- Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng các mô đun, môn học của những học phần được đánh giá theo các mức độ xếp loại Xuất sắc; Giỏi; Khá; Trung bình khá và yếu tính từ đầu khóa học.
- Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được đánh giá theo thang điểm chữ mà SV tích lũy tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi kì học.
- Điểm trung bình chung học kì để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kì chỉ tính theo kết quả thi học phần đó ở lần thứ nhất. Điểm trung bình chung học kì và trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực SV và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi” [12].
Bảng 2.8. Mức độ quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá
Mức độ đánh giá | Điểm | Xếp loại | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
Quản lý xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV | 14 | 8.75 | 29 | 1.25 | 92 | 57.5 | 25 | 15.625 | 2.80 | 2 |
Xây dựng quy trình/quy chế kiểm tra thi, công nhân kết quả học tập phù hợp | 11 | 6.875 | 20 | 1.25 | 85 | 53.13 | 44 | 27.5 | 3.01 | 3 |
Tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện chính xác, phù hợp | 31 | 19.38 | 34 | 1.25 | 58 | 36.25 | 37 | 23.125 | 2.63 | 2 |
Thành lập hội đồng chấm điểm, công bố kết quả thi chính xác, khách quan | 2 | 1.25 | 15 | 1.25 | 112 | 70 | 31 | 19.375 | 3.08 | 3 |
Quản lý chỉ đạo việc tiếp nhận phản hồi về các thắc mắc của SV về kết quả thi | 7 | 4.375 | 40 | 1.25 | 84 | 52.5 | 29 | 18.125 | 2.84 | 3 |
Quản lý việc tổng hợp, công bố, lưu trữ và thanh tra kết quả thi | 7 | 4.375 | 15 | 1.25 | 92 | 57.5 | 46 | 28.75 | 3.11 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu Khái Quát Về Trường Cao Đẳng Nghề Dtnt Bắc Kạn
- Thực Trạng Quản Lý Liên Kết Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Nghề Dtnt Bắc Kạn
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Liên Kết Đào Tạo Trong Hoạt Động Giảng Dạy Của Giáo Viên
- Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Trong Công Tác Quản Lý Hoạt Động Liên Kết Đào Tạo
- Tổ Chức Xây Dựng Hệ Thống Các Văn Bản Đồng Bộ Giữa Nhà Trường Và Các Đơn Vị Liên Kết Trong Công Tác Quản Lý Mục Tiêu, Chương Trình, Kế Hoạch
- Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Trong Quá Trình Đào Tạo
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
“Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được nhà trường đa dạng hóa nhằm đảm bảo nghiêm túc khách quan, chính xác công bằng và phù hợp với những phương thức đào tạo. Phương pháp kiểm tra cho phép đánh giá được mức độ tích lũy được của học sinh về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành cũng như năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của người học” [12].
Bên cạnh đó, công tác tổ chức thi kết thúc môn học được tổ chức khách quan, trung thực, đảm bảo quy chế từ đó giúp SV có ý thức trách nhiệm trong học tập, kịp thời rút kinh nghiệm điều chỉnh phương pháp tiếp cận môn học, cách học cho những môn sau, tiết sau hiệu quả hơn môn trước, tiết trước. Kết quả học tập của SV được thông báo công khai kịp thời theo quy định, được lưu giữ đầy đủ, chính xác và an toàn tạo ra những thuận lợi về nhiều mặt cho SV trong quá trình học tập.
Ngoài việc thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, nhà trường còn thực hiện đánh giá chất lượng đào tạo của cả khóa học.
Các hoạt động quản lý việc tổng kết, đánh giá về tổ chức các khóa học được thực hiện vào cuối năm sau khi có được số liệu tổng kết về kết quả đào tạo của các các ngành đào tạo và các khóa đào tạo. Phòng đào tạo sẽ phân công nhiệm vụ cho chuyên viên phụ trách tổng hợp và so sánh kết quả đào tạo giữa các khóa (số lượng tuyển sinh/số lượng tốt nghiệp, tỷ lệ SV tốt nghiệp đạt các loại Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình và Yếu kém so với mục tiêu đặt ra và so với các khóa).
Nhà trường cũng tiến hành thăm dò ý kiến của các doanh nghiệp về chất lượng đào tạo SV thông qua các buổi tọa đàm, đối thoại SV với doanh nghiệp và nhận được phản hồi tích cực từ phía doanh nghiệp. Tuy nhiên công tác điều tra theo dấu vết SV tốt nghiệp để có được thông tin về tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề và trình độ đào tạo chưa được nhà trường đầu tư thực hiện. Qua việc đánh giá kết quả đào tạo, nhà trường cũng đã tiến hành tổ chức rút kinh nghiệm việc tổ chức quản lý đào tạo cho các khóa sau. Tuy nhiên, thực tế hoạt động này vẫn mang nặng tính hình thức và chưa được lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng hoạt động.
Tiến hành khảo sát đối với 160 phiếu khảo sát, kết quả thu về được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.9. Mức độ thực hiện quản lý việc đánh giá kết quả đào tạo
Mức độ đánh giá | Điểm | Xếp loại | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
Quản lý việc tổng kết, đánh giá kết quả đào tạo của cả khóa học | 12 | 7.5 | 24 | 1.25 | 95 | 59.38 | 29 | 18.125 | 2.88 | 3 |
Quản lý việc đánh giá hiệu quả trong của các khóa học | 19 | 11.88 | 32 | 1.25 | 88 | 55 | 21 | 13.125 | 2.69 | 2 |
Quản lý việc đánh giá hiệu quả ngoài của các khóa học | 74 | 46.25 | 44 | 1.25 | 23 | 14.38 | 19 | 11.875 | 1.92 | 2 |
Qua bảng trên cho thấy công tác quản lý việc tổng kết, đánh giá kết quả đào tạo các khóa học của nhà trường được đánh giá thực hiện tốt với 59,38% ý kiến đánh giá tốt và 18.125% đánh giá rất tốt. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả trong và hiệu quả ngoài của các khóa đào tạo chưa được nhà trường chú trọng thực hiện. Cụ thể: việc đánh giá hiệu quả trong đào tạo chỉ nhận được 55% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện tốt; việc đánh giá hiệu quả ngoài đào tạo nhận được 14.38% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện tốt.
Việc đánh giá kết quả đào tạo mới chỉ dừng lại ở việc chú trọng đánh giá chất lượng hoạt động liên kết đào tạo qua tỷ lệ SV tốt nghiệp các loại của các khóa so với mục tiêu đào tạo và chuẩn được đề ra cũng như so sánh với các khóa liên kết đào tạo. Còn việc đánh giá hiệu quả trong và hiệu quả ngoài của liên kết đào tạo chỉ được tiến hành thực hiện thông qua việc ghi nhận những ý kiến đóng góp, những nhận định, đánh giá của các doanh nghiệp sử dụng lao động trong các cuộc hội thảo. Như vậy việc thực hiện đánh giá hiệu quả của liên kết đào tạo chưa được nhà trường quan tâm đúng mực, việc thực hiện cũng được tiến hành một cách đơn giản, sơ xài mang tính hình thức trên quy mô nhỏ nên chưa thực sự khoa học và hiệu quả.
2.3.7 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo là một thành phần quan trọng trực tiếp tham gia vào việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học. Công tác quản lý CSVC, trang thiết bị đào tạo có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác CSVC ở mỗi nhà trường vì nó giúp các nhà quản lý:
- Có cái nhìn tổng quan về phát triển CSVC và mức độ ảnh hưởng của nó tới hoạt động dạy học ở trong nhà trường;
- Có cơ sở đề ra các biện pháp hợp lý, khoa học khai thác và sử dụng CSVC một cách có hiệu quả;
- Đánh giá được thực trạng của CSVC, hiệu quả quá trình đầu tư mua sắm, bảo quản và chất lượng sử dụng, khai thác CSVC của các nhà trường, từ đó hoạch định chiến lược nâng cấp CSVC một cách lâu dài;
- Đánh giá chính xác năng lực của các nhà quản lý trong hoạt động quản lý và đào tạo giáo viên qua từng thời kỳ;
Thực trạng về CSVC hiện nay của nhà trường:
+ Diện tích đất được cấp 8.7 ha, với tổng diện tích xây dựng 15.370m2; trong đó, gồm: 14 phòng làm việc, 13 phòng học, 07 khu nhà xưởng thực hành, thực tập (có 04 khu xưởng đạt chuẩn, 03 khu xưởng tạm của nghề chăn nuôi - thú y & xây
dựng), 02 phòng thực nghiệm của khoa Nông lâm, 28 phòng ký túc xá với công suất 320 chỗ ở nội trú, 01 nhà tập thể công vụ cho cán bộ viên chức, 01 thư viện với trên
1.000 đầu sách, 01 căng tin có công suất 150 suất ăn; 01 bếp ăn tự nấu dành cho HS có nhu cầu tự nấu với công suất 50 xuất ăn ...
+ Về trang thiết bị dạy và học, được đầu tư trang bị khá đầy đủ và hiện đại theo từng ngành nghề đào tạo, cụ thể: Thiết bị ngành Cơ khí và Điện, thiết bị đào tạo nghề lái xe ô tô B1, B2, C; thiết bị nghề Thú y - chăn nuôi, Nghề công nghệ ô tô,... các trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác chuyên môn. Các trang thiết bị, tài sản, phương tiện nói trên được đầu tư mua sắm từ nguồn vốn chương trình mục tiêu tăng cường năng lực (2005-2010); dự án VIE/021 (2006-2011) và dự án nghề trọng điểm (2011-2015); vốn đầu tư của Ban chỉ đạo tây Bắc (2010-2012).
Các nguồn lực đầu tư trong những năm qua mới chỉ đáp ứng trình độ đào tạo đến trung cấp và với quy mô nhỏ, dự án VIE/021 mới chỉ đầu tư đáp ứng nhu cầu đào tạo cho hai nghề cơ khí và điện. Năm 2016, sau khi trường được nâng cấp thành Cao đẳng nhà trường tiến hành đào tạo đến cấp trình độ Cao đẳng nghề với quy mô tuyển sinh ngày càng tăng (hiện nay khoảng 100 sinh viên cao đẳng, 700 HS trung cấp, trên 1.000 học viên sơ cấp)... hiện CSVC chưa đáp ứng nhu cầu về quy mô, về chất lượng đào tạo và trình độ đào tạo cao đẳng, cụ thể là: Khu nhà hành chính (hiệu bộ): Hiện mới đáp ứng nhu cầu làm việc cho Ban Giám hiệu, 2 khoa, 3 phòng, còn thiếu toàn bộ nơi làm việc cho 02 Khoa, 02 phòng và 02 Trung tâm, dẫn đến nhiều bất cập trong công tác giảng dạy và học tập của cán bộ giáo viên và HSSV nhà trường.
Khu học tập: Hiện nay trường có tổng số 13 phòng học lý thuyết trong đó đã sử dụng 6 phòng làm phòng chức năng (phòng họp, hội trường, phòng học tiếng...) số phòng phục vụ giảng dạy lý thuyết hiện có 7 phòng/30hs/lớp học, do vậy phòng học lý thuyết hiện mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu, chưa có phòng học cho các khoa nghề nông lâm nghiệp; chưa có hội trường đa năng; chưa có phòng thí nghiệm, khu thực hành nghề nông lâm nghiệp...khu Ký túc xá (KTX), theo tiêu chuẩn thiết kế chỉ đáp ứng cho 250 chỗ ở, như vậy quy mô KTX theo tiêu chuẩn thiết kế mới đáp ứng khoảng 40% tổng số HSSV tập trung tại trường, chưa đáp ứng nhu cầu ở nội trú (nhất là khi triển khai dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số ở nội trú theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng chính phủ về chính sách nội trú đối với HSSV học Cao đẳng, trung cấp). Khu thể thao, chưa được đầu tư xây dựng các hạng mục công trình,… Về thiết bị dạy nghề, cơ bản đáp
ứng nhu cầu các nghề đang đào tạo về danh mục thiết bị và quy mô đào tạo hiện nay (nhất là các nghề được DA VIE/021 trang bị), tuy nhiên trong những năm tới cần được bổ sung phát triển các nghề mới và tăng số lượng danh mục để đáp ứng quy mô đào tạo.
Bảng 2.10. Đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở thực hành, trang thiết bị dạy nghề trong trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn
Mức độ đánh giá | Điểm | Xếp loại | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1. QL cơ sở hạ tầng, phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và thư viện | 0 | 0 | 2 | 1.25 | 132 | 82.5 | 26 | 16.25 | 3.15 | 3 |
2. QL các thiết bị, mô hình, phương tiện học tập và giảng dạy không hư hỏng | 1 | 0.625 | 5 | 1.25 | 121 | 75.62 | 33 | 20.62 | 3.16 | 3 |
3. Quản lý các tài sản và phương tiện phụ trợ phục vụ công tác giảng dạy | 0 | 0 | 4 | 1.25 | 136 | 85 | 20 | 12.5 | 3.1 | 3 |
5. Hiệu quả sử dụng, khai thác cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy | 2 | 1.25 | 15 | 1.25 | 112 | 70 | 31 | 19.37 | 3.07 | 3 |
6. Công tác rà soát chất lượng tài sản, bảo trì CSVC, thiết bị dạy nghề | 7 | 4.37 | 40 | 1.25 | 84 | 52.5 | 29 | 18.12 | 2.8 | 3 |
7. Hệ thống ký túc xá, nhà ăn, sân thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu sử dụng | 70 | 43.75 | 65 | 1.25 | 12 | 7.5 | 13 | 8.125 | 1.8 | 2 |
8. Quy định về quản lý, khai thác và sử dụng CSVC, thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy | 12 | 7.5 | 35 | 1.25 | 90 | 56.25 | 23 | 14.37 | 2.78 | 2 |
Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá thu được cho thấy công tác quản lý cơ sở vật chất trong trường tương đối hiệu quả, dù chưa được đánh giá là tốt mà chủ yếu là ở
mức khá trong đó cao nhất là tiêu chí 5: Hiệu quả sử dụng, khai thác CSVC, thiết bị giảng dạy (70%) và tiêu chí 4: Quản lý các tài sản và phương tiện phụ trợ phục vụ công tác giảng dạy. Riêng với hệ thống KTX, nhà ăn, sân thể dục chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Công tác quản lý cơ sở hạ tầng, hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và thư viện là được đánh giá ở mức tương đối tốt. Nhìn chung, nhà trường đã có những quy định rất cụ thể trong công tác quản lý và khai thác sử dụng CSVC, trang thiết bị đào tạo và các tài sản trong trường. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở thực hành, trang thiết bị dạy nghề ở trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn được đánh giá có những điểm chung đó là đều đánh giá ở mức độ khá. Tuy số lượng và chất lượng của hệ thống trang thiết bị đào tạo, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế cho công tác thực hành nên chủ yếu học viên thực hành tại các đơn vị LKĐT, phối hợp đào tạo và được giới thiệu thực tập trực tiếp tại các doanh nghiệp. Với hướng khắc phục này, nhà trường được đánh giá khá đảm bảo về cơ sở vật chất cho đào tạo.
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn
* Ảnh hưởng từ năng lực của cán bộ quản lý
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ QL của Nhà trường đạt chuẩn về trình độ đào tạo, được bồi dưỡng kiến thức QLGD, có thâm niên trong công tác mô hình giáo dục nghề nghiệp, có kinh nghiệm trong thực tế quản lý, nghiệp vụ quản lý của CBQL đáp ứng tốt công tác quản lý dạy nghề, nhanh nhạy với xu thế phát triển của xã hội. Đội ngũ cán bộ QL luôn quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ GV, nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên; khai thác triệt để thế mạnh của từng giáo viên, phân công giảng dạy hợp lý, động viên họ yên tâm công tác, tự giác học tập nâng cao trình độ học tập về mọi mặt. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc triển khai các biện pháp quản lý hoạt động LKĐT của nhà trường đạt kết quả tốt.
Đối với cán bộ QL hoạt động LKĐT, trực tiếp là cán bộ phòng Đào tạo có ảnh hưởng lớn đối với kết quả hoạt động liên kết đào tạo từ công tác tư vấn hướng nghiệp, tư vấn chọn ngành nghề phù hợp với học viên cho đến việc triển khai CTĐT, kế hoạch đào tạo, kiểm tra đánh giá,… Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động liên kết đào tạo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, kỹ năng quản lý hiệu quả, khả năng giao tiếp và giải đáp tốt sẽ là cơ sở để nâng cao chất lượng của liên kết đào tạo trong nhà trường, ngày càng mở rộng hơn phạm vi và nội dung liên kết đào tạo. Hiện nay, Phòng Đào tạo của trường vẫn đang thực hiện kiêm nhiệm cán bộ,
62
chưa phân công rạch ròi cán bộ chuyên làm công tác liên quan đến liên kết đào tạo nên sự tập trung và hiệu quả hoạt động chưa cao.
* Ảnh hưởng từ phía đội ngũ giáo viên
Hầu hết các giảng viên trong trường đều nhận thức rõ vai trò quan trọng của người giáo viên trong quá trình dạy học và đảm bảo nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy nghề, nêu cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm, từ đó tác động đến hoạt động liên kết đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào tạo. Đội ngũ GV có trình độ chuyên môn tốt, kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, sử dụng phương pháp thích hợp trong quá trình giảng dạy và kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu dạy nghề sẽ đem đến cho học viên những bài giảng cả về lý thuyết và thực hành hiệu quả, từ đó tác động đến chất lượng đầu ra của học viên. Điều này tác động ngược trở lại đối với nội dung quản lý liên kết đào tạo, quản lý tốt công tác giảng dạy của GV sẽ góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà trường, là cơ sở để gia tăng liên kết đào tạo khi gia tăng nguồn học viên đầu vào và chất lượng học viên đầu ra.
Đối với giáo viên là kỹ sư hoặc cán bộ kỹ thuật đã làm nghề nhiều năm, đạt được kỹ năng, kỹ xảo nghề. Hầu hết các giáo viên thực hành đều có chứng chỉ nghề nghiệp quốc gia bậc 2 hoặc bậc thợ 3/6; 4/7. Tuy nhiên, đội ngũ này mặc dù đã được tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm có kỹ năng, kỹ xảo nghề nhưng vẫn hạn chế trong việc truyền đạt, sử dụng các phương pháp dạy học, chưa nắm bắt tốt tâm lý người học, chưa xử lý tốt những tình huống sư phạm xảy ra trong thực tế học tập. Đây là vấn đề cần quan tâm trong bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề lấy từ công nhân lành nghề, kỹ sư để nâng cao chất lượng dạy nghề.
* Ảnh hưởng từ phía người học
Trong hoạt động LKĐT với các TT GDTX, đối tượng học sinh là học sinh THCS tham gia học văn hoá chương trình GDTX cấp THPT và học nghề hệ trung cấp chiếm tỷ lệ lớn. Đối tượng này ít tuổi, lựa chọn nghề theo số đông nên công tác tư vấn hướng nghiệp, tư vấn việc làm cần được nhà trường quan tâm định hướng nghề cho các em phù hợp. Đối tượng này, do tuổi còn nhỏ chưa xác định rõ mục đích học nghề, tâm lý luôn có sự biến động, nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy nghề đặc biệt là các nghề liên kết với trường Cao đẳng, Trung cấp để đào tạo nghề.
Số học viên thuộc các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng là lao động nông thôn số lượng ít nhưng cũng rất cần quan tâm để hỗ trợ các em trong lựa chọn nghề, học tập và giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp. Đối tượng học viên
học nghề của nhà trường đa dạng về độ tuổi, tôn giáo, hoàn cảnh và điều kiện kinh tế - nhận thức nên rất cần một kế hoạch đào tạo hợp lý, phải xây dựng kế hoạch dạy nghề chi tiết, bố trí sao cho phù hợp với đối tượng người học, năng lực của người học để đảm bảo chất lượng dạy nghề, đảm bảo học viên tham gia và hoàn thành khóa học cũng như đảm bảo chất lượng của học viên khi tốt nghiệp có thể tham gia vào hoạt động kinh tế với nội dung và kiến thức được đào tạo.
* Thái độ của xã hội với nghề và công tác đào tạo nghề
Xu hướng và nếp nghĩ của hầu hết mọi người trong xã hội là “phấn đấu vào được các trường đại học mới có thể kiếm được một nghề ổn định sau khi ra trường đang ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của công tác đào tạo nghề và liên kết đào tạo tại trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn. HS không muốn thi vào hoặc nếu đỗ thì cũng tìm cách thi lên đại học”. Điều này làm cho đầu vào của trường có thể khá đông nhưng đầu ra lại ít. Tạo nên tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Nếu mọi người trong xã hội có suy nghĩ và đánh giá đúng đắn hơn về tầm quan trọng và vai trò của việc học nghề thì lượng người học tại trường sẽ tăng lên.
*Tác động của tình hình kinh tế - xã hội địa phương
Tình hình kinh tế- xã hội địa phương có ảnh hưởng lớn đến hoạt động liên kết đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào tạo. Trong quá trình nắm bắt nhu cầu học nghề, Nhà trường đặc biệt quan tâm đến vấn đề kinh tế- xã hội của tỉnh và các tỉnh lân cận trong khu vực để mở những lớp nghề đào tạo phù hợp. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển với tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ cao hơn so với nông nghiệp, sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đang phát triển mạnh. Lợi thế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là nông, lâm nghiệp và du lịch. Theo đó các nghề đào tạo của trung tâm tập trung vào các nghề khai thác lợi thế của tỉnh. Bên cạnh đó sự phát triển của các vùng sản xuất tập trung, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Chính điều này đã thúc đẩy các đối tượng thanh niên có nhu cầu học nghề theo học nghề và nhà trường cũng đẩy mạnh hoạt động liên kết đào tạo với các đơn vị liên kết nhằm đáp ứng các nhu cầu học.
2.5 Đánh giá chung
2.5.1. Những mặt mạnh
Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn đã ban hành một hệ thống văn bản về quản lý liên kết đào tạo tương đối hoàn chỉnh. Đây là nhân tố tiên quyết, góp phần cho sự thành công của quá trình quản lý đào tạo nói chung và quản lý liên kết đào tạo nói riêng. Đây là công cụ đặc biệt quan trọng cho việc thực hiện các vấn đề về quản lý hoạt động đào tạo.