Tuy nhiên, điểm trung bình chung của toàn bảng nhận được khá cao từ các đối tượng khảo sát. Điểm số 4.13 nằm trong khoảng từ 3.7 đến 4.5 cho thấy các nội dung người nghiên cứu hỏi ý kiến đều đạt ở mức khá.
2.4.3.6. Thực trạng hoạt động quản lí viết và hoàn thiện báo cáo tự đánh giá
Bảng 2.10. Quản lý việc viết và hoàn thiện báo cáo TĐG
Nội dung | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ hạng | |
1 | Xây dựng kế hoạch, quy trình viết báo cáo theo tiêu chí, tiêu chuẩn và tổng thể báo cáo TĐG | 4.21 | 0.884 | 2 |
2 | Phân công cán bộ viết báo cáo | 4.13 | 1.116 | 4 |
3 | Tổ chức tập huấn công tác viết báo cáo | 4.17 | 0.917 | 3 |
4 | Đánh giá mức độ đáp ứng thực trạng của nhà trường với yêu cầu của từng tiêu chí | 4.13 | 1.076 | 4 |
5 | Tổ chức việc thảo luận, đóng góp ý kiến phản hồi về báo cáo TĐG | 4.04 | 0.908 | 6 |
6 | Hoàn chỉnh và công khai báo cáo TĐG | 4.33 | 0.868 | 1 |
Trung bình chung | 4.17 | |||
Khoảng điểm trung bình | Từ 3.7đến 4.5 (Khá) | |||
Độ tin cậy của thang do (Cronbach's Alpha) | 0.973 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Nhận Thức Về Tầm Quan Trọng Và Mức Độ Thực Hiện Các Nội Dung Quản Lí Hoạt Động Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo
- Thực Trạng Quản Lí Các Hoạt Động Của Nhóm Chuyên Trách Trong Hoạt Động Tự Đánh Giá
- Thực Trạng Quản Lí Việc Thu Thập Thông Tin, Minh Chứng
- Những Khó Khăn Gây Ảnh Hưởng Trực Tiếp Đến Quá Trình Tự Đánh Giá
- Chủ Trương Của Đảng, Nhà Nước, Định Hướng Chiến Lược Phát Triển Gd&đt Trong Thời Kỳ Cnh-Hđh
- Các Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Tại Trường Đại Học Luật Tp Hồ Chí Minh.
Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.
Báo cáo là kết quả tổng hợp từ sự phân tích các dữ liệu thu thập được trong quá trình thực hiện hoạt động tự đánh giá. Báo cáo phải trung thực và dựa trên các số liệu được cung cấp từ sự xứ lý thông tin. Báo cáo không chỉ đánh giá năng lực đào tạo của nhà trường mà còn giúp ban giám hiệu và các phòng chức năng hoạch định kế hoạch phát triển tiếp theo cho đơn vị. Từ tầm quan trọng đó người nghiên cứu tiến hành khảo sát các nội dung có liên quan đến hoạt động quản lí viết báo cáo.
Nội dung khảo sát được đánh giá cao nhất là “Hoàn chỉnh và công khai báo cáo TĐG” điểm trung bình 4.33 khá cao, trong khi đó độ lệch chuẩn 0.868 sự phân tán ý kiến là không nhiều cho thấy nhiều ý kiến đồng tình về mức độ thực hiện hoạt động này là rất tốt. Như vậy, các ý kiến được hỏi đều đồng ý việc quản lí hoàn chỉnh báo cáo và công khai báo cáo tự đánh giá của từng bộ phận được thực hiện tốt. Xếp hạng 2 là công tác “Xây dựng kế hoạch, quy trình viết báo cáo theo tiêu chí, tiêu chuẩn và tổng thể báo cáo TĐG” mục này có điểm trung bình 4.21. Điểm số cho thấy công tác quản lí xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch cho từng cá nhân và nhóm chuyên trách được người đứng đầu cơ quan quan tâm thực hiện. Những ý kiến được hỏi đều đồng tình ở mức tốt. Tuy nhiên, vẫn còn có một số ý kiến chưa thực sự đồng tình với nhận định hoạt động này nhận được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo, nên vẫn có sự phân tán các ý kiến đánh giá khi lựa chọn các mức khảo sát. Xếp hạng 3 là nội dung “Tổ chức tập huấn công tác viết báo cáo” điểm trung bình là 4.17. Qua điểm số người nghiên cứu nhận thấy công tác quản lí nội dung này chưa thực sự nhận được sự quan tâm của ban giám hiệu. Hoạt động này chủ yếu dựa vào năng lực của từng cá nhân chứ công tác tập huấn và hướng dẫn viết báo cáo theo các tiêu chí của đánh giá được thực hiện không nhiều. Cùng xếp hạng 4 là nội dung “Phân công cán bộ viết báo cáo” và “Đánh giá mức độ đáp ứng thực trạng của nhà trường với yêu cầu của từng tiêu chí” điểm trung bình của hai mục này là 4.13. Điểm số cho thấy đa số các ý kiến khảo sát đánh giá các hoạt động chỉ ở mức khá. Nghĩa là công tác quản lí phân công người viết báo cáo tổng hợp từ các số liệu thu được của hoạt động tự đánh giá chưa nhận được sự quan tâm cao từ các nhà quản lí. Mặt khác, việc quản lí đánh giá các tiêu chí theo yêu cầu cũng chưa thực sự được chú trọng. Nội dung có điểm trung bình thấp nhất là “Tổ chức việc thảo luận, đóng góp ý kiến phản hồi về báo cáo TĐG” điểm trung bình khảo sát là 4.04 xếp hạng 6. Thứ hạng và điểm số cho thấy những ý kiến khảo sát đa số thống
nhất đây là nội dung mà sự quản lí của lãnh đạo nhà trường ít chú trọng nhất. Độ lệch chuẩn cho thấy không có sự phân tán cao các ý kiến được hỏi về vấn đề này.
Kết quả phỏng vấn nội dung này TV6, TV3, TV4 có chung quan điểm như sau;
TV6: Phân công viết báo cáo cần cung cấp mẫu cụ thể cho các phòng ban, tránh trường hợp mỗi đơn vị làm theo một quy cách riêng gây khó khăn cho quá trình tổng hợp viết báo cáo đánh giá chung. Các thành viên phụ trách viết báo cáo nên được tập huấn về các thức trình bày cũng như nội dung cụ thể cần viết báo cáo.
Điểm trung bình của toàn bảng khảo sát là 4.l7. Điểm số khá cao và khoảng trung bình đạt được là ở mức khá. Như vậy, có thể thấy hoạt động quản lí hoàn thiện báo cáo tự đánh giá của ban giám hiệu được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, một số nội dung thực hiện chưa đạt được như mong muốn. Độ tin cậy của thang đo ở bảng trên là hoàn toàn có thể tin cậy.
2.4.3.7. Thực trạng quản lí hoạt động công khai báo cáo tự đánh giá
Bảng 2.11. Quản lý việc công khai báo cáo tự đánh giá và hoạt động sau TĐG
Nội dung | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ hạng | |
1 | Báo cáo TĐG được công khai toàn văn trên website của trường và báo cáo cấp trên (Cục Khảo thí - Bộ GD&ĐT) | 4.21 | 0.884 | 1 |
2 | Báo cáo TĐG được lưu trữ tại Thư viện để CBGV, SV dễ dàng tiếp cận. | 4.13 | 0.992 | 2 |
Nội dung | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ hạng | |
3 | Sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch TĐG, rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh cũng như khen thưởng và phê bình phù hợp | 3.96 | 1.083 | 3 |
4 | Triển khai kế hoạch cải tiến chất lượng các tiêu chí sau TĐG | 3.83 | 1.007 | 4 |
Trung bình chung | 4.03 | |||
Khoảng điểm trung bình | Từ 3.7 đến 4.5 (Khá) | |||
Độ tin cậy của thang do (Cronbach's Alpha) | 0.936 |
Báo cáo là kết quả hoàn thiện quá trình thu thập và xử lý các thông có liên quan đến các hoạt động đào tạo tại trường. Thông qua báo cáo các phòng chức năng, ban giám hiệu có căn cứ để điều chỉnh, hoàn thiệc các khâu, các mặt nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Báo cáo cũng là một kênh quan trọng giúp cho các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực của trường định giá sự uy tín và giá trị của bằng cấp. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để người học tham khảo lựa chọn khi quyết định có hay không tham gia vào chương trình đào tạo của trường.Chính vì vậy mà công tác quản lí việc công khai báo cáo tự đánh giá giữ vai trò hết sức quan trọng nó không những ảnh hưởng đến uy tính của nhà trường mà còn định vị chất lượng trong thị trường đào tạo nguồn nhân lực hiện nay. Bảng 2.11 là kết quả khảo sát các nội dung về quản lí công khai minh bạch quá trình thực hiện tự đánh giá của trường.
Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha của thang khảo sát rất cao 0.936 như vậy, độ tin cậy của thang đo trên là hoàn toàn tin tưởng được.
Nội dung được đánh giá cao nhất bảng là “Báo cáo TĐG được công khai toàn văn trên website của trường và báo cáo cấp trên (Cục Khảo thí - Bộ
GD&ĐT)” điểm trung bình 4.21 xếp hạng 1. Đánh giá về sự quản lí minh bạch trong việc công khai các thông tin có liên quan đến quá trình đào tạo những ý kiến được hỏi khi khảo sát đều cho rằng nhà trường thực hiện rất tốt công tác này. Từ quá trình thu thập thông tin cho đến quá trình tổng hợp phân tích viết báo cáo các nhóm, bộ phận chức năng đều tuân thủ đầy đủ theo quy trình hướng dẫn của của Bộ giáo dục và đào tạo. Trong mọi công đoạn của quá trình đều có sự giám sát chặt chễ của các bộ phận quản lí nhằm đảm bảo tính trung thực và nhất quán giữa các tiêu chí với nhau. Đội lệch chuẩn 0.884 cho thấy sự thống nhất tập trung của các ý kiến khảo sát về nội dung này. Được đánh giá cao về mặt quản lí có thứ hạng cao của bảng là nội dung “Báo cáo TĐG được lưu trữ tại Thư viện để CBGV, SV dễ dàng tiếp cận.” có điểm trung bình 4.13. Các ý kiến khảo sát đều cho rằng hoạt động này được thực hiện ở mức khá. Nghĩa là các thông tin về quá trình kiểm tra và đánh giá đều có thể công khai cho mọi người nếu muốn quan tâm và tìm hiểu. Đây là điểm tích cực của các nhà quản lí trong quá trình minh bạch hóa thông tin liên quan đến quá trình đào tạo. Điều này một mặt thể hiện sự trung thực của cơ sở đào tạo mặt khác nói lên sự cầu thị về các ý kiến đóng góp phản hồi khi thông tin được công khai trên các kênh khác nhau của xã hội. Độ lệch chuẩn 0.992 cho thấy không có sự phân tán đáng kể các ý kiến khi khảo sát về vấn đề này. Nội dung “Sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch TĐG, rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh cũng như khen thưởng và phê bình phù hợp” có điểm trung bình là 3.96 xếp hạng 3. Điểm trung bình cho thấy các ý kiến khi được hỏi về công tác quản lí nội dung này chưa thực sự đánh giá cao. Căn cứ vào kết quả khảo sát và báo cáo các nhà quản lí dựa vào đó nhằm điều chỉnh và bổ sung những điều kiện về pháp lý hay cơ sở vật chất nhằm hoàn thiện các nội dung hay các hoạt động chưa thực sự đáp ứng đứng các yêu đào tạo của nhà trường. Thông quan công tác sơ kết, tổng kết tình tình hình thực hiện kế hoạch lãnh đạo nhà trường xem xét đối chiếu với thông tin báo cáo quá trình
tự đánh giá nhằm có những biện pháp can thiệp kịp thời. Các hoạt động quản lí về nội dung này chưa nhận được sự đánh giá cao của khảo sát. Nội dung có điểm trung bình 3.83 xếp hạng 4 là “Triển khai kế hoạch cải tiến chất lượng các tiêu chí sau TĐG”. Đây là nội dung đánh giá quản lí yếu nhất bảng theo khảo sát. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà quản lí sau khi có kết quả đánh giá của cơ sở mình thì công tác lập kế hoạch nhằm khắc phục những khó khăn tồn tại gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động đào tạo của trường chưa được quan tâm đúng mức. Khi tiến hành phỏng vấn về hoạt động này tác giả cũng đã nhận được ý kiến của các thành viên như sau:
CV1: Cần giao cho 1 đơn vị chuyên trách (ở Trường luật là AQAC) phổ biến, nhắc nhở, hoàn thiện, khắc phục, phát huy.... các nội dung tiêu chí tại các đơn vị liên quan. Công tác này có vẻ ít được quan tâm triển khai sau khi đánh giá đạt ngoại trừ các khiếm khuyết lớn ở góc độ Trường
CV2: Nhà trường cần tích cực hơn nữa trong việc thực hiện theo các khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài để khắc phục các điểm còn hạn chế.
Nhóm thành viên là CBQL cũng có cùng chung quan điểm về vấn đề này như sau:
TV1: Sau quá trình Tự đánh giá, cần duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, trên cơ sở Báo cáo tư đánh giá, Trường xem xét việc đăng ký đánh giá ngoài theo chu kỳ hoặc theo yêu cầu của Nhà trường.
Điểm trung bình chung của các nội dung của bảng trên là 4.03 điểm số này nằm trong khoảng từ 3.7 đến 4.5 đạt mức khá. Nghĩa là công tác quản lí việc công khai báo cáo tự đánh giá và hoạt động sau tự đánh giá có nhận được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường. Tuy nhiên, công tác quản lí nội dung này chỉ đạt được kết quả ở mức khá theo đánh giá của khảo sát. Điều này cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn đối với nhóm là thành viên các Nhóm công tác:
CV1 đánh giá công việc này nhà trường đã thực hiện khá tốt:
Nội dung này đã được thực hiện phù hợp, chúng tôi không có ý kiến gì thêm.
Nhưng CV2 và CV3 thì lại cho rằng:
Cần công khai rộng hơn nữa để mọi đối tượng biết được về chất lượng đào tạo của trường và những vấn đề khác
Từ những kết quả phân tích các thực trạng qua số liệu khảo sát được, người nghiên cứu tổng hợp một số ý kiến phỏng vấn nhằm làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến thực trạng công tác quản lí hoạt động TĐG tại trường ĐH Luật TP.HCM. Về việc thành lập các nhóm chuyên trách phụ trách các tiêu chuẩn; đa số các bộ tiêu chuẩn và các nhóm tiêu chí đều phân công cho từng bộ phận phụ trách. Bao gồm 10 bộ tiêu chuẩn và 61 tiêu chí đều được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, có một số tiêu chí do công tác thu thập thông tin, xử lý số liệu và năng lực chuyên môn của từng cá nhân chưa thể thực hiện đầy đủ theo yêu cầu. Về việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo đánh giá là khá phù hợp có căn cứ. Ban giám hiệu căn cứ vào vị trí công tác và xem xét yêu cầu về các tiêu chí mà lựa chọn phân công phụ trách các mảng theo tiêu chí cho từng thành viên. Nhằm hỗ trợ các nhóm chuyên trách ban giám hiệu có mời các chuyên gia về hỗ trợ và tham gia vào một số lĩnh vực có tính chuyên môn cao.
2.5. Thực trạng mức độ tác động của những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí hoạt động tự đánh giá của nhà trường
Trong quá trình thực hiện hoạt động tự đánh giá sẽ găp không ít những thuận lợi và những khó khăn cản trở. Dù xuất phát từ yếu tố chu quan hay khách quan nếu phát hiện và nắm bắt được những yếu tố đó đồng thời có hướng xử lý thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra tự đánh giá những lần tiếp theo. Đây vừa là những kinh nghiệm và cũng là những bài học bổ ích cho nhà quản lí trong việc điều hành các hoạt động tương tự ở
tương lai. Dưới đây là những khảo sát về mức độ ảnh hưởng của những thuận lợi và khó khăn tác động đến quá trình thực hiện công tác tự đánh giá tại trường.
2.5.1. Những thuận lợi tác động trực tiếp đến quá trình tự đánh giá Bảng 2.12. Những thuận lợi
Nội dung | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ hạng | |
1 | Sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo nhà trường đến hoạt động TĐG | 4.33 | 0.917 | 1 |
2 | Thành viên các Nhóm chuyên trách có trình độ, năng lực trong hoạt động TĐG | 3.83 | 1.049 | 5 |
3 | Hệ thống văn bản quy định và hướng dẫn hoạt động TĐG của Bộ GD&ĐT đầy đủ, rõ ràng | 4.08 | 0.830 | 2 |
4 | Có sự hỗ trợ từ việc quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO | 3.88 | 0.947 | 4 |
5 | Nhà trường có đơn vị chuyên trách quản lí hoạt động TĐG | 3.92 | 1.248 | 3 |
6 | Nhà trường đã có kinh nghiệm về hoạt động TĐG | 3.67 | 1.167 | 6 |
Trung bình chung | 3.95 | |||
Khoảng điểm trung bình | Từ 3.7 đến 4.5 (Nhiều) | |||
Độ tin cậy của thang do (Cronbach's Alpha) | 0.853 |
Nhận được nhiều sự đồng thuận về sự thuận lợi nhất là nội dung “Sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo nhà trường đến hoạt động TĐG” điểm trung bình là 4.33 xếp hạng 1. Theo khảo sát, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhà trường và các phòng ban nghiệp vụ trong quá trình hoạt động tự