Biện Pháp 5: Thành Lập Tổ Tư Vấn Công Tác Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Giúp Các Trường Thcs Thực Hiện Công Tác Kiểm Định Chất Lượng

3.2.5. Biện pháp 5: Thành lập tổ tư vấn công tác kiểm định chất lượng giáo dục giúp các trường THCS thực hiện công tác kiểm định chất lượng

Mục đích biện pháp:

Tổ tư vấn sẽ hỗ trợ, tư vấn lựa chọn minh chứng thích hợp với tình hình thực tế của từng trường, hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí, báo cáo TĐG, thúc đẩy thực hiện đúng tiến độ TĐG.

Nội dung thực hiện:

Phòng GDĐT xây dựng một tổ tư vấn hướng dẫn các trường thực hiện công tác KĐCLGD và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Trong quá trình tiến hành TĐG nếu gặp khó khăn,nhà trường sẽ đề nghị phòng GDĐT hỗ trợ, tư vấn. Phòng GD&ĐT sẽ có trách nhiệm cử các thành viên trong tổ tư vấn góp ý, hướng dẫn về nội dung nhà trường còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện công tác TĐG. Tổ tư vấn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Tư vấn lựa chọn minh chứng thích hợp, hướng dẫn tìm minh chứng, giúp khẳng định minh chứng hợp lí hay chưa hợp lí hoặc các minh chứng gián tiếp có thể chấp nhận được.

+ Tư vấn, góp ý cho nhóm công tác hoặc cá nhân viết phiếu đánh giá tiêu chí đúng các yêu cầu.

+ Hỗ trợ nhà trường hoàn thiện báo cáo tự đánh giá.

+ Thúc đẩy thực hiện đúng tiến độ tự đánh giá.

Biện pháp thực hiện:

Phòng GDĐT xây dựng tổ tư vấn về công tác KĐCLGD, thành viên tổ tư vấn gồm chuyên viên phòng GDĐT, CBQL có kinh nghiệm về thực hiện công tác KĐCLGD, đã tham gia các đoàn đánh giá ngoài. Phân công cho các thành viên của tổ tư vấn hỗ trợ các trường trong quá trình thực hiện TĐG phải phù hợp với năng lực, trình độ, kinh nghiệm của từng thành viên. Phòng GDĐT lên kế hoạch và thông báo đến các thành viên của tổ tư vấn hỗ trợ về công tác TĐG khi có đề nghị của nhà trường.

Điều kiện thực hiện:

- Thành viên trong tổ tư vấn phải hiểu biết về nghiệp vụ TĐG và công tác KĐCLGD.

- Thời gian hỗ trợ các trường phải phù hợp với từng thành viên tổ tư vấn.

- Phải có sự phối kết hợp giữa phòng GD&ĐT, các cơ quan chức năng liên quan, các trường đào tạo về tư vấn tâm lý và sự đồng thuận của các trường THCS.

3.2.6. Biện pháp 6: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tự đánh giá ở các trường THCS

Mục đích biện pháp:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động KĐCLGD nhất là hoạt động TĐG là rất cần thiết. Nó không chỉ giúp hoạt động TĐG được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn rút ngắn được quy trình thực hiện.

Việc sử dụng phần mềm KĐCLGD đã có hiệu quả rất rõ khi năm học 2017-2018, ngành giáo dục TP Thái Nguyên đã triển khai tới tất cả các trường. Khi sử dụng phần mềm này, các trường không còn phải làm báo cáo mà chỉ cần nhập dữ liệu và in báo cáo. Khi thực hiện hoạt động TĐG được hoàn thiện, người kiểm tra chỉ cần mở hệ thống sẽ kiểm tra được các lỗi của nhà trường và hướng dẫn chỉnh sửa trong thực hiện TĐG không cần phải xuống kiểm tra nhiều lần.

Nội dung thực hiện:

- Các trường tập huấn cho CBGV sử dụng thành thạo máy tính.

- Tham mưu với Sở GDĐT, UBND TP Thái Nguyên cấp kinh phí mua phần mềm KĐCLGD.

- Sử dụng phầm mềm KĐCLGD.

- Tham mưu với Sở GDĐT, Phòng GDĐT tổ chức tập huấn cho toàn thể CBGV sử dụng phần mềm KĐCLGD.

Biện pháp thực hiện:

Vào đầu năm học, các trường tổ chức các buổi tập huấn về công nghệ thông tin cho CBGV. Việc tổ chức tập huấn chủ yếu về sử dụng word, excel, power point. Đặc biệt là sử dụng word, vì khá nhiều giáo viên sử dụng word chưa thành thạo nên khi tham gia hoạt động TĐG việc sử dụng máy tính chưa nhanh, còn làm sai. Khi tổ chức tập huấn, Ban Giám hiệu có kiểm tra thường xuyên về sự tiến bộ của giáo viên.

Phòng GDĐT cùng các trường tham mưu bằng văn bản với Sở GDĐT, UBND TP Thái Nguyên cấp kinh phí cho các trường mua phần mềm KĐCLGD tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các trường thực hiện tốt hoạt động TĐG.

Phòng GDĐT phối hợp với đơn vị cung cấp phần mềm KĐCLGD tổ chức tập huấn cho CBGV các nhà trường trong thời gian sớm nhất. Quá trình tập huấn yêu cầu các nhà trường triển khai nhập dữ liệu trực tiếp.

Sau khi được cấp phần mềm KĐCLGD, các nhà trường nghiêm túc thực hiện việc TĐG trên phầm mềm. Trong quá trình sử dụng, nếu có vướng mắc yêu cầu đơn vị cung cấp phần mềm giải đáp và hỗ trợ.

Điều kiện thực hiện:

- CBGV phải có hiểu biết về sử dụng máy tính. Tích cực học hỏi, tham gia sử dụng công nghệ thông tin.

- Phải có sự phối hợp của Sở GDĐT, UBND TP Thái Nguyên, Phòng GD&ĐT TP Thái Nguyên và các nhà trường.

- Đơn vị cung cấp phần mềm phải cử cán bộ tới tập huấn.

3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để thực hiện tốt hoạt động TĐG của các trường THCS trên địa bàn TP Thái Nguyên tôi đã đề ra 06 biện pháp nêu trên. Các biện pháp đề xuất tuy có tính độc lập tương đối với nhau nhưng chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung, thúc đẩy nhau cùng nâng cao chất lượng quản lý KĐCLGD trong đó có hoạt động TĐG đối với Phòng GDĐT và Hiệu trưởng các trường THCS.

Mỗi biện pháp có tác động riêng đối với hoạt động quản lý, là một thành tố tạo nên hệ thống hoàn chỉnh. Biện pháp này sẽ là cơ sở, tiền đề và là điều kiện để thực hiện biện pháp tiếp theo. Mỗi biện pháp quản lý hoạt động TĐG trường THCS là thành phần của một thể thống nhất, có quan hệ hữu cơ với nhau, tương tác lẫn nhau để cùng nâng cao chất lượng giáo dục của chính nhà trường tiến hành TĐG.

Do vậy, khi thực hiện đồng bộ 6 biện pháp nêu trên sẽ tạo ra bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TĐG trường THCS theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động kiểm định chất lượng đã đề xuất

3.3.1. Mục đích của khảo nghiệm

Nhằm xác định rõ mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD ở các trường THCS thuộc thành phố Thái Nguyên.

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm

Là các CBQL, GV và nhân viên. Trong đó: Hiệu trưởng: 6 người; Phó Hiệu trưởng 06 người; Giáo viên và Nhân viên 48 người. Tổng cộng: 60 người.

3.3.3. Nội dung và cách thức khảo nghiệm

- Nội dung khảo nghiệm chính là mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động TĐG và tính khả thi của các biện pháp quản hoạt động TĐG ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên.

- Cách thức khảo nghiệm: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thăm dò ý kiến đánh giá.

- Phỏng vấn trực tiếp với các CBQL, giáo viên.

3.3.3.1. Kết quả khảo nghiệm đánh giá mức độ hiệu quả và khả thi đối với các biện pháp

Sau khi triển khai thực hiện các biện pháp trên ở 06 trường THCS trên địa bàn TPTN, tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (Phiếu trưng cầu ý kiến số 3) để đánh giá được mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đối với CBGV, NV (Bao gồm Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, GV, NV tổng số 60 người). Sau khi tổng hợp được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường THCS theo tiêu chuẩn KĐCLGD‌‌


STT


Nội dung của biện pháp

Tính cấp thiết

Không

cấp thiết

Cấp thiết

Rất cấp

thiết

SL

%

SL

%

SL

%


1

Biện pháp 1: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên trong hoạt động KĐCLGD ở

các trường THCS.


0


0


20


33.3


40


66.7


2

Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên về hoạt động kiểm định chất

lượng giáo dục trường THCS


0


0


25


41.6


35


58.4


3

Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở các trường THCS trên địa bàn

thành phố Thái Nguyên.


0


0


25


41.6


35


58.4


4

Biện pháp 4: Xây dựng cơ chế và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các

trường trung học cơ sở


0


0


33


55


27


45


5

Biện pháp 5: Thành lập tổ tư vấn công tác kiểm định chất lượng giáo dục giúp các trường THCS thực hiện

công tác kiểm định chất lượng


0


0


45


75


15


25


6

Biện pháp 6: Đẩy manh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động

tự đánh giá ở các trường THCS


0


0


0


0


60


100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Theo kết quả tổng hợp ở trên cho thấy 100% ý kiến đánh giá các biện pháp nêu trên đều cần thiết và rất cần thiết đối với hoạt động TĐG tại các trường THCS. Tất cả các biện pháp đều phù hợp với tình hình thực tế ở các trường áp dụng.

- Biện pháp 1 “Tích cực bồi dưỡng về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố

Thái Nguyên” có 66.7% ý kiến đánh giá rất cấp thiết phải thực hiện, 33.3% ý kiến nhận xét là cấp thiết.

- Biện pháp 2 “Tích cực tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động tự đánh giá và rèn luyện kỹ năng tự đánh giá cho cán bộ, giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” có 25/60 người được hỏi chiếm 41.6% đánh giá là biện pháp cấp thiết, 58.4% ý kiến đánh giá rất cấp thiết.

- Biện pháp 3 “Tăng cường kiểm tra hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên”: Có 41.6% ý kiến đánh giá ở mức độ cấp thiết, 58.4% nhận xét rằng rất cấp thiết.

- Biện pháp 4 “Hoàn thiện các điều kiện hỗ trợ hoạt động TĐG ở các trường THCS”: 55% ý kiến đánh giá cấp thiết phải thực hiện 45% cho rằng rất cấp thiết.

- Biện pháp 5 “Xúc tiến xây dựng tổ tư vấn thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường THCS”: có 25% ý kiến cho rằng rất cấp thiết và 75% đánh giá cấp thiết phải thực hiện.

- Biện pháp thứ 6 “Đẩy manh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tự đánh giá ở các trường THCS” 100% CBGV đều nhất trí là rất cần thiết.

120


100


80


60


40

Rất cần thiết (%) cần thiết (%)

không cần thiết (%)

20


0

Biện Biện Biện Biện Biện Biện pháp 1 pháp 2 pháp 3 pháp 4 pháp 5 pháp 6


Biểu đồ 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động TĐG tại các trường THCS trên địa bàn TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Để khảo sát tính khả thi của các biện pháp nêu trên tôi tiến hành lấy ý kiến qua phiếu trưng cầu ý kiến (Phiếu số 4) để khảo sát về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường THCS theo tiêu chuẩn KĐCLGD và được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường THCS theo tiêu chuẩn KĐCLGD


STT


Nội dung của biện pháp

Tính khả thi

Không

khả thi

Khả thi

Rất

khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Biện pháp 1: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên trong hoạt động KĐCLGD ở

các trường THCS.


0


0


43


71.6


17


28.4


2

Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

trường THCS


0


0


40


66.7


20


33.3


3

Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở các trường THCS trên địa bàn

thành phố Thái Nguyên.


0


0


45


75


15


25


4

Biện pháp 4: Xây dựng cơ chế và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở

các trường trung học cơ sở


4


6.7


40


66.7


16


26.6

5

Biện pháp 5: Thành lập tổ tư vấn công tác kiểm định chất lượng giáo dục giúp các trường THCS thực

hiện công tác kiểm định chất lượng


0


0


45


75


15


25

6

Biện pháp 6: Đẩy manh ứng dụng

công nghệ thông tin vào hoạt động tự đánh giá ở các trường THCS


0


0


29


48.3


31


51.7

Như vậy, ở biện pháp 1, 2, 3, 5, 6, 100% ý kiến nhận định khi thực hiện đều khả thi và rất khả thi. Tuy nhiên, ở biện pháp thứ 4 có 6.7% ý kiến cho rằng không khả thi. Cụ thể như sau:

- Biện pháp 1 “Thực hiện tốt công tác chỉ đạo nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trong hoạt động tự đánh giá ở các trường THCS” có 28.4% ý kiến đánh giá rất khả thi khi thực hiện, 71.6% ý kiến nhận xét rằng khả thi cao.

- Biện pháp 2 “Tích cực bồi dưỡng về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” có 66.7% ý kiến đánh giá là khi thực hiện sẽ mang tính khả thi cao, 33.3% ý kiến đánh giá rất khả thi.

- Biện pháp 3 “Kiểm tra các trường về thực hiện hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS”: có 75% ý kiến đánh giá ở mức độ khả thi, 25.0% nhận xét rằng rất khả thi.

- Biện pháp 4 “Hoàn thiện các điều kiện hỗ trợ hoạt động TĐG”: đây là biện pháp được đánh giá mức độ khả thi thấp nhất khi có 6.7% ý kiến đánh giá không khả thi, 66.7% ý kiến đánh giá mang tính khả thi 26.6% cho rằng rất khả thi.

- Biện pháp 5 “Xây dựng tổ tư vấn thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, ban tư vấn tâm lý”: có 75% ý kiến cho rằng mang tính khả thi và 25% đánh giá khi thực hiện sẽ rất khả thi.

- Biện pháp thứ 6 “Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động TĐG” Có 48.3% ý kiến cho rằng mang tính khả thi và 51.7% đánh giá khi thực hiện sẽ rất khả thi.


Biểu đồ 3 2 Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp nâng cao chất 1

Biểu đồ 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp

nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tự đánh giá tại một số trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023