Khảo Nghiệm Sự Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Biện Pháp

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Động viên khen thưởng là một trong các chức năng của kiểm tra. Trong kiểm tra, với kết quả kiểm tra, đánh giá thực trạng, phát hiện những sai phạm, có hình thức xử lý phù hợp. Đồng thời phát hiện những mặt tích cực, những ưu điểm, nhân tố mới để có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời nhằm khuyến cáo, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Nội dung khen thưởng cần bám vào thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 04 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng gồm các hoạt động quản lý:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; chấp hành pháp luật; chấp hành nội quy, qui chế chuyên môn; ý thức đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng;

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và khả năng sử dụng các phương pháp giảng dạy và giáo dục;

- Thực hiện các yêu cầu về soạn bài, chấm bài ; quan tâm giúp đỡ các đối tượng học sinh; tham gia hoạt động tổ chuyên môn; sử dụng đồ dùng dạy học, thực hiện các tiết thực hành theo quy định; công tác tự học, tự bồi dưỡng; tuân thủ các quy định về dạy thêm, học thêm...

- Kết quả giảng dạy của giáo viên; kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, mức độ tiến bộ của học sinh; công tác chủ nhiệm, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, công tác đoàn thể…

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động KTNB; tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên một cách trung thực, khách quan. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá xác định hạn chế, khuyết điểm của đối tượng, đối chiếu với chuẩn kiểm tra để xác định mức độ khen thưởng một cách xác thực. Đối chiếu với yêu cầu, kết quả, tính chất của công tác quản lý, người kiểm tra đề xuất hình thức

xử lý, động viên khen thưởng. Các hình thức xử lý khuyết điểm cần đảm bảo tính khách quan, mang tính giáo dục cảnh báo để đối tượng cũng như CBQL, giáo viên coi đó là một bài học kinh nghiệm dành cho bản thân.

Căn cứ vào thành tích và mức độ đạt được, đề xuất các hình thức khen thưởng nhằm động viên kịp thời, tạo động lực phấn đấu để cán bộ, giáo viên hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt hơn; chú trọng nhân rộng điển hình tiên tiến trong tập thể „„tránh bệnh thành tích‟‟ tạo phong trào thi đua, phấn đấu trong các nhà trường.

3.2.5.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần cụ thể hóa quy chế thi đua khen thưởng, kỷ luật trong quản lý để động viên khen thưởng trong hoạt động KTNB đảm bảo tính pháp lý, khách quan và công bằng.

Có kế hoạch xây dựng nguồn kinh phí động viên, khen thưởng ngay từ đầu năm học, thông qua Đại hội công nhân viên chức thảo luận đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ; chú trọng xã hội hóa giáo dục về huy động quỹ thi đua khen thưởng thông qua các tổ chức đoàn thể và hội cha mẹ học sinh.

3.3. Mối quan hệ của các biện pháp

Các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện. Mỗi biện pháp đều có một chức năng nhất định, thể hiện sự cần thiết và tính khả thi trong quản lý; biện pháp này là tiền đề của biện pháp kia, hỗ trợ, thúc đẩy nhau; tập trung giải quyết bài toán nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình hiện nay.

Trong các biện pháp đề xuất, biện pháp “Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, CBQL về tầm quan trọng của hoạt động KTNB trong nhà trường” là biện pháp tiền đề để thực thi các biện pháp khác một cách đồng bộ. Khi đội ngũ giáo viên, CBQL có nhận thức đúng về vai trò của hoạt động KTNB thì sẽ có động lực thúc đẩy các hoạt động quản lý giáo dục trong nhà

trường như mong muốn. Từ nhận thức sâu sắc sẽ chuyển hóa thành quyết tâm và hành động, khắc phục khó khăn để tìm ra các biện pháp tốt nhất trong quản lý. Ngược lại, nếu đội ngũ giáo viên, CBQL không có nhận thức đúng thì sẽ là lực cản làm cho các biện pháp khó thực hiện, kém khả thi trong quản lý hoạt động KTNB trường học.

Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động KTNB trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp. Vì các biện pháp quản lý có tính thống nhất, tác động thúc đẩy nhau và tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Hiệu quả của các biện pháp chỉ có được khi chúng gắn chặt với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn. Mọi biểu hiện xem nhẹ, hoặc tuyệt đối hóa từng biện pháp riêng lẻ đều làm giảm hiệu quả của quản lý. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý có tính độc lập và có vai trò riêng trong hoạt động KTNB ở các Nhà trường. Có biện pháp định hướng chỉ đạo, có biện pháp mang tính chất như điều kiện bảo đảm, thúc đẩy biện pháp phát triển. Do đó, khi thực hiện cần căn cứ vào thực trạng, hoàn cảnh cụ thể của Nhà trường mà ưu tiên thứ tự thực hiện.

3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của biện pháp

3.4.1. Khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp quản lý

Để đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình tác giả đã dùng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của CBQL phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường THCS về sự cần thiết của các biện pháp đề xuất. Tổng số có 125 ý kiến tham gia trả lời. Bảng 3.1.

- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT 16 người

- CBQL các trường THCS 75 người

- Giáo viên các trường THCS 34 người

Bảng 3.1. Thăm dò sự cần thiết của các biện pháp quản lý



TT


Các biện pháp

Sự cần thiết

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%


01

Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, CBQL về tầm quan trọng của quản lý hoạt

động KTNB trong nhà trường


82


65.6


43


34.4


0


0


02

Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên làm nhiệm

vụ KTNB nhà trường


85


68


40


32


0


0


03

Xây dựng nội dung và phương pháp KTNB ở các trường THCS theo yêu cầu đổi mới

giáo dục


77


61.6


48


38.4


0


0


04

Xây dựng kế hoạch KTNB của Hiệu trưởng các trường THCS gắn với chất lượng và

hiệu quả quản lý


89


71.2


21


16.8


15


12


05

Tăng cường công tác động viên khen thưởng hoạt động

KTNB ở các trường THCS


73


58.4


46


36.8


6


4.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục - 12

Kết quả khảo sát cho thấy có trên 94% số người được hỏi ý kiến thấy các biện pháp đưa ra là rất cần thiết và cần thiết, nó phản ánh yêu cầu cấp bách cần phải có các biện pháp phù hợp, hữu hiệu trong quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS trong huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3.4.2. Khảo nghiệm tình khả thi của các biện pháp quản lý

Để đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình tác giả đã dùng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của CBQL, chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng. Phó hiệu trưởng và giáo viên các trường THCS về sự cần thiết của các biện pháp đề xuất. Tổng số có 125 ý kiến tham gia trả lời. Bảng 3.2.

- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT 16 người

- CBQL các trường THCS 75 người

- Giáo viên các trường THCS 34 người

Bảng 3.2. Thăm dò tính khả thi của các biện pháp quản lý



TT


Các biện pháp

Tính khả thi

Rất khả thi

Khả thi

Không

khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


01

Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, CBQL về tầm quan trọng của quản lý hoạt động

KTNB trong nhà trường


73


58.4


52


41.6


2


1.6


02

Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên

làm nhiệm vụ KTNB nhà trường


89


71.2


36


28.8


0


0


03

Xây dựng nội dung và phương

pháp KTNB ở các trường THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục


77


61.6


45


36


3


2.4


04

Xây dựng kế hoạch KTNB của Hiệu trưởng các trường THCS gắn với chất lượng và hiệu quả

quản lý


68


54.4


50


40


7


5.6


05

Tăng cường công tác động viên khen thưởng hoạt động KTNB ở

các trường THCS


71


56.8


54


43.2


0


0

Kết quả thăm dò tính tính khả thi của các biện quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS cho thấy: Các biện pháp đưa ra ở trên được các Cán bộ, chuyên viên Phòng giáo dục và đào tạo, CBQL, giáo viên các trường THCS đánh giá rất khả thi và khả thi (96,8%).

Như vậy tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Hưng Hà do tác giả trình bày có mối tương đồng với nhau và đạt ở mức độ cao. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự quan tâm rộng rãi của các lực lượng giáo dục của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS trong huyện.

Kết luận chương 3


Căn cứ vào cơ sở lý luận, thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở nguyên tắc xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lý theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Biện pháp quản lý hoạt động KTNB của trường THCS huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình cần tập trung vào các nội dung: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, CBQL nhân viên về tầm quan trọng của quản lý hoạt động KTNB trong nhà trường; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên làm nhiệm vụ KTNB nhà trường; xây dựng nội dung và phương pháp KTNB ở các trường THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục; xây dựng kế hoạch KTNB của Hiệu trưởng các trường THCS gắn với chất lượng và hiệu quả quản lý; tăng cường công tác động viên khen thưởng hoạt động KTNB ở các trường THCS.

Các biện pháp tác giả đưa ra đều đảm bảo tính thống nhất về cấu trúc: Mục đích của biện pháp; nội dung của biện pháp; cách tổ chức thực hiện; điều kiện thực hiện biện pháp.

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện. Kết quả thăm dò và khảo nghiệm, cho thấy các biện pháp đề xuất thể hiện sự cần thiết và tính khả thi cao, nhận được sự đồng thuận của đội ngũ CBQL, giáo viên đánh giá là cần thiết và khả thi. Việc áp dụng và triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý trường học theo yêu cầu đổi mới hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Quản lý giáo dục là một khoa học và là nghệ thuật trong công tác tổ chức các hoạt động giáo dục trong Nhà trường và các mối quan hệ giữa Nhà trường với xã hội. Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý hoạt động KTNB trương học; chất lượng quản lý giáo dục ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, các khái niệm cơ bản về khoa học quản lý, quản lý giáo dục, quản lý Nhà trường; nghiên cứu quản lý hoạt động KTNB trường THCS.

Trên cơ sở nghiên cứu điều tra khảo sát thực trạng chất lượng giáo dục THCS; quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS trên các phương diện: nhận thức, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ KTNB cho thấy: hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình cơ bản đã được hiệu trưởng các nhà trường chú trọng. Nhìn tổng thể trong địa bàn huyện có thể nhận thấy hoạt động quản lý KTNB diễn ra đa dạng và phong phú ở các trường THCS theo quy định. Tuy nhiên trong điều kiện khó khăn nên vấn đề quản lý còn bộc lộ những hạn chế nhất định.

Đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Các biện pháp tập trung vào nội dung: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, CBQL về tầm quan trọng của quản lý hoạt động KTNB trong nhà trường; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên làm nhiệm vụ KTNB nhà trường; xây dựng nội dung và phương pháp KTNB ở các trường THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục; Xây dựng kế hoạch KTNB của Hiệu trưởng các trường THCS gắn với chất lượng và hiệu quả quản lý; Tăng cường công tác động viên khen thưởng hoạt động KTNB ở các trường THCS.

Biện pháp đề xuất tác động vào chủ thể quản lý và các khâu của quá trình quản lí: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện đến kiểm tra

đánh giá. Mỗi biện pháp đều có mục đích, nội dung, nhiệm vụ và cách thực hiện khác nhau nhưng nhìn chung chúng có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó, tác động qua lại và bổ trợ lẫn nhau. Vì vậy, các biện pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất thì mới đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục hiện nay. Các biện pháp nêu trên cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý giáo dục và sự phối kết hợp của các ban ngành, nhưng quan trọng là sự đoàn kết, nhất trí và sự nỗ lực của đội ngũ CBQLvà giáo viên trong các Nhà trường.

Huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là một huyện thuần nông, công nghiệp, thương mại, dịch vụ chưa phát triển. Vì vậy, dù rất quan tâm đến phát trển sự nghiệp giáo dục nhưng CSVC, trang thiết bị giảng dạy còn nhiều hạn chế. Đội ngũ CBQL, giáo viên tuy đủ về cơ cấu và số lượng, nhưng trình độ chuyên môn, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, bất cập. Quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS đã được chú trọng nhưng chất lượng, hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Với việc nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn góp phần giải quyết một số vấn đề bất cập trong quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình.

2. Kiến nghị

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục nói chung, KTNB trường THCS nói riêng và có hướng dẫn cụ thể, chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo, tổ chức hoạt động KTNB trường THCS hiệu quả hơn.

Tham mưu cho thủ tướng chính phủ ban hành quyết định về chế độ ưu đãi của ngành cho đội ngũ cán bộ làm việc tại các phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo, đội ngũ là cộng tác thanh tra giáo dục nhất là người phụ trách hoạt động thanh tra, kiểm tra của phòng giáo dục và đào tạo và lực lượng thực hiện nhiệm vụ KTNB các trường học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023