Nâng Cao Nhận Thức Của Các Cấp, Các Ngành Và Đến Từng Người Dân Về Chủ Trương, Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Trong Hoạt Động Đào Tạo Nghề


tạo nghề khoảng 26.500 lao động. trong đó, số lao động được hỗ trợ chi phí học nghề (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) là 14.200 người/năm, gồm: Học nghề nông nghiệp: 5.000 người, phi nông nghiệp: 9.200 người. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, gồm: Đào tạo trình độ trung cấp chuyện môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho cán bộ, công chức và cán bộ cơ sở :

1.500 người; trình độc cao đẳng, đại học chuyện môn nghiệp vụ và chính trị cho các cán bộ, công chức và cán bộ cơ sở: 1.000 người. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý theo từng vị trí công việc cho các cán bộ, công chức và cán bộ cơ sở xã phường, thị trấn: 6.000 người; kiến thức quản lý nhà nước theo từng vị trí công việc cho các cán bộ cơ sở: 10.000 người, nghiệp vụ chuyên môn và kĩ năng hoạt động cho cán bộ xã nhiệm kì 2011 - 2015: 6.500 người.

+ Tỉnh Ninh Bình: Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh đến năm 2015 đạt 40% và đến năm 2020 là 55%, trong đó tỷ lệ lao động làm nông nghiệp giảm xuống còn 25-30%. Đảm bảo cho lao động sau đào tạo nghề có việc làm giai đoạn 2011-2015 đạt từ 70-80%, giai đoạn 2016-2020 đạt 80- 90%. Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đến năm 2020 có đủ lực lượng, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Cụ thể:

Đào tạo nghề cho 169.000 lượt người lao động, bình quân mỗi năm đào tạo cho 16.900 lượt người. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cho 7.600 lượt người, bình quân mỗi năm 760 lượt người

Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, đào tạo bồi dưỡng cán bộ trên địa bàn tỉnh. Tập trung xây dựng và hoàn thiện 8 cơ sở đào tạo nghề công lập cấp huyện, đảm bảo đến năm 2015 các Trường trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề cấp huyện có đầy đủ cơ sở vật chất để đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động nhất là lao động nông thôn. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề, đến năm 2020 toàn tỉnh có 5-6 trường trung cấp nghề tư thục, mỗi huyện thị xã, thành phố có từ 3-5 trung tâm và cơ sở dạy


nghề tư thục. Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy cho Trường chính trị tỉnh, 8 trung tâm bồi dưỡng cán bộ cấp huyện đủ khả năng đảm nhận việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

+ Thành phố Hải Phòng: Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho 24.000-25.000 lao động nông thôn; đào tạo bồi dưỡng 2.350 lượt cán bộ công chức xã. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề có việc làm tối thiểu 80%. Hàng năm thực hiện đặt hàng dạy nghề cho lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo, bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau học nghề tối thiểu đạt 90%.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công việc. Mục tiêu cụ thể từng giai đoạn: Giai đoạn 2011-2015, đào tạo nghề cho 125.000 lao động nông thôn ở 3 cấp trình độ, trong đó: 14.000 lao động nông thôn được thụ hưởng theo chính sách Đề án 1956 từ nguồn kinh phí địa phương; 4.000 lao động nông thôn đào tạo theo hình thức đặt hàng dạy nghề và 107.000 lao động nông thôn đào tạo theo hình thức xã hội hóa. Đào tạo cán bộ công chức cấp xã cho khoảng 12.300 lượt cán bộ, công chức xã để đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, quản lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Giai đoạn 2016-2020: Đào tạo nghề cho 120.000 lao động nông thôn ở 3 cấp trình độ, trong đó: 14.000 lao động nông thôn được thụ hưởng theo chính sách Đề án 1956 từ nguồn kinh phí địa phương; 5.000 lao động nông thôn đào tạo theo hình thức đặt hàng dạy nghề và 101.000 lao động nông thôn đào tạo theo hình thức xã hội hóa. Đào tạo cán bộ công chức cấp xã cho khoảng 12.300 lượt cán bộ, công chức xã để đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, quản lý.

Những mục tiêu trên đã được xác định dựa trên yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nguồn lực có thể huy động cho đào tạo nghề cho lao động nông thôn,

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 21


thực trạng của nguồn lao động nông thôn nên khá hợp lý. Tuy nhiên, so với khả năng tổ chức và phối hợp các nguồn cho đào tạo nghề, giữa đào tạo và sử dụng cần phải có kế hoạch triển khai chặt chẽ, thường xuyên giám sát điều chỉnh các mục tiêu trên mới có thể thực hiện được.

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

3.3.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đến từng người dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong những năm qua. Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành được 2 năm và đang triển khai trong tất cả các tỉnh và thành phổ trong cả nước, trong đó có các tỉnh, thành phố ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, việc triển khai Nghị quyết vẫn còn chậm so với yêu cầu và các công việc cần phải thực hiện. Trong các nguyên nhân, nguyên nhân về sự nhận thức của một số lãnh đạo chính quyền, hội đoàn thể và nhất là bản thân người lao động nông thôn về tầm quan trọng của đào tạo nghề còn hạn chế, còn có biểu hiện trông chờ, ỷ lại, thụ động trong công tác triển khai Đề án là một trong các nguyên nhân chủ yếu [29,5]. Vì vậy, trong đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm trong những năm 2011-2015 của Tổng cục dạy nghề về thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, vấn đề đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn được coi là biện pháp có tính tiền đề và then chốt.

Việc triển khai hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu như:

- Quán triệt nội dung Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến tận cơ sở (hiện hoạt động này mới triển khai ở cấp tỉnh, thành phố).


Các cơ quan phát thanh, truyền hình, các phương tiện báo chí ở địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; biến các phương tiện thông tin đại chúng trên thành những kênh thông tin quan trọng nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Biên soạn các tài liệu tuyên truyền đến từng người dân chủ trương của Đảng và Chính phủ, các kế hoạch, mục tiêu đào tạo nghề của địa phương đến từng cơ sở đào tạo nghề và đến từng lao động nông thôn.

- Tuyên truyền các mô hình tổ chức đào tạo nghề điển hình, những lao động được đào tạo nghề có những chuyển biến trong áp dụng các kiến thức được đào tạo và sản xuất, kinh doanh.

- Tuyên truyền về các chính sách ưu đãi đối với lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề.

3.3.2. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng

Đây là giải pháp mang tính tiền đề của hệ thống giải pháp phát triển dạy nghề nâng cao chất lượng nguồn lao động nói chung, lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng. Bởi vì, nâng cao chất lượng nguồn lao động và dạy nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng chỉ có thể mang lại hiệu quả kinh tế, đáp ứng các yêu cầu của CNH, HĐH khi có được chiến lược hành động đúng. Từ đó, làm cơ cở xây dựng đề án nâng cao chất lượng nguồn lao động theo từng mặt, rà soát lại đề án đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động cụ thể hơn, nhằm có được một chiến lược nâng cao chất lượng nguồn lao động hiện có và nguồn lao động trong tương lai trong nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng. Các vấn đề của đào tạo nghề cho lao động nông thôn của vùng mới thực sự đi vào cuộc sống.

Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng cần căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã


hội qua đó, xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng nguồn lao động. Có như vậy, các quy hoạch và kế hoạch dạy nghề mới quán triệt được các quan điểm đã nêu ở trên và có tính khả thi.

Hiện tại các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng đã xây dựng các Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Riêng Hà Nội, Quy hoạch xây dựng chung thành phố Hà nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 mới được phê duyệt cuối tháng 7 năm 2011. Về thực chất, trong các quy hoạch các vấn đề phát triển nguồn lao động đã được đề cập và được xây dựng các chỉ tiêu cùng với các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội khác. Trong tổ chức thực hiện quy hoạch, phát triển nguồn lao động cũng được xây dựng thành một giải pháp để triển khai thực hiện. Đây là cơ sở để hoàn thiện và xây dựng các kế hoạch dạy nghề.

Mặt khác, Chính phủ đã có đề án dạy nghề cho lao động nông thôn với mục tiêu khá cụ thể cho từng giai đoạn. Quy hoạch phát triển nguồn lao động phạm vi quốc gia cũng mới được phê duyệt trung tuần tháng 7 năm 2011, với các chỉ tiêu đào tạo nghề từ sơ cấp nghề đến trên đại học cho từng vùng và từng nhóm ngành. Căn cứ vào các mục tiêu và nội dung của đề án vùng, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng triển khai quy hoạch và kế hoạch dạy nghề cho địa phương mình.

Việc quy hoạch cần cụ thể hóa mục tiêu chung của cả nước vào điều kiện cụ thể của các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó đưa ra mục tiêu cụ thể về đào tạo từng mặt (trình độ văn hoá, chuyên môn chính, chuyên môn bổ trợ...); cho từng ngành (nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ...) và cho từng lĩnh vực (kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng...). Cần xác định mục tiêu theo từng loại hình dạy nghề và theo nhóm có cùng chức năng của các cơ sở dạy nghề. Cần đặt vấn đề dạy nghề trong tổng hợp các vấn đề đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động nói chung, lao động nông thôn các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng.


Trên cơ sở quy hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng theo chặng thời gian dài đến 2020 và 2030, cần cụ thể hóa cho các giai đoạn ngắn hơn: giai đoạn 2010-2015, giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030. Tất nhiên, việc cụ thể hóa đó sẽ tiến hành theo từng giai đoạn. Từ kế hoạch 5 năm cần xây dựng các kế hoạch theo từng năm, trong kế hoạch hàng năm có tính đến các yếu tố tác động trực tiếp và có sự điều chỉnh năm sau theo mức độ thực hiện của năm trước để nhiệm vụ 5 năm đạt được, trên cơ sở đó nhiệm vụ của cả chặng thời gian dài đến 2030 sẽ hoàn thành.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, cần phải có sự tập trung trí tuệ của các nhà khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiệm ở thành phố và trung ương, cần phải thực hiện một cách đồng bộ theo đúng trình tự, trong đó có một số cơ sở cho xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng nguồn lao động, nhất là cho dạy nghề đã được tiến hành (Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn của ngành, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các huyện đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030... đã được xây dựng). Đây là thuận lợi rất lớn cho việc xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng nguồn lao động, cho xây dựng quy hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng.

Tuy nhiên, để quy hoạch dạy nghề cần tiến hành rà soát lại nguồn lao động ở tất cả các địa phương, các ngành về số lượng và chất lượng, đặc biệt là ở khối nông, lâm nghiệp và ở các địa phương vùng núi của các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Nắm chắc yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao động theo hướng CNH, HĐH, yêu cầu của dạy nghề cho lao động nông thôn, thực hiện phân tích đánh giá yêu cầu hiện tại và yêu cầu của tương lai, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo và dạy nghề mới, đào tạo và dạy nghề lại, đào tạo và dạy nghề nâng cao trình độ...

Trước mắt cố gắng bố trí sắp xếp sử dụng hết nguồn lao động đã được đào tạo và dạy nghề đúng ngành, đúng nghề, một mặt để khai thác các tiềm


năng hiện có về mặt chất lượng của nguồn lao động, mặt khác tạo động lực khuyến khích người lao động tích cực tham gia vào chiến lược nâng cao chất lượng nguồn lao động và dạy nghề sau khi đã xây dựng quy hoạch và kế hoạch. Tiếp theo đó là sử dụng đồng bộ hệ thống các giải pháp để thực hiện các mục tiêu và yêu cầu đào tạo nghề theo quy hoạch của các tỉnh, thành trong vùng.

3.3.3. Phát triển mạng lưới đào tạo nghề và đa dạng hóa hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn và nông thôn Đồng bằng sông Hồng

Đề án đào tạo nghề cho lao đông nông thôn đã dành sự quan tâm thích đáng đến việc phát triển các mạng lưới đào tạo nghề chung cho lao động nông thôn với các nhiệm vụ cụ thể sau:

Hoàn thành việc thành lập mới trung tâm dạy nghề ở 220 huyện chưa có trung tâm dạy nghề và hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thiết bị vào năm 2013 (gồm: 30 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30-50%; 74 huyện vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc; 116 huyện vùng đồng bằng).

Hỗ trợ đầu tư cho 09 trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở các tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống. Đầu tư nâng cao năng lực của 219 trung tâm dạy nghề đã được thụ hưởng Dự án nhưng ở mức thấp.

Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn; thu hút các cơ sở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục (trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên....), các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn. Huy động các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các trường đại học,


cao đẳng, trung cấp tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo hướng xã hội hóa có sự hỗ trợ của nhà nước (đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu: về nội dung, giáo trình, phương pháp, địa điểm, thời gian, kinh phí…).

Từ những nhiệm vụ cụ thể trên, theo chúng tôi việc xây dựng hệ thống đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng trên phạm vi cả nước cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Các Bộ, ngành, địa phương cần xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, đặc biệt là quy hoạch phát triển trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề giai đoạn 2011-2020 theo nghề đào tạo của Bộ, ngành, địa phương. Từng cơ sở dạy nghề phải xây dựng quy hoạch tổng thể và dự án phát triển của cơ sở mình làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư giai đoạn 2011-2020.

- Các tỉnh hoàn thành việc thành lập và tập trung đầu tư trung tâm dạy nghề ở 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ để đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, đặc biệt là người nghèo ở các huyện này. Tập trung hỗ trợ đầu tư và tăng cường quản lý, bảo đảm hiệu quả hoạt động của các trung tâm dạy nghề thuộc các huyện, các trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở các tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống để tham gia tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các huyện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phát triển các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có năng lực đào tạo một số nghề đạt chuẩn quốc gia; một số trường cao đẳng nghề có năng lực đào tạo một số nghề trọng điểm đạt chuẩn khu vực và thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất, xuất khẩu lao động và thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề; phấn đấu mỗi tỉnh có tổi thiểu một trường

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 23/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí