Định Hướng Chỉ Đạo Của Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí‌


- “Xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo và kiểm định các chương trình giáo dục nghề nghiệp, đại học”.

Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải cách hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục tại cơ sở, những biện pháp này cho thấy KTNB là khâu hỗ trợ quan trọng và không thể thiếu để đáp ứng những nhiệm vụ giáo dục này.

3.1.2. Định hướng chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí‌

Minh

Theo văn bản số 4378/BGDĐT-QLCL ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Bộ

GDĐT về việc hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục năm học 2017 – 2018, Sở GDĐT ban hành văn bản số 4091/GDĐT-KTKĐCLGD ngày 02 tháng 11 năm 2017 v/v thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2017 – 2018, hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục năm học 2017 – 2018 đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố, nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm là “Chú trọng công tác tự đánh giá hằng năm. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên xây dựng và thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp, khả thi và hiệu quả.”.

Theo văn bản số 93, ngày 6 tháng 9 năm 2017 của Sở GDĐT thành phố Hồ Chí Minh về Hướng dẫn thực hiện công tác KTNB từ năm học 2017 – 2018, đã xác định:

Về mục đích của công tác KTNB nhằm:

- Nhằm đảm bảo hoạt động các bộ phận, cá nhân đạt hiệu quả cao nhất so với mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường; đảm bảo các nguồn lực của nhà trường được phát huy hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.


- Phát hiện kịp thời những vấn đề trong quản lý điều hành phát triển tốt, những vấn đề còn hạn chế sai sót, những bộ phận, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm và điều chỉnh khắc phục.

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh - 12

- Xác định những vấn đề thay đổi trong quản lý nhà trường, tìm ra những biện pháp chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường.

Về yêu cầu, công văn nêu rõ:

- Nội dung kế hoạch KTNB bao gồm các lĩnh vực, các mặt trong hoạt động của nhà trường. Thủ trưởng đơn vị cần lựa chọn trọng tâm, trọng điểm tập trung vào việc khắc phục các hạn chế, thiếu sót, còn vướng mắc của đơn vị trong thời gian qua; nâng cao hiệu quả công tác quản trị, quản lý, điều hành đơn vị; nâng cao chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS.

- Kế hoạch KTNB phải được trao đổi, thảo luận thống nhất, công khai trong đơn vị trước khi thực hiện.

Về nội dung công tác KTNB:

Thanh tra Sở gợi ý một số nội dung công tác cần có trong kế hoạch KTNB như

sau:

- Về chuyên môn: kiểm tra việc thực hiện tiến độ thời gian, nội dung chương trình Kế hoạch giảng dạy các bộ môn; kiểm tra việc họp Tổ chuyên môn; kiểm tra việc đánh giá, cho điểm, xếp loại HS theo định kỳ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng, bảo quản các thiết bị dạy học ….

- Về công tác quản trị, quản lý, điều hành: kiểm tra việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của Tổ trưởng chuyên môn; Tổ trưởng Hành chính Quản trị; kiểm tra việc thực hiện nội quy, Điều lệ nhà trường; việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ trường học, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế Tiếp công dân, các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, an toàn trường học, công khai minh bạch trong quản lý tài chính, tài sản; kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động, HS,…


Về biện pháp tổ chức thực hiện:

- Kế hoạch KTNB là kế hoạch bộ phận, được Hiệu trưởng nhà trường xây dựng cùng với kế hoạch năm học vào đầu năm học.

- Ban KTNB trường học là bộ phận tư vấn, tham mưu giúp Hiệu trưởng quản lý, điều hành trong công tác KTNB đơn vị do Hiệu trưởng lựa chọn, phân công và ban hành Quyết định thành lập.

- Hồ sơ công tác KTNB được lưu giữ và được sử dụng trong công tác đánh giá thi đua, phân loại, đề bạt, bổ nhiệm, thuyên chuyển viên chức, người lao động hàng năm.

3.2. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp‌

Nhằm đảm bảo tính khả thi, những biện pháp được đề xuất cần đảm bảo các nguyên tắc về tính mục đích, tính đồng bộ, tính thực tiễn, tính kế thừa và tính hiệu quả.

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích‌

Các biện pháp đề ra cần hướng đến việc thực hiện đúng mục đích hoạt động KTNB. Cán bộ quản lý cần tác động tích cực, từng bước cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động KTNB hiện nay. Mục đích của quản lý hoạt động KTBN là làm rõ thực trạng, chất lượng và hiệu quả các hoạt động KTNB, xác định rõ các điểm mạnh, điểm yếu, để từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của trường.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ‌

Những biện pháp được đề xuất trong nghiên cứu này có mối quan hệ biện chứng với nhau, phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt mục tiêu hoạt động KTNB. Để đảm bảo sự thành công của quản lý hoạt động KTNB, cần sử dụng đồng bộ các biện phapd để phát huy tính hiệu quả và nhất quán.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Trong công tác quản lý hoạt động KTNB, cần phải bám sát quá trình phát triển của thực tiễn. Do đó, việc xác lập và tổ chức thực hiện các biện pháp này cần phải đảm bảo tính thực tiễn. Tính thực tiễn của các biện pháp được thể hiện ở nội dung,


các bước tiến hành, điều kiện thực hiện gắn với thực trạng hoạt động KTNB và mục tiêu quản lý hoạt động này của các trường.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa là một trong những nguyên tắc nhằm phát huy những điểm mạnh từ thực tiễn quản lý và phát triển nó lên ở mức độ cao hơn. Vì vậy, trong quá trình xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động KTNB cần kế thừa những cái hay, cái tốt tại nhà trường và những kinh nghiệm đã thực hiện được, đánh giá một cách khách quan thực tế nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và những nguyên nhân của nó để không ngừng phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế, tồn tại.

3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp quản lý hoạt động KTNB nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường. Tính hiệu quả của các biện pháp quản lý thể hiện ở chỗ: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và nhân viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động này. Từ đó tổ chức thực hiện đạt kết quả cao hơn.

3.3. Các biện pháp cụ thể‌

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ tích cực về kiểm tra nội bộ trường học cho đội ngũ CBQL, GV, NV‌

3.3.1.1. Mục đích của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và NV trong nhà trường về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, hình thức, phương pháp và quy trình thực hiện công tác KTNB và quản lý hoạt động KTNB. Trên cơ sở đó xây dựng cho họ thái độ tích cực đối với hoạt động KTNB trường học.

Khi CBQL, GV, NV nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động KTNB đối với chất lượng giáo dục và sự phát triển chung của nhà trường họ sẽ tích cực, chủ động đầu tư thời gian, công sức, tham gia nghiêm túc vào các hoạt động KTNB của nhà trường. Điều này hạn chế tính hình thức, đối phó trong các hoạt động kiểm tra, giúp kết quả kiểm tra chính xác, tin cậy và giúp các hoạt động kiểm tra đạt được các mục tiêu ban đầu đã đề ra.


3.3.1.2. Nội dung của biện pháp

- Tuyên truyền cho CBQL, GV, NV về vị trí, vai trò của hoạt động KTNB đối với công tác quản lý và chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Phổ biến cho CBQL, GV, NV về chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức KTNB trường học.

- Phổ biến cho CBQL, GV, NV về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác KTNBTH và quản lý công tác này trong nhà trường.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về hoạt động KTNB trường học. Nội dung và chủ đề tuyên truyền, phổ biến cần ngắn gọn, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng trong nhà trường. Có thể lồng ghép các nội dung này vào các hoạt động thường xuyên của nhà trường. Hình thức tuyên truyền phải phù hợp với điều kiện thời gian, đặt thù các đối tượng trong trường.

- Hiệu trưởng chỉ đạo thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định về hoạt động KTNB của Bộ GDĐT, Sở GDĐT TP.HCM đến CCBQL, GV, nhân viên thông qua hệ thống văn bản, hoặc các cuộc họp bàn về công tác kiểm tra.

- Hiệu trưởng phải công bố hoạt động KTNB trên website của nhà trường; niêm yết, công bố công khai những nội dung của hoạt động KTNB để các thành viên trong nhà trường có thể cập nhật, tham khảo một cách thuận lợinhất.

3.3.2. Biện pháp 2: Hoàn chỉnh kế hoạch kiểm tra nội bộ‌

3.3.2.1. Mục đích của biện pháp

Hiệu trưởng hoàn chỉnh kế hoạch KTNB nhằm xác định các mục tiêu cụ thể của hoạt động KTNB nhà trường trong từng năm học và các phương thức tổ chức thực hiện để đạt được các mục tiêu đó, đồng thời giúp Hiệu trưởng có căn cứ để kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các hoạt động KTNB và kịp thời đưa ra những điều chỉnh, thay đổi thích hợp.

Kế hoạch KTNB được xây dựng khoa học, cụ thể sẽ giúp Hiệu trưởng dễ dàng hơn trong việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các hoạt động kiểm tra. Việc


này cũng giúp các thành viên ban kiểm tra xác định rõ nội dung, phương pháp, hình thức và thời gian tổ chức các hoạt động kiểm tra. Ngoài ra, kế hoạch được công bố rộng rãi, các tiêu chí đánh giá được bổ biến đến các đối tượng kiểm tra sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về hoạt động kiểm tra mà tích cực hợp tác với ban kiểm tra. Nhờ vậy, hoạt động kiểm tra sẽ diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

3.3.2.2. Nội dung biện pháp

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KTNB vào đầu năm học và công bố công khai đến tất cả thành viên của Hội đồng Sư phạm. Kế hoạch KTNB phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trường và có tính khả thi. Trong kế hoạch nêu rõ: Mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, bộ phận và cá nhân được kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra,... và thành phần ban kiểm tra.

- Hiệu trưởng xây dựng các tiêu chí kiểm tra cụ thể cho từng nội dung kiểm tra và công bố các tiêu chí đến các thành viên ban kiểm tra và đối tượng kiểm tra.

- Hiệu trưởng cần xây dựng các loại kế hoạch kiểm tra sau:

+ Kế hoạch kiểm tra năm học: Kế hoạch kiểm tra trong năm được ghi nhận toàn bộ các “đầu việc” theo trình tự thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 8 năm sau. Cần định rõ về thời gian, đối tượng, nội dung, phương pháp kiểm tra, lực lượng kiểm tra...; cập nhật ghi vào sổ kiểm tra của Hiệu trưởng.

+ Kế hoạch kiểm tra tháng: Nội dung kế hoạch kiểm tra tháng dựa vào các đầu việc của kế hoạch kiểm tra cả năm nhưng cần chi tiết hơn. Không chỉ ghi “đầu việc” mà cần ghi rõ cụ thời gian và cách thức tiến hành sao cho các đối tượng được kiểm tra có ý thức chủ động kiểm tra và tự kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Kế hoạch kiểm tra trong tuần: Nội dung kiểm tra tuần có thể được ghi cụ thể: Cán bộ, GV, nhân viên và đơn vị được kiểm tra; Nội dung kiểm tra chi tiết; Người được tham gia lực lượng kiểm tra; Thời gian kiểm tra, thời gian hoàn thành.

3. 3.2.3. Cách thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn của cấp trên và tình hình, điều kiện thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch KTNB vào đầu năm


học. Khi tiến hành việc hoàn chỉnh kế hoạch phải tổ chức thảo luận, trao đổi các thành viên trong hội đồng giáo dục, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, tập hợp được trí tuệ, sự đồng thuận của tập thể, tránh những sai sót trong quá trình chỉ đạo thực hiện. Cần phải dự thảo bản kế hoạch, sau đó lấy ý kiến, tổng hợp các báo cáo, tiếp thu và hoàn chỉnh kế hoạch.

- Hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản pháp quy, các hướng dẫn để xây dựng các tiêu chí kiểm tra cho từng nội dung cụ thể.

- Công bố kế hoạch KTNB và các tiêu chí kiểm tra đến toàn thể Hội đồng Sư phạm thông qua các cuộc họp Hội đồng, các văn bản hoặc các cuộc họp về KTNB.

3.3.3. Biện pháp 3: Triển khai hoạt động kiểm tra nội bộ‌

3.3.3.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp tăng cường tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động KTNB nhằm giúp Hiệu trưởng thành lập các ban kiểm tra cho từng hoạt động kiểm tra cụ thể, huy động được sự tham gia của các tổ chức khác trong nhà trường phối hợp cùng cới ban kiểm tra để tổ chức triển khai các hoạt động kiểm tra theo kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu kiểm tra ban đầu đã đề ra.

Khi công tác tổ chức, chỉ đạo được thực hiện có hiệu quả, nhà trường sẽ xây dựng được các ban kiểm tra có trình độ nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm đối với hoạt động kiểm tra, hạn chế được tính hình thức, đối phó trong hoạt động kiểm tra. Bên cạnh đó, việc huy động được sức mạnh tập thể, sự hỗ trợ và phối hợp của các bộ phận khác đối với hoạt động kiểm tra sẽ giúp hoạt động này được tiến hành thuận lợi, khoa học và đạt hiệu quả cao.

3. 3.3.2. Nội dung thực hiện

- Hiệu trưởng xây dựng đội ngũ ban kiểm tra cho từng hoạt động kiểm tra cụ thể đảm bảo về cơ cấu, số lượng và chất lượng. Các thành viên ban kiểm tra phải là những người có trình độ chuyên môn cao, thành thạo về nghiệp vụ kiểm tra đánh giá, có kinh nghiệm và có phẩm chất đạo đức tốt, tích cực với công tác KTNB.

- Hiệu trưởng chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động KTNB.


- Hiệu trưởng có những chỉ đạo trực tiếp đối ban kiểm tra khi thực hiện các hoạt động kiểm tra cụ thể. Các nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra hoạt động tổ chức và hành chính, Kiểm tra công tác phát triển đội ngũ, Kiểm tra cơ sở vật chất và kế toán, Kiểm tra công tác kiểm tra đánh giá học sinh.

3. 3.3.3. Cách thức tiến hành

- Hiệu trưởng cân đối ngân sách, đầu tư các trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ quản lý kiểm tra đánh giá và xây dựng các chế độ chi trả cho các thành viên ban kiểm tra.

- Mỗi nhà trường xây dựng Ban KTNB và ban kiểm tra đủ khả năng tham mưu, phối hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ KTNB.

- Nhà trường tổ chức/cử các thành viên ban kiểm tra dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra nội bộ.

- Hiệu trưởng điều hành trực tiếp Ban KTNB tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác KTNB theo kế hoạch và đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra, bám đúng mục tiêu; tránh bệnh hình thức, đối phó, không hiệu quả.

- Ban KTNB phối hợp tốt với Ban thanh tra nhân dân để giải quyết kịp thời các nội dung liên quan; kiến nghị với thủ trưởng đơn vị, đại diện các tổ chức đoàn thể xử lý đúng thẩm quyền và trách nhiệm kết quả kiểm tra, các biểu hiện sai sót, hạn chế để điều chỉnh kịp thời ngay.

3.3.4. Biện pháp 4: Đánh giá hoạt động kiểm tra nội bộ‌

3.3.4.1. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra đánh giá hoạt động kiểm tra nội bộ nhằm giúp Hiệu trưởng nắm bắt được tình hình thực hiện hoạt động kiểm tra để kịp thời có những động viên, khuyến khích hoặc phát hiện, đưa ra các quyết định điều chỉnh về phương pháp, cách thức kiểm tra cũng như điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với thực tiễn nhằm đath được hiệu quả cao trong công tác kiểm tra.

Việc kiểm tra được Hiệu trưởng thực hiện thường xuyên sẽ giúp các thành viên tích cực, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, hạn chế được tính hình thức, đối phó trong các hoạt động kiểm tra. Ngoài ra, việc phát hiện kịp thời các thiếu sót trong quá trình tổ chức thực hiện và đưa ra các quyết định/hướng dẫn điều chỉnh kịp thời sẽ giúp hạn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023