trường Y cho rằng: “Lập kế hoạch kiểm tra là việc rất quan trong. Thời điểm lập kế hoạch và triển khai kế hoạch của trường là ngày 20 tháng 8 hằng năm. Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của cấp trên và tình hình thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch. Phó Hiệu trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch đến GV và NV trong trường.” CBQL3 của trường X cho rằng: “Kế hoạch cho hoạt động KTNB nhằm để kiểm tra việc tổ chức nhiệm vụ năm học của nhà trường, kiểm tra theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân trong nhà trường, do vậy, kế hoạch KTNB phải được xây dựng ngay từ đầu năm học. Hàng năm, Hiệu trưởng và các cấp quản lý phải xây dựng chương trình, kế hoạch KTNB bảo đảm thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Kế hoạch kiểm tra được phân cấp theo quản lý trong nhà trường, nên người việc triển khai kế hoạch đến GV, NV về kiểm tra năm học của nhà trường, của từng bộ phận là do Phó Hiệu trưởng quản lý.”
3.4.2.3. Biện pháp 3: Triển khai hoạt động KTNB
Để hoạt động KTNB được cụ thể hóa thì nhà trường cần có nhiều biện pháp để CBQL và GV hiểu rõ về hoạt động KTNBnhư triển khai rộng rãi kế hoạch đến toàn thể cán bộ trong nhà trường, tập huấn nghiệp vụ và chia sẻ kinh nghiệm để mọi người thực hiện đúng mục tiêu nhà trường đề ra. Kết quả đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của biện pháp này như sau:
Bảng 3.6. Mức độ cần thiết của biện pháp triển khai HĐ KTNB trường học
Nội dung | CBQL | GV/NV | |||
ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ||
C3.1 | Triển khai kế hoạch đến toàn thế CBQL, GV, NV | 2,75 | 0,432 | 2,68 | 0,466 |
C3.2 | Tập huấn nghiệm vụ kiểm tra từng nội dung | 2,43 | 0,572 | 2,52 | 0,544 |
C3.3 | Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm KTNB giữa các trường | 2,48 | 0,593 | 2,54 | 0,542 |
Trung bình chung | 2,55 | 2,57 |
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Chỉ Đạo Của Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí
- Biện Pháp 5: Đẩy Mạnh Công Tác Phối Hợp Giữa Hiệu Trưởng Với Các Lực Lượng
- Đánh Giá Cụ Thể Về Tính Cần Thiết, Khả Thi Của 6 Biện Pháp
- Mức Độ Cần Thiết Của Biện Pháp Tạo Lập Môi Trường Thuận Lợi Để Thực Hiện Công Tác Ktnb Trường Học
- Mức Độ Tương Quan Của Cbql Và Gv/nv Về Công Tác Tổ Chức Và Hành Chính Đối Với Thực Trạng Hđ Ktnb Trường Thpt
- Mức Độ Tương Quan Của Cbql Và Gv/nv Về Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Học Sinh Đối Với Thực Trạng Hđ Ktnb Trường Thpt
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
CBQL đánh giá biện pháp Tổ chức, thực hiện hoạt động KTNB ở mức rất cần thiết với điểm trung bình chung 2,55. Cả 3/3 biện pháp đều đạt mức rất cần thiết, trong đó nội dung Triển khai kế hoạch đến toàn thế CBQL, GV, NV có ĐTB cao nhất 2,75, tiếp theo là nội dung Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm KTNB giữa các trường có
ĐTB 2,48 và thấp nhất là nội dung Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra từng nội dung có ĐTB có ĐTB 2,43.
Kết quả đánh giá tính cần thiết của biện pháp Tổ chức, thực hiện hoạt động KTĐG của GV khá tương đồng với kết quả đánh giá của CBQL. Theo đó, ĐTB chung của biện pháp này là 2,57 và đạt mức rất cần thiết. Cả 3/3 nội dung đều được GV đánh giá rất cần thiết. Trong đó, nội dung Triển khai kế hoạch đến toàn thế CBQL, GV, NV có ĐTB cao nhất 2,68, tiếp đến là nội dung Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm KTNB giữa các trường có ĐTB 2,54 và thấp nhất là nội dung Tập huấn nghiệm vụ kiểm tra từng nội dung có ĐTB 2,52.
Như vậy, biện pháp tổ chức, thực hiện hoạt động KTNB trường học rất cần thiết đối với công tác quản lý hoạt động KTNB. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế triển khai hoạt động này tại các trường.
Bảng 3.7. Mức độ khả thi của biện pháp triển khai HĐ KTNB trường học
Nội dung | CBQL | GV/NV | |||
ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ||
K3.1 | Triển khai kế hoạch đến toàn thế CBQL, GV, NV | 2,64 | 0,483 | 2,46 | 0,500 |
K3.2 | Tập huấn nghiệm vụ kiểm tra từng nội dung | 2,41 | 0,533 | 2,36 | 0,557 |
K3.3 | Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm KTNB giữa các trường | 2,49 | 0,540 | 2,42 | 0,568 |
Trung bình chung | 2,51 | 2,41 |
Về tính khả thi, CBQL đánh giá biện pháp Tổ chức, thực hiện hoạt động KTNB ở mức rất khả thi với điểm trung bình chung 2,51. Cả 3/3 biện pháp đều được đánh giá rất khả thi, trong đó nội dung Triển khai kế hoạch đến toàn thế CBQL, GV, NV có ĐTB cao nhất 2,64, tiếp theo là nội dung Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm KTNB giữa các trường có ĐTB 2,49 và thấp nhất là nội dung Tập huấn nghiệm vụ kiểm tra từng nội dung có ĐTB 2,41.
Kết quả đánh giá GV khá giống với kết quả đánh giá của CBQL. Theo đó, điểm trung bình chung của biện pháp này là 2,41 và đạt mức rất khả thi. Cả 3/3 nội dung đều được GV đánh giá rất khả thi. Trong đó, nội dung Triển khai kế hoạch đến toàn thế CBQL, GV, NV có ĐTB cao nhất 2,46, tiếp đến là nội dung Tổ chức chia sẻ
kinh nghiệm KTNB giữa các trường có ĐTB 2,42 và thấp nhất là nội dung Tập huấn nghiệm vụ kiểm tra từng nội dungcó ĐTB 2,36.
Như vậy, kết quả khảo sát chỉ ra biện pháp Tổ chức, thực hiện HĐ KTNB rất cần thiết đối với công tác quản lý HĐ KTNB và có tính khả thi rất cao. Không những vậy, mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp này cũng rất tương đồng; những nội dung có mức cần thiết cao sẽ có mức khả thi cao và thứ tự cao thấp xét theo ĐTB cũng giống nhau.
Như đã đề cập ở trên, Kế hoạch KTNB cần phải được phổ biến đến toàn thể CBQL, GV và NV trong nhà trường vào đầu năm học. Hoạt động KTNB trường học có rất nhiều nội dung kiểm tra, mỗi nội dung có đối tượng kiểm tra, tiêu chí kiểm tra khác nhau. Chính vì vậy, các thành viên ban kiểm tra phải được tập huấn nghiệp vụ kiểm tra từng nội dung cụ thể để có thể sử dụng các hình thức/phương pháp kiểm tra thích hợp với từng nội dung, từng đối tượng, như vậy hoạt động kiểm tra mới đạt được hiệu quả cao.
Mỗi trường THPT với đặc thù địa bàn dân cư, qui mô, điều kiện tình hình thực tế khác nhau nên khi triển khai hoạt động KTNB sẽ gặp nhiều vấn đề phát sinh khác nhau, từ đó sẽ có những biện pháp xử lý cũng như tích lũy được những kinh nghiệm quản lý khác nhau. Do đó, việc tổ chức chia sẻ kinh nghiệm KTNB giữa các trường là rất cần thiết, giúp mỗi trường nhận ra được các hạn chế của trường mình, tiếp thu những ưu điểm của trường bạn cũng như học hỏi được những biện pháp khắc phục hạn chế và phát huy điểm mạnh của nhà trường.
Các giá trị độ lệch chuẩn nằm trong khoảng đồng bộ cho phép cho thấy có sự tập trung về quan điểm nhận thức của cả nhóm CBQL và nhóm GV, nhân viên khi đưa ra đánh giá liên quan đến mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp Tổ chức, thực hiện HĐ KTNB.
Kết quả phân tích tương quan cho thấy chỉ có nội dung Triển khai kế hoạch đến toàn thế CBQL, GV, NV là có sự khác biệt trong kết quả đánh giá của CBQL giữa các trường về mức độ cần thiết với độ tin cậy 99%. Về phía GV thì chỉ có nội dung Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm KTNB giữa các trườnglà có sự khác biệt trong kết quả đánh giá với độ tin cậy 95% (Bảng 3.14., PL. 33).
Ngoài ra, phân tích tương quan kết quả đánh giá mức độ khả thi cho thấy chỉ có nội dung Triển khai kế hoạch đến toàn thế CBQL, GV, NV là có sự khác biệt trong kết quả đánh giá giữa CBQL của các trường với độ tin cậy 95%. Về phía GV, cả 3/3 nội dung đều có sự khác biệt trong kết quả đánh giá giữa GV của các trường với độ tin cậy 99% (Bảng 3.21., PL. 36).
Kết quả phỏng vấn CBQL cho thấy các thầy cô đều đồng tình rằng các nội dung thuộc biện pháp 3 đều rất cần thiết và khả thi. Trong đó, các thầy cô đặc biệt chú trọng đến nội dung Tập huấn nghiệm vụ kiểm tra từng nội dung. CBQL3 của trường X cho rằng: “Cần phải thực hiện đồng bộ công tác kiểm tra của cấp quản lý nhà trường và tăng cường tự kiểm tra của từng bộ phận, cá nhân. Chú trọng tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra để nâng cao chất lượng và kỹ năng nghiệp vụ thực hiện kiểm tra, giám sát của từng cá nhân, bộ phận nhằm thực hiện tốt các cuộc KTNB của nhà trường.” CBQL2 của trường K nhận xét: “Thực tế tại các trường, lực lượng tham gia Ban KTNB chỉ được bồi dưỡng tại chổ, trực tiếp là Hiệu trưởng nên về nghiệp vụ kiểm tra còn hạn chế, chưa được đào tạo bài bản về công tác kiểm tra. Do đó cần phải đẩy mạnh việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ KTNB cho các thành viên tham gia ban kiểm tra mới có thể nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra.”
3.4.2.4. Biện pháp 4: Đánh giá hoạt động KTNB
Bảng 3.8. Mức độ cần thiết của biện pháp Đánh giá hoạt động KTNB
Nội dung | CBQL | GV/NV | |||
ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ||
C4.1 | Xử lý kịp thời kết quả kiểm tra từng nội dung | 2,67 | 0,474 | 2,67 | 0,471 |
C4.2 | Sử dụng kết quả kiểm tra vào công tác phát triển đội ngũ | 2,47 | 0,558 | 2,62 | 0,488 |
C4.3 | Thực hiện chế độ hậu kiểm từng nội dung | 2,57 | 0,536 | 2,57 | 0,529 |
Trung bình chung | 2,57 | 2,62 |
Kết quả chỉ ra biện pháp Đánh giá hoạt động KTNB trường học được CBQL đánh giá rất cần thiết với ĐTB chung cho 3 nội dung là 2,57. Trong đó, nội dung Xử lý kịp thời kết quả kiểm tra từng nội dung xếp cao nhất với ĐTB 2,67, tiếp đến là nội dung Thực hiện chế độ hậu kiểm từng nội dung xếp thứ 2/3 với ĐTB2,57 và xếp thấp nhất là nội dung Sử dụng kết quả kiểm tra vào công tác phát triển đội ngũ với ĐTB 2,47.
GV đánh giá biện pháp Đánh giá hoạt động KTNB trường học rất cần thiết với ĐTB chung 2,62/3, cao hơn so với CBQL đánh giá. Trong đó Xử lý kịp thời kết quả kiểm tra từng nội dung là nội dung xếp cao nhất với ĐTB 2,67, xếp thứ 2/3 là nội dung Sử dụng kết quả kiểm tra vào công tác phát triển đội ngũ với ĐTB 2,62 và xếp thấp nhất là nội dung Thực hiện chế độ hậu kiểm từng nội dung với ĐTB 2,57.
Như vậy, biện pháp Đánh giá hoạt động KTNB trường học rất cần thiết đối với công tác quản lý hoạt động KTNB nhà trường.
Bảng 3.9. Mức độ khả thi của biện pháp Đánh giá hoạt động KTNB
Nội dung | CBQL | GV/NV | |||
ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ||
K4.1 | Xử lý kịp thời kết quả kiểm tra từng nội dung | 2,52 | 0,502 | 2,26 | 0,462 |
K4.2 | Sử dụng kết quả kiểm tra vào công tác phát triển đội ngũ | 2,42 | 0,535 | 2,17 | 0,434 |
K4.3 | Thực hiện chế độ hậu kiểm từng nội dung. | 2,47 | 0,521 | 2,17 | 0,421 |
Trung bình chung | 2,47 | 2,20 |
CBQL đánh giá biện pháp Đánh giá hoạt động KTNB trường học có tính khả thi cao với cả 3/3 nội dung đều đạt mức rất khả thi. Trong đó, nội dung Xử lý kịp thời kết quả kiểm tra từng nội dung có ĐTB cao nhất, đạt 2,52, xếp thứ 2/3 là nội dung Thực hiện chế độ hậu kiểm từng nội dung với ĐTB 2,47. Nội dung Sử dụng kết quả kiểm tra vào công tác phát triển đội ngũ có ĐTB thấp nhất 2.42.
Khác với CBQL, GV đánh giá biện pháp Đánh giá hoạt động KTNB trường học ở mức khả thi với ĐTB chung 2,2/3. Trong đó nội dung Xử lý kịp thời kết quả kiểm tra từng nội dung có ĐTB cao nhất 2,26 và đạt mức rất khả thi. Hai nội dung còn lại có ĐTB 2,17, chỉ đạt mức khả thi.
Như vậy, kết quả đánh giá mức độ khả thi của CBQL và GV khá phù hợp với nhận định về tính cần thiết. Những nội dung nào có tính cần thiết càng cao thì có tính khả thi càng cao.
Việc xử lý kết quả, lưu trữ hồ sơ kiểm tra khâu quan trọng trong quản lý hoạt động KTNB. Bên cạnh đó việc phản hồi kết quả kiểm tra đến các đối tượng kiểm tra, đồng thời tư vấn các biện pháp giúp họ khắc phục các hạn chế, thiếu sót trong công
việc cũng rất cần thiết. Việc này sẽ giúp các công tác của các thành viên trong nhà trường ngày càng tiến bộ và hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Tuy nhiên việc GV đánh giá tính khả thi của nội dung này chưa cao cho thấy các trường vẫn chưa thực hiện tốt công tác này.
Việc xử lý kịp thời kết quả kiểm tra từng nội rất cần thiết đối với quản lý hoạt động KTNB. Kết quả kiểm tra được xử lý, phân tích làm cơ sở để CBQL đưa ra những nhận xét, đánh giá và các hướng dẫn điều chỉnh nhằm giúp đối tượng đánh giá nhận ra điểm mạnh, điểm yếu để tự thay đổi, ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn công việc.
Kết quả kiểm tra là cơ sở để CBQL có sự cân nhắc trong việc phân công nhân sự, quy hoạch phát triển đội ngũ. Tuy nhiên, GV đánh giá tính khả thi của nội dung này không cao cho thấy các trường vẫn chưa thực hiện tốt công tác này.
Các giá trị độ lệch chuẩn nằm trong khoảng đồng bộ cho phép cho thấy có sự tập trung về quan điểm nhận thức của cả nhóm CBQL và nhóm GV, nhân viên khi đưa ra đánh giá liên quan đến mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp pháp Đánh giá hoạt động KTNB trường học.
Kết quả phân tích tương quan cho thấy 3/3 nội dung có sự khác biệt trong kết quả đánh giá của CBQL giữa các trường về mức độ cần thiết với độ tin cậy từ 95% đến 99%. Về phía GV thì chỉ có nội dung Thực hiện chế độ hậu kiểm từng nội dung là có sự khác biệt trong kết quả đánh giá với độ tin cậy 99% (Bảng 3.16., PL. 33).
Ngoài ra, phân tích tương quan kết quả đánh giá mức độ khả thi cho thấy không có sự khác biệt trong kết quả đánh giá cả CBQL lẫn GV/NV giữa các trường với độ tin cậy 95%. Về phía GV, cả 3/3 nội dung đều có sự khác biệt trong kết quả đánh giá giữa GV của các trường với độ tin cậy 99% (Bảng 3.22., PL. 36).
Kết quả phỏng vấn CBQL cho thấy các thầy cô đều đồng tình rằng các nội dung thuộc biện pháp 4 đều rất cần thiết và khả thi. Mỗi cá nhân trong nhà trường nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với HĐ KTNB kể cả ở vị trí người được kiểm tra hay thành viên ban kiểm tra; đặc biệt, từng thành viên sẽ hợp tác tốt trong suốt quá trình KTNB nhằm đạt mục tiêu của hoạt động này.
3.4.2.6. Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với các lực lượng
2.7
2.67
2.65
2.62
2.6
2.57
2.55
2.52
2.5
2.45
2.4
CBQL
GV
CBQL
GV
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
Điểm trung bình
Để hoạt động này đạt hiệu quả cao nhất thì cần có sự phối hợp giữa các thành viên trong nhà trường, trong đó vai trò của Hiệu trưởng mang tính chất quyết định.
Biểu đồ 3.1. ĐTB về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với các lực lượng
qua đánh giá của CBQL và GV
Từ đồ thị 3.1 ta thấy biện pháp Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với các lực lượng được cả CBQL và GV đánh giá ở mức rất cần thiết với ĐTB lần lượt là 2,62 và 2,67.Tương tự mức độ cần thiết, tính khả thi của biện pháp Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với các lực lượng được cả CBQL và GV đánh giá ở mức rất khả thi với ĐTB lần lượt là 2,52 và 2,57. Như vậy, biện pháp Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với các lực lượng rất cần thiết đối với công tác quản lý hoạt động KTNB và có tính khả thi cao.
KTNB là hoạt động rất đa dạng và phức tạp bởi có rất nhiều nội dung kiểm tra khác nhau cũng như liên quan đến rất nhiều đối tượng kiểm tra trong nhà trường. Chính vì vậy, một mình Hiệu trưởng sẽ khó có thể giải quyết thấu đáo tất cả vấn đề mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hiệu trưởng và các lực lượng khác trong
nhà trường.Khi các thành viên khác trong nhà trường có ý thức trách nhiệm cao, chia sẻ trách nhiệm, tự giác tích cực tham gia và hợp tác với ban kiểm tra trong các hoạt động kiểm tra; các Hội đồng, đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường nhận thức đươc vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình, đảm bảo việc phối hợp chặt chẽ với quản lý và ban kiểm tra thực hiện nhiệm vụ theo quy chế hoạt động thì HĐ KTNB sẽ được triển khai dễ dàng và đạt hiểu quả cao.
Các giá trị độ lệch chuẩn nằm trong khoảng đồng bộ cho phép cho thấy có sự tập trung về quan điểm nhận thức của cả nhóm CBQL và nhóm GV, nhân viên khi đưa ra đánh giá liên quan đến mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với các lực lượng.
Ngoài ra, kết quả phân tích tương quan cho thấy chỉ có sự khác biệt trong kết quả đánh giá của CBQL giữa các trường về mức độ cần thiết của biện pháp này với độ tin cậy 95%. Về phía GV thì không có khác biệt.Trong khi đó phân tích tương quan kết quả đánh giá mức độ khả thi cho thấy có sự khác biệt trong kết quả đánh giá của cả CBQL và GV giữa các trường với độ tin cậy lần lược là 99% và 95%.
Kết quả phỏng vấn các CBQL cho thấy các thầy cô đều đồng tình rằng việc phối hợp giữa Hiệu trưởng với các lực lượng khác trong nhà trường khi tổ chức thực hiện HĐ KTNB là rất cần thiết. Khi từng bộ phận, cá nhân trong nhà trường nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với HĐ KTNB thì họ sẽ chủ động, tích cực hỗ trợ, phối hợp với Hiệu trưởng và ban kiểm tra, chấp hành nghiêm túc cho việc tiến hành kiểm tra, giúp hoàn thành đúng kế hoạch đã đặt ra.
3.4.2.6. Biện pháp 6: Tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB
Trong 5 biện pháp tác giả đề xuất dựa trên nghiên cứu thực trạng, tác giả nhận thấy biện pháp tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB là biện pháp tác giả nhận thấy cần thiết nhất. Bởi trong môi trường nhà trường việc thiết lập môi trường tốt để thực hiện công tác KTNB trường học được xem là rất quan trọng, nó thúc đẩy các hoạt động trong nhà trường được triển khai nhanh chóng và hiệu quả. Kết quả đánh giá cụ thể như sau: