Đánh Giá Cụ Thể Về Tính Cần Thiết, Khả Thi Của 6 Biện Pháp‌


hoạch đối với hiệu quả của công tác quản lý HĐ KTNB. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch KTNB vào đầu các năm học của vẫn chưa được thực hiện tốt nhất.

Biện pháp Triển khai hoạt động KTNB được cả CBQL và GV đánh giá mức độ cần thiết xếp cuối cùng trong 5 biện pháp. Trong khi đó mức độ khả thi lại được xếp thứ 3/6. Như vậy, việc tổ chức, thực hiện hoạt động KTNB được các trường triển khai tổ chức thường xuyên vào các năm học.

Biện pháp Đánh giá hoạt động kiểm tra nội bộđược CBQL và GV đánh giá mức độ cần thiết lần lược xếp thứ 3/6 và 5/6. Trong khi mức độ khả thi lại được CBQL xếp cao nhất và GV xếp thứ 2/6. Như vậy, biện pháp này đã được các trường thược hiện thường xuyên.

Biện pháp Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với các lực lượng có mức độ cần thiết xếp thứ 4/6 theo đánh giá của CBQL và xếp thứ 2/6 theo đánh giá của GV. Trong khi mức độ khả thi xếp thứ 2/6 theo đánh giá của CBQL và xếp cao nhất trong 6 biện pháp theo đánh giá của GV. Kết quả này cho thấy GV đánh giá cao tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc phối hợp giữa Hiệu trưởng và các tổ chức, cá nhân trong nhà trường đối với hiệu quả của công tác quản lý HĐ KTNB. Ngoài ra, có thể thấy các trường cũng đã có sự phối hợp giữa các lực lượng trong quản lý hoạt động KTNB.

Biện pháp tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB được cả CBQL xếp thứ 5/6 và GV xếp thứ 4/6 về mức độ thực hiện. Về tính khả thi, biện pháp này được cả CBQL và GV xếp thứ 4/6. Kết quả cho thấy Hiệu trưởng các trường có sự hỗ trợ, tạo điều kiện để ban kiểm tra thực hiện nhiệm vụ.

3.4.2. Đánh giá cụ thể về tính cần thiết, khả thi của 6 biện pháp‌

3.4.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ tích cực về KTNB trường học cho đội ngũ CBQL, GV, NV

Qua đánh giá của CBQL và GV tại 6 trường THPT trên địa bàn quận Bình Thạnh về biện pháp nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ tích cực về KTNB trường học như sau:


Bảng 3.2. Mức độ cần thiết của biện pháp nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ tích cực về KTNB trường học

TT

Nội dung

CBQL

GV/NV

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

C1.1

Tác động vào nhận thức đội ngũ cốt cán (HT,

PHT, TT) về công tác quản lý HĐ KTNB.

2,76

0,470

2,72

0,485

C1.2

Tác động vào nhận thức của GV và NV về

quản lý HĐ KTNB.

2,74

0,486

2,63

0,518

C1.3

Hiệu trưởng công khai kế hoạch KTNB trên

trang web và bảng tin nhà trường

2,70

0,523

2,69

0,499

Trung bình chung

2,73


2,68


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh - 14

CBQL đánh giá biện pháp nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ tích cực về KTNB trường học cho CBQL, GV và NV ở mức rất cần thiết với điểm trung bình chung 2,73 trên thang điểm 3. Cả 3/3 biện pháp đều đạt mức rất cần thiết, trong đó nội dungTác động vào nhận thức đội ngũ cốt cán (HT, PHT, TT) về công tác quản lý HĐ KTNB có ĐTB cao nhất 2,76, tiếp theo là nội dung Tác động vào nhận thức của GV và NV về quản lý HĐ KTNB có ĐTB 2,74 và thấp nhất là nội dungHiệu trưởng công khai kế hoạch KTNB trên trang web và bảng tin nhà trường có ĐTB 2,7.

GV cũng đánh giá biện pháp này ở mức rất cần thiết nhưng điểm trung bình chung thấp hơn so với CBQL đánh giá, đạt 2,68 với cả 3/3 nội dung đều được đánh giá rất cần thiết. Giống với CBQL, nội dung Tác động vào nhận thức đội ngũ cốt cán (HT, PHT, TT) về công tác quản lý HĐ KTNB có ĐTB cao nhất 2,72. Hai nội dung còn lại theo thứ tự Hiệu trưởng công khai kế hoạch KTNB trên trang web và bảng tin nhà trường có ĐTB 2,69 và Tác động vào nhận thức của GV và NV về quản lý HĐ KTNB có ĐTB 2,63.


Bảng 3.3. Mức độ khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ tích cực về KTNB trường học


TT

Nội dung

CBQL

GV/NV

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

K1.1

Tác động vào nhận thức đội ngũ cốt cán (HT, PHT, TT) về công tác quản lý HĐ KTNB.

2,41

0,495

2,31

0,497

K1.2

Tác động vào nhận thức của GV và NV về quản

lý HĐ KTNB.

2,30

0,462

2,22

0,488

K1.3

Hiệu trưởng công khai kế hoạch KTNB trên

trang web và bảng tin nhà trường

2,29

0,573

2,27

0,514

Trung bình chung

2,33

2,27

Về tính khả thi, CBQL đánh giá biện pháp nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ tích cực về KTNB trường học cho CBQL, GV và NV ở mức rất khả thi với điểm trung bình chung 2,33. Cả 3/3 biện pháp đều đạt mức rất khả thi, trong đó nội dung Tác động vào nhận thức đội ngũ cốt cán (HT, PHT, TT) về công tác quản lý HĐ KTNB có ĐTB cao nhất 2,41, tiếp theo là nội dung Tác động vào nhận thức của GV và NV về quản lý HĐ KTNB có ĐTB 2,3 và thấp nhất là nội dung Hiệu trưởng công khai kế hoạch KTNB trên trang web và bảng tin nhà trường có ĐTB 2,29.

GV cũng đánh giá biện pháp này ở mức rất khả thi nhưng điểm trung bình chung thấp hơn so với CBQL đánh giá, đạt 2,27 với cả 3/3 nội dung đều được đánh giá rất khả thi. Nội dung Tác động vào nhận thức đội ngũ cốt cán (HT, PHT, TT) về công tác quản lý HĐ KTNB có ĐTB cao nhất 2,31, tiếp theo là nội dung Hiệu trưởng công khai kế hoạch KTNB trên trang web và bảng tin nhà trường có ĐTB 2,27 và thấp nhất là nội dung Tác động vào nhận thức của GV và NV về quản lý HĐ KTNB có ĐTB 2,22.

Như vậy, có thể thấy kết quả đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp này rất tương đồng. Tất cả các nội dung thuộc biện pháp này đều được đánh giá rất cần thiết và rất khả thi. Những nội dung có tính cần thiết cao thì cũng có tính khả thi cao.

Việc CBQL, GV và NV trong nhà trường nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng của công tác KTNB và có thái độ tích cực đối với công tác này có ý nghĩa rất


lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như trong sự phát triển chung của nhà trường. Khi Hiệu trưởng nhận thức được sự cần thiết và quan trọng của HĐ KTNB trường học, họ sẽ có thái độ đúng đắn và tích cực đối với hoạt động này. Từ đó, Hiệu trưởng sẽ có sự đầu tư thời gian, công sức cho công tác quản lý hoạt động cũng như có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về nhân lực, vật lực, nhờ đó sẽ huy động được cán bộ nhân viên, GV cùng tích cực tham gia. Về phía nhân viên và GV, khi nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động KTNB họ sẽ tích cực tham gia vào hoạt động này cũng như sẵ sàng hợp tác với ban kiểm tra trong các hoạt động kiểm tra. Có như vậy, hiệu quả hoạt động KTNB nhà trường sẽ được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và sự phát triển chung của nhà trường. Chính vì vậy, cân phải có biện pháp tác động vào nhận thức của đội ngũ cốt cán (HT, PHT, TT) cũng như cán bộ GV, nhân viên của nhà trường về HĐ KTNB. Bên cạnh đó, cần công khai kế hoạch KTNB trên trang web và bảng tin nhà trường để mọi người có thể biết được kế hoạch cụ thể của hoạt động này.

Ngoài ra, giá trị độ lệch chuẩn nằm trong khoảng đồng bộ cho phép (nhỏ hơn 1). Nghĩa là, có sự tập trung về quan điểm nhận thức của cả nhóm CBQL và nhóm GV, nhân viên khi đưa ra đánh giá liên quan đến mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ tích cực về KTNB trường học cho CBQL, GV và NV.

Bên cạnh đó, kết quả phân tích tương quan chỉ ra có sự khác biệt trong kết quả đánh giá của CBQL giữa các trường về mức độ cần thiết của cả 3/3 nội dung thuộc biện pháp này với độ tin cậy từ 90% đến 99%. Về phía GV thì không có sự khác biệt trong kết quả đánh giá giữa GV của các trường ở cả 3/3 nội dung (Bảng 3.12., PL. 32).

Trong khi đó, kết quả phân tích tương quan dựa trên đánh giá của CBQL và GV giữa các trường về mức độ khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ tích cực về KTNB trường học cho CBQL, GV và NV cho thấy cả 3/3 nội dung đều có sự khác biệt trong kết quả đánh giá giữa CBQL của các trường với độ tin cậy


95% và có sự khác biệt trong kết quả đánh giá giữa GV của các trường với độ tin cậy rất cao 99% (Bảng 3.19., PL. 35).

Kết quả phỏng vấn CBQL chỉ ra các thầy cô có đều đồng tình rằng biện pháp nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ tích cực về KTNB trường học là rất cần thiết và khả thi. CBQL2 của trường K cho rằng: “Phải nâng cao nhận thức cho Hiệu trưởng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công tác KTNB của nhà trường trong yêu cầu đổi mới nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, bảo đảm nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Tổ chức cho đội ngũ nhà trường nghiên cứu, quán triệt nắm vững và tổ chức thực hiện có kết quả về tăng cường công tác KTNB gắn với thực hiện nhiệm vụ, chính trị của nhà trường, nhiệm vụ chuyên môn của từng bộ phận, cá nhân.” CBQL1 của trường Y có ý kiến rằng: “Việc tổ chức quản lý công tác KTNB tại các trường chưa hiệu quả do nhiều Hiệu trưởng chưa nhận thấy hết tầm quan trọng của công tác này, chưa đầu tư nhiều cho công tác kiểm tra, một vài Hiệu trưởng chưa nắm vững việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và xử lý kết quả KTNB. Do đó, việc nâng cao nhận thức cho Hiệu trưởng nói riêng và toàn thể GV, nhân viên trong trường nói chung về vai trò, chức năng của KTNB đối với đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.”CBQL3 của trường X cho rằng: “Hiệu trưởng cần nêu cao ý thức trách nhiệm đối với công tác KTNB, tích cực đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát. Tích cực, chủ động thực hiện đồng bộ công tác kiểm tra của cấp quản lý nhà trường và tăng cường tự kiểm tra của từng bộ phận, cá nhân.”CBQL 6 của trường H lại nhấn mạnh việc tác động vào nhận thức của GV và NV: “Cần quán triệt cho GV và NV nhà trường về tầm quan trọng của công tác KTNB để họ ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với hoạt động này mà tích cực, chủ động tham gia, phối hợp với ban kiểm tra để giúp quá trình kiểm tra diễn ra nhanh cóng, thuận lợi. Ngoài ra, bản thân mọi người sẽ tự nỗ lực phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao chất lượng chyên môn.”


3.4.2.2. Biện pháp 2: Hoàn chỉnh kế hoạch KTNB


Hoạt động KTNB ngoài việc nâng cao nhận thức của CBQL và GV, nhân viên trong toàn trường thì việc hướng dẫn họ cách thức lập kế hoạch cũng là biện pháp cần thiết và mang lại nhiều hiệu quả nhất. Kết quả khảo sát về biện pháp này như sau: Bảng 3.4. Mức độ cần thiết của biện pháp hoàn chỉnh kế hoạch KTNB trường học

TT

Nội dung

CBQL

GV/NV

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

C2.1

Kế hoạch xây dựng theo từng nội dung kiểm tra

2,75

0,481

2,68

0,466

C2.2

Kế hoạch chi tiết được xây dựng trước khi bắt

đầu năm học

2,72

0,495

2,59

0,525

C2.3

Tiêu chí kiểm tra được xây dựng theo các văn

bản pháp quy của từng nội dung kiểm tra

2,66

0,517

2,62

0,552

Trung bình chung

2,71

2,63

CBQL đánh giá biện pháp hoàn chỉnh kế hoạch KTNB ở mức rất cần thiết với điểm trung bình chung 2,71. Cả 3/3 biện pháp đều đạt mức rất cần thiết, trong đó nội dung Kế hoạch xây dựng theo từng nội dung kiểm tra có ĐTB cao nhất 2,75, tiếp theo là nội dung Kế hoạch chi tiết được xây dựng trước khi bắt đầu năm học có ĐTB 2,72 và thấp nhất là nội dung Tiêu chí kiểm tra được xây dựng theo các văn bản pháp quy của từng nội dung kiểm tra có ĐTB 2,66.

Giống như CBQL, GV đánh giá biện pháp này ở mức rất cần thiết nhưng điểm trung bình chung thấp hơn, chỉ đạt 2,63. Theo đó, cả 3/3 nội dung đều được đánh giá rất cần thiết. Nội dung Kế hoạch xây dựng theo từng nội dung kiểm tra có ĐTB cao nhất 2,68. Hai nội dung còn lại theo thứ tự Tiêu chí kiểm tra được xây dựng theo các văn bản pháp quy của từng nội dung kiểm tracó ĐTB 2,69 vàKế hoạch chi tiết được xây dựng trước khi bắt đầu năm học có ĐTB 2,63.

Như vậy, qua đánh giá của CBQL và GV thì biện pháp Hoàn chỉnh kế hoạch KTNB rất cần thiết đối với công tác quản lý hoạt động KTNB. Đây được coi là biện pháp quan trọng và


Bảng 3.5. Mức độ khả thi của biện pháp hoàn chỉnh kế hoạch KTNB trường học


TT


Nội dung

CBQL

GV/NV

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

K2.1

Kế hoạch xây dựng theo từng nội dung kiểm tra

2,48

0,540

2,17

0,455

K2.2

Kế hoạch chi tiết được xây dựng trước khi bắt đầu năm

học

2,29

0,556

2,19

0,433

K2.3

Tiêu chí kiểm tra được xây dựng theo các văn bản pháp quy của từng nội dung kiểm tra

2,34

0,554

2,17

0,490

Trung bình chung

2,37

2,18

CBQL đánh giá tính khả thi của biện pháp Hoàn chỉnh kế hoạch KTNB ở mức rất khả thi với điểm trung bình chung 2,37. Cả 3/3 nội dung đều đạt mức khả thi, trong đó nội dung Kế hoạch xây dựng theo từng nội dung kiểm tra có ĐTB cao nhất 2,48, tiếp đến là nội dung Tiêu chí kiểm tra được xây dựng theo các văn bản pháp quy của từng nội dung kiểm tra có ĐTB 2,34 và thấp nhất là Kế hoạch chi tiết được xây dựng trước khi bắt đầu năm học có ĐTB 2,29.

Khác với CBQL, GV đánh giá biện pháp này chỉ đạt mức khả thi với điểm trung bình chung 2,18. Theo đó, cả 3/3 nội dung đều được đánh giá ở mức khả thi. Nội dung Kế hoạch chi tiết được xây dựng trước khi bắt đầu năm học có ĐTB cao nhất 2,19, tiếp theo là hai nội dung Kế hoạch xây dựng theo từng nội dung kiểm tra Tiêu chí kiểm tra được xây dựng theo các văn bản pháp quy của từng nội dung kiểm tra có cùng ĐTB 2,17.

Lập kế hoạch kiểm tra là khâu không thể thiếu trong quản lý HĐ KTNB và bắt buộc Hiệu trưởng phải thực hiện vào đầu năm học nhưng các nội dung của biện pháp này chỉ được các GV đánh giá ở mức khả thi. Tuy nhiên, nhìn chung, biện pháp Hoàn chỉnh kế hoạch kiểm tra vẫn được đánh giá rất cần thiết và khá khả thi.

Kế hoạch KHNB là một phần của kế hoạch năm học và được công khai với hội đồng sư phạm ngay từ đầu năm học. Để hoạt động KTNB nhà trường đạt hiệu quả cao, vào đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng cần căn cứ vào tình hình, điều kiện thực


tế của trường để xây dựng kế hoạch kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra phải được xây dựng chi tiết, thể hiện cụ thể mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, đơn vị và cá nhân được kiểm tra, thời gian được kiểm tra và lực lượng kiểm tra. Để thuận lợi cho việc tổ chức triển khai hoạt động kiểm tra, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch kiểm tra theo từng nội dung kiểm tra, ví dụ kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức, hành chính, kế hoạch kiểm tra công tác kiểm tra, đánh giá HS.

Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên các tiêu chí kiểm tra. Hiệu trưởng nhà trường cần phải căn cứ vào hệ thống các văn bản pháp luật, văn bản pháp qui, hướng dẫn, chế độ chính sách có liên quan (như luật giáo dục, điều lệ trường trung học, các thông tư, hướng dẫn của Bộ GDĐT); kế hoạch nhà trường, kế hoạch chuyên môn; đặc điểm, tình hình nhà trường để xây dựng các tiêu chí kiểm tra. Có như vậy, kết quả kiểm tra đánh giá mới đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy. Ngoài ra, không chỉ Hiệu trưởng và các thành viên ban kiểm tra nắm vững các tiêu chí này mà còn phải phổ biến cho các đối tượng kiểm tra.

Các giá trị độ lệch chuẩn nằm trong khoảng đồng bộ cho phép (nhỏ hơn 1) cho thấy có sự tập trung về quan điểm nhận thức của cả nhóm CBQL và nhóm GV, nhân viên khi đưa ra đánh giá liên quan đến mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp Hoàn chỉnh kế hoạch KTNB trường học.

Ngoài ra, kết quả phân tích tương quan chỉ ra có sự khác biệt trong kết quả đánh giá của CBQL giữa các trường về mức độ cần thiết của cả 3/3 nội dung thuộc biện pháp này với độ tin cậy từ 95% đến 99%. Về phía GV thì chỉ có nội dung Tiêu chí kiểm tra được xây dựng theo các văn bản pháp quy của từng nội dung kiểm tra là có sự khác biệt trong kết quả đánh giá với độ tin cậy 95% (Bảng 3.13., PL. 32).

Phân tích tương quan kết quả đánh giá của CBQL và GV giữa các trường về mức độ khả thi của biện pháp Hoàn chỉnh kế hoạch KTNB trường học cho thấy cả 3/3 nội dung đều có sự khác biệt trong kết quả đánh giá giữa CBQL của các trường và giữa GV của các trường với cùng độ tin cậy rất cao 99% (Bảng 3.20., PL. 35).

Kết quả phỏng vấn CBQL chỉ ra các thầy cô đều đồng tình rằng biện pháp Hoàn chỉnh kế hoạch kiểm tra là rất cần thiết và rất khả thi. Trong đó, CBQL1 của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023