Tăng Cường Bồi Dưỡng Chuyên Môn Nghiệp Vụ Cho Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Làm Nhiệm Vụ Ktnb Nhà Trường

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chức quán triệt, tuyên truyền về quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD&ĐT về vai trò của thanh tra giáo dục nói chung, của hoạt động KTNB trường học nói riêng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi cơ sở giáo dục để đội ngũ CBQL, cán bộ giáo viên nhân viên hiểu đúng, nhận thức đúng về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, chức năng, nguyên tắc, hình thức, phương pháp và quy trình của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học để CBQL những người là vừa là chủ thể, vừa là đối tượng (tự kiểm tra) của công tác KTNB trường học hiểu đúng, nhận thức đúng và có kế hoạch thực hiện khả thi, hiệu quả; để đội ngũ GV, nhân viên với tư cách là đối tượng của hoạt động KTNB hiểu rõ mục đích của hoạt động KTNB từ đó đón nhận hoạt động KTNB như một công cụ giúp bản thân đánh giá được đúng năng lực của mình, tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ bản thân từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đó mỗi cá nhân không còn tư tưởng đối phó khi tiếp nhận các quyết định kiểm tra của hiệu trưởng.

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL về chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, từ đó có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, hướng tới đổi mới phương thức quản lý hoạt động KTNB.

3.1.2.3. Cách tổ chức thực hiện

Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ KTNB quản lý hoạt động KTNB trường học cho đội ngũ cán bộ quản lý nhằm thống nhất về nhận thức và quản lý trong hoạt động KTNB tại các trường THCS trong huyện (đội ngũ CBQL trường THCS huyện Hưng Hà số lượng đủ xong chưa đảm bảo chất lượng, còn 9,88% CBQL trình độ chuyên môn đào tạo cao đẳng, số lượng CBQL có trình độ thạc sĩ còn ít chỉ có 1,23%. Vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL là rất cần thiết).

Hiệu trưởng có biện pháp làm tốt công tác tư tưởng trong đội ngũ để mỗi cán bộ giáo viên nhân viên nhận thức đúng vai trò, mục đích của công tác KTNB, trước hết là các thành viên trong tổ kiểm tra nội bộ của trường, hạt nhân của công tác KTNB.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KTNB trong đó đề cao biện pháp tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập quán triệt các văn bản pháp quy và các quy định của ngành liên quan đến công tác KTNB để tinh thần của các văn bản đó đến tận mỗi cán bội giáo viên nhân viên nhà trường..

Hiệu trưởng tổ chức các hội nghị chuyên đề, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên; hàng tuần Hiệu trưởng sinh hoạt dưới cờ với toàn thể học sinh, tại đó Hiệu trưởng tăng cường giáo dục động cơ học tập, ý thức tự giác, thái độ tích cực của học sinh trong học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức của học sinh. Ngoài ra còn tuyên truyền giáo dục qua tiết sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm, phát thanh giữa giờ theo phong trào của Đội, trong các tiết học ngoại khóa.

3.1.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Mỗi người CBQL phải nhận thức sâu sắc và hiểu rõ xu thế phát triển của ngành giáo dục trong điều kiện mới và vai trò của hoạt động KTNB trong việc thúc đẩy giáo dục phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Có sự nhất trí đồng thuận cao trong đội ngũ lãnh đạo nhà trường về hoạt động KTNB trường học và CBQL luôn luôn là người đi tiên phong, gương mẫu trong việc thực hiện việc kiểm tra và tự kiểm tra. Không có tư tưởng hoạt động KTNB chỉ dành riêng cho giáo viên, nhân viên của trường.

CBQL luôn luôn tự học, tự trau dồi kiến thức về KTNB để có thể thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả mục đích, yêu cầu của hoạt động KTNB với tinh thần khách quan, trung thực, đúng người, đúng việc..

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục - 10

3.2.2. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên làm nhiệm vụ KTNB nhà trường

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp cho những người làm nhiệm vụ KTNB trong nhà trường; bảo đảm để hoạt động KTNB thường xuyên và hiệu quả, đánh giá đúng khách quan, phát hiện, điều chỉnh và dự báo được xu hướng phát triển của nhà trường.

Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ quản lý và giáo viên trong tổ kiểm tra nội bộ của trường về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra là yêu cầu thường xuyên, liên tục. Nó có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động KTNB. Mục đích của biện pháp này là làm thế nào để Nhà trường xác định được nhu cầu cần phải có lực lượng tham gia KTNB vững vàng về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, khéo léo trong việc tiếp cận và sử lý tình huống để thực hiện tốt các chức năng của mình trong hoạt đông KTNB.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ làm nhiệm vụ KTNB trường học. Kế hoạch bồi dưỡng phải cụ thể hoá các tiêu chí: Chương trình, nội dung tập huấn, thời gian, địa điểm và các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ đợt tập huấn.

Phân loại trình độ, năng lực của từng người trong đội ngũ làm nhiệm vụ KTNB trong nhà trường để bồi dưỡng chuyên sâu về một số mặt trong hoạt động KTNB cho phù hợp, nhằm phát huy tối đa khả năng của từng người, tăng hiệu quả các cuộc kiểm tra.

Bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý hoạt động KTNB trường học là nâng cao một cách toàn diện về nhận thức, hành vi và thái độ trong quản lý hoạt động KTNB của Hiệu trưởng và giáo viên làm nhiệm vụ KTNB..

Hiệu trưởng là người nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức trong hoạt động KTNB của Nhà trường vì vậy Hiệu trưởng phải là người xây dựng mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài, mục tiêu cần được ưu tiên trước. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, quy hoạch về đội ngũ làm nhiệm vụ KTNB.

Thể chế hóa các văn bản về quản lý hoạt động KTNB, về quy chế chi tiêu tài chính phục vụ cho hoạt động KTNB.

3.2.2.3. Cách tổ chức thực hiện

Lựa chọn đội ngũ làm nhiệm vụ KTNB: Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ làm nhiệm vụ KTNB trong nhà trường với những tiêu chuẩn cần có:

+ Có phẩm chất chính trị tốt, trung thực, công minh.

+ Trình độ chuyên môn đào tạo trên chuẩn nghề nghiệp

+ Đã có kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành, giảng dạy.

Nhằm nâng cao vị thế, uy tín của người làm nhiệm vụ KTNB, đảm bảo cho họ thực hiện nhiệm vụ của mình một cách thuyết phục, đánh giá đúng đối tượng kiểm tra, được các đối tượng kiểm tra thừa nhận.

Nghiên cứu kỹ và hiểu hệ thống các văn bản về công tác thanh tra giáo dục, công tác KTNB trường THCS; các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, các văn bản hướng dẫn thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ làm nhiệm vụ KTNB trong nhà trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức các cuộc tập huân chuyên môn cho lực lượng công tác viên thanh tra, CBQL, lực lượng làm nhiệm vụ KTNB các trường nhằm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho họ, đồng thời thống nhất trên địa bàn toàn huyện về nội dung, mục đích, yêu cầu, cách thức triển khai các hoạt động KTNB, các tiêu chí đánh giá, các biểu mẫu, biên bản kiểm tra,… trong các trường. Cung cấp công cụ và phương tiện cần trang bị cho cộng tác viên thanh tra, những người làm nhiệm vụ KTNB các tường học trên địa bàn huyện, là các chuẩn mực (quy định) để căn cứ vào đó mà đánh giá một cách khách quan và chính xác. Các chuẩn mực đó là:

+ Hệ thống luật pháp của Nhà nước về GD &ĐT.

+ Hệ thống chế độ chính sách, điều lệ, quy chế, thông tư, chỉ thị của ngành Giáo dục - đào tạo.

+ Mục tiêu, kế hoạch giáo dục đào tạo.

+ Nắm vững yêu cầu chương trình của các môn học, yêu cầu của từng chương, từng bài của từng bộ môn ở các khối lớp, cấp học (được ghi trong hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học).

+ Phương pháp dạy học: Nắm vững đặc trưng PPDH các môn, kinh nghiệm giảng dạy và các thành tựu về phương pháp dạy học mới được khám phá, công bố trên các tạp chí nghiên cứu của ngành Giáo dục và các tạp chí khác.

+ Chuẩn đánh giá, xếp loại học sinh: Nắm vững các chuẩn đánh giá, xếp loại (học lực, hạnh kiểm) học sinh được ghi trong thông tư của bộ giáo dục đào tạo.

+ Chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên (thông qua phân tích sư phạm một bài lên lớp).

Hiệu trưởng tìm và cung cấp tài liệu về công tác KTNB cho CBQL, GV Nhà trường để từng bước CBQL, giáo viên tự bồi dưỡng kiến thức KTNB; tạo điều kiện để CBQL, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về quản lý, nghiệp vụ KTNB với nhiều hình thức, thời gian khác nhau; lựa chọn và tổ chức các chuyên đề về KTNB trường học, đây là hình thức bồi dưỡng tại chỗ rất có hiệu quả nếu được tổ chức tốt.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần lựa chọn các biện phá bồi dưỡng phù hợp hiệu quả và có tính khả thi cao. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng được sự đồng thuận của các cấp quản lý và tập thể sư giáo viên.

Hiệu trưởng xây dựng tiêu chí đánh giá phải khách quan, trung thực, chính xác. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên (tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, trưởng các tổ chức trong Nhà trường) có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có tinh thần xây dựng đoàn kết cơ quan làm công tác KTNB.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia công tác KTNB ổn định. Thành viên tham gia hoạt động KTNB phải là những người có phẩm chất đạo đức, nắm vững chuyên môn, có năng lực quản lý, trung thực và khách quan.

Xây dựng chế độ chính sách cho lực lượng tham gia hoạt động KTNB, tạo cơ chế thu hút cán bộ giáo viên có năng lực, trách nhiệm, nhiệt tình đảm nhiệm công việc.

Phòng giáo dục và đào tạo cần chú trọng hoạt động bồi dưỡng, học tập, tổ chức giao lưu, hội thảo về lĩnh vực KTNB để nâng cao năng lực hoạt động KTNB cho đội ngũ cán bộ giáo viên.

3.2.3. Xây dựng nội dung và phương pháp KTNB ở các trường THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích xây dựng nội dung, phương pháp hoạt động KTNB một cách khoa học, nhằm giúp đội ngũ giáo viên, CBQL ở các trường THCS thực hiện tốt hoạt động KTNB, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý; nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Nội dung kiểm tra nội bộ trường THCS phải đảm bảo tính toàn diện bao gồm:

+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và phổ cập giáo dục gồm: Kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu về số lượng học sinh từng khối lớp và của toàn trường; kiểm tra việc duy trì sĩ số; kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch về số lượng và chất lượng phổ cập giáo dục THCS.

+ Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục gồm: Kiểm tra việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học, giáo dục của tập thể sư phạm nhà trường; kiểm tra chất lượng dạy học và giáo dục; kiểm tra các hoạt động giáo dục toàn diện: thể chất, thẩm mỹ, đoàn đội, lao động sản xuất- hướng nghiệp, dạy nghề, hoạt động nhân đạo, từ thiện, các hoạt động xã hội khác...

+ Kiểm tra việc phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý gồm: Kiểm tra việc xây dựng đội ngũ; kiểm tra phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của đổi ngũ; kiểm tra chất lượng đội ngũ; kiểm tra các hoạt động phối hợp của tập thể sư phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của trường; kiểm tra nền nếp hoạt động hoạt động chuyên môn; kiểm tra việc phân công lao động trong đội ngũ; kiểm tra công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, quy chế chuyên môn, cải thiện đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

+ Kiểm tra quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường gồm:Kiểm tra công tác quản lý tổ chuyên môn của cán bộ tổ chuyên môn; kiểm tra hồ sơ chuyên môn của tổ chuyên môn và các thành viên trong các tổ chuyên môn; kiểm tra chất lượng dạy - học của tổ chuyên môn; kiểm tra nền nếp sinh hoạt chuyên môn: soạn bài, kiểm tra đánh giá, dự giờ thăm lớp, làm chuyên đề, hội giảng, chế độ hội họp theo quy định,...; kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; kiểm tra chỉ đạo phong trào học tập của học sinh: Đảm bảo chất lượng đại trà, mũi nhọn phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo thúc đẩy chất lượng học sinh có học lực yếu, kém.

+ Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên gồm: Kiểm tra phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng; chấp hành pháp luật; chấp hành qui chế của ngành, nội qui của cơ quan; kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao: thực hiện qui chế chuyên môn; quy chế thi cử, kiểm tra; kết quả giảng dạy; thực hiện các nhiệm vụ khác được giao; kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (tay nghề); kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn; kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục; kiểm tra việc thực hiện các công tác khác được giao.

+ Kiểm tra việc quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học gồm: Kiểm tra việc thực hiện các nguyên tắc trong thu, chi quản lý tài chính; kiểm tra cơ sở vật chất, kỹ thuật, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, trật tự, vệ sinh, an toàn, cảnh quan, môi trường sư phạm; thiết bị dạy học, phương tiện làm việc; kiểm tra việc bảo quản và sử dụng có chất lượng thiết bị, đồ dùng dạy học …

+ Công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng gồm: Tự kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch; quản lý, sử dụng đội ngũ; công tác lãnh đạo chỉ đạo; công tác kiểm tra,...

- Phương pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ:

+ Phương pháp quan sát: Dự sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn; Dự các hoạt động chuyên đề hay dự các buổi sơ kết, tổng kết.

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sản phẩm: xem xét, phân tích các loại hồ sơ, tài liệu lưu trữ của đối tượng được kiểm tra; xem xét các biên bản hội họp, thao giảng của tổ chuyên môn; xem xét các giáo án chuyên đề trong tổ, nhóm chuyên môn.

+ Phương pháp tác động trực tiếp đối tượng: Trao đổi mạn đàm với tập thể hoặc cá nhân (tổ trưởng và giáo viên); điều tra thăm dò qua học sinh, phụ huynh học sinh; gặp gỡ ban đại diện cha mẹ học sinh; kiểm tra chéo giữa các tổ, nhóm chuyên môn.

3.2.3.3. Cách tổ chức thực hiện

Để hoạt động kiểm tra đạt kết quả cao, người kiểm tra cần nắm vững yêu cầu của việc kiểm tra đó là: Kiểm tra: để xem xét việc tuân thủ các quy định, quy chế và hướng dẫn của các cấp quản lý liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của đối tượng được kiểm tra; Đánh giá: xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định (đối chiếu với chuẩn); Tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng được kiểm tra khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, nâng cao trình độ nghiệp vụ; Thúc đẩy: là hoạt động kích thích, phổ biến các kinh nghiệm, các định hướng mới nhằm hoàn thiện dần hoạt động của đối tượng được kiểm tra, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Một số cách thức cụ thể khi tiến hành một số nội dung trọng tâm trong hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.

* Kiểm tra toàn diện hoạt động sư phạm giáo viên :

- Nội dung kiểm tra.

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng; chấp hành pháp luật; chấp hành qui chế của ngành, nội qui của cơ quan; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh; không bạo hành và không xâm phạm nhân phẩm học sinh.

+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao gồm: Trình độ nghiệp vụ: Xem xét và đánh giá hai mặt là trình độ nắm kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh thể hiện qua việc giảng dạy và trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục thông qua kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên theo yêu cầu, quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo đối với cấp THCS; Thực hiện quy chế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023