Thực Trạng Quản Lí Các Hoạt Động Của Nhóm Chuyên Trách Trong Hoạt Động Tự Đánh Giá


chưa nhận được sự quan tâm cao của các ý kiến khảo sát. Hoạt động này tương đối quan trọng vì nó phản ánh năng lực thực hiện của các bộ phận tham gia đánh giá cũng như năng lực của đơn vị được đánh giá. Nếu kết quả được xử lý tốt, trung thực sẽ giúp cho các nhà quản lí nhìn nhận năng lực của từng bộ phận rồi từ đó có kế hoạch điều chỉnh phù hợp. Nội dung có điểm trung bình thấp nhất bảng là “Định kỳ rà soát, kiểm tra và chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch để đảm bảo mục tiêu TĐG” điểm trung bình 3.75 xếp hạng 6. Các ý kiến khảo sát nội dung này không đánh giá cao công tác kiểm tra theo định kỳ nhằm điều chỉnh lạ các kết hoạch và mục tiêu tự đánh giá. Điều này cho thấy, mặc dù khâu chuẩn bị các nội dung TĐG được thực hiện tốt nhưng công tác kiểm tra điều chỉnh trong quá trình thực hiện lại chưa nhận được sự đánh giá cao. Nội dung này có độ lệch chuẩn là 0.999 độ lệch chỉ số này cho thấy sự tập trung trong các ý kiến được hỏi cao hơn các nội dung khác trong bảng.

Kết quả phỏng vấn các nội dung của bảng khảo sát như sau; Đối với các mã số TV1, TV2, TV3, TV6. Các ý kiến chủ yếu tập trung vào kế hoạch đảm bảo mục tiêu tự đánh giá của trường đang thực hiện. Theo các mã phỏng vấn này thì hiện trường đã tập trung đầy đủ các yếu tố nhằm thực hiện các yêu cầu về kiểm tra và tự đánh giá. Tuy nhiều tài liệu hướng dẫn và cơ sở vật chất đáp nhằm đáp ứng quá trình đánh giá còn nhiều bất cập. Công tác triển khai kế hoạch cơ bản thuật lợi nhưng còn một số vướng mắc trong việc tổng hợp và xử lý kết quả thu thập thông tin.

Từ kết quả phân tích trên đây và từ điểm trung bình chung của cả bảng

3.99 cho thấy hoạt động quản lí lập kế hoạch nhằm đáp ứng các mục tiêu trong hoạt động tự đánh giá của nhà trường thực hiện ở mức khá (khoảng điểm trung bình từ 3.7 đến 4.5) khoảng điểm này nằm ở mức lựa chọn khá trong 5 mức lựa chọn của bảng khảo sát.

Trong đó TV2 đã thể hiện quan điểm của mình về vấn đề này như sau:


Việc lập kế hoạch rất chi tiết, bài bản. Tuy nhiên việc triển khai không hoàn toàn phù hợp với kế hoạch. Hạn chế lớn nhất là tình trạng viết tiêu chí không tương xứng về công sức, sự đầu tư (chất lượng viết) giữa các Nhóm.

Thành viên CV1 nhận xét:

Việc triển khai kế hoạch được thực hiện tốt, chi tiết về nhiệm vụ, nội dung nhưng trong quá trình triển khai thì cần tăng thêm việc giám sát, kiểm tra để bảo đảm tiến độ, mục tiêu được đề ra ban đầu.

2.4.3.2. Thực trạng quản lí các hoạt động của nhóm chuyên trách trong hoạt động tự đánh giá

Bảng 2.6. Quản lý các hoạt động của nhóm chuyên trách trong hoạt động TĐG‌


Stt


Nội dung

Trung bình

Độ

lệch chuẩn

Thứ hạng

1

Phương án tuyển chọn và sử dụng đội ngũ của

nhóm chuyên trách

3.88

1.154

2

2

Các nhóm có kế hoạch làm việc cụ thể

3.67

1.167

4

3

Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực và

phạm vi đang phụ trách

4.04

1.233

1


4

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo trong quá trình thực hiện để có biện pháp hỗ

trợ và giúp đỡ kịp thời


3.79


1.103


3

5

Quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao năng lực

nhóm chuyên trách

3.58

1.139

5

Trung bình chung

3.79

Khoảng điểm trung bình

Từ 3.7 đến 4.5 (Khá)

Độ tin cậy của thang do (Cronbach's Alpha)

0.961

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh - 10


Nếu hoạt động TĐG là một quá trình phải thực hiện nhiều khâu nhiều công đoạn, thuộc nhiều bộ phận khác nhau, nhằm cụ thể hóa từng hoạt động của các bộ phận chức năng, để lượng hóa năng lực của cơ sở đào tạo so với các tiêu chí đánh giá mà bộ giáo dục và đào tạo đề ra, thì hoạt động của từng bộ phận tham gia đánh giá, mang tính quyết định sự chính xách, nhanh chóng và trung thực của các con số đánh giá. Quản lý hoạt động các nhóm tham gia tự đánh giá là quá trình điều khiển điều chỉnh kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của nhà quản lí nhằm đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.

Bảng 2.6 là kết quản khảo sát các nội dung về công tác quản lí các hoạt động về các nhóm chuyên trách thực hiện công tác tự đánh giá.

Nội dung “Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực và phạm vi đang phụ trách” có điểm trung bình là 4.04 xếp hạng 1. Điểm trung bình cho thấy đa số các ý kiến được hỏi đều cho rằng công tác phân công nhiệm vụ phù hợp với chức năng, năng lực của từ bộ phận được thực hiện rất tốt tại trường. Độ lệch chuẩn của khảo sát là 1.233 cho thấy có sự phân tán các ý kiến trong các lựa chọn được hỏi, nhưng sự phân tán này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả khảo sát của nội dung. Như vậy có thể thấy, nhà quản lí đã nhận thức được vai trò quan trọng của từng bộ phận khi tham gia vào hoạt động tự đánh giá nên có sự phân công hợp lý dựa trên chức trách nhiệm vụ của các nhóm, nhằm phát huy hết khả năng của từng bộ phận. Nội dung “Phương án tuyển chọn và sử dụng đội ngũ của nhóm chuyên trách” cũng nhận được sự đánh giá cao từ khảo sát, điểm trung bình mục này là 3.88 xếp hạng 2. Thứ hạng và điểm số cho thấy lãnh đạo nhà trường đã có sự quan tâm đến năng lực thực hiện nhiệm vụ của từ cá nhân nên đã đề ra nhiều phương án khác nhau trong lúc tuyển chọn đội ngũ chuyên trách thực hiện các hoạt động tự đánh giá. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong công tác chuẩn bị cho hoạt động kiểm định chất lượng thì yếu tố con người khi tham gia hoạt động này hết sức quan trọng. Ngoài năng lực chuyên môn của từng cá nhân thì hoạt động phối hợp


nhuần nhuyễn giữa các nhóm với nhau khi tổng hợp phân tích số liệu cũng không thể không coi trọng. Nên việc lựa chọn người vừa có năng lực chuyên môn vừa có khả năng làm việc nhóm trong môi trường chịu áp lực cao là hết sức cần thiết. Ngoài ra, nhà quản lí cũng được đánh giá cao (theo khảo sát) khi nhìn thấy và phát huy điểm mạnh của từng cá nhân. Điều này được thể hiện ở việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên khi tham gia. Nội dung “Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo trong quá trình thực hiện để có biện pháp hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời” có điểm trung bình là 3.79 thứ hạng 3, nội dung này có điểm số ở mức trung bình của bảng, nghĩa là các ý kiến đánh giá chưa thực sự thống nhất cao về hoạt động này của nhà quản lí. Để các hoạt động đi đúng quy trình nhằm đạt được mục tiêu ban đầu thì ngoài công tác triển khai kế hoạch một cách hợp lý và bài bản thì việc thường xuyên theo dõi đôn đốc kiểm tra của nhà quản lí là hết sức quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đết kết quả. Đây là hoạt động mang tính phối hợp cao nên việc kiểm tra chỉ đạo nhằm điều chỉnh điều khiển các hoạt động để liên kết các nguồn dữ liệu khác nhau về một chỉnh thể thống nhất là hết sức quan trọng. Căn cứ vào độ lệch chuẩn 1.103 của nội dung này người nghiên cứu nhận thấy có sự không thống nhất tương đối cao giữa các ý kiến được khảo sát. Một số ít cho rằng hoạt động này chưa được các nhà quản lí thực hiện tốt. Số khác đánh giá còn thấp hơn chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn cũng cho thấy tỉ lệ người đánh giá thấp hoạt động này của các nhà quản lí là không nhiều và không ảnh hưởng lớn đến kết quả của khảo sát. Mội dung “Các nhóm có kế hoạch làm việc cụ thể” có điểm trung bình 3.67 xếp hạng 4 của bảng. Điểm trung bình cho thấy việc các nhóm lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch khi tiến hành hoạt động tự đánh giá là chưa cao, chưa thực sự phát huy hết năng lực và nguồn lực của từng bộ phận. Thông thường khi nhận kế hoạch thực hiện từ các bộ phận khác, các nhóm sẽ căn cứu vào nhiệm vụ của nhóm mà cụ thể hóa nhiệm vụ của từng thành viên trên cơ sở chức năng của


từng người từ đó lên kế hoạch thực hiện theo thời gian và nội dung hoạt động cụ thể. Mục có điểm số thấp nhất bảng là “Quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao năng lực nhóm chuyên trách” điểm trung bình 3.58 xếp hạng 5. Đây là điểm số phản ánh thực trạng chung công tác TĐG chuẩn bị cho hoạt động kiểm định chất lượng của các cơ sở hiện nay. Đa số các đơn vị chỉ căn cứ trên các tiêu chí và nội dung cụ thể rồi từ đó phân bổ kế hoạch cho từng phòng ban, bộ phận thực hiện, chứ không có kế hạch bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đánh giá cho các nhóm chuyên trách khi thực hiện. Nếu có cũng chỉ là các buổi tập huấn ngắn hạn. Trong khi đó ngoài yêu cầu về năng lực chuyên môn đánh giá thì các nhóm phải phân tích và tổng hợp số liệu từ đó đưa ra được những khuyến cáo cho các nhà quản lí về thách thức cũng như những cơ hội của cơ sở trong tương lai.

Điểm trung bình chung của bảng là 3.79 điểm số này nằm ở khoảng từ

3.7 đến 4.5 khoảng điểm số này đạt mức khá. Nghĩa là các hoạt động quản lí các nhóm chuyên trách của lãnh đạo nhà trường được thực hiện ở mức khá theo khảo sát.

Thành viên TV1 và TV2 đã đánh giá vấn đề này như sau:

Những đối tượng nào cần được tập huấn?: Do hoạt động tự đánh giá cần phổ biến rộng đến tất cả cá nhân, đơn vị của Trường, hoạt động tập huấn càng rộng càng tốt. Tuy nhiên, ban đầu có thể tập trung vào tất cả các đối tượng có liên liên quan đến việc viết báo cáo tự đánh giá.

Những kỹ năng nào cần thiết hoặc không cần thiết tập huấn?: Cần tập trung vào các kỹ năng đọc - hiểu yêu cầu của tiêu chí và các kỹ năng viết các nội dung (mô tả, điểm mạnh yếu, tồn tại…) cho phù hợp.

Những kỹ năng được tập huấn đã đủ để thầy/cô thực hiện hoạt động TĐG?

CV1 đã có ý kiến như sau:


Tạm thời đủ. Tuy nhiên lần sau cần tiến hành bài bản hơn, việc tập huấn phải thường xuyên, phân thời gian phù hợp, thay vì tập trung vào giai đoạn cuối của việc viết Báo cáo tự đánh giá.

Về hiệu quả của sự phân công của các nhóm trưởng và các bộ phận khác người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn các thành viên của các nhóm công tác kết quả nhận được như sau;

CV2 cho rằng:

Việc phổ biến, triển khai kế hoạch từ nhóm trưởng phụ trách tiêu chuẩn là rõ ràng, thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch thực hiện hoạt động tự đánh giá của Nhà trường.

CV1 cũng có cùng quan điểm:

Việc triển khai được thực hiện tốt, chi tiết về nhiệm vụ, nội dung nhưng trong quá trình triển khai thì cần tăng thêm việc giám sát, kiểm tra để bảo đảm tiến độ, mục tiêu được đề ra ban đầu.

Sự phân công của Trưởng nhóm là họp lý, phù hợp với điểm mạnh của từng thành viên chính vì vậy việc thực hiện các công việc được thuận lợi.

Việc phân công nhìn chung là hợp lý. Tuy nhiên, nhiều trường hợp còn có sự trùng lắp về thông tin. Lý do không phải do cách phân công mà xuất phát từ cách sử dụng thông tin minh chứng giữa các tiêu chí. Có thể hạn chế vấn đề này bằng cách ghép nhóm thu thậ, chia sẽ thông tin giữa các nhóm phụ trách tiêu chí/ thành viên liên quan

Kết quả phỏng vấn trên đây hoàn toàn phù hợp với kết quả thăm dò bằng phiếu khảo sát mà người nghiên cứu đã thực hiện.

Về hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong kiểm định đánh giá. Kết quả phỏng vấn các thành viên của Nhóm đều có cùng quan điểm như sau:

CV1:

Chúng tôi có được tập huấn. Theo chúng tôi, nếu tham gia đầy đủ,


nghiêm túc thì công việc sẽ tốt. Thực tế, do công việc nên một số trường hợp không tham gia tập huấn đầy đủ dân đến không nắm thông tin và thực hiện tốt ngay từ đầu. Thiết nghĩ, ngoài việc chon thành viên sát với thông tin, nội dung đánh giá, cần cân nhắc về thời gian, công việc của các thành viên.

Được tập huấn nhiều kỹ năng khác nhau như: tập huấn tổng quan về báo cáo tự đánh giá, tập huấn kỹ năng viết báo cáo tự đánh giá, thu thập minh chứng, xử lý số liệu, kỷ năng trả lời phỏng vấn

Về kỹ năng tập huấn, chúng tôi nghĩ rằng cấn tăng cường tập huấn thêm về việc viết thuyết minh tiêu chí thật kỹ ngay từ đầu ghơn là việc hướng dẫn trong quá trình viết.

Theo yêu cầu của người được phỏng vấn để đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao năng lực thực hiện các công tác liên quan đến kiểm định đánh giá ngoài việc tổ chức các lớp tập huấn thì cần phải;

Cần tăng cường hướng dẫn bằng tài liệu chi tiết vì nhiều khi khi thực hiện đánh giá thực tế, cần mở ra xem lại. Có thể mã hóa thông tin của các đơn vị có đánh giá tốt để đơn vị đang làm tham khảo, học tập

Độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha là 0.961. Đây là chỉ số có độ tin cậy rất cao và thang đo trên có thể hoàn toàn tin cậy.

2.4.3.3. Thực trang quản lí việc phân bổ các nguồn lực trong quá trình tự đánh giá

Bảng 2.7. Quản lý việc phân bổ các nguồn lực trong quá trình TĐG‌


Stt

Nội dung

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ

hạng

1

Phân bổ nhân sự, lựa chọn và sử dụng cán

bộ tham gia hoạt động TĐG

4.13

1.227

1


2

Thành viên các Nhóm có trình độ tương xứng và được đào tạo kỹ năng về hoạt

động TĐG


3.96


0.908


3


Stt

Nội dung

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ

hạng

3

Cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ

công tác TĐG

4.08

1.176

2

4

Chế độ, chính sách cho cán bộ tham gia

hoạt động TĐG (kinh phí, khen thưởng...)

3.50

1.103

4

Trung bình chung

3.92

Khoảng điểm trung bình

Từ 3.7đến 4.5 (Khá)

Độ tin cậy của thang do (Cronbach's Alpha)

0.937

Các nguồn lực trong đánh giá giữ vị trí và vai trò tương đối quan trọng trong công tác tự đánh giá tại các cơ sở. Nếu các nguồn lực được chuẩn bị chu đáo như về nhân lực, vật lực, tài lực và có sự phẩn bổ hợp lý cho từng bộ phận, từng cá nhân trong hoạt động tự đánh giá thì các kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung này sẽ hết sức thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Bảng 2.7 là kết quả khảo sát các nội dung về công tác quản lí các nguồn lực và phân bổ nguồn lực của các nhà quản lí trong hoạt động TĐG.

Hoạt động “Phân bổ nhân sự, lựa chọn và sử dụng cán bộ tham gia hoạt động TĐG” có điểm trung bình 4.13 xếp hạng 1. Đây là nội dung được đánh giá cao nhất trong các nội dung của bảng. Chứng tỏ việc điều động nhân sự trên cở sở lựa chọn năng lực phù hợp với từng nhiệm vụ của hoạt động tự đánh giá nhận được sự quan tâm của các nhà quản lí. Đa số các ý kiến được hỏi đều chọn mức độ tốt cho nội dung này. Độ lệch chuẩn khá cao. Điều này cho thấy còn một số ý kiến chưa thực sự đồng tình về việc phân bổ nhân lực cho các bộ phận chuyên trách.Xếp hạng 2 là nội dung “Cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ công tác TĐG” điểm trung bình là 4.08. Mặc dù có điểm khảo sát thấp hơn nội dung 1 nhưng độ lệch chuẩn khá cao 1.176 như vậy có thể thấy có sự phân tán các ý kiến được khảo sát ở mục này. Điểm trung bình khảo sát cho thấy các nhà quản lí đã phân bổ hợp lý giữa các nguồn lực với

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí