Đánh Giá Chung Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Ktnb Ở Các Trường Thcs

quả giờ dự mà quên rằng kết quả nhận thức, học tập của học sinh chính là thước đo chính xác nhất kết quả giảng dạy của giáo viên. Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa gắn bó mật thiết, hữu cơ với đổi mới kiểm tra đánh giá, vì vậy việc đánh giá kết quả giảng dạy của giao viên chưa thực sự đảm bảo chính xác, khách quan.

+ Quản lý hoạt động kiểm tra công tác quản lý tài chính và chế độ chính sách. Trong quá trình quản lý hoạt động KTNB, một số hiệu trưởng còn xem nhẹ việc kiểm tra công tác quản lý tài chính và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên và người học trong khi hoạt động quản lý tài chính và chế độ chính sách trong nhà trường, đơn vị đã được giao tự chủ về tài chính dễ xảy ra sai phạm vì nghiệp vụ quản lý tài chính của các hiệu trưởng còn nhiều hạn chế, trong khi nhiều kế toán các trường THCS trong huyện chưa đủ năng lực để tham mưu, giúp hiệu trưởng quản lý đúng và thưc hiện đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định. Hiện tượng các trường học bị xuất toán các khoản chi không đúng mục đích, sai nguyên tắc khi bị thanh tra tài chính là khá phổ biến. Điều này sẽ được khắc phục nếu hoạt động kiểm tra quản lý tài chính trong nhà trường được thực hiện thường xuyên, các sai phạm, bất hợp lý được kip thời phát hiện và ngăn ngừa, cảnh báo.

+ Quản lý hoạt động kiểm tra quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các nguồn lực đầu tư cho quá trình xây dựng và phát triển nhà trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là hệ điều kiện hết sức quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường. Vấn đề là làm thế nào để quản lý được tốt, có hiệu quả việc sử dụng hệ thống CSVC, thiết bị dạy học được trang cấp. huy động, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực (xã hội hóa giáo dục, tài trợ,…) đầu tư tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Thực tiễn tại các trường THCS trong huyện cho thấy việc bảo quản, sử dụng các thiết bị dạy học, nhất là thiết bị dạy học hiện đại tại một số trường không

tốt, lãng phí. Đầu tư hàng trăm triệu để mua 1 bảng tương tác thông minh, nhưng chỉ sử dụng để tổ chức các chuyên đề hay các tiết dạy thao giảng, dự thi giáo viên dạy giỏi... Thiết bị dạy học rất nhiều trong phòng thiết bị dạy học trong khi giáo viên vẫn dạy chay. Để xảy ra tình trạng nêu trên một phần không nhỏ do Hiệu trường buông lỏng trong quản lý kiểm tra.

- Việc lập kế hoạch kiểm tra: Hàng năm Phòng Giáo dục và đào tạo Hưng Hà đều thu Kế hoạch kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng, qua nghiên cứu nội dung các kế hoạch mà các Hiệu trưởng đã xây dựng, thấy một số hiệu trưởng chưa chú trọng, đầu tư thời gian nghiên cứu đẩ xây dựng một kế hoạch đảm bảo đúng yêu cầu. Kế hoạch còn chung chung nhiều khi mang tính hình thức, đối phó với cấp trên; chưa xác định rõ các căn cứ để xây dựng kế hoạch; các nội dung kiểm tra còn thiếu; kế hoạch không cụ thể hóa lực lượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra, và các biện pháp khả thi để thực hiện kế hoạch đạt kết quả tốt nhất; thiếu chương trình kiểm tra hàng tháng, tuần nên trong quá trình thực hiện thiếu tính chủ động, thường thực hiện không đảm bảo theo kế hoạch.

- Việc tổ chức chỉ đạo kiểm tra: Hiệu trưởng chưa thật sự chú trọng việc tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, chưa hướng dẫn cách làm cụ thể cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, chưa đôn đốc họ thực hiện. Tổ chức chỉ đạo kiểm tra đôi khi còn chưa kịp thời so với kế hoạch đề ra.

- Việc phân công, phân cấp trong kiểm tra của một số hiệu trưởng chưa triệt để, chưa thực sự tin tưởng phân quyền, giao trách nhiệm cho các bộ phận giúp việc.

- Công tác tự kiểm tra của Hiệu trưởng: Một số Hiệu trưởng làm việc còn mang nặng tính cá nhân, theo chủ nghĩa kinh nghiệm, đôi khi bảo thủ, phong cách tổ chức và quản lý chưa linh hoạt nên chưa khích lệ được tinh thần làm việc và phát huy hết được khả năng của cán bộ giáo viên. Hiệu trưởng tự nhìn nhận năng lực và uy tín và lối sống của mình có phần chủ quan dẫn đến đối tượng được giao việc kiểm tra và đối tượng được kiểm tra dễ đối phó.

2.3.2. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS

2.3.2.1. Mặt mạnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Trong những năm học gần đây, hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục được Phòng giáo dục và đào tạo Hưng Hà đặc biệt quan tâm, chỉ đạo. Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra giáo dục của Sở giáo dục và đào tạo Thái Bình, nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục Hưng Hà, Phòng giáo dục và đào tạo Hưng Hà đều có hướng dẫn hoạt động kiểm tra giáo dục tới các cơ sở giáo dục trực thuộc (trong đó có các trường THCS). Hướng dẫn của phòng giáo dục và đào tạo đã cụ thể hóa các hoạt động kiểm tra nội bộ cơ bản của các trường, trên cơ sở đó các trường xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra nội bộ của đơn vị mình cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, nhà trường. Phòng giáo dục và đào tạo huyện tăng cường công tác kiểm tra hoạt động kiểm tra nội bộ của các đơn vị trong năm học kết hợp trong các cuộc kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra hành chính các nhà trường, qua đó kịp thời phát hiện và uốn nắn chấn chỉnh các biểu hiện lệch lạch trong quản lý hoạt động KTNB của cơ sở; đầu mỗi năm học tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ cho CBQL các cơ sở giáo dục trực thuộc nhằm thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cách thức tổ chức quản lý hoạt động KTNB và trang bị một số nghiệp vụ trong quản lý hoạt động KTNB để Hiệu trưởng tiếp tục tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng làm nhiệm vụ KTNB ở cơ sở. Chính vì vậy hoạt động KTNB ở các trường THCS đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và nghiệp vụ quản lý. Hoạt động KTNB được thực hiện bài bản hơn, thường xuyên và toàn diện hơn, hiệu quả của KTNB cũng rõ ràng và tích cực hơn, nó giúp cho kỷ cương nền nếp trường học được giữ vững, chất lượng giáo dục các nhà trường có nhiều tiến bộ, nội bộ trường học đoàn kết, tình trạng đơn thư khiếu nại tố cáo vượt cấp giảm mạnh ...

2.3.2.2. Mặt hạn chế

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục - 9

- Một số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở một số trường THCS trong huyện chưa nhận thức rõ vị trí vai trò, chức năng, tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, hiểu kiểm tra nội bộ chỉ như một hoạt

động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua, coi đó chỉ là biện pháp để đánh giá do đó nảy sinh tư tưởng buông lỏng quản lý hoạt động KTNB. Kiểm tra nặng tính hình thức.

- Việc xây dựng kế hoạch KTNB của một số trường THCS chưa đảm bảo yêu cầu kế hoạch còn chung chung nhiều khi mang tính hình thức, đối phó với cấp trên; chưa xác định rõ các căn cứ để xây dựng kế hoạch; các nội dung kiểm tra còn thiếu; kế hoạch không cụ thể hóa lực lượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra, và các biện pháp khả thi để thực hiện kế hoạch đạt kết quả tốt nhất; thiếu chương trình kiểm tra hàng tháng, tuần nên trong quá trình thực hiện thiếu tính chủ động, thường thực hiện không đảm bảo theo kế hoạch.

- Hoạt động KTNB trường học chưa đảm bảo tính toàn diện. Nội dung KTNB mới tập trung vào một số hoạt động như kiểm tra hồ sơ, dự giờ.... Hoạt động KTNB chưa được thực hiện một cách thường xuyên trong toàn năm học mà thường được tập trung trong những khoảng thời gian nhất định, vì vậy dễ nảy sinh tư tưởng chủ quan trong giáo viên, chỉ tập trung chú ý các hoạt động trong vùng thời gian diễn ra các hoạt động kiểm tra theo chu kỳ.

- Hình thức kiểm tra chưa phong phú, các trường chưa chú trọng hình thức kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất. Hình thức kiểm tra báo trước, kết quả kiểm tra chưa phản ánh trung thực chính xác thực trạng tại thời điểm kiểm tra.

- Việc đánh giá kết quả kiểm tra ở một số đợn vị, một số cá nhân còn chưa thực sự khách quan, chính xác. Còn biểu hiện xuê xoa, cả nể, rút kinh nghiệm chung chung do ngại va chạm; khâu đánh giá trong kiểm tra cũng bị xem nhẹ: việc xác định chuẩn chưa đúng (thường là hạ thấp chuẩn); việc so sánh thực trạng với chuẩn còn nhiều bất cập. Nội dung tư vấn, thúc đẩy cho đối tượng được kiểm tra còn hạn chế.

- Trình độ nghiệp vụ của một số CBQL và người làm nhiệm vụ kiểm tra còn bất cập, nên chưa giúp đỡn nhiều cho đối tượng kiểm tra có hướng khắc phục tồn tại yếu kếm, ngăn ngừa sai phạm trong và sau kiểm tra.

- Hồ sơ kiểm tra chưa được hoàn thiện đúng quy định (cả về hình thức và nội dung các văn bản).

2.3.2.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Do hạn chế về nhận thức: Một số cán bộ quản lý chưa nắm vững chức năng cơ bản của quá trình quản lý nên chưa nhận thức đúng chức năng kiểm tra, từ đó việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra chưa nghiêm túc, việc kiểm tra chỉ mang tính đại khái, chung chung, hình thức, thậm chí còn biểu hiện tính quan liêu, xa vời, không sát thực tế. Do đó hoạt động kiểm tra chưa trở thành công cụ sắc bén tăng cường hiệu lực quản lý trường học. Một số giáo viên, học sinh chưa có nhận thức đúng về hoạt động kiểm tra nên thường có ý thức đối phó hoạt động kiểm tra của các cấp quản lý, chưa biến các quá trình kiểm tra của các cấp quản lý thành quá trình tự kiểm tra của chính mình. Do đó hiệu quả kiểm tra đạt thấp.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ KTNB của một số CBQL, giáo viên còn nhiều hạn chế, yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý hoạt động KTNB của Hiệu trưởng và chất lượng kiểm tra. Đội ngũ làm nhiệm vụ kiểm tra trường THCS không ổn định lâu dài mà thay đổi theo từng năm học lại chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra giáo dục một cách bài bản nên hiệu quả các cuộc kiểm tra chưa cao.

- Nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra còn chậm đổi mới, chưa theo kịp đổi mới về hoạt động chuyên môn.

- Một số trường chưa quan tâm đến chế độ, quyền lợi của các thành viên trong tổ kiểm tra, chưa thực sự tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho tổ kiểm tra hoạt động thuận lợi. Điều đó đã ảnh hưởng tới định mức hoàn thành công việc và ảnh hưởng đến thái độ, chất lượng các cuộc kiểm tra.

- Tư tưởng xuê xoa, cào bằng, nể nang trong hoạt động kiểm tra, đánh giá còn tồn tại trong phương pháp làm việc của nhiều cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ kiểm tra nội bộ trường học nên việc đánh gia, tư vấn, thúc đẩy trong hoạt động kiểm tra chưa đi vào thực chất.

- Xử lý sau khi kiểm tra chưa tương xứng với thực trạng, chưa đưa ra những biện pháp mạnh mang tính răn đe để xử lý khiến cho đối tượng kiểm tra không coi trọng kết luận kiểm tra dẫn đến không có động lực để sửa chữa, khắc phục những tồn tại đã được phát hiện trong quá trình kiểm tra. Trong những trường hợp này, kiểm tra mang nặng tính hình thức.


Kết luận chương 2


Trên cơ sở khái quát một số nét về kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Thông qua điều tra khảo sát thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS trên các phương diện: nhận thức, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ KTNB cho thấy: hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình. Nhìn tổng thể trong địa bàn có thể nhận thấy hoạt động quản lý KTNB diễn ra đa dạng và phong phú ở các trường THCS theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hưng Hà. Trong điều kiện khó khăn về nhiều mặt nên vần đề Quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình còn bộc lộ những hạn chế nhất định: Nhận thức của một số CBQL, giáo viên về hoạt động KTNB còn hạn chế; việc xây dựng kế hoạch KTNB của hiệu trưởng còn chung chung, chưa bám sát yêu cầu và tình hình thực tế của nhà trường; Quản lý hoạt động KTNB chậm đổi mới, thiếu tính toàn diện; phương pháp và hình thức kiểm tra còn nhiều hạn chế; việc đánh giá kết quả kiểm tra chưa phản ánh đúng thực trạng, việc tư vấn, thúc đẩy sau kiểm tra còn hạn chế…. Những phân tích thực trạng quản lý ở Chương 2 là cơ sở khoa học cho những lựa chọn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, theo yêu cầu đổi mới giáo dục ở Chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ

Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN HƯNG HÀ TỈNH THÁI BÌNH THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

3.1. Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Bảo đảm tính đồng bộ

Các biện pháp phải đảm bảo sự thống nhất, liên tục ăn khớp nhau trong việc sắp xếp, lựa chọn để quá trình tổ chức thực hiện các biện pháp không chồng chéo, không mâu thuẫn nhau về nội dung và tư tưởng chỉ đạo. Yêu cầu cơ bản của nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ khi đề xuất các biện pháp là sự nối tiếp thông suốt giữa các biện pháp, sự phối hợp giữa các biện pháp với quá trình tổ chức thực hiện chúng.

3.1.2. Bảo đảm tính thực tiễn

Việc xây dựng các biện pháp quản lí phải đảm bảo nguyên tắc thực tiễn; theo nguyên tắc, luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động KTNB và thực trạng quản lý hoạt động KTNB trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp đều phải cân nhắc đến tính vừa sức và cân đối với điều kiện hiện có, biện pháp đề ra phải đem lại chất lượng, hiệu quả cho sự phát triển của Nhà trường. Biện pháp nào đem lại hiệu quả cao nhất với một đơn vị đầu tư nhỏ nhất. Các yếu tố xã hội, môi trường, cơ chế hoạt động của nhà nước chi phối cũng được tính đến để tránh những tổn thất không đáng có xảy ra.

3.1.3. Bảo đảm tính kế thừa

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoat động KTNB phải dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng hoat động KTNB và quản lý hoạt động KTNB của Hiệu trưởng trường THCS huyện Hưng Hà, phân tích và làm rõ nguyên nhân các biện pháp đã và đang tiến hành có hiệu quả, các biện pháp chưa có hiệu quả và

cả những biện pháp chưa phù hợp với thực tiễn giáo dục của Nhà trường. Từ đó đề xuất các biện pháp theo hướng tiếp tục củng cố, phát huy những biện pháp đã và đang thực hiện có hiệu quả, loại bỏ biện pháp không phù hợp, đề xuất các biện pháp mới phù hợp với thực tiễn thể hiện sự kế thừa các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường THCS.

3.1.4. Bảo đảm tính khả thi

Biện pháp đề xuất khi áp dụng phải đảm bảo khả thi, phù hợp với mục tiêu giáo dục và điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, đặc thù ngành… Mặt khác do định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đặc điểm của nhà trường chi phối trực tiếp đến yêu cầu của hoạt động KTNB; các biện pháp quản lý đề cần mang tính đón đầu, phù hợp với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, giải quyết được mâu thuẫn và cải tạo thực tiễn.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục

3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, CBQL về tầm quan trọng của quản lý hoạt động KTNB trong nhà trường

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Đội ngũ giáo viên, CBQL làm công tác KTNB ở các trường THCS chủ yếu là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi nòng cốt của các tổ bộ môn, phần đông chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác KTNB trường học. Vì vậy, để thực hiện tốt hoạt động KTNB theo yêu cầu đổi mới giáo dục, vấn đề nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, CBQL ở các trường THCS là rất cần thiết.

Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, CBQL trong nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động quản lý KTNB và ý thức trách nhiệm trong việc đẩy mạnh hoạt động KTNB ở các trường THCS mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí