Đánh Giá Của Cbql Doanh Nghiệp Về Liên Kết Phát Triển Đào Tạo Nghề Thương Mại Du Lịch


mại, du lịch của các CSDN không đồng bộ, chưa được chuẩn hóa, vẫn còn tình trạng thiếu thiết bị, máy móc, lạc hậu so với sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ.

Do vậy bên cạnh việc xây dựng mở rộng mạng lưới dạy nghề thì CSDN cần chú trọng việc đầu tư cơ sở vật chất tương xứng phù hợp với quy mô sau khi mở rộng, đặc biệt cần đầu tư thêm thiết bị giảng dạy phù hợp với nghề đào tạo và được sử dụng đúng mục đích. Kiến nghị với Tỉnh, liên kết, hợp tác với DN để được hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất từ đó giúp các cơ sở dạy nghề thương mại và du lịch của tỉnh tăng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động.

* Đẩy mạnh gắn kết với các doanh nghiệp để phát triển hoạt động đào tạo nghề

Để đánh giá về sự phối hợp, liên kết phát triển đào tạo nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp, tác giả đã tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến của nhóm đối tượng là 30 Cán bộ quản lý tại các DN du lịch, DN kinh doanh thương mại và dịch vụ, nội dung được hỏi về các vấn đề hợp đồng đào tạo, chuyên gia đến đào tạo, hướng dẫn thực tập, nâng cao tay nghề và được tổng hợp kết quả qua bảng sau:

Bảng 3.10. Đánh giá của CBQL doanh nghiệp về liên kết phát triển đào tạo nghề thương mại du lịch


Nội dung

Mức độ liên kết

Chưa từng liên kết

Không thường xuyên

Thường xuyên

Số người


%

Số người


%

Số người


%

1. Nhà trường mời chuyên gia

của DN đến đào tạo

5

16,67

16

53,33

9

30

2. Hợp đồng đặt hàng đào tạo

nghề với DN

3

10

17

56,67

10

33,33

3. Hợp đồng cử HSSV đi tham

quan, thực tập tại DN

3

10

3

10

24

80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên - 9

(Nguồn: Số liệu điều tra)


Qua khảo sát về mối liên kết giữa nhà trường và DN cho thấy việc nhà trường mời các chuyên gia của DN đến để xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới nội dung, phát triển kỹ năng cho HSSV còn hạn chế chỉ có 9/30 chiếm tỷ lệ 30%. Bên cạnh đó nhà trường đã tăng cường liên kết phát triển đào tạo nghề bằng hình thức hợp đồng với DN cho HSSV đi tham quan, thực tập tại các DN chiếm tỷ lệ 80%, đây cũng là kết quả bước đầu trong xu thế đẩy mạnh liên kết với DN phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch.

Tuy nhiên theo nhiều khảo sát về tình hình việc làm của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp cho thấy, chỉ có khoảng 30% học sinh, sinh viên đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Hầu hết số lao động sau khi được tuyển dụng lại phải được DN đào tạo lại từ 1 đến 2 năm mới có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng của DN. Những thực trạng trên cho thấy, việc đào tạo tại các nhà trường hiện nay chưa theo kịp và đáp ứng được nhu cầu xã hội, vẫn còn có khoảng cách giữa đào tạo với sử dụng. Hay nói cách khác giữa các cơ sở đào tạo chưa có sự liên kết chặt chẽ với các DN trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội theo số liệu khảo sát chỉ có 10/30 chiếm tỷ lệ 33,33% hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề của DN với nhà trường.

Thông qua việc liên kết với các DN đã giúp cho các cơ sở đào tạo nghề nâng cao được chất lượng đào tạo cũng như tìm được đầu ra phong phú cho người học, từ đó nâng cao uy tín trước những yêu cầu của thị trường lao động đa dạng và luôn biến động. Cơ sở đào tạo nghề tạo được tiếng vang trong giáo dục và đào tạo, gây uy tín cũng như duy trì mối liên kết bền vững giữa cơ sở đào tạo nghề và DN. Cơ sở đào tạo nghề có thể tăng cường tính tự chủ về nguồn tài chính cũng như cơ sở vật chất ở hiện tại và tương lai.

Đẩy mạnh liên kết với các DN trong và ngoài tỉnh, các cơ sở đào tạo nghề tạo điều kiện cho sinh viên nắm bắt được môi trường thực tế, phát triển được kỹ năng giải quyết những vấn đề phát sinh. Hiện tại một số CSDN đã tiến hành liên kết với các đơn vị như: Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng, Công ty TNHH Thái Hải, Công ty Khách sạn và Du lịch Dạ Hương, Công ty TNHH Hoàng Mấm…


Trong các chương trình đào tạo của CSDN thương mại và du lịch hiện nay phần nội dung lý thuyết chiếm tỷ trọng khá lớn, thời lượng từ 50% đến 75%. Đối với giáo dục nghề nghiệp phần nội dung thực hành rất quan trọng mà người học sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với thực tế chuyên môn được đào tạo. Để triển khai tốt nội dung này, học sinh sinh viên cần phải được trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tại DN. Mặt khác, cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động đào tạo, đặc biệt là nội dung thực hành tại các trường thường là những mô hình cũ, lặp đi lặp lại, ít có điều kiện để cập nhật các trang thiết bị mới, hiện đại. Các trường cần phải có được sự hỗ trợ từ phía các DN để có thể khai thác và sử dụng được cơ sở vật chất, trang thiết bị của DN. Những yêu cầu trên cho thấy, để việc đào tạo sát với thực tế, các trường cần phải có sự phối hợp với các DN trong tổ chức đào tạo.

Như vậy, để tồn tại và nâng cao được chất lượng đào tạo nghề thương mại và du lịch, nhà trường, các trung tâm liên kết dạy nghề cần phải có sự gắn kết chặt chẽ với DN. Hay nói cách khác, trong bối cảnh hiện nay muốn phát triển đào tạo nghề CSDN cần phải thường xuyên có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp.

3.2.4.2. Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nghề

* Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh

Những năm gần đây, công tác tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng gặp rất nhiều khó khăn, các cơ sở dạy nghề cũng không phải là một ngoại lệ. Vì vậy công tác tuyển sinh luôn được các cơ sở dạy nghề đặt lên hàng đầu và luôn được quan tâm chú trọng.

Bảng 3.11. Kết quả tuyển sinh qua các năm học

(ĐVT: Người)



STT


Hệ đào tạo

Năm học

2016-2017

Năm học

2017-2018

Năm học

2018-2019

Chỉ

tiêu

Thực

tuyển

Chỉ

tiêu

Thực

tuyển

Chỉ

tiêu

Thực

tuyển

1

Cao đẳng nghề

100

50

175

60

175

0

2

Trung cấp nghề

1.000

950

1000

780

1100

1.684


3

Sơ cấp nghề

1.000

800

1000

875

1000

620


Tổng cộng

2.100

1.800

2.175

1.715

2.275

2.304

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học trường CĐ Thương Mại và Du lịch Thái Nguyên)

Nhờ có những giải pháp kịp thời mà CSDN đã đưa ra và áp dụng từ những năm học trước như: thành lập Trung tâm tư vấn tuyển sinh và Giới thiệu việc làm để chuyên trách làm công tác tuyển sinh, huy động mọi nguồn lực dựa vào mối quan hệ của các cán bộ, giảng viên để đi tuyển sinh cho các trung tâm dạy nghề và cơ sở đào tạo nghề, tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm tìm kiếm cơ hội, các hướng đi mới cho công tác tuyển sinh, xây dựng đề án tuyển sinh riêng trình Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt. Với sự nỗ lực cố gắng, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc của cán bộ, chuyên viên làm công tác tuyển sinh, một số cơ sở đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch đã hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh đề ra.

Tuy nhiên, nhìn vào kết quả tuyển sinh đào tạo nghề năm học 2018-2019, mặc dù tổng số tuyển sinh được so với chỉ tiêu đề ra vượt kế hoạch, nhưng lại có sự chênh lệch rất lớn giữa các hệ đào tạo và ngành nghề đào tạo, hệ Cao đẳng nghề tuyển sinh được rất ít, năm học 2018-2019 hệ cao đẳng nghề không tuyển sinh được. Nhà trường cũng phải điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh các hệ này, trong khi đó hệ trung cấp nghề số lượng tuyển lại quá lớn so với chỉ tiêu đề ra. Về cơ cấu ngành nghề cũng có sự biến động lớn. Có những ngành nghề từng là truyền thống của nhà trường trước đây nhưng nay tuyển sinh được rất ít, thậm chí là không tuyển được như ngành kế toán doanh nghiệp, quản trị kinh doanh. Hai năm trở lại đây nhà trường chủ yếu chỉ tuyển được các ngành, nghề thuộc lĩnh vực du lịch, kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, kinh doanh chế biến sản phẩm ăn uống…

* Đổi mới nội dung chương trình đào tạo

Hiện nay, các cơ sở dạy nghề vẫn sử dụng các chương trình đào tạo nghề được chỉnh sửa theo hướng dẫn tại Quyết định số 212/2003/QĐ- BL5ĐTB&XH ban hành ngày 27/02/2003 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về quy định các nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề và đã tiến hành chỉnh sửa


nội dung chương trình cho phù hợp với sự thay đổi của công nghệ mới và quyết định số 01/2007/QĐ- BLĐTBXH ban hành ngày 4/1/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chương trình khung trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề.

Để đáp ứng mục tiêu của công tác đào tạo của các trường dạy nghề thương mại và du lịch thì đến năm 2020 hoạt động phát triển xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình trình độ sơ cấp của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010. Chương trình, giáo trình trình độ dưới 3 tháng được xây dựng và biên soạn phù hợp với thực tiễn đáp ứng nhu cầu trình độ của người lao động. Trong năm 2017 số lượng chương trình, giáo trình đã được xây dựng và phê duyệt là 44 bộ và tính từ khi thực hiện đến thời điểm báo cáo là 51 bộ, trong đó nghề thương mại, dịch vụ là 19 bộ, nghề du lịch là 25 bộ.

Hiện nay Ban chỉ đạo tỉnh đang chỉ đạo các cơ sở dạy nghề đối chiếu với 55 bộ chương trình khung của Tổng cục dạy nghề ban hành và 71 Bộ chương trình khung của Bộ Giáo dục đào tạo để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các nghề được xây dựng chương trình tập trung ưu tiên phát triển các ngành nghề xã hội đang có nhu cầu, phát triển đào tạo nhân lực phục vụ phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, kinh doanh sản phẩm ăn uống, nhà hàng khách sạn,…

Như vậy về cơ bản, chương trình đào tạo hiện hành tại các cơ sở đào tạo nghề thương mại và du lịch của tỉnh Thái Nguyên thường xuyên phát triển theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc những chương trình đào tạo của các nước phát triển về khoa học công nghệ, phù hợp với yêu cầu của đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của từng ngành, từng lĩnh vực, vùng, địa phương nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới phát triển nhanh chóng và các chương trình đào tạo cần phải được rà soát chỉnh sửa thường xuyên để cập nhật kiến thức mới, các môn học trong chương trình chủ yếu mới xác định về khung kiến thức chứ chưa


đi sâu vào nội dung chi tiết từng môn học. Như vậy các cơ sở đào cần tiếp tục thực hiện việc rà soát thường xuyên để xác định nội dung kiến thức chi tiết cho từng môn để chương trình đào tạo ngày càng phù hợp hơn

Thông qua 225 phiếu điều tra học sinh đang học nghề thương mại và du lịch tại các trường dạy nghề. Cụ thể 118 người học nghề trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và 107 người học nghề du lịch thì có trên 65% số người được hỏi cho rằng nội dung và phương pháp đào tạo là phù hợp, nội dung sát với phương pháp dạy nghề “cầm tay chỉ việc”, tham quan mô hình thực nghiệm, tuy vậy còn nhiều người học cho rằng nội dung còn mang nặng tính lý thuyết, chưa truyền đạt hết kinh nghiệm và nội dung của mô đun môn học, thời gian học lại kéo dài. Một phần do chương trình đào tạo chưa được chỉnh sửa, biên soạn cho phù hợp với thực tế, một phần do hạn chế chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của giáo viên, phần vì những người học nghề tham gia học chưa tích cực.

Bảng 3.12. Đánh giá của học sinh đang học nghề về chương trình đào tạo nghề thương mại và du lịch

(ĐVT: Người)



TT


Diễn giải

Nghề Thương mại

dịch vụ

Nghề Du lịch

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Chương trình đào tạo

118

100

107

100

1.1

Phù hợp

88

74,58

76

71,03

1.2

Chưa phù hợp

30

25,42

31

28,97

2

Nội dung

118

100

107

100

2.1

Phù hợp

77

65,2

92

85,98

2.2

Chưa phù hợp

41

34,8

15

14,02

3

Phương pháp

118

100

107

100

3.1

Phù hợp

82

69,5

89

83,18

3.2

Không phù hợp

36

30,5

18

16,82

4

Hiệu quả

118

100

107

100


4.1

Có hiệu quả

93

78,81

79

73,83

4.2

Chưa hiệu quả

25

21,19

28

26,17

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Chương trình học có nhiều mô đun, nhiều môn trong một mô đun nên việc tiếp cận, theo dõi phải thường xuyên. Tính hiệu quả là rất cao nhưng mô hình tham quan thực tế còn hạn chế nên chưa kích thích được sự quyết tâm của người học, do đó ở 2 tiêu chí: chương trình đào tạo phù hợp và học nghề có hiệu quả đạt tỷ lệ trên 70%.

* Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề

Năm 2018 số giáo viên dạy nghề toàn tỉnh khoảng 1.700 người đa số giáo viên đáp ứng được yêu cầu về chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực, nhiệt tình, tích cực trong công tác giảng dạy, đào tạo, tự học nâng cao trình độ, tự làm đồ dùng giảng dạy… Nhưng do các cơ sở mới thành lập, ngành đào tạo nhiều dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên, một số giáo viên năng lực trình độ thực hành còn yếu, thiếu tinh thần tự vươn lên. Đối với các trường ngoài công lập và các trung tâm dạy nghề cấp huyện, tình trạng thiếu giáo viên là phổ biến.

Bảng 3.13. Trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề tại Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018‌

(ĐVT: Người)


Năm


Tổng số

CSDN

Trình độ giáo viên CSDN do TW quản lý

Trình độ giáo viên CSDN do Tỉnh quản lý


Tổng số GV

Trên ĐH

ĐH, CĐ


TC


Khác

Trên ĐH

ĐH, CĐ


TC


Khác

2016

44

293

738

17

134

1

86

25

9

1303

2017

52

358

819

28

162

6

135

27

44

1579

2018

56

371

864

23

183

12

135

24

67

1699

(Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên)

Trong giai đoạn 2016-2018, đội ngũ giáo viên dạy nghề tại Thái Nguyên có sự gia tăng kể cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, giáo viên dạy nghề năm


2018 tăng so với năm 2016 là 396 người, với tỷ lệ tăng là 30,4%. Trình độ giáo viên đạt trình độ trên Đại học năm 2018 tăng 89 người với tỷ lệ 30,3% so với năm 2016 nhưng chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 22,5% trên tổng số giáo viên dạy nghề. Trong những năm qua, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề cho đối tượng giáo viên dạy nghề nhận được sự quan tâm tỉnh và các cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó theo khảo sát của tác giả, có đến 70% giáo viên tham gia phỏng vấn đồng ý với ý kiến: “Người dạy luôn được cập nhật kiến thức, kỹ năng trong việc sử dụng các loại máy móc, công nghệ mới thông qua các hoạt động như: tập huấn, hội thảo do nhà trường tổ chức.

Nhằm thực hiện đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, trong những năm qua, trường và cơ sở dạy nghề đã có nhiều giải pháp để tăng cường số lượng và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như hiệu quả dạy học của đội ngũ giáo viên dạy nghề. Tổng số giáo viên giảng dạy trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 228 người, trong đó có: 02 Tiến sỹ, 182 Thạc sỹ, 21 đang học Cao học, 23 Đại học. Hơn 80% đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm nghề. Hàng năm số giáo viên giảng viên không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng và tham gia ngày càng đông đảo trong công tác đào tạo nghề.

Bảng 3.14. Đánh giá của người học về năng lực dạy nghề của giáo viên

(ĐVT:Người)



TT


Diễn dải

Nghề thương mại

dịch vụ

Nghề du lịch

Người

được hỏi

Tỷ lệ %

Người

được hỏi

Tỷ lệ %

1

Kiến thức truyền đạt

118

100

107

100

1.1

Khó hiểu

28

23,7

39

36,4

1.2

Bình Thường

29

24,6

40

37,4

1.3

Dễ hiểu

61

51,7

28

26,1

2

Chuyên môn

118

100

107

100

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí