Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra Công Tác Csvc, Kế Toán‌


Nội dung

CBQL đánh giá

GV đánh giá

ĐTB

ĐCL

TH

ĐTB

ĐCL

TH

9. Xử lý kết quả sau kiểm tra

3,62

0,544

9

3,83

0,593

9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh - 10

Kết quả khảo sát CBQL về công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác Phát triển đội ngũ của hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT cho thấy có 4/9 nội dung quản lý hoạt động kiểm tra có kết quả thực hiện đạt mức tốt, 4/9 nội dung đạt mức khá; 1/9 nội dung đạt mức trung bình. Trong đó nội dung về “Hồ sơ kiểm tra được lưu đúng quy định” có ĐTB cao nhất 4,59 (đạt mức tốt). Còn nội dung về “Xử lý kết quả sau kiểm tra” có ĐTB thấp nhất 3.62 (đạt mức trung bình).

Kết quả khảo sát GV về công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác Phát triển đội ngũ của hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT cho thấy có 1/9 nội dung quản lý hoạt động kiểm tra có kết quả thực hiện đạt mức tốt và 8/9 nội dung còn lại đạt mức khá. Trong đó nội dung về “Hồ sơ kiểm tra được lưu đúng quy định” có ĐTB cao nhất 4,52 (đạt mức tốt). Còn nội dung về “Xử lý kết quả sau kiểm tra” có ĐTB thấp nhất 3.83 (đạt mức khá).

Đối với nhà trường THPT, phát triển đội ngũ là một trong những công tác ưu tiên hàng đầu nên công tác kiểm tra hoạt động này luôn được các nhà quản lý quan tâm. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra việc quản lý hoạt động kiểm tra công tác phát triển đội ngũ tại các trường đạt mức khá tốt chứng tỏ Hiệu trưởng các trường đã nhận thức được tầm quan trọng và đã có sự quan tâm đúng mực đến hoạt động này.

Trong quản lý kiểm tra công tác phát triển đội ngũ, hậu kiểm tra là khâu quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra đã được Hiệu trưởng các trường thực hiện rất tốt. Bằng chứng là công tác kiểm tra “Hồ sơ kiểm tra được lưu đúng quy định” được cả CBQL và GV đánh giá cao nhất trong 9 nội dung, đạt mức độ tốt.

Tương tự như công tác tổ chức và hành chính, khâu “Tập huấn nghiệp vụ cho ban kiểm tra” và “Xử lý kết quả sau kiểm tra” vẫn chưa được thực hiện tốt, đây là nội dung được cả CBQL và GV đánh giá thấp nhất.


Kết quả phân tích tương quan chỉ ra tất cả 8/9 nội dung quản lý công tác Phát triển đội ngũ đều không có sự khác biệt trong kết quả đánh giá của CBQL giữa các trường được khảo sát; về phía GV có 2/9 nội dung có sự khác biệt với độ tin cậy 90% trong kết quả đánh giá của GV giữa các trường, đó là: Tiêu chí kiểm tra được xây dựng theo Công văn số 389/NGCBQLCSGD–NG; 06/2006/QĐ-BNV; 3040/BGD&ĐT–TCCB; nghị định số 56/2015/NĐ–CP công khai và Ban kiểm tra thực hiện kiểm tra đúng kế hoạch (Bảng 2.23, PL.7).

Khi xét tương quan về kết quả đánh giá của GV thuộc các tổ chuyên môn khác nhau đối với các nội dung quản lý công tác Phát triển đội ngũ thì cả 9/9 nội dung đều có sự khác biệt về kết quả đánh giá của các GV với độ tin cậy 99% (Bảng 2.32, PL. 24).

2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra công tác CSVC, kế toán‌

Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra công tác CSVC, kế toán như sau:

Bảng 2.14. Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về công tác quản lý hoạt động kiểm tra công tác CSVC, kế toán tại trường THPT

Nội dung

CBQL đánh giá

GV đánh giá

ĐTB

ĐCL

TH

ĐTB

ĐCL

TH

1. Lập kế hoạch kiểm tra

4,63

0,596

1

4,41

0,722

5

2. Ban hành quyết định thành lập ban kiểm tra

4,54

0,575

7

4,42

0,784

4

3. Triển khai kế hoạch đến toàn thể HĐ Sư

phạm vào đầu năm học

4,62

0,598

3

4,46

0,772

2

4. Tập huấn nghiệp vụ cho ban kiểm tra

3,71

0,535

9

3,93

0,804

9

5. Tiêu chí kiểm tra được xây dựng theo quy định của Bộ tài chính và công khai


4,59


0,533


5


4,39


0,780


6

6. Ban kiểm tra thực hiện kiểm tra đúng kế

hoạch

4,56

0,573

6

4,38

0,741

7


Nội dung

CBQL đánh giá

GV đánh giá

ĐTB

ĐCL

TH

ĐTB

ĐCL

TH

7. Kết quả kiểm tra được thông báo cho đối

tượng kiểm tra và báo cáo Hiệu trưởng

4,62

0,564

3

4,44

0,778

3

8. Hồ sơ kiểm tra được lưu đúng quy định

4,63

0,628

1

4,48

0,743

1

9. Xử lý kết quả sau kiểm tra

4,20

0,602

8

4.00

0,678

8

Kết quả khảo sát CBQL về công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác CSVC và kế toán của hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT cho thấy có 7/9 nội dung quản lý hoạt động kiểm tra có kết quả thực hiện đạt mức tốt và 2/9 nội dung còn lại đạt mức khá. Trong đó nội dung về “Lập kế hoạch kiểm tra” và “Hồ sơ kiểm tra được lưu đúng quy định” có ĐTB cao nhất 4,63 (đạt mức tốt). Còn nội dung về “Tập huấn nghiệp vụ cho ban kiểm tra”: ĐTB thấp nhất 3,71, đạt mức khá.

Kết quả khảo sát GV về công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác CSVC và kế toán của hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT cho thấy cả 9/9 nội dung quản lý hoạt động kiểm tra đều có kết quả thực hiện đạt mức khá. Trong đó nội dung về “Hồ sơ kiểm tra được lưu đúng quy định” có ĐTB cao nhất 4,48 (đạt mức khá). Còn nội dung về “Tập huấn nghiệp vụ cho ban kiểm tra” có ĐTB thấp nhất 3,93 (đạt mức khá).

So với kết quả quản lý hai hoạt động kiểm tra trên, kết quả đánh giá công tác quản lý hoạt động kiểm tra CSVC và Kế toán đạt mức cao hơn. Tất cả các nội dung kiểm tra đều được đánh giá ở mức tốt và khá với ĐTB đều trên 4,30.

Các nội dung “Lập kế hoạch kiểm tra, triển khai kế hoạch, thông báo kết quả kiểm tra và lưu trữ hồ sơ” được cả CBQL và GV đánh giá cao với mức ĐTB từ 4,44 trở lên. Hiệu trưởng các trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra đồng thời với kế hoạch công tác CSVC, kế toán, có sự phân bố phù hợp về thời gian kiểm tra (đặc thù hoạt động kế toán được tính theo năm hành chính). Hơn nữa, kết quả kiểm tra cũng được thông báo đến toàn thể hội đồng một cách công khai, minh bạch.

Công tác Tập huấn nghiệp vụ cho ban kiểm tra vẫn là nội dung được cả CBQL và GV đánh giá thấp nhất. Đối với công tác kiểm tra CSVC, kế toán cần sử dụng phối


hợp nhiều phương pháp kiểm tra và đòi hỏi kết quả kiểm tra phải có độ chính xác rất cao. Đặc biệt đối với công tác kế toán, các tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải dựa trên văn bản quy phạm của Bộ tài chính. Do đó, thành viên ban kiểm tra cần phải được tập huấn đầy đủ để có thể lựa chọn sử dụng các phương pháp kiểm tra phù hợp với từng nhiệm vụ trong từng thời điểm cụ thể và đưa ra được những đánh giá chính xác, khách quan.

Kết quả phân tích tương quan chỉ ra tất cả 9/9 nội dung quản lý công tác CSVC và Kế toán đều không có sự khác biệt trong kết quả đánh giá của CBQL giữa các trường được khảo sát; về phía GV có 3/9 nội dung có sự khác biệt trong kết quả đánh giá của GV giữa các trường, đó là: Lập kế hoạch kiểm tra (độ tin cậy 99%); Ban hành quyết định thành lập ban kiểm tra (độ tin cậy 90%) và Triển khai kế hoạch đến toàn thể HĐ Sư phạm vào đầu năm học (độ tin cậy 95%) (Bảng 2.24, PL.8).

Khi xét tương quan về kết quả đánh giá của GV thuộc các tổ chuyên môn khác nhau đối với các nội dung quản lý công tác CSVC và Kế toán thì cả 9/9 nội dung đều có sự khác biệt về kết quả đánh giá của các GV với độ tin cậy 99% (Bảng 2.33, PL. 26).

2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra công tác kiểm tra đánh giá học sinh‌

Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra công tác kiểm tra đánh giá HS như sau:


Bảng 2.15. Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về công tác quản lý hoạt động kiểm tra công tác kiểm tra đánh giá học sinh tại trường THPT

Nội dung

CBQL đánh giá

GV đánh giá

ĐTB

ĐCL

TH

ĐTB

ĐCL

TH

1. Lập kế hoạch kiểm tra

4,70

0,541

1

4,53

0,712

2

2. Ban hành quyết định thành lập ban kiểm tra

4,68

0,511

5

4,52

0,713

3

3. Triển khai kế hoạch đến toàn thể HĐ Sư

phạm vào đầu năm học

4,70

0,541

1

4,50

0,721

4

4. Tập huấn nghiệp vụ cho ban kiểm tra

4,57

0,536

8

4,39

0,758

8

5. Tiêu chí kiểm tra được xây dựng theo thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT; 08/TT và

công khai


4,61


0,662


7


4,48


0,766


6

6. Ban kiểm tra thực hiện kiểm tra đúng kế

hoạch

4,67

0,514

6

4,45

0,742

7

7. Kết quả kiểm tra được thông báo cho đối

tượng kiểm tra và báo cáo Hiệu trưởng

4,70

0,541

1

4,57

0,669

1

8. Hồ sơ kiểm tra được lưu đúng quy định

4,70

0,541

1

4,48

0,728

5

9. Xử lý kết quả sau kiểm tra

4.22

0,601

9

4.08

0,678

9

Kết quả khảo sát CBQL về công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác Kiểm tra, đánh giá học sinh của hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT cho thấy 8/9 nội dung quản lý hoạt động kiểm tra đều có kết quả thực hiện đạt mức tốt; 1/9 nội dung đạt mức khá. Trong đó nội dung về “Lập kế hoạch kiểm tra; Triển khai kế hoạch đến toàn thể HĐ Sư phạm vào đầu năm học; Kết quả kiểm tra được thông báo cho đối tượng kiểm tra và báo cáo Hiệu trưởng và Hồ sơ kiểm tra được lưu đúng quy định” đều có ĐTB cao nhất 4,70. Còn nội dung về “Xử lý kết quả sau kiểm tra” có ĐTB thấp nhất 4.22.

Kết quả khảo sát CBQL về công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác Kiểm tra, đánh giá học sinh của hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT cho thấy có 3/9 nội dung quản lý hoạt động kiểm tra có kết quả thực hiện đạt mức tốt và 5/9


nội dung còn lại đạt mức khá. Trong đó nội dung về “Kết quả kiểm tra được thông báo cho đối tượng kiểm tra và báo cáo Hiệu trưởng” có ĐTB cao nhất 4,57 (đạt mức tốt). Còn nội dung về “Xử lý kết quả sau kiểm tra” có ĐTB thấp nhất 4.08 (đạt mức khá).

Kiểm tra, đánh giá học sinh có thể xem là một trong những hoạt động trọng tâm của nhà trường trong mỗi năm học, là khâu quan trọng trong quá trình dạy học và giáo dục. Giáo viên là những người trực tiếp kiểm tra, đánh giá học sinh về cả học lực và hạnh kiểm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá được thực hiện thường xuyên, hợp lý giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh hoạt động dạy và học kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy, quản lý hoạt động kiểm tra công tác Kiểm tra, đánh giá học sinh luôn được Hiệu trưởng các trường quan tâm thực hiện đầy đủ. Bằng chứng là kết quả công tác quản lý hoạt động kiểm tra này được cả CBQL và GV các trường đánh giá rất cao. Các nội dung đều đạt mức khá và tốt với ĐTB từ 4.0 trở lên.

Lập kế hoạch kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra là hai nội dung được Hiệu trưởng các trường quản lý thực hiện tốt nhất, đây là hai nội dung được cả CBQL và GV đánh giá cao nhất. Các trường lập kế hoạch chi tiết, khoa học vào đầu năm học sẽ giúp việc chuẩn bị tốt về nguồn lực, thời gian, phân công nhiệm vụ, đồng thời giúp việc triển khai thực hiện cũng như việc kiểm tra giám sát nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả. Ban kiểm tra của các trường đã thông báo kết quả kiểm tra kịp thời, chính xác, minh bạch đến các đối tượng kiểm tra và Hiệu trưởng; điều này giúp các đối tượng kiểm tra kịp thời khắc phục, điều chỉnh những thiếu sót trong công tác và phát huy các điểm mạnh đồng thời giúp Hiệu trưởng đưa ra những quyết định điều chỉnh, cải tiến hoạt động kiểm tra đánh giá hợp lý và kịp thời.

Tương tự các hoạt động trên, nội dung “Tập huấn nghiệp vụ cho ban kiểm tra” và “Xử lý kết quả sau kiểm tra” là hai nội dung được đánh giá thấp.

Kết quả phân tích tương quan chỉ ra tất cả 9/9 nội dung quản lý công tác Kiểm tra, đánh giá học sinh đều không có sự khác biệt trong kết quả đánh giá của cả CBQL lẫn GV/NV giữa các trường được khảo sát; (Bảng 2.25, PL. 10).


Khi xét tương quan về kết quả đánh giá của GV thuộc các tổ chuyên môn khác nhau đối với các nội dung quản lý công tác Kiểm tra, đánh giá học sinh thì cả 9/9 nội dung đều có sự khác biệt về kết quả đánh giá của các GV với độ tin cậy 99% (Bảng 2.34, PL. 28).

2.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường THPT quận Bình Thạnh, TP.HCM‌

Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐ KTNB trường THPT quận Bình Thạnh, TP.HCM trên hai nhóm đối tượng CBQL và GV:

Bảng 2.16. Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT

Nội dung

CBQL đánh giá

GV đánh giá

ĐTB

ĐCL

TH

ĐTB

ĐCL

TH

1. Vì thành tích

2,62

1,178

1

2,71

1,000

2

2. Văn bản chỉ đạo còn nhiều bất cập (chồng

chéo, thiếu tính cụ thể, …)

2,54

0,864

2

2,77

0,853

1

3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ban

kiểm tra còn hạn chế

2,11

0,964

3

2,61

0,894

4

4. Hiệu trưởng không có nhiều thời gian đầu

tư cho công tác này.

1,85

1,038

6

2,57

0,981

6

5. Kinh phí cho công tác này còn hạn hẹp

2,05

0,927

4

2,61

0,773

5

6. CSVC nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu

1,89

1,071

5

2,71

1,000

3

Kết quả khảo sát CBQL về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐ KTNB cho thấy có 2/6 yếu tố ảnh hưởng nhiều đến công tác này, còn lại 4/6 yếu tố ít có ảnh hưởng. Trong đó yếu tố “Vì thành tích” là ảnh hưởng nhiều nhất còn yếu tố về “Hiệu trưởng không có nhiều thời gian đầu tư cho công tác này” có mức ảnh hưởng ít nhất.

Kết quả khảo sát GV về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐ KTNB cho thấy cả 6/6 yếu tố đều có ảnh hưởng nhiều đến công tác này. Trong đó yếu tố về “Văn bản chỉ đạo còn nhiều bất cập (chồng chéo, thiếu tính cụ thể, …)” có ĐTB 2,77


cao nhất hay mức ảnh hưởng nhiều. Còn yếu tố về “Hiệu trưởng không có nhiều thời gian đầu tư cho công tác này” có ĐTB thấp nhất 2,57 (ảnh hưởng nhiều).

Kết quả khảo sát chỉ ra các yếu tố được đề cập không ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý HĐ KTNB của các trường THPT trên địa bàn quận Bình Thạnh. Các yếu tố chỉ được đánh giá ở mức ảnh hưởng ít và ảnh hưởng nhiều. Không có yếu tố nào đạt mức ảnh hưởng rất nhiều.

Hai yếu tố “Vì thành tích” và “Văn bản chỉ đạo còn nhiều bất cập (chồng chéo, thiếu tính cụ thể, …)” được cả CBQL và GV đánh giá ở mức ảnh hưởng nhiều. Việc văn bản chỉ đạo hoạt động KTNB chưa cụ thể, còn chồng chéo gây khó khăn cho các trường trong việc lập kế hoạch và triển khai các hoạt động kiểm tra cũng như việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra. Yếu tố “Vì thành tích” liên quan đến văn hóa nhà trường, thể hiện cách tiếp cận của CBQL đối với hoạt động KTNB. Kết quả cho thấy hoạt động KTNB của các trường còn bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thành tích. Điều này có thể dẫn đến nhà trường chưa có đầu tư đúng mức về nhân lực, cơ sở vật chất, thời gian; việc triển khai các hoạt động KTNB ở các trường còn nặng nề, mang tính hình thức; kết quả kiểm tra chưa phản ánh chính xác thực trạng các công tác trong nhà trường. Do đó, hoạt động KTNB của nhà trường chưa đạt hiệu quả cao, chưa có tác dụng phát huy tính tự giác, tính tự phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của các thành viên trong trường.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự khác nhau giữa CBQL và GV về cách đánh giá mức độ ảnh hưởng của 3 yếu tố “Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ban kiểm tra còn hạn chế; Kinh phí cho công tác này còn hạn hẹp và Hiệu trưởng không có nhiều thời gian đầu tư cho công tác này”. Trong khi các CBQL đánh giá 3 yếu tố này ở mức độ ảnh hưởng ít thì GV lại đánh giá ở mức độ ảnh hưởng nhiều.

Thực tế, yếu tố “Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ban kiểm tra còn hạn chế” có ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai và đến hiệu quả của hoạt động kiểm tra. Các thành viên ban kiểm tra nếu không được tập huấn đầy đủ, không nắm vững lí luận, phương pháp, cách thức kiểm tra sẽ dẫn đến tiến trình thực hiện và kết quả kiểm tra không khoa học, chính xác, khách quan, làm cho hiệu quả công tác kiểm tra

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023