càng xa rời các chuẩn mực niềm tin.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Thế hệ sinh viên hiện nay được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, được thừa hưởng trọn vẹn những thành quả cao đẹp của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại. Đại bộ phận sinh viên luôn trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị thiêng liêng cao đẹp đó, thế nhưng, một số ít sinh viên có xu hướng phủ nhận quá khứ, quay lưng lại với lịch sử dân tộc. Chúng tôi đã điều tra về biểu hiện niềm tin của sinh viên đối với truyền thống đạo lý của dân tộc, trong khi đa số ý kiến trả lời “rất tin tưởng” thì vẫn có 1,1% sinh viên “không tin tưởng” (Phụ lục 3, bảng 7). Điều này cho thấy, “một bộ phận không nhỏ sinh viên có khuynh hướng xa rời các giá trị truyền thống tốt đẹp, thiếu ước mơ, hoài bão, tiếp thu thiếu chọn lọc các giá trị, lối sống từ bên ngoài không phù hợp với văn hóa dân tộc; bản lĩnh chưa vững vàng, dễ có nguy cơ bị ảnh hưởng của các luồng thông tin có nội dung xuyên tạc, chống phá và lôi kéo của các thế lực thù địch” [83; tr.17].

Hai là, một bộ phận sinh viên thiếu ý thức tập thể, với cộng đồng, tôn thờ lối sống vị kỷ

Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ - 14

Đại hội lần thứ X Hội Sinh viên Việt Nam đã đánh giá: “Trước tác động của các yếu tố tiêu cực của quá trình hội nhập, không tránh khỏi việc vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên thiếu ý chí, bản lĩnh, không làm chủ được bản thân, chạy theo lối sống thực dụng, lai căng, tôn thờ giá trị vật chất và lối sống hưởng thụ, thờ ơ với tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước và vô cảm với những hiện tượng xã hội diễn ra trong cuộc sống” [72; tr.49]. Những năm gần đây, tác động tiêu cực của môi trường ảo đã trở thành hiện thực hoá qua một số vụ xung đột ngoài đời. Nhiều sinh viên coi dối lừa là chuyện bình thường và không cho việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khoá luận là một hành vi cần lên án. Ngoài những sinh viên chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu, còn có không ít sinh viên sống thiếu lý tưởng, hoài bão, thiếu động cơ học tập. Việc học hành của một bộ phận sinh viên còn mang tính đối phó - đối phó với kỳ vọng và sự quan tâm của bố mẹ, gia đình, với quy chế của nhà trường, với sự kiểm tra của thầy cô.

Một bộ phận giới trẻ trong đó có sinh viên còn có lối sống thực dụng, ích

100


kỷ, biểu hiện rõ nét nhất là đề cao “cái tôi”, đưa “cái tôi” bao trùm lên “cái ta” cộng đồng; sống nhanh, sống gấp, sống vị kỷ. Đó là lối sống hưởng thụ, là tư tưởng đề cao, tuyệt đối hóa giá trị vật chất, xem nhẹ hay hạ thấp giá trị tinh thần; đề cao quá mức giá trị hiện đại, xem nhẹ giá trị truyền thống. Lối sống vị kỷ, vị lợi ở một bộ phận sinh viên hiện nay đối lập với chủ nghĩa tập thể, đối lập với truyền thống nhân ái, yêu thương con người của dân tộc Việt Nam. Trong khi đại đa số sinh viên sẵn sàng tình nguyện, mong ước cống hiến sức trẻ cho xã hội, thì có không ít sinh viên xa lánh những hoạt động mang tính cộng đồng. Một số sinh viên quan niệm về hoạt động tình nguyện của sinh viên “là sự cho đi mà không nhận lại được gì cả” (chiếm 4,5% sinh viên); “là hoạt động để tính điểm rèn luyện” (chiếm 7% sinh viên); “là cơ hội để giao lưu với bạn bè” (chiếm 10,2% sinh viên) (Phụ lục 3, bảng 10).

Một số sinh viên có biểu hiện thờ ơ với tình hình chính trị - xã hội của đất nước, chưa nhận rõ các quyền và nghĩa vụ của công dân để bồi dưỡng và phát huy phẩm chất chính trị của sinh viên. Trong khi phần lớn sinh viên nhận thức rõ nghĩa vụ và trách nhiệm đối với việc bỏ phiếu bầu cho ứng cử viên đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, thì có một số sinh viên tỏ ra thiếu trách nhiệm trong việc lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn vào bộ máy. Kết quả điều tra cho thấy, có 1,9% sinh viên “bỏ phiếu theo hành vi của người khác”; có 6,9% sinh viên “bỏ phiếu do yêu thích ứng cử viên đó”; có 1,4% sinh viên “bỏ phiếu do quen biết ứng cử viên đó”; có 9,1% sinh viên “bỏ phiếu do được định hướng”; có 0,9% sinh viên “bỏ phiếu cho xong trách nhiệm” (Phụ lục 3, bảng 9).

3.2.2.3. Về năng lực chính trị của sinh viên

Trong những năm gần đây, khi cánh cửa trường đại học không quá khó khăn đối với mong muốn của thanh niên như trước, chất lượng đầu vào của các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học địa phương giảm rõ rệt. Quá trình học tập và rèn luyện trên giảng đường đại học, có một số sinh viên chưa thật sự tích cực và tự giác để tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để sau này lập thân, lập nghiệp. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của thế giới ảo trên mạng xã hội làm hạn chế dần nhu cầu giao tiếp, ứng xử trực diện của con người trong đời sống. Có không ít sinh viên ứng xử lúng túng, vụng về, không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, thiếu tinh tế trong các mối quan hệ ứng xử, điều này dẫn đến hành vi ứng xử văn hóa chính

101


trị của sinh viên thiếu linh hoạt và chuẩn mực.

Thứ nhất, một số sinh viên chưa tích cực trong rèn luyện các kỹ năng cần thiết Đối với sinh viên, xác định mục đích học tập đúng đắn là tiêu chí tiên

quyết để định hướng rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay đòi hỏi sinh viên phải có năng lực toàn diện, trong đó kỹ năng có được là do quá trình rèn luyện nghiêm túc, kiên trì, quyết tâm. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn cần kỹ năng mềm. Tuy nhiên, đa số sinh viên ra trường còn hạn chế về kiến thức xã hội, cách giao tiếp, lắng nghe, thái độ làm việc cũng như kỹ năng phản biện, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm. Điều đó cho thấy, sinh viên vẫn chưa thật sự quan tâm đến việc trang bị các kỹ năng cần thiết mà chỉ chú trọng đến một số lợi ích hiện tại như mải làm thêm kiếm tiền hoặc bị cuốn vào những thú vui từ mạng xã hội, gặp gỡ bạn bè. “Nhiều sinh viên chưa ý thức cao trong việc tự học, tự nghiên cứu, tư duy làm việc độc lập; trình độ ngoại ngữ, tin học yếu; chưa có kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng xã hội và kỹ năng sống; một bộ phận còn chưa quan tâm, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động của Đoàn, Hội” [80; tr.4].

Thế mạnh của sinh viên ngày nay là xác định rõ mục đích học tập nên rất chịu khó học kiến thức chuyên môn, thế nhưng, theo kết quả khảo sát, vẫn có 1,3% sinh viên cho rằng, không cần thiết “có kiến thức chuyên môn vững vàng” (Phụ lục 3, bảng 11). Trong khi đa số sinh viên lựa chọn hành trang rất cần thiết của sinh viên là “thành thạo ít nhất một ngoại ngữ”; “có kỹ năng mềm” thì trong thực tế, người sử dụng lao động thường phải đào tạo lại kỹ năng mềm cũng như định hướng thái độ làm việc cho sinh viên khi mới ra trường. Chừng nào sinh viên chưa nhận thấy điều đó để tìm cách khắc phục, bài toán giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường càng khó tìm cách tháo gỡ.

Ở phần ưu điểm về năng lực chính trị của sinh viên, chúng tôi đã phân tích hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một thế mạnh của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ. Điều đó thật dễ dàng lý giải vì vùng đất này vốn được coi là vùng đất khoa bảng, giàu truyền thống hiếu học trong cả nước. Thế nhưng cũng phải thừa nhận rằng, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên mặc dù có chiều sâu về thành tích, giải thưởng, nhưng thiếu hẳn chiều rộng vì đối tượng tham gia chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong sinh viên. Kết quả điều

102


tra cho thấy, có 50,1% sinh viên cho rằng “chỉ một bộ phận sinh viên tích cực tham gia”; có 22,3% sinh viên không thích, ít quan tâm; có 19,2% sinh viên không có điều kiện tham gia (Biểu đồ 3.19).


Đa số sinh viên tích cực tham gia


Chỉ một bộ phận sinh viên tích cực tham gia Sinh viên không thích, ít quan tâm

Sinh viên không có điều kiện tham gia

19%

9%

22%

50%

Biểu đồ 3.19. Nhận xét về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động cần sự đầu tư về công sức, thời gian và cả về tiền bạc, trong khi đó, môi trường sinh viên đầy cám dỗ và hấp dẫn bởi những thú vui mới lạ. Hoạt động nghiên cứu khoa học đặt người nghiên cứu vào yêu cầu giới hạn về thời gian, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, kỷ luật và kiên nhẫn đi từ đầu đến cuối chặng đường, điều này không phù hợp với lối sống tự do, phóng khoáng, thích hướng ngoại của giới trẻ ngày nay. Bởi vậy, “vẫn còn một bộ phận sinh viên có kết quả học tập, rèn luyện yếu kém, trong nhiệm kỳ chỉ thu hút được 19% số sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học” [79; tr.8]. Chất lượng một số đề tài đưa đạt kết quả như mong muốn, “một số đề tài nghiên cứu khoa học còn mang tính hình thức, đối phó. Nhiều sinh viên chưa hiểu về phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học; tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học vẫn còn thấp” [83; tr.7].

Thứ hai, hành vi ứng xử văn hóa của sinh viên có biểu hiện mất phương hướng, thiếu chuẩn mực

Trong những năm qua, mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến nhiều giá trị, chuẩn mực văn hóa của xã hội truyền thống bị đảo lộn làm cho sinh viên bị mất phương hướng trong rèn luyện năng lực chính trị. Không nằm ngoài quy

103


luật đó, môi trường giáo dục đại học ở vùng Bắc Trung Bộ hiện nay cũng bị tác động tiêu cực bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường, xu thế thương mại hóa giáo dục. Trong khi đa số sinh viên có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt, thì cũng không ít sinh viên tỏ ra lúng túng, vụng về, ứng xử không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, thiếu tinh tế trong ứng xử giữa sinh viên với nhau, giữa sinh viên với giáo viên đứng lớp và các cán bộ, chuyên viên trong nhà trường.

Trường đại học như một xã hội thu nhỏ với nhiều mối quan hệ đan xen phức tạp, nhiều tệ nạn như ma túy, cờ bạc, cá độ bóng đá, bạo lực học đường… len lỏi làm ảnh hưởng đến lối sống, hành vi ứng xử văn hóa của sinh viên. Trong ứng xử với giảng viên, vẫn có hiện tượng sinh viên không nhận thấy ranh giới khoảng cách thầy - trò nên tỏ ra thiếu tôn trọng trong cách xưng hô, trong hành vi chào hỏi giáo viên vào đầu buổi học.

Trong ứng xử với bạn bè, một số sinh viên có biểu hiện quá khích, thiếu bình tĩnh hoặc thân mật thái quá, suồng sã, đùa cợt dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn, thiếu chuẩn mực. Một số sinh viên đề cao cái “tôi” quá lớn nên đôi khi chỉ vì một cái nhìn “không bình thường”, chỉ một va chạm nhẹ, một mâu thuẫn nhỏ là có thể có những lời nói thô tục, khiếm nhã, thậm chí gây gổ, đánh nhau. Trong hành vi ứng xử của một số sinh viên hiện nay, vẫn còn có những hành động phân biệt học lực, phân biệt giàu nghèo, phân biệt dân tộc, miệt thị chê bai dẫn đến gây gổ đánh nhau. Càng ngày, nhiều chuẩn mực, giá trị, niềm tin văn hóa truyền thống của nhà trường dần bị thay đổi. Hành vi ứng xử, giao tiếp của sinh viên hiện nay đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ lệch chuẩn trong môi trường giáo dục đại học.

Từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện cho đến nay, hình thức dạy học trực tuyến phổ biến dẫn đến việc sinh viên sử dụng mạng xã hội nhiều hơn. Nhiều sinh viên không kiểm soát được thông tin xấu độc nên đã có hành vi chia sẻ thông tin, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng chống COVID-19 nói chung, đến bản thân sinh viên nói riêng. Những bình luận theo hiệu ứng “đám đông” trên các trang mạng xã hội ngày càng tràn lan, không ít sinh viên có những bình luận ác ý, phản cảm, bị các thế lực xấu lợi dụng để kích động nhằm gây bất ổn chính trị. Theo kết quả điều tra, chỉ có 21,5% sinh viên quan tâm đến việc “lựa chọn thông tin để đăng tải, chia sẻ”; có 32,4% sinh viên


“Kiểm tra tác giả, đọc kỹ nội dung để suy ngẫm”; có 44,2% sinh viên “kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin” (Phụ lục 3, bảng 19). Đây là một hạn chế chung cho một bộ phận sinh viên hiện nay, trong đó, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ có những biểu hiện chưa tích cực trong việc tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội.

Thông tin trên mạng xã hội từ rất nhiều nguồn, nhiều mục đích khác nhau. Bên cạnh những thông tin đúng đắn, tích cực, có không ít thông tin xấu, độc, đó là những thông tin sai trái, bịa đặt, xuyên tạc sự thật, thù địch, phản động, kích động bạo lực. Vì vậy, sinh viên cần có kỹ năng chọn lọc thông tin để nhận diện đâu là thông tin đúng đắn, đâu là thông tin xấu, độc để tỉnh táo, sáng suốt, không bị tiêm nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực bởi những thông tin xấu, độc đó. Điều này đặt ra, cần có những quy định và định hướng cụ thể hơn nữa để sinh viên nâng cao kỹ năng khai thác hiệu quả lợi ích của mạng xã hội.

3.2.2.4. Về dũng khí chính trị của sinh viên

Một số sinh viên chưa chủ động trong học tập, xác định động cơ học tập không rõ ràng nên thiếu sự nỗ lực và quyết tâm để hoàn thành mục tiêu đặt ra. Tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của sinh viên còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ nhất, một bộ phận sinh viên có tâm lý dựa dẫm, ỷ lại, xác định mục đích học tập không rõ ràng

Sinh viên không định hướng nghề nghiệp rõ ràng sẽ dẫn đến thiếu động lực phấn đấu và rèn luyện. Theo kết quả điều tra, có 21,3% sinh viên cho rằng mục đích của việc học để có bằng đại học. Điều này có thể thấy, sinh viên đang lãng phí tuổi thanh xuân của chính mình, lãng phí tiền bạc của bố mẹ, lãng phí niềm tin và kỳ vọng của xã hội dành cho thế hệ trẻ. Tuổi trẻ luôn đặt nặng trên vai trọng trách xây dựng quê hương, đất nước, trọng trách ấy gắn liền với mục đích của việc học để xây dựng tương lai của chính sinh viên. Thế nhưng, chỉ có 8% sinh viên trả lời rằng học để phục vụ đất nước. Những biểu hiện này cho thấy, một bộ phận sinh viên hiện nay có biểu hiện thiếu chín chắn trong nhận thức, an phận, thiếu khát khao và hoài bão, đang dần lạc mất phương hướng đối với tương lai của mình (Phụ lục 3, bảng 16).



0.4%

40.2%

30.1%

Học để có việc làm ổn định

Học để phục vụ đất nước

8%

21.3%

Học để có bằng đại học Học để có kiến thức

Học vì lí do khác

Biểu đồ 3.20. Mục đích học tập hiện nay của sinh viên

Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020

Sinh viên xác định mục đích khác nhau để theo đuổi việc học mà nổi rõ nhất là sự lo lắng và mong muốn về việc làm sau khi ra trường. “Một bộ phận sinh viên vẫn chưa xác định được mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn, thiếu kiên trì, chưa trung thực trong việc học tập, thi cử; có những biểu hiện lệch lạc về lối sống, dễ bị lợi dụng, lôi kéo… Ngoài ra, tình trạng thiếu việc làm và việc làm không đúng chuyên môn sau khi ra trường đã ảnh hưởng đến tư tưởng, động cơ phấn đấu học tập của sinh viên” [80; tr.4].

Thứ hai, một bộ phận sinh viên thiếu kiên quyết đối với các hành vi tiêu cực và vi phạm pháp luật của người khác

Một trong những hạn chế về dũng khí chính trị của sinh viên là thái độ đối với các hành vi tiêu cực và vi phạm pháp luật của người khác. “Hiện nay vẫn còn một bộ phận không ít sinh viên lười học, học đối phó, chưa nghiêm túc trong thi cử dẫn đến tỷ lệ sinh viên thuộc diện bị thôi học, cảnh báo vẫn còn cao. Trong những hoàn cảnh nhất định, việc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong học tập, thi cử vẫn chưa triệt để” [83; tr.7].

Tâm lý phổ biến của sinh viên là ngại va chạm nên đa phần sinh viên im lặng hay nhẫn nhịn chịu đựng trước những sai trái, tiêu cực xẩy ra. Theo kết quả điều tra, có 33,5% sinh viên được hỏi chỉ lên án, chống lại khi nó xâm hại đến lợi ích của mình; có 19,4% thỉnh thoảng có lên án, chống lại; còn 1,1% sinh viên thì không quan tâm đến vấn đề này (Phụ lục 3, bảng 20). Kết quả điều tra này đã và đang phản ứng thực tế của công tác đấu tranh chống tiêu cực hiện nay, bởi đôi khi, hành động đầy “nghĩa khí” lại khiến bản thân thiệt thòi, thua thiệt. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, cách hành xử an toàn nhưng thiếu trách nhiệm như

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 24/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí