Quản lý hoạt động hướng nghiệp tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục hướng nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thống kê quy mô CBQL, GV, số lớp, số học sinh THCS trên địa

bàn Thành phố Bắc Kạn và Huyện Bạch Thông 37

Bảng 2.2. Thống kê học lực, hạnh kiểm học sinh lớp 9 trên địa bàn Thành

phố Bắc kạn và Huyện Bạch Thông 39

Bảng 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của phân luồng sau THCS của CBQL, GV và HS các trường mà Trung tâm GDTX- GDHN tỉnh Bắc Kạn phối hợp làm công tác TVHN 42

Bảng 2.4. Đối tượng tham gia giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh các trường mà Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh

Bắc Kạn phối hợp làm công tác TVHN 44

Bảng 2.5. Nguyện vọng của học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn thành phố Bắc Kạn và huyện Bạch Thông 47

Bảng 2.6. Thực trạng việc thực hiện nội dung GDHN cho học sinh ở các trường THCS Trung tâm GDTX-GDHN phối hợp làm công tác TVHN 48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Bảng 2.7. Thực trạng phương pháp GDHN cho học sinh ở các trường THCS Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn phối hợp làm

công tác TVHN 51

Quản lý hoạt động hướng nghiệp tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục hướng nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở - 2

Bảng 2.8. Thực trạng hình thức GDHN cho học sinh ở các trường THCS Trung

tâm GDTX-GDHN phối hợp làm công tác TVHN 53

Bảng 2.9. Thực trạng đội ngũ tham gia GDHN cho học sinh ở các trường THCS Trung tâm GDTX-GDHN phối hợp làm công tác TVHN 55

Bảng 2.10: Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm

GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn 57

Bảng 2.11: Thực trạng quản lí thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm

GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn 60

Bảng 2.12: Thực trạng quản lý các hình thức giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX- GDHN tỉnh Bắc Kạn 63

Bảng 2.13: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại

Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn 65

Bảng 2.14: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn 67

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS ở Trung

tâm GDTX - HNDN tỉnh Bắc Kạn 86

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động GDHN ở Trung tâm GDTX - HNDN tỉnh Bắc Kạn 88

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1: Mô hình về quản lý 15

Hình 1.2. Sơ đồ tam giác hướng nghiệp của K.K PLATÔNÔV 20

Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS 90

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị quan trọng chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai các nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong những năm gần đây để cụ thể hóa chủ trương phân luồng cho đào tạo nghề nghiệp, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức, kĩ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại nhà trường, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và Quyết định số 522/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” nhằm tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác Phân luồng học sinh (PLHS) sau THCS và THPT. Việt Nam thực hiện phổ cập giáo dục THCS, sau giáo dục THCS, hệ thống giáo dục quốc dân được phân thành 2 luồng: Luồng giáo dục phổ thông và luồng giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh hệ thống giáo dục chính quy, còn có hệ thống giáo dục thường xuyên. Như vậy, sau khi tốt nghiệp giáo dục THCS, học sinh có thể đi vào 4 luồng sau: Học tiếp lên THPT; học bổ túc THPT; học nghề hoặc trung cấp; tham gia vào thị trường lao động. Việc phân luồng cho học sinh sau THCS là nhu cầu tất yếu, giúp đa dạng sự lựa chọn cho học sinh sau khi học xong THCS và việc phân luồng này cũng phù hợp với điều kiện, năng lực của từng học sinh, tạo điều kiện cho mỗi học sinh phát huy hết khả năng của mình.

Trong những năm qua, hệ thống giáo dục nước ta phát triển mạnh ở tất cả các cấp học, từ mầm non đến đại học. Tuy nhiên, việc giúp học sinh có những hiểu biết về nghề nghiệp để định hướng phát triển, lựa chọn ngành nghề phù hợp sở thích cá nhân cũng như năng lực bản thân và nhu cầu xã hội còn nhiều hạn chế. Việc phân luồng học sinh sau THCS tạo nền tảng quan trọng cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương hầu như chưa được đáp ứng. Qua thực tế cho thấy, đại đa số học sinh tốt nghiệp xong THCS thì phải thi tiếp lên bậc THPT và đa số học sinh tốt nghiệp THPT thường dự thi đại học,

cao đẳng, không đỗ mới chuyển sang học TCCN hoặc học nghề. Số còn lại có thể ở nhà ôn tập và chờ năm sau thi tiếp hoặc tìm kiếm việc làm khác.

Thực tế hoạt động GDHN cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn đã được triển khai nhiều năm và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công tác quản lý vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức, thiếu định hướng dài hạn, thiếu chủ động sáng tạo, còn bó hẹp trong phạm vi Trung tâm, chưa tranh thủ được sự giúp đỡ, ủng hộ của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đóng trên địa bàn; hoạt động GDHN cho học sinh tại đơn vị chủ yếu thực hiện theo điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của Trung tâm, chưa quan tâm đến nhu cầu của học sinh, chưa có nhiều sự nối kết giữa dạy nghề và GDHN, do đó cần phải nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Xuất phát từ yêu cầu cần phải quản lý hoạt động GDHN cho học sinh sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động hướng nghiệp tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau THCS ” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động GDHN tại Trung tâm GDTX- GDHN tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau THCS đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDHN theo định hướng phân luồng học sinh sau THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho HS THCS và quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho HS THCS.

4. Giả thuyết khoa học

Trong những năm qua công tác quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân

luồng cho học sinh sau THCS tại GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy vậy, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu về GDHN trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động GDHN được đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo hướng phân luồng học sinh sau THCS.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn.

5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đáp ứng yêu cầu giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu học sinh THCS tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Bắc Kạn và huyện Bạch Thông, các đơn vị liên kết với trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn.

6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát

Khảo sát 30 CBQL, 40 GV làm công tác GDHN và 80 học sinh lớp 9 tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Bắc Kạn và huyện Bạch Thông.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu; phương pháp lịch sử: để xác định các khái niệm và xây dựng khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Đây là phương pháp cơ bản nhất trong đề tài để tiến hành lấy ý kiến của các đối tượng nghiên cứu thông qua phiếu điều tra, bảng hỏi nhằm làm rõ thực trạng cần nghiên cứu.

7.2.2. Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát, khảo sát thực tế, thu thập thông tin góp phần làm rõ thực trạng cần nghiên cứu.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn: tiến hành đàm thoại với các đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó tổng hợp, so sánh các dữ liệu để làm rõ thực trạng nội dung cần nghiên cứu.

7.2.4. Phương pháp chuyên gia: trưng cầu ý kiến chuyên gia về các nội dung nghiên cứu, đánh giá thực trạng nghiên cứu, đánh giá về tính khoa học và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

7.3. Nhóm phương pháp toán thống kê: sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu thực trạng và khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và khuyến nghị; Phụ lục; Danh mục tài liệu tham tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng học sinh sau THCS

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng HS sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn.

Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU THCS


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

Vấn đề hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cũng như công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.

Quản lý hoạt động hướng nghiệp dựa trên những đặc điểm tâm lý, nhân cách, bao gồm lý thuyết của Frank Parsons mang tên Nhân cách và yếu tố, lý thuyết của Jonh Holland và lý thuyết nhu cầu của Ann Roes [dẫn theo 30, tr 26 - 64] và K.K Platonop. Frank Parsons bàn đến hướng nghiệp cho HS dựa trên năng lực, năng khiếu, hứng thú, sở thích của cá nhân [28].

Đại diện đầu tiên của trường phái này là F.Parsons (1909), ông cho rằng, GDHN nhằm giúp những cá nhân nhận thức về đặc điểm từng nghề của thế giới nghề, sau đó kết hợp những đặc điểm nhân cách cá nhân với đặc điểm của nghề, từ đó có hành vi lựa chọn được nghề phù hợp. E.G. Williamson (1939, 1965) tiếp tục lý thuyết của F.Parson và phát triển một thang đo có tên là thang đánh giá nghề nghiệp (Minnesota Occupational Rating Scales) nhằm phục vụ cho việc quản lý, đo lường hoạt động GDHN. Theo các tác giả trên, việc tiến hành làm các trắc nghiệm được coi là một việc làm quan trọng và cơ bản nhất, từ kết quả trắc nghiệm, người làm công tác hướng nghiệp đưa ra lời khuyên cá nhân nên chọn nghề nào phù hợp.

K.K.Platonop (1960) [dẫn theo 14, tr80] với quan niệm quản lý hoạt động GDHN cần dựa vào “Tam giác hướng nghiệp”. Ba cạnh của hướng nghiệp được xác định là (1) đặc điểm, yêu cầu của các ngành nghề trong xã hội, (2) nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, (3) đặc điểm về nhân cách, tâm sinh lý của cá nhân. Khi cá nhân tìm được sự phù hợp cả ba cạnh của tam giác, khi đó tìm được sự lựa chọn nghề tối ưu.

Quản lý hoạt động GDHN dựa trên quá trình phát triển liên tục cả đời người. Những nghiên cưu này tập trung vào tìm hiểu các giai đoạn thay đổi trong cuộc sống

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí