Đẩy Mạnh Chương Trình Hợp Tác, Quảng Bá Văn Hóa

Cai, đúc kết được phương pháp, quan điểm về bảo tồn. Đó là một trong những nội dung thành công nhất của Lào Cai khi thực hiện Nghị quyết. Về quan điểm, Lào Cai nhất quán thực hiện: gắn bảo tồn với phát triển, gắn bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch, bảo tồn tại chỗ trong cộng đồng người dân và bảo tồn, lưu trữ trong bảo tàng. Về phương pháp và quy trình bảo tồn, thực hiện theo trình tự khảo sát, tổng kiểm kê, phân loại di sản để có hình thức bảo tồn phù hợp và hiệu quả.

Di sản văn hóa các dân tộc Lào Cai được bảo tồn và phát huy, tạo thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Đến năm 2015, Lào Cai đã tiến hành tổng kiểm kê, khảo sát di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh. Công tác phân loại di tích được triển khai có kết quả, đã thống kê được toàn bộ các di tích trên địa bàn tỉnh, hoàn thành việc lập bản đồ di sản văn hóa Lào Cai. Công tác lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt được đẩy mạnh. Năm 1999, Lào Cai mới có 3 di tích (Dinh thự Hoàng A Tưởng, động Mường Vi, đồn Phố Ràng) được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, chưa có di tích cấp tỉnh. Đến năm 2015, toàn tỉnh có tổng 28 di tích được công nhận, trong đó có 17 di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, 11 di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Nhìn chung, công tác bảo tồn đã tập trung vào các di sản văn hóa trọng điểm, có giá trị cao gắn với việc khai thác nguồn lợi từ các di sản, góp phần phục vụ xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh của Lào Cai được tu sửa, tôn tạo. Các di tích vật thể có giá trị lịch sử, văn hóa ở Lào Cai được bảo tồn, tôn tạo, phát triển quy mô hơn. Cụm di tích Đền Bảo Hà và Đền Cô Tân An thuộc quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy, là địa chỉ du lịch tâm linh linh thiêng của hàng vạn lượt du khách mỗi năm trong hành trình “Du lịch về cội nguồn”. Các di tích: Đền Trung Đô (Bắc Hà), Đền Chiềng Ken (Văn Bàn) cũng được quan tâm trùng tu và thu hút đông đảo khách thập phương. Cụm di tích Đền Thượng - Đền Mẫu - Đền Đôi Cô (thành phố Lào Cai) mỗi năm đón tiếp hàng chục vạn du khách thập phương, nhất là vào dịp lễ hội đầu xuân. Đặc biệt, ngay từ năm 2000, Lào Cai đã nghiên cứu, nâng cấp và xây dựng kịch bản nâng cấp lễ hội Đền Thượng từ cấp phường lên quy mô lễ hội cấp tỉnh, góp phần giáo dục ý thức quốc gia, dân tộc. Đến năm 2018, SVHTTDL tỉnh Lào Cai đã triển khai công tác điều tra, thống kê, lập bản đồ phân bổ 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh gồm: lễ hội truyền thống; nghệ thuật trình diễn dân gian; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian; ngữ văn dân gian trên địa bàn tỉnh Lào Cai; tiếng nói, chữ viết của các dân tộc ở Lào Cai; tập quán xã hội của các

dân tộc ở Lào Cai. Sở đã lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích, danh thắng cấp tỉnh đối với: Đền Mẫu (xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát), Di tích chiến thắng Đèo Khau Co (huyện Văn Bàn), Danh thắng Thác Đầu Nhuần (huyện Bảo Thắng), Di tích chiến thắng Đồn Dương Quỳ (huyện Văn Bàn). Hiện nay đang tiếp tục nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị công nhận danh thắng cấp tỉnh đối với danh thắng Động Tiên Cảnh (xã Xuân Thượng, huyện Bảo Yên). Tính đến hết năm 2018, trên toàn tỉnh có 24 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó di sản Nghi lễ kéo co của người Tày - Giáy đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Năm 2016, Sở phối hợp với Viện Âm nhạc Việt Nam tiến hành xây dựng hồ sơ “Then Tày, Nùng, Thái” đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong thời gian tới.

Công tác bảo tồn văn hóa cũng được gắn với phát triển du lịch, xóa đói, giảm nghèo bền vững. Việc sưu tầm di sản văn hóa vật thể (hiện vật, di vật, cổ vật) thu được nhiều kết quả, bổ sung đáng kể lượng hiện vật cho Bảo tàng tỉnh và các bảo tàng chuyên ngành của Trung ương. Hiện Lào Cai đã sưu tầm được 14.060 hiện vật, di vật, cổ vật, trong đó có 8.179 hiện vật thể khối với nhiều cổ vật giá trị như: Trống đồng Võ Lao (Văn Bàn), vò gốm (Mường Khương), gương đồng (Lào Cai), chăn đắp bằng vỏ cây sui (Cam Đường), 200 mẫu hoa văn cổ của người Mông, hàng nghìn hiện vật dân tộc học về công cụ sản xuất, săn bắn, hái lượm, nhạc cụ cổ truyền, y phục, đồ trang sức, tranh thờ cổ,…của 23 nhóm, ngành dân tộc ở Lào Cai. Làng cổ của các dân tộc tiêu biểu ở Lào Cai được bảo tồn và khai thác thành các điểm du lịch hấp dẫn. Hiện tại có 5 ngôi làng cổ của các dân tộc tiêu biểu là: Thôn Cát Cát của người Mông ở xã San Sả Hồ, thôn Sả Séng của người Dao ở xã Tả Phìn, thôn Bản Dền của người Tày ở xã Bản Hồ, huyện Sa Pa; thôn Lao Chải của người Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát; thôn Trung Đô của người Tày ở xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà được lựa chọn bảo tồn. Tại mỗi ngôi làng cổ, các đặc trưng văn hóa tộc người như nhà cổ lợp ngói gỗ pơ mu, nhà sàn nửa đất, khuôn viên cổ truyền, khu rừng cấm, khu canh tác, các cơ sở sản xuất nghề thủ công (dệt vải, nhuộm chàm, làm đồ gỗ, rèn đúc, chạm khắc bạc, nấu rượu, tắm lá thuốc) bước đầu xây dựng được quy hoạch bảo vệ. Nhờ vậy, 5 ngôi làng cổ này đã trở thành điểm, tuyến du lịch hấp dẫn du khách. Với sáng kiến “biến di sản thành tài sản”, Lào Cai đã khảo sát và lập danh sách, đầu tư phát triển các đặc sản của tỉnh thành sản phẩm hàng hóa phục vụ phát triển du lịch; một số giá trị văn hóa đã dần trở thành thương hiệu của riêng Lào Cai như: Chảo thắng cố Bắc Hà được công nhận kỷ lục

Guinness Việt Nam, giải đua ngựa truyền thống tại Bắc Hà, lễ hội trên mây ở Sa Pa,… Việc tổng kiểm kê di sản văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một cao

đã được tỉnh chú trọng triển khai. Hiện tỉnh đã hoàn thành việc tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của 23 nhóm ngành dân tộc. Đã có 12 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa cấp quốc gia: Lệ hội Đền Thượng thành phố Lào Cai; Nghề chạm khắc bạc của người Dao đỏ tỉnh Lào Cai; Lễ Cúng rừng cấm bang của người Thu Lao ở xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương; Lễ hội Xuống đồng của dân tộc Tày huyện Văn Bàn; Nghề làm trống truyền thống dân tộc Mông; Khắp Nôm dân tộc Tày huyện Văn Bàn, Mo dân tộc Giáy; Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Dao đỏ; Nghi lễ mo Tham Tháp, Nghệ thuật tạo hình trên trang phục của người Pa Dí huyện Mường Khương; Lễ hội Ăn thề bảo vệ rừng dân tộc Mông huyện Si Ma Cai; Nghề làm trống của người Dao đỏ xã Tả Phìn, huyện Sa Pa. Các lễ hội tiêu biểu của người Dao, Bố Y, Thu Lao, Hà Nhì, Phù Lá, Tày đã sưu tầm, bảo quản dưới dạng băng hình, ảnh kỹ thuật số 15,… Các lễ hội đều được bảo tồn theo phương pháp trao truyền, đúng nghi lễ, phong tục. Nội dung, trình tự các lễ hội đều được tiến hành quay phim, chụp ảnh bảo quản, lưu trữ bằng kỹ thuật số để làm tư liệu nghiên cứu. Một số lễ hội được phục dựng, nâng cấp thành sản phẩm du lịch văn hóa như các lễ tiết liên quan đến nông nghiệp của người La Chí, Xa Phó,…được trích đoạn biểu diễn tại các chương trình nghệ thuật. Đã khảo sát phong tục tập quán của 15 nhóm ngành thuộc 13 dân tộc với tổng số hơn 100 phong tục tập quán khác nhau của mỗi nhóm, bảo tồn và phục dựng được 5 nghề thủ công của các dân tộc gồm nghề rèn đúc và chạm khắc bạc, nghề trồng lanh, thêu dệt vải của người Mông; nghề thêu dệt thổ cẩm, làm thuốc nam của người Dao; nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng. Các nghề thủ công truyền thống đều được sưu tầm đầy đủ, tổng thể các quy trình, được quay phim, chụp ảnh bảo tồn. Ngoài ra còn mở lớp thực hành và truyền dạy nghề, tạo ý thức bảo tồn trong nhân dân. Các sản phẩm thủ công truyền thống đã trở thành những sản phẩm du lịch mới, mang lại nguồn lợi kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số Lào Cai.

Hệ thống di sản văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng của các dân tộc Lào Cai đều đã được sưu tầm, bảo quản bằng công nghệ số hiện đại. Tỉnh đã chỉ đạo tiến hành tổng kiểm kê tại 500 làng của 9 huyện, thành phố. Sưu tầm bảo quản dưới dạng ghi âm số 1.500 bài dân ca của từng ngành, nhóm dân tộc, lưu trong hơn 300 băng catset và đĩa CD. In sao trên đĩa VCD hàng chục chương trình dân ca, độc tấu nhạc cụ

các dân tộc để cung cấp cho các thôn, bản nhằm phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ bản sắc của các dân tộc. Trên cơ sở đó, tỉnh thường xuyên tổ chức hội thi, hội diễn dân ca các dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, di sản dân ca, dân vũ của nhân dân các dân tộc Lào Cai được bảo tồn, phát triển.

Văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết cũng được tỉnh quan tâm đầu tư, phát triển. Lào Cai có đông thành phần dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số nên tỉnh rất chú trọng bảo tồn và phát triển văn hóa của các dân tộc. Tỉnh có nhiều chương trình liên kết nhằm khai thác thế mạnh về di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Tiêu biểu như phối hợp với Viện Dân tộc học xác định các thành phần dân tộc trên địa bàn tỉnh, nhất là các nhóm như Phù Lá - Xa Phó, Pa Dí - Thu Lao, Tu Dí - Tày Nặm…; hợp tác với Viện Ngôn ngữ học khảo sát di sản sách cổ và ngôn ngữ của các nhóm dân tộc, tiến hành tổng kiểm kê thực trạng kho sách cổ ở 466 làng người Dao trên địa bàn tỉnh, đánh mã số kiểm kê trên 11.000 cuốn sách cổ; sưu tầm trên 700 cuốn sách; phân loại, chụp trên 20.000 ảnh sách cổ lưu trữ trong máy vi tính. Đã hoàn thành cuốn sách Giáo trình dạy chữ Nôm - Dao, mở 20 lớp truyền dạy chữ Nôm - Dao cho thanh, thiếu niên người Dao tại huyện Bảo Thắng.

Lào Cai đã triển khai biên soạn giáo trình tiếng Mông và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê chuẩn thành giáo trình chuẩn áp dụng trong toàn quốc. Tỉnh đã tổ chức các lớp học tiếng Mông cho người dân và cả các cán bộ, công chức tại các vùng người Mông đạt kết quả cao. Ngôn ngữ các dân tộc ở Lào Cai như Mông, Dao, Giáy được sử dụng trong các chương trình phát thanh, truyền hình của Lào Cai. Tỉnh cũng đã xây dựng phòng lồng tiếng cho các ngôn ngữ Mông, Dao, Phù Lá, tổ chức lồng tiếng cho các chương trình phim, phóng sự và phát hành cho các đội chiếu bóng lưu động trong toàn tỉnh để phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Đội ngũ nghệ nhân dân gian được quan tâm, tạo điều kiện để họ truyền dạy, quảng bá tinh hoa văn hóa dân tộc mình cho thế hệ trẻ. Đến nay, Lào Cai đã gây dựng được đội ngũ nghệ nhân dân gian đông đảo, có trình độ chuyên môn, hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực tri thức, văn hóa dân gian, có đóng góp quan trọng trong công tác bảo tồn, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hóa bản địa. Tiêu biểu là các nghệ nhân Ma Thanh Sợi, Hoàng Thị Cứ dân tộc Tày (huyện Bảo Yên); Giàng Seo Gà dân tộc Mông (huyện Sa Pa); Triệu Văn Quẩy, Hoàng Sỹ Lực dân tộc Dao (huyện Bảo Thắng); Hoàng Xín Hòa dân tộc Nùng (huyện Mường Khương)…

3.3.4. Đẩy mạnh chương trình hợp tác, quảng bá văn hóa

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai 1991 - 2018 - 11

Hợp tác quốc tế về văn hóa được mở rộng đã góp phần quảng bá hình ảnh Lào Cai ra thế giới. Nằm ở vị trí đầu cầu, tâm điểm trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh

- Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, do đó Lào Cai có cơ hội giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, nhưng cũng đứng trước khó khăn là ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai. Vì vậy, tỉnh Lào Cai đã xây dựng chiến lược quảng bá văn hóa ra thế giới để chủ động hợp tác và ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa bên ngoài. Hoạt động trao đổi, mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, thể thao giữa tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai địa phương đầu cầu trong tuyến hành lang kinh tế. Từ khi cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu được mở lại, quan hệ giao lưu về văn hóa, thể thao với Trung Quốc của tỉnh được đẩy mạnh. Hằng năm, nhân dịp các ngày kỷ niệm, ngày lễ của hai bên, tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam đều tiến hành trao đổi, tổ chức giao lưu nghệ thuật giữa các đoàn văn hóa nghệ thuật, các văn nghệ sĩ và cơ quan văn hóa. Từ năm 2008 đến 2015, tỉnh đã phối hợp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức được nhiều hội thảo khoa học quốc tế về chủ đề “Giao lưu kinh tế - văn hóa lưu vực sông Hồng trong lịch sử, hiện tại và tương lai”, phục vụ có hiệu quả trong công tác hoạch định chính sách, xúc tiến đầu tư của 2 tỉnh. Ngoài ra, Lào Cai còn duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác, với các vùng lãnh thổ, tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Việt Nam trong nghiên cứu bảo tồn, quy hoạch, phát triển văn hóa Lào Cai như vùng Aquitaine (Cộng hòa Pháp), Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội), Câu lạc bộ Giao lưu kinh tế - văn hóa quốc tế. Hình ảnh về văn hóa, danh thắng Lào Cai được các hãng truyền hình trong nước, VTV4 đối ngoại, HTV, VTC, truyền hình quốc tế NHK (Nhật Bản), CCTV (Trung Quốc), CNN (Mĩ),…đăng tải, góp phần quảng bá Lào Cai đến bạn bè quốc tế.

Năm 2012, Diễn đàn quốc tế phát triển lưu vực sống Hồng lần thứ IV - Lào Cai với chủ đề “Hợp tác kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững lưu vực sông Hồng” thu hút 80 viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý, doanh nghiệp uy tín của Trung Quốc và Việt Nam tham dự.

Tháng 1-2012, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã được phát lên vệ tinh vinasat. Từ chỗ chỉ dân cư thành phố Lào Cai, một phần huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát nghe, xem được chương trình của Đài Phát thanh và Truyền hình Lào Cai, đến 2012 không chỉ 100% cư dân trong tỉnh nghe, xem được mà kênh sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh còn tỏa rộng tới mọi miền đất nước và một số khu vực trên thế giới, góp phần kết nối Lào Cai với cả nước và quốc tế. Ngày 1-1-2013, chương trình

phát thanh các thứ tiếng dân tộc được tách ra khỏi kênh phát thanh tiếng Việt và trở thành kênh riêng. Tháng 7-2013, Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình khánh thành và đi vào hoạt động, tạo thuận lợi cho việc sản xuất, truyền dẫn, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình. Việc đưa Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình mới vào sử dụng và tổ chức sản xuất truyền dẫn phát sóng các chương trình truyền hình trên hệ thống thiết bị HD đã tác động tích cực tới việc sản xuất và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lào Cai đã cho ra đời nhiều chương trình mới phong phú, hấp dẫn, đáp ứng nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền và nhu cầu tiếp cận thông tin, giải trí của người dân qua các chương trình “Tiêu điểm”, “Lào Cai ngày mới”, “Đối thoại cuối tuần”, “Nhịp cầu hữu nghị”,… Nhiều tin, bài ở vùng sâu, vùng xa và những vấn đề bức xúc của người dân được chuyển tải qua chương trình, đến với các cơ quan chức năng và được giải quyết triệt để. Những chuyên mục chuyên đề như “Đối thoại cuối tuần”, “Hộp thư truyền hình” đã góp phần gắn kết cơ quan chức năng với người dân và doanh nghiệp, tạo nên sự đồng thuận xã hội trong việc thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, hạn chế, đẩy lùi các mặt trái, tiêu cực.

Từ một ấn phẩm ngày đầu mới tái lập tỉnh, đến năm 2013, báo Lào Cai đã xuất bản: Báo Lào Cai thường kỳ xuất bản thứ hai, thứ tư, thứ sáu hằng tuần, Báo Lào Cai cuối tuần, Báo Lào Cai dành cho đồng bào các dân tộc và Báo Lào Cai điện tử. Số lượng phát hành năm 2013 tăng gấp 9 lần so với năm 1992. Báo Lào Cai điện tử luôn cập nhật thông tin nhanh với nhiều chuyên mục, thu hút sự quan tâm theo dõi của bạn đọc. Lượng truy cập bình quân mỗi tháng đạt trên 500 nghìn lượt. Với việc thông tin nhanh, nhạy, chính xác, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, báo Lào Cai đã đáp ứng tốt quyền được thông tin của nhân dân các dân tộc, thực sự là công cụ đấu tranh, tuyên truyền sắc bén, hiệu quả trước những luận điệu phản động, âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Nhiệm vụ chính trị xuyên suốt của báo Lào Cai là thực hiện tốt vai trò là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, là diễn đàn tin cậy của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị, đưa các nghị quyết của Trung ương, tỉnh, chương trình công tác trọng tâm, các đề án, kế hoạch của Đảng bộ tỉnh vào cuộc sống. Những năm gần đây, các ấn phẩm của báo Lào Cai còn làm tốt

chức năng thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh Lào Cai ra cả nước và thế giới, góp phần thu hút nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển của tỉnh. Cổng Thông tin đối ngoại của tỉnh được xây dựng, đáp ứng tốt yêu cầu thông tin, quảng bá hình ảnh, thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế, góp phần kết nối văn hóa Lào Cai với thế giới.

Đến năm 2015, sau 10 năm tham gia vào hệ thống thông tin điện tử, trên địa bàn tỉnh có gần 500 trang thông tin địa tử của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học, trong đó có Báo Lào Cai điện tử (năm 2010), Cổng Thông tin Du lịch tỉnh Lào Cai (năm 2014),… đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, quảng bá hình ảnh văn hóa, vị thế của Lào Cai trên môi trường mạng, thúc đẩy sự phát triển và hội nhập của tỉnh Lào Cai với cả nước và quốc tế.

3.4. Phong trào thể dục thể thao ngày càng lớn mạnh, thể thao thành tích cao có những bước phát triển đột phá

Ngày 25-3-2008, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 67/QĐ - UBND về việc hợp nhất Sở Thể dục Thể thao với sở Văn hoá - Thông tin và tiếp nhận tổ chức quản lý nhà nước về Du lịch từ sở Thương mại và Du lịch thành Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. Những ngày này những người làm công tác TDTT tỉnh Lào Cai vô cùng phấn khởi khi được trở về chung một mái nhà với những người làm công tác Văn hóa và Du lịch.

Trải qua 10 năm sát cánh cùng nhau xây dựng và phát triển, những người làm công tác TDTT của tỉnh Lào Cai đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh cùng sự hưởng ứng, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, thể thao Lào Cai sau 10 năm hợp nhất cùng Văn hóa và Du lịch đã gặt hái được những thành tích đáng phấn khởi góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh và của đất nước.

3.4.1. Công tác đầu tư phát triển thể dục thể thao

Công tác đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thiện các công trình thể thao được tỉnh Lào Cai chú trọng. Ngày 23-9-2012, Nhà thi đấu đa năng tỉnh Lào Cai đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc gia và khu vực với sức chứa 3.000 chỗ ngồi đã được đưa vào sử dụng. Đã thực hiện bàn giao công trình Sân vận động tỉnh Lào Cai giai đoạn 1 (bố trí vốn Đề án số 4), phục vụ tổ chức thành công các giải thi đấu trong khuôn khổ Đại hội TDTT tỉnh Lào Cai năm 2018. Sở cũng đã đề xuất với BVHTTDL đẩy nhanh tiến độ triển khai trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng Trung tâm Huấn luyện và Phục hồi sức khỏe VĐV quốc gia tại Sa Pa. Hàng năm, Sở đã triển khai đầu tư mua sắm, đầu tư trang

thiết bị phục vụ công tác huấn luyện thể thao thành tích cao của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh. Triển khai xây dựng nhà tập luyện thể thao, tường rào, bậc ngồi, đường chạy sân vận động huyện Si Ma Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên. Đến năm 2018, toàn tỉnh có 1 Khu Liên hợp thể thao cấp tỉnh (Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh, Nhà thi đấu đa năng tỉnh với 3.000 chỗ ngồi, Sân vận động tỉnh), 5/9 huyện có nhà tập luyện TDTT (Mường Khương, Bảo Thắng, Bảo Yên, Si Ma Cai và thành phố Lào Cai), 8/9 huyện có mặt bằng sân vận động (Mường Khương, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Văn Bàn, Si Ma Cai, Sa Pa và thành phố Lào Cai. Toàn tỉnh có 125 nhà tập luyện TDTT và trên 500 sân chơi, bãi tập phục vụ nhu cầu tập luyện TDTT cho nhân dân tại các thôn bản, cụm dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa TDTT, từ năm 2008 sau khi SVHTTDL được thành lập, công tác xã hội hóa đã thu hút được sự quan tâm, đóng góp của nhiều cá nhân và tổ chức thông qua nhiều hoạt động. Năm 2009, Sở đã tổ chức nhiều giải thể thao theo hướng xã hội hóa như: Giải việt dã truyền thống tỉnh Lào Cai, Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà mở rộng, Giải quần vợt của Liên đoàn Quần vợt tỉnh Lào Cai, Giải leo núi chinh phục đỉnh Fansipan,… Đó là các giải thể thao được tổ chức từ các nguồn vốn tài trợ xã hội hóa với số tiền tài trợ lên đến hàng trăm triệu đồng.

Việc nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ cơ sở được chú trọng, phát huy tốt vai trò của Ban chủ nhiệm trong việc chỉ đạo, hướng dẫn phong trào thể thao trong nội bộ các ngành với nhiều hình thức hoạt động thể thao đa dạng, phong phú, đảm bảo lực lượng VĐV tham gia thi đấu các giải cấp ngành, cấp tỉnh tổ chức. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân cùng tham gia vào hoạt động TDTT đã thu hút sự đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư vào các giải thi đấu.

Chất lượng tổ chức các giải thi đấu TDTT của tỉnh ngày càng được nâng cao. Hàng năm, để chuẩn bị cho Đại hội TDTT tỉnh Lào Cai và tham gia Đại hội TDTT toàn quốc, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo Đại hội của tỉnh, tham mưu ban hành kế hoạch tổ chức Đại hội TDTT các cấp tiến tới Đại hội TDTT tỉnh Lào Cai. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thường xuyên cử cán bộ nghiệp vụ, trọng tài đi tập huấn các lớp đào tạo chuyên ngành do Tổng cục TDTT, Liên đoàn thể thao tổ chức, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ trọng tài, trước các giải thi đấu tổ chức họp chuyên môn, họp rút kinh nghiệm giữa các giải thi đấu. Năm 2009, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2023