Thực Trạng Phương Pháp Kiểm Tra Được Sử Dụng Trong Hoạt Động Kiểm Tra Hội Bộ Trường Thpt‌


Kết quả hoạt động kiểm tra công tác “Kiểm tra, đánh giá học sinh” của các trường được đánh giá rất cao. Hầu hết các nội dung kiểm tra đánh giá đều được CBQL và GV đánh giá ở mức tốt. Chỉ có 2 nội dung “Chấm kiểm tra đúng quy định” và “Kết quả kiểm tra được xử lý (ghi, lưu, tổng hợp) đúng quy định, khách quan” được GV đánh giá ở mức khá. Điều này cho thấy các trường đã nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác “Kiểm tra, đánh giá học sinh”. Đây là khâu quan trọng, không thể thiếu trong quá trình dạy học và giáo dục, tác động trực tiếp đến chất lượng dạy học và giáo dục; giúp GV và HS nhận định đúng về kết quả của việc dạy và học để có những điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo sự tiến bộ của học sinh. Việc kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện thường xuyên, trong từng năm học, từng học kì, từng tiết học nên hoạt động kiểm tra công tác này cũng được các trường thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Điều này sẽ góp phần giúp các trường đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục

Kết quả phân tích tương quan chỉ ra 2/8 nội dung kiểm tra có sự khác biệt với độ tin cậy 95% trong kết quả đánh giá của CBQL giữa các trường được khảo sát, đó là GV biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học; theo ma trận đề Tổ trưởng duyệt đề KT 1 tiết của nhóm bộ môn (Bảng 2.21, PL.4); 4/8 nội dung kiểm tra có sự khác biệt với độ tin cậy từ 90% đến 95% trong kết quả đánh giá của GV giữa các trường, đó là: Tổ/Nhóm chuyên môn cụ thể hóa kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch KTĐG; Tổ trưởng duyệt đề KT 1 tiết của nhóm bộ môn; Tổ chức kiểm tra đúng quy định, nghiêm túc; Chấm kiểm tra đúng quy định (Bảng 2.21, PL.4).

Khi xét tương quan về kết quả đánh giá của GV thuộc các tổ chuyên môn khác nhau đối với các nội dung kiểm tra thì cả 8/8 nội dung có sự khác biệt về kết quả đánh giá của các GV với độ tin cậy 99% (Bảng 2.30, PL.19).

Kết quả đánh giá thực trạng về nội dung kiểm tra nội bộ trường THPT cho ta bức tranh tổng quan về hoạt động kiểm tra đánh giá trong trường học và phân tích tương quan cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá của GV với độ tin cậy rất cao. Điều này khá phù hợp với thực tế vì từng môn học có tính chất đặc thù khác nhau và điều kiện hiện có của từng trường nên GV của từng môn ở từng trường lựa chọn, sử


dụng các hình thức, phương pháp, cách thức tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến kiểm tra đánh giá một cách phù hợp để đạt kết quả tốt nhất.

2.3.6. Thực trạng phương pháp kiểm tra được sử dụng trong hoạt động kiểm tra hội bộ trường THPT‌

Khi được hỏi về vấn đề phương pháp kiểm tra được sử dụng trong HĐ KTNB và đánh giá kết quả thực hiện; chúng tôi nhận được 76/102 ý kiến từ CBQL và 135/180 ý kiến từ GV/NV; trong đó, chúng tôi thấy:

40/76 tương đương 54,63% CBQL đồng ý rằng HĐ KTNB sử dụng phương pháp quan sát động ở mức khá, 36/76 tương đương 41,37 % CBQL đồng ý rằng HĐ KTNB sử dụng phương pháp quan sát tĩnh ở mức khá; điều này cho thấy, CBQL quan tâm đến cả hai phương pháp khi KTNB. 48/135 tương đương 35,56% GV, NV đồng ý rằng KTNB sử dụng phương pháp quan sát động ở mức trung bình; điều này giải thích cho vấn đề GV, NV là người được kiểm tra hoặc được dự giờ thường xuyên nên họ quan tâm nhiều đến phương pháp quan sát động. Điều đó cho thấy rằng phương pháp quan sát là phương pháp quan trọng và chủ yếu của HĐ KTNB.

16/76 tương đương 21,05% CBQL đồng ý rằng HĐ KTNB sử dụng phương pháp phân tích tài liệu sản phẩm ở mức khá, điều đó cho thấy CBQL đi sâu áp dụng phương pháp này vì trong quá trình đánh giá cần nhiều đến kỹ năng để phân tích hay tổng hợp tài liệu, hồ sơ sản phẩm. 55/135 tương đương 40,74% GV/NV đồng ý rằng HĐ KTNB sử dụng phương pháp phân tích tài liệu sản phẩm ở mức trung bình, giải thích cho vấn đề là họ là đối tượng được kiểm tra nhưng không tin tưởng phương pháp này sẽ đánh giá đúng thực chất năng lực của họ.

23/76 tương đương 30,26% CBQL đồng ý rằng HĐ KTNB sử dụng phương pháp tác động trực tiếp đối tượng ở mức tốt, điều đó cho thấy CBQL quan tâm nhiều đến phương pháp này vì dễ gần, dễ đi đến cảm thông, dễ chứng tỏ quyền lực của CBQL, dễ phát hiện được thiếu sót của đối tượng mà phương pháp quan sát không thấy được. 48/135 tương đương 35,56% GV/NV đồng ý rằng HĐ KTNB sử dụng phương pháp tác động trực tiếp đối tượng ở mức khá, cho thấy khi được áp dụng


phương pháp kiểm tra này, GV/NV có cơ hội để trình bày khó khăn, nỗ lực thực thi nhiệm vụ và để thông cảm các khiếm khuyết còn mắc phải.

Kết quả đánh giá thực trạng về phương pháp KTNB trường THPT cho ta thấy, CBQL, GV, NV quan tâm nhiều đến phương pháp quan sát, tác động trực tiếp hơn phương pháp phân tích tài liệu sản phẩm; ngoài ra, cả CBQL và GV/NV đều chưa đề cập đến phương pháp tham dự các hoạt động giáo dục cá thể.

2.3.7. Thực trạng hình thức kiểm tra được sử dụng trong hoạt động kiểm tra nội bộ trường THPT‌

Khi được hỏi về vấn đề hình thức kiểm tra được sử dụng trong HĐ KTNB và đánh giá kết quả thực hiện; chúng tôi nhận được 72/102 ý kiến từ CBQL và 98/180 ý kiến từ GV/NV; trong đó, chúng tôi thấy:

18/72 tương đương 25% CBQL đồng ý hình thức kiểm tra đột xuất đánh giá ở mức tốt, cho thấy đây là hình thức kiểm tra dễ duy trì lao động, chấn chỉnh được nề nếp, trật tự cơ quan. 22/72 tương đương 30,56% CBQL đồng ý hình thức kiểm tra định kỳ ở mức tốt, lý giải đây là hình thức kiểm tra mà CBQL theo dõi được tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm tra, đối tượng kiểm tra được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kiểm tra. 15/98 tương đương 15,31% GV/NV đồng ý hình thức kiểm tra đột xuất ở mức tốt, điều này giải thích vấn đề GV/NV quan ngại hình thức kiểm tra này vì họ thiếu sự chuẩn bị, dễ mắc khuyết điểm. 30/98 tương đương 30,61% GV/NV đồng ý hình thức kiểm tra định kỳ ở mức tốt, điều này cho thấy GV/NV nhận định hình thức kiểm tra này giúp họ ít bị thiếu sót do có sự chuẩn bị, kết quả kiểm tra dễ đạt được theo mong muốn.

25/72 tương đương 34,72% CBQL đồng ý hình thức kiểm tra toàn diện ở mức tốt, cho thấy đây là hình thức kiểm tra đánh giá được năng lực đối tượng đối với tất cả nhiệm vụ được giao, có cơ sở để từ đó điều chỉnh việc phân công nhiệm vụ cho phù hợp. 19/72 tương đương 26,39% CBQL đồng ý hình thức kiểm tra chuyên đề ở mức khá, điều này giải thích việc áp dụng hình thức này đòi hỏi Hiệu trưởng có kiến thức chuyên sâu về chuyên đề, trong khi người thực hiện chuyên đề thường là người người tham mưu chính cho Hiệu trưởng trong việc tổ chức chuyên đề đó. 25/98 tương


đương 25,51% GV/NV đồng ý hình thức kiểm tra toàn diện ở mức khá, điều này cho thấy GV/NV bị kiểm tra nhiều mặt, mất nhiều công sức, thời gian và dễ bị căng thẳng. 30/98 tương đương 30,61% GV/NV đồng ý hình thức kiểm tra chuyên đề ở mức tốt, giải thích cho vấn đề GV/NV nắm được kiến thức về chuyên đề, ít e ngại.

2.4. Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT quận Bình Thạnh TP.HCM‌

Qua kết quả khảo sát kế hoạch kiểm tra các công tác mà nhà trường đưa ra trong kế hoạch năm học cho thấy:


Bảng 2.10. Mức độ đánh giá của CBQL và GV về kế hoạch kiểm tra các công tác đã được nhà trường xây dựng


Nội dung

CBQL đánh giá

Giáo viên đánh giá

Cả năm

Từng học

kỳ

Từng tháng

Cả năm

Từng học

kỳ

Từng tháng

1. Tổ chức và hành chính

68,6

16,7

14,7

64,4

19,4

13,9

2. Phát triển đội ngũ

83,3

16,7

0

70,6

23,3

5,0

3. CSVC và kế toán

71,6

11,8

16,7

58,3

20,6

21,1

4. Kiểm tra, đánh giá học sinh

47,1

36,3

16,7

38,3

38,9

22,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh - 9

Từ bảng số liệu cho thấy nhận định của CBQL và GV là tương đồng nhau. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy 6/6 trường đều đánh giá các kế hoạch thường được kiểm tra theo năm học và theo học kỳ theo chỉ đạo chung của Sở GDĐT. Chỉ có những hoạt động đặc thù mới kiểm tra theo tháng.

Đồng thời kết quả đánh giá của CBQL và GV về hoạt động kiểm tra các nội dung của công tác quản lý HĐ KTNB tại các trường THPT đều đạt tỷ lệ hài lòng rất cao. Ngoài ra, hoạt động kiểm tra công tác CSVC, kế toán đều có đánh giá không hài lòng từ CBQL và GV/NV. Kết quả cụ thể từng nội dung kiểm tra như sau:

Bảng 2.11. Mức độ đánh giá của CBQL và GV về sự hài lòng trong kế hoạch kiểm tra các công tác quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT


Nội dung

CBQL đánh giá

GV/NV đánh giá

Rất

hài lòng

Hài lòng

Ít

hài lòng

Không

hài lòng

Rất

hài lòng

Hài lòng

Ít hài lòng

Không

hài lòng

1. Tổ chức và hành chính

58,8

39,2

2,0

0

41,1

48,3

4,4

5,0

2. Phát triển đội ngũ

49,0

44,1

6,9

0

45,0

43,9

6,7

3,3

3. CSVC và kế toán

44,1

52,0

2,0

2,0

37,8

52,2

5,6

3,3

4. Kiểm tra, đánh giá học sinh

58,8

35,3

5,9

0

45,6

45,6

6,1

1,7


2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra công tác tổ chức và hành chính‌

Kết quả phân tích thống kê mô tả và phân tích tương quan về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra công tác tổ chức và hành chính như sau:

Bảng 2.12. Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về công tác quản lý hoạt động kiểm tra công tác tổ chức và hành chính tại trường THPT

Nội dung

CBQL đánh giá

GV đánh giá

ĐTB

ĐCL

TH

ĐTB

ĐCL

TH

1. Lập kế hoạch kiểm tra

4,69

0,507

1

4,56

0,678

1

2. Ban hành quyết định thành lập ban kiểm tra

4,59

0,665

3

4,45

0,772

3

3. Triển khai kế hoạch đến toàn thể HĐ Sư

phạm vào đầu năm học

4,61

0,662

2

4,51

0,681

2

4. Tập huấn nghiệp vụ cho ban kiểm tra

3,58

0,596

9

3,94

0,772

9

5. Tiêu chí kiểm tra được xây dựng theo Điều

lệ trường trung học; thông tư 01/2011/TT- BNV và công khai


4,52


0,609


5


4,38


0,814


6

6. Ban kiểm tra thực hiện hiện kiểm tra đúng

kế hoạch

4,56

0,606

4

4,38

0,847

6

7. Kết quả kiểm tra được thông báo cho đối

tượng kiểm tra và báo cáo Hiệu trưởng

4,49

0,671

6

4,43

0,740

5

8. Hồ sơ kiểm tra được lưu đúng quy định

4,47

0,561

7

4,44

0,643

4

9. Xử lý kết quả sau kiểm tra

3,62

0,568

8

4,22

0,693

8

Kết quả khảo sát CBQL về công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác tổ chức và hành chính của hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT cho thấy có 7/9 nội dung quản lý hoạt động kiểm tra có kết quả thực hiện đạt mức khá, tốt; 1/9 nội dung đạt mức trung bình. Trong đó nội dung về “Lập kế hoạch kiểm tra” có ĐTB cao nhất 4,69 (đạt mức tốt). Còn nội dung về “Tập huấn nghiệp vụ cho ban kiểm tra”: có ĐTB thấp nhất 3.58 (đạt mức trung bình).

Kết quả khảo sát GV về công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác tổ chức và hành chính của hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT cho thấy có 3/9


nội dung quản lý hoạt động kiểm tra có kết quả thực hiện đạt mức tốt và 6/9 nội dung còn lại đạt mức khá. Trong đó nội dung về “Lập kế hoạch kiểm tra” có ĐTB cao nhất 4,56 (đạt mức tốt). Còn nội dung về “Tập huấn nghiệp vụ cho ban kiểm tra”: có ĐTB thấp nhất 3.94 (đạt mức khá).

Có sự tương đồng trong trong kết quả đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác tổ chức và hành chính. Các nội dung kiểm tra như “Lập kế hoạch, triển khai” và “Triển khai kế hoạch đến toàn thể HĐ Sư phạm vào đầu năm học” được thực hiện tốt. Việc lập kế hoạch kiểm tra nội bộ ngay từ đầu năm học và triển khai đến toàn hội đồng sư phạm giúp phân công rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan, thời điểm thực hiện kiểm tra cũng như giúp lựa chọn các phương pháp kiểm tra phù hợp từng nội dung và sử dụng kết quả kiểm tra sao cho hiệu quả nhất.

Công tác “Xây dựng các tiêu chí kiểm tra”, “tập huấn nghiệp vụ cho ban kiểm tra” và công tác “Xử lý kết quả sau kiểm tra” đều nằm trong nhóm 3 nội dung quản lý được cả CBQL và GV đánh giá thấp nhất. Điều này cho thấy các tiêu chí kiểm tra mà nhà trường xây dựng chưa hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của đối tượng kiểm tra cũng như với mục đích và nhiệm vụ kiểm tra. Các thành viên ban kiểm tra đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động kiểm tra, các thành viên kiểm tra phải có đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ và cả đạo đức nghề nghiệp mới có thể đảm bảo việc kiểm tra diễn ra một cách khoa học, kết quả kiểm tra mới phản ánh chính xác, công bằng, khách quan về đối tượng kiểm tra. Từ đó đưa ra những tư vấn phù hợp giúp đối tượng kiểm tra ngày càng hoàn thiện trong công việc, đóng góp vào sự phát triển chung của nhà trường. Tuy nhiên, kết quả đánh giá cho thấy công tác tập huấn nghiệp vụ cho ban kiểm tra vẫn chưa được thực hiện ở mức tốt nhất.

Kết quả phân tích tương quan chỉ ra 2/9 nội dung quản lý công tác tổ chức và hành chính có sự khác biệt trong kết quả đánh giá của CBQL giữa các trường được khảo sát, đó là Tập huấn nghiệp vụ cho ban kiểm tra (độ tin cậy 95%) và Xử lý kết quả sau kiểm tra (độ tin cậy 90%); 5/9 nội dung có sự khác biệt với độ tin cậy 95% trong kết quả đánh giá của GV giữa các trường, đó là: Lập kế hoạch kiểm tra; Ban hành quyết định thành lập ban kiểm tra; Tập huấn nghiệp vụ cho ban kiểm tra; Ban


kiểm tra thực hiện hiện kiểm tra đúng kế hoạch; Kết quả kiểm tra được thông báo cho đối tượng kiểm tra và báo cáo Hiệu trưởng (Bảng 2.22, PL.6).

Khi xét tương quan về kết quả đánh giá của GV thuộc các tổ chuyên môn khác nhau đối với các nội dung quản lý công tác tổ chức và hành chính thì cả 9/9 nội dung có sự khác biệt về kết quả đánh giá của các GV với độ tin cậy từ 95% đến 99% (Bảng 2.31, PL. 21).

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra công tác phát triển đội ngũ‌

Việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra công tác phát triển đội ngũ được khảo sát trên hai nhóm đối tượng CBQL và GV tại 6 trường THPT cho kết quả như sau:

Bảng 2.13. Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về công tác quản lý hoạt động kiểm tra công tác phát triển động ngũ tại trường THPT

Nội dung

CBQL đánh giá

GV đánh giá

ĐTB

ĐCL

TH

ĐTB

ĐCL

TH

1. Lập kế hoạch kiểm tra

4,56

0,778

2

4,29

0,900

7

2. Ban hành quyết định thành lập ban kiểm

tra

4,41

0,871

6

4,36

0,882

4

3. Triển khai kế hoạch đến toàn thể HĐ Sư

phạm vào đầu năm học

4,39

0,914

7

4,36

0,843

4

4. Tập huấn nghiệp vụ cho ban kiểm tra

3,84

0,884

8

3,91

0,945

8

5. Tiêu chí kiểm tra được xây dựng theo Công văn số 389/NGCBQLCSGD–NG; 06/2006/QĐ-BNV; 3040/BGD&ĐT– TCCB; nghị định số 56/2015/NĐ–CP

và công khai


4,51


0,609


4


4,33


0,891


6

6. Ban kiểm tra thực hiện kiểm tra đúng kế

hoạch

4,56

0,537

2

4,37

0,769

2

7. Kết quả kiểm tra được thông báo cho đối

tượng kiểm tra và báo cáo Hiệu trưởng

4,49

0,754

5

4,36

0,810

3

8. Hồ sơ kiểm tra được lưu đúng quy định

4,59

0,533

1

4,52

0,875

1

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí