Giới Thiệu Khái Quát Về Trường Cao Đẳng Nghề Dtnt Bắc Kạn

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG‌

NGHỀ DÂN TỘC NỘI TRÚ BẮC KẠN

2.1. Giới thiệu khái quát về trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú (DTNT) Bắc Kạn, tiền thân là Trường dạy nghề tỉnh Bắc Kạn, được thành lập năm 2002, theo Quyết định số 454/QĐ- UBND ngày 04-4-2002 và được đổi tên thành Trường Trung cấp nghề Bắc Kạn theo Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 03-8-2007 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Trường là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, chịu sự quản lý nhà nước về dạy nghề của Bộ LĐ - TB&XH, có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng.

Sứ mệnh của trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn là cung cấp dịch vụ chất lượng cao về giáo dục nghề nghiệp, “nghiên cứu ứng dụng, tư vấn và chuyển giao khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội”, văn hóa của tỉnh Bắc Kạn và khu vực.

Với sứ mệnh này, Trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn góp phần phát triển kinh tế xã hội văn hóa của địa phương và khu vực thông qua nhiều hoạt động như giáo dục nghề nghiệp đa cấp trình độ (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp) và đa ngành có tay nghề và phẩm chất đạt chuẩn, phù hợp với nhu cầu của địa phương và xã hội; nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất phù hợp với đặc thù kinh tế xã hội của địa phương; Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, sản xuất kinh doanh có gắn với đào tạo; liên kết với các cơ sở đào tạo trình độ Cao đẳng, Đại học. Tổ chức đào tạo liên thông; tham gia đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề và tổ chức nghiên cứu khoa học sư phạm nghề; tổ chức đào tạo Bổ túc văn hóa kết hợp dạy nghề...

Năm 2015, cùng với sự phát triển của mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong cả nước và trước nhu cầu thực tế, Trường được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn. Trường là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Tỉnh Bắc Kạn, được giao nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng NNL có trình độ đến cao đẳng với đa ngành, lĩnh vực (công nghiệp, xây dựng, nông lâm nghiệp, kinh tế, du lịch và dịch vụ) ở các cấp trình độ: Sơ cấp, Trung cấp và Cao đẳng.

Sau 15 năm hình thành và phát triển (2002 - 2017), Nhà trường đã có được khá nhiều kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức đào tạo nghề. Nhà trường đã đào

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

tạo được đội ngũ lao động kỹ thuật thuộc các nghề: cơ khí, công nghệ ô tô, điện- điện tử, kỹ thuật xây dựng, chăn nuôi - thú y, kế toán doanh nghiệp, du lịch - Khách sạn....đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong tỉnh Bắc Kạn nói riêng và trong cả nước nói chung, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và cả nước. Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động về chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật và nhu cầu học tập nói chung và học nghề nói riêng của người dân tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh lân cận ngày càng tăng, ngay từ những năm đầu mới thành lập, Trường đã thực hiện liên kết đào tạo với các cơ sở dạy nghề trong khu vực để tìm lời giải cho bài toán thiếu nguồn nhân lực và điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng đào tạo. Từ năm 2010 trở lại đây, công tác liên kết đào tạo đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa hình thức nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế, nâng cao chất lượng đào tạo góp phần thực hiện tốt các chủ trường, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương về công tác đào tạo nghề.

Với mục tiêu chiến lược xây dựng trường thành cơ sở đào tạo đa ngành nghề, trong đó ưu tiên phát triển có trọng điểm nghề cơ khí, điện và các nghề nông lâm nghiệp. Tạo ra nguồn lao động có tay nghề cao chính là giải pháp mang tính lâu dài tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Phấn đấu đến năm 2025, Trường cao đẳng Nghề DTNT Bắc Kạn “sẽ trở thành trường Cao đẳng đạt chuẩn quốc gia, có uy tín hàng đầu tại địa phương, nằm trong mạng lưới trường trọng điểm của cả nước, nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng cao về giáo dục nghề nghiệp, nghiên cứu ứng dụng, tư vấn và chuyển giao khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của tỉnh Bắc Kạn và khu vực” [17].

Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn - 6

Các em HS, SV khi tốt nghiệp phần lớn đã được nhà trường giới thiệu đi làm tại các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài tỉnh. Trong thời gian tới, trường đặt ra nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường uy tín trong công tác đào tạo, đáp ứng nhu cầu việc làm cho HS, SV sau khi tốt nghiệp. Song song với công tác tuyển sinh đầu vào, Ban lãnh đạo nhà trường đã quan tâm, chú trọng trong công tác “xây dựng chiến lược đào tạo”, đa dạng hóa các ngành nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng nhiệm vụ dạy và học; đào tạo đội ngũ giáo viên chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác cùng các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tạo cơ hội cho người học được thực hành, nâng cao kỹ năng, đồng thời tạo cơ hội việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

BAN GIÁM HIỆU

Các phòng chức năng:

1. Phòng đào tạo

- Tổ văn hóa nghề - Giáo dục thường xuyên

- Tổ môn Tin học – Ngoại ngữ

2. Phòng tuyển sinh và Công tác học sinh – sinh viên

3. Phòng quản lý khoa học và đảm bảo chất lượng

4. Phòng tổng hợp

- Tổ bảo vệ

- Tổ vệ sinh môi trường

Các khoa, bộ môn:

4.1. Khoa Nông lâm

- Tổ môn Lâm sinh;

- Tổ môn Trồng trọt;

- Tổ môn Chăn nuôi – Th.Y

4.2. Khoa Cơ Điện

- Bộ môn công nghệ kỹ thuật cơ khí;

- Bộ môn công nghệ ô tô;

- Bộ môn Điện – Điện tử

Các cơ sở phục vụ, dịch vụ, trung tâm:

1. Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ

2. Căng tin

3. Bệnh xá thú y

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

CẤP TRƯỜNG, KHOA

CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐOÀN

Trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn tổ chức theo sơ đồ sau:


HỘI ĐỒNG TRƯỜNG


Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng, ban

Từ “Quy chế tổ chức và hoạt động của trường CĐN DTNN Bắc Kạn năm 2017”, chức năng, nhiệm vụ của các thành viên, phòng ban như sau:

1. Hội đồng trường: “Là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường. Hội đồng có các nhiệm vụ sau:

- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình với cơ quan chủ quản trường, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các điều kiện đảm bảo chất lượng, kết quả hoạt động, việc thực hiện các cam kết và tài chính của trường;

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền th ng qua phương án bổ sung, miễn nhiệm hoặc thay thế các thành viên của Hội đồng Trường;

- Thông qua quy định về: Số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường;

- Giới thiệu nhân sự để thực hiện quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; thực hiện đánh giá hàng năm việc hoàn thành nhiệm vụ của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất trong trường hợp cần thiết;

- Yêu cầu Hiệu trưởng giải trình về những vấn đề chưa được thực hiện, thực hiện chưa đúng, thực hiện chưa đầy đủ theo nghị quyết của Hội đồng Trường. Nếu Hội đồng Trường không đồng ý với giải trình của Hiệu trưởng thì báo cáo cơ quan chủ quản trường” [11].

2. Ban Giám hiệu: “gồm 03 thành viên, 01 Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng.

Hiệu trưởng là người đứng đầu Trường, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường; đồng thời là người điều hành, tổ chức, bộ máy của nhà trường; Hiệu trưởng là chủ tài khoản của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác tài chính, tài sản của nhà trường.

Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng trong quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường. Phó Hiệu trưởng phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; đã có ít nhất 03 (ba) năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp; có bằng đại học trở lên; đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp; có đủ sức khỏe; có uy tín và năng lực quản lý.

Riêng Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo thì tiêu chuẩn bổ nhiệm, công nhận như tiêu chuẩn đối với Hiệu trưởng. Phó Hiệu trưởng có nhiệm vụ trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng; được thay mặt Hiệu trưởng giải quyết và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và pháp luật đối với công việc đã giải quyết; có trách nhiệm báo cáo với Hiệu trưởng về tình hình thực hiện công việc giao.

Cả Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng phải đảm bảo các tiêu chuẩn và yêu cầu về quy định bổ nhiệm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng” [10].

3. Hội đồng tư vấn: “gồm hội đồng: tuyển sinh; thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề,… do hiệu trưởng thành lập để tư vấn cho hiệu trưởng về một số việc cần thiết, liên quan đến việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường. Hội đồng tư vấn làm theo vụ việc và không hương lương. Hội đồng tư vấn có thể bao gồm các thành viên trong nhà trường, thành viên ngoài nhà trường đang hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến các

hoạt động tư vấn của nhà trường. Việc thành lập, tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng quyết định” [10].

4. Các khoa chuyên môn: “Khoa là đơn vị quản lý chuyên môn trực thuộc Trường, có nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện theo kế hoạch giảng dạy, học tập, các hoạt động giáo dục khác; nghiên cứu khoa học và chuyển giao các đề tài, sáng kiến khoa học phục vụ cho công tác dạy nghề cũng như trong thực tiễn sản xuất.

Tổ bộ môn là đơn vị quản lý chuyên môn trực thuộc khoa, có các nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của những môn học được giao trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa;

- Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học; tổ chức biên soạn giáo trình, xây dựng tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung môn học được Trưởng khoa, Hiệu trưởng giao;

- Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy; tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của sinh viên theo quy định của nhà trường;

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường và khoa;

- Tham gia xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên thuộc lĩnh vực chuyên môn;

- Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của của bộ môn” [10].

5. Các phòng chức năng: “có nhiệm vụ tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc chủ yếu của trường như: Đào tạo, hành chính, quản trị, tổ chức cán bộ, tổng hợp, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, quản lý học sinh, sinh viên, quản lý tài chính, quản lý thiết bị và xây dựng cơ bản, kiểm định và đảm bảo chất lượng theo chức năng, nhiệm vụ được Hiệu trưởng giao” [10].

6. Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ: “Có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác đào tạo và tổ chức sát hạch các nghề lái xe cơ giới đường bộ hạng A1, B1, B2, C. Trung tâm có nhiệm vụ:

- Tổ chức thực hiện đào tạo các lớp học lái xe hạng A1, B1, B2, C. Phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Bắc Kạn, Hội đồng sát hạch cấp giấy phép đào tạo lái xe, tổ chức thi sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, B1, B2, C.

- Tuyển sinh, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đào tạo lái xe hạng mô tô hạng A1, lái xe ô tô hạng B1, B2, C.

- Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách đào tạo theo đúng quy định của pháp luật.

- Phối hợp với bộ phận kế toán xây dựng dự toán hoặc điều chỉnh dự toán học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, thực hiện công khai học phí, tổ chức thu học phí theo đúng quy định của pháp luật…..” [10]

7. Tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội

“Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn hoạt động theo Hiến pháp và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Quan hệ công tác giữa Ban chấp hành Đảng ủy và lãnh đạo nhà trường thực hiện theo quy định của Trung ương về chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ cơ sở trong đơn vị sự nghiệp (Quy định số 97/QĐ-TW ngày 2/3/2004 của Ban Bí thư Trung ương).

Các đoàn thể và tổ chức xã hội hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của mỗi đoàn thể, tổ chức xã hội; chịu sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng ủy nhà trường và có trách nhiệm góp phần thực hiện nhiệm vụ đào tạo của nhà trường” [10].

2.1.3 Ngành nghề, trình độ đào tạo và quy mô đào tạo

Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn được đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp các nghề trong danh mục nghề đào tạo theo quy định. Việc đăng ký hoạt động dạy nghề thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ LĐ- TB&XH. Nhà trường định kỳ tổ chức khảo sát nhu cầu người học và dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ của thị trường lao động trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận trong vùng để kịp thời điều chỉnh quy mô, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo của trường, đáp ứng nhu cầu người học và đòi hỏi thực tiễn của xã hội.

Năm học 2016 -2017, trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn tổ chức đào tạo tổng số 28 nghề, trong đó hệ cao đẳng chính quy và cao đẳng liên thông 06 nghề, hệ trung cấp 12 nghề, hệ sơ cấp 10 nghề, với hơn 90 cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy và hơn 2.000 học viên, sinh viên.

Năm 2017 - 2018, Trường đang đào tạo 05 nghề cao đẳng (Chính quy và liên thông); 07 nghề hệ trung cấp; 06 nghề hệ sơ cấp và 07 lớp hệ GDTX cấp THPT. Lưu lượng học sinh - sinh viên trong năm học gần 1.500 người (các hệ đào tạo) đến từ các địa phương trong toàn tỉnh.

2.1.4 Cơ sở vật chất của trường

Về xây dựng cơ sở vật chất: Trường đã được quan tâm đầu tư từ các nguồn vốn trong và ngoài nước từ khi thành lập đến nay.

+ Giai đoạn 2002 - 2006: Nguồn vốn đầu tư theo dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về GD&ĐT từ năm 2006 đến nay đã được đầu tư với tổng giá trị đầu tư khoảng trên 10 tỷ đồng;

+ Giai đoạn 2006 - 2010: Chính phủ Đại công quốc Luxembourg tài trợ (phê duyệt tại “Quyết định số: 1495/QĐ-UBND ngày 28/7/2006 của UBND tỉnh Bắc Kạn) với tổng số tiền là: 4.980.000 Euro đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, trang thiết bị đào đạo nghề; Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam tài trợ 10 tỷ đồng thông qua Ban chỉ đạo Tây Bắc để xây dựng nhà Ký túc xá và phòng học”. Dự án VIE/021 kết thúc đã hoàn thành xây dựng một khu nhà quản lý và giảng đường cho bộ môn nông-lâm nghiệp; xây dựng 01 ký túc xá mới; lắp đặt một khu xưởng mới để thực nghề sửa chữa ô tô; mở một trung tâm thú y cỡ nhỏ, cung cấp dịch vụ thị trường địa phương; hình thành cơ sở vật chất cơ bản cho đào tạo ngành xây dựng; thành lập trung tâm đào tạo lái xe với 29 xe, trong đó có 02 xe số tự động phục vụ đào tạo hạng B1 số tự động và các khóa học sơ cấp ngắn hạn.

- Giai đoạn 2015 - 2020: Nhà trường tiếp tục được sự tài trợ của Chính phủ Luxembourg qua dự án VIE/034. Nhà trường tiếp tục được đầu tư sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường.

Đến nay, trường có 15 phòng học lý thuyết với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo, 05 xưởng thực hành và một số cơ sở của khoa nông lâm như: Trại thực nghiệm chăn nuôi thú y, phòng nuôi cấy mô, bệnh xá thú y, nhà ươm cây giống…Tất cả những điều kiện trên đã đáp ứng cơ bản điều kiện dạy nghề đối với một cơ sở đào tạo nghề chính quy, hiện đại.

2.1.5 Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Đội ngũ giảng dạy trong trường CĐN được gọi là giảng viên, tất cả các giảng viên nhà trường đều đáp ứng các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, đạt tình độ chuẩn đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có lý lịch rõ ràng và có sức khỏe phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp.

Số lượng giảng viên của trường được tăng thêm liên tục và hàng năm nhà trường luôn quan tâm đến công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên. Hiện nay, nhà trường có tổng số 97 giảng viên và cán bộ, nhân viên, trong đó: tổng số giáo viên cơ hữu là 80 người, chiếm 82,4%.

Hàng năm, Nhà trường rà soát lại để lập kế hoạch cho công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ GV, cán bộ QL nhằm từng bước chuẩn hóa đội ngũ. Kết quả từ 02 cán bộ, giáo viên có trình độ đại học năm 2002 đến nay nhà trường đã có 14 thạc sỹ

(và 02 giáo viên đang theo học thạc sĩ); 59 đại học và cao đẳng, 14 người là bậc 5/7; trình độ khác là 10 người. Trường thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kiến thức quản lý, nghiệp vụ sư phạm (do dự án VIE/034 tài trợ).

Ngoài ra đội ngũ cán bộ quản lý, người lao động, phục vụ trong trường được tuyển dụng đáp ứng yêu cầu chung của Nhà nước và có “nghĩa vụ thực hiện nghiên chỉnh các nhiệm vụ, chức trách được phân công; được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật và trong hợp đồng lao động đã ký kết với Nhà trường”.

2.2. Thực trạng hoạt động liên kết đào tạo của nhà trường

Dự án dạy nghề tại tỉnh Bắc Kạn (VIE/034) là sự hợp tác phát triển của Luxembourg hỗ trợ trường Cao đẳng Nghề DTNT Bắc Kạn. Dự án này gồm hai giai đoạn (VIE/021, VIE/034) nhằm phát triển Trường Cao đẳng Nghề DTNT Bắc Kạn thành một cơ sở dạy nghề có khả năng hoạt động bền vững, cung cấp các dịch vụ dạy nghề chất lượng cao góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương và hỗ trợ thu nhập cho người lao động, đáp ứng các tiêu chuẩn nghề của quốc gia, thúc đẩy học nghề trong khu vực và tăng khả năng tìm kiếm việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp. Đây là một dự án được chính phủ Đại công quốc Lucxemboug tài trợ với tổng số vốn ODA không hoàn lại là 2.700.000 EUR, trong đó vốn đối ứng từ Ngân sách địa phương 300.000 EUR, thời gian dự án thực hiện từ năm 2016-2018. Mục tiêu là nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của nhà trường, có tiềm lực tài chính vững chắc, cung cấp các dịch vụ giáo dục và đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu trong xã hội.

Sau khi kết thúc dự án giai đoạn 1 VIE/021, đội ngũ quản lý của nhà trường có được kinh nghiệm, kỹ năng, năng lực để quản lý trường đào tạo nghề theo định hướng thị trường đồng thời kết nối được với các thành phần kinh tế chủ chốt trong tỉnh.

Đối với giai đoạn 2 (Dự án VIE/034), dự án sẽ hỗ trợ để hoàn thiện việc lắp đặt và nếu cần thiết, cải tiến các cơ sở vật chất, trang thiết bị và công cụ đã được bàn giao trong giai đoạn 1. Trung tâm thông tin, thư viện cũng sẽ được hình thành và đưa vào hoạt động. Bên cạnh đó, dự án sẽ hỗ trợ giới thiệu một số nghề đào tạo mới trong các ngành sẵn có để tăng tính hấp dẫn cho trường. Các nghề mới bao gồm: Sửa chữa ô tô, đặc biệt là các thiết bị chạy dầu, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị nặng và hệ thống điều hòa, các nghề về lĩnh vực du lịch, khách sạn nhà hàng…

Đây là dự án mang tính thiết thực đối với học sinh, sinh viên chủ yếu là người dân tộc thiểu số của nhà trường. Dự án không chỉ hỗ trợ nhà trường trở thành trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh, mà còn đào tạo nghề nghiệp bền vững sẽ đáp ứng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022