Công Tác Quản Lý Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Tại Trung Tâm Gdtx- Gdhn Tỉnh Bắc Kạn Theo Hướng Phân Luồng Học Sinh Sau Thcs

Do trình độ văn hóa, trình độ dân trí ở địa phương còn có hạn chế nhất định nên việc tham gia hoạt động GDHN của HS cũng còn không ít khó khăn, bất cập

- Nguyên nhân chủ quan:

Đội ngũ CBQL, GV còn những khó khăn nhất định như về trình độ không đồng đều, kỹ năng thực hiện hoạt động công tác giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế, việc trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau chưa được thường xuyên

Một bộ phận CBQL chưa làm tốt nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá công tác công tác giáo dục hướng nghiệp một cách đúng mức.

Sự phối hợp, trao đổi kinh nghiệm ít được tổ chức giữa các trường nên sự thống nhất về các nội dung trong công tác giáo dục hướng nghiệp còn chưa linh hoạt.

2.3.3.2. Công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX- GDHN tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau THCS

* Ưu điểm.

Trong quá trình chỉ đạo và quản lý công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau THCS đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và là một định hướng lớn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, hướng tới đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông những năm tiếp theo. Vì thế đã huy động được đông đảo sự tham gia của CBQL, GV, HS và các cấp chính quyền địa phương tham gia.

Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn đã có những chỉ đạo và nhiều biện pháp trong hoạt động quản lý. Những biện pháp này về cơ bản đã đem lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn.

Việc đổi mới nội dung, hình thức quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn được quan tâm và chỉ đạo cụ thể theo từng năm học, bám sát yêu cầu thực tiễn giáo dục và sự chỉ đạo của các cấp quản lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

* Hạn chế.

Việc khảo sát, tìm hiểu nhu cầu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn chưa tốt dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, cũng như không phân hóa được đối tượng cần hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS.

Quản lý hoạt động hướng nghiệp tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục hướng nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở - 11

Một số biện pháp quản lí giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn của CBQL thực hiện chưa đồng bộ, có một số biện pháp đề ra nhưng chưa hoặc không thực hiện được do nhiều yếu tố khách quan. CBQL còn thiếu về các kỹ năng quản lý GDHN.

Việc kiểm soát, giám sát, kiểm tra - đánh giá hoạt động quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn còn buông lỏng và chưa chặt chẽ nên chất lượng chưa đảm bảo. Khâu kiểm tra, đôn đốc công tác GDHN đôi khi còn hình thức.


Kết luận chương 2

Trên cơ sở tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội, khái quát tình hình giáo dục tại các trường THCS mà Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn phối hợp thực hiện TVHN, chúng tôi đã phân tích thực trạng công tác GDHN và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX- GDHN tỉnh Bắc Kạn. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy:

Về công tác GDHN tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, huy động được đông đảo lực lượng tham gia, thực hiện nhiều nội dung, hình thức GDHN cho HS theo hướng phân luồn sau THCS. Tuy nhiên trong tiến trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập cần có những sự điều chỉnh và định hướng mới đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

Về công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn cũng có những bước khởi đầu, đạt được những thành tự nhất định. Song trong công tác quản lý cũng còn tồn tại nhiều bất cập từ quản lý xây dựng kế hoạch, quản lý nội dung, quản lý hình thức GDHN cho HS, đặc biệt là hiệu quả các mặt quản lý còn có chưa đáp ứng được thực tiễn tại đơn vị hiện nay và xu hướng phát triển giáo dục trong tương lai. Những yếu kém và bất cập này có nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó phải kể đến năng lực và trình độ của đội ngũ CBQL, GV, HS… Những kết quả nghiên cứu chương 2 có độ tin cậy và là căn cứ, cơ sở khoa học để chúng tôi đề xuất các biện pháp của đề tài.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

THEO HƯỚNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI TRUNG TÂM GDTX-GDHN TỈNH BẮC KẠN

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau THCS

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo chất lượng và tính hiệu quả

Hiện nay, nguyên tắc chất lượng và hiệu quả vô cùng quan trọng vì nó quyết định sự tồn tại của một đơn vị và của hệ thống giáo dục nói chung. Việc quản lý hoạt động GDHN nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo học sinh một cách toàn diện, định hướng tương lai cho học sinh ngay từ cấp học phổ thông đồng thời PLHS phù hợp với phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, nguyên tắc này luôn được đề cao trong quá trình xây dựng các biện pháp triển khai để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình GDHN cho học sinh.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc thực tiễn cũng được áp dụng trong việc triển khai quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp, căn cứ vào tình hình thực tiễn phải phù hợp với mục tiêu GDHN, với môi trường sư phạm. Các giải pháp đưa ra dựa trên điều kiện thực tiễn của nhà trường về nguồn lực, các quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT. Các chính sách của Trung ương và địa phương đối với người dạy, người học đáp ứng với yêu cầu cho quản lý GDHN cho học sinh cấp THCS.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc đồng bộ là một trong những nguyên tắc được áp dụng trong quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh cấp THCS. Theo nguyên tắc này, các giải pháp triển khai đều được quan tâm, đầu tư và thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả. Nhưng từng giai đoạn có sự ưu tiên và đầu tư những giải pháp cụ thể, cũng như việc vận hành chúng phải logic, khoa học và đồng bộ trong bộ máy của tổ chức, gồm các giải pháp về cơ chế quản lý, vai trò, chức năng quản lý GDHN.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Việc xây dựng mô hình quản lý GDHN dựa trên cơ sở của Luật Giáo dục và những văn bản quy phạm của Bộ GD-ĐT. Bên cạnh đó, cần căn cứ vào những điều kiện cụ thể của nhà trường về khả năng về tài chính, về tổ chức, về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm, các tổ chức quản lý, rèn luyện học viên để bảo đảm tính thực tiễn và tính khả thi. Các giải pháp đưa ra vừa sát thực tế vừa có tính khả thi cao.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau THCS

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua biện pháp này nhằm tạo chuyển biến tích cực cả về mặt nhận thức, thái độ và hành vi cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh về vai trò tầm quan trọng của hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Tổ chức cho cán bộ, GV học tập chính trị để nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về GD&ĐT, về những thuận lợi và thách thức đối với công tác GDHN nói chung và công tác GDHN cho học sinh THCS nói riêng. Từ nhận thức đó CB, GV có thể cụ thể hóa các chủ trương, đường lối đó vào kế hoạch giảng dạy và công tác của mình cho phù hợp.

Tuyên truyền cho GV có nhận thức đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực GDHN nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng GDHN phân luồng học sinh sau THCS. Đặc biệt, cần tác động làm thay đổi nhận thức chưa đúng đắn của một bộ phận CB, GV về vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác GDHN.

Tích cực tuyên truyền và xây dựng môi trường thi đua, tìm hiểu sâu rộng về vai trò và tầm quan trọng của GDHN cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay.

Tổ chức cho cán bộ, GV học tập, nghiên cứu các văn bản liên quan đến quy định, quy chế, định hướng phát triển GD&ĐT của ngành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thành phố.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

Vào thời điểm đầu mỗi năm học, tổ chức cho cán bộ, GV học tập, quán triệt chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về GD&ĐT các văn bản liên quan của ngành, trong đó tập trung vào vai trò và tầm quan trọng của GDHN phân luồng học sinh sau THCS.

Hàng năm xây dựng kế hoạch ngân sách và huy động các nguồn lực khác nhằm cung cấp và nâng cấp hệ thống các phương tiện, thiết bị và tài liệu phục vụ cho hoạt động GDHN.

Tuyên truyền đến các tổ chức xã hội, phụ huynh, học sinh qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, truyền thanh, báo chí, khẩu hiệu tuyên truyền,…

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về vai trò, tầm quan trọng của GDHN đối với học sinh THCS.

Huy động sự ủng hộ và tham gia của các lực lượng trong xã hội (xí nghiệp, doanh nghiệp, hội phụ huynh) tham gia vào công tác GDHN nhằm đầu tư CSVC, trang thiết bị, đào tạo đội ngũ.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đề ra nhằm điều chỉnh những sai lệch và có biện pháp khen thưởng kịp thời.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Mỗi CBQL và GV tham gia vào công tác GDHN phải có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong công tác GD&ĐT nói chung và vai trò, tầm quan trọng của việc thúc đẩy hoạt động GDHN phân luồng cho học sinh THCS nói riêng trước yêu cầu cấp thiết về việc trang bị kĩ năng chọn trường, chọn nghề cho học sinh THCS hiện nay.

3.2.2. Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp của Trung tâm

3.2.2.1.Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp các Trung tâm, các trường THCS xây dựng đội ngũ CBQL, GV đảm bảo về chất lượng đáp ứng nhiệm vụ GD&ĐT nói chung và nhiệm vụ GDHN nói riêng.

Giáo viên phải có hiểu biết rộng, có kiến thức chuyên môn GDHN và kỹ năng sư phạm thành thạo: Kỹ năng tổ chức và thực hiện quá trình GDHN và sử dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin hỗ trợ GDHN, kỹ năng cập nhật và nghiên cứu thông tin, kỹ năng quan sát, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng TV...

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Đứng trước yêu cầu mới của sự phát triển GD&ĐT, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GDHN.

Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng GDHN. GV tham gia vào hoạt động GDHN phải là những giáo viên vững vàng về chuyên môn GDHN, mạnh về năng lực sư phạm và giàu về kinh nghiệm công tác.

Nội dung cụ thể cần chú trọng bao gồm:

- Bồi dưỡng thường xuyên và định kỳ cho GV tham gia vào hoạt động GDHN về nhận thức tầm quan trọng của GDHN phân luồng HS sau THCS. Bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ: Các lý thuyết về hướng nghiệp; các liệu pháp dùng trong GDHN; Các kỹ năng GDHN; Phương pháp tổ chức GDHN theo hướng phân luồng cho HS THCS.

- Đẩy mạnh công tác tự học, tự nghiên cứu.

- Trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm với GV các huyện trong tỉnh và ngoài tỉnh.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát, thi đua khen thưởng nhằm ngăn ngừa, điều chỉnh sai lệch và kịp thời động viên khích lệ những cá nhân điển hình, tiên tiến.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

- Vào đầu năm học, tổ chức cho cán bộ GV đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm. Việc đăng ký vừa mang tính chất khuyến khích đồng thời vừa mang tính chất giao khoán công việc trong năm học.

- Tổng hợp các nhu cầu học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng và trao đổi kinh nghiệm của GV, tham mưu đề xuất cho lãnh đạo để có kế hoạch thực hiện.

- Thường xuyên và định kỳ làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của mỗi GV.

- Huy động các nguồn lực xã hội hóa giáo dục trong đó có kinh phí bồi dưỡng và chính sách đãi ngộ nhằm khích lệ. động viên tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn GDHN.

- Tích cực tham mưu đề xuất với các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư ngân sách nhằm đáp ứng các nhu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ GV làm công tác GDHN.

- Công tác xây dựng đội ngũ phải xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ chung, song cũng phải xuất phát từ trình độ, hoàn cảnh và nguyện vọng của mỗi GV.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Mỗi CBQL, GV đều phải có nhận thức đúng đắn về yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ GV làm TVHN nói riêng.

- Mỗi CBQL và GV đều phải tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc tự học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV làm công tác TVHN.

3.2.3. Đổi mới hình thức và phương pháp GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS, lồng ghép GDHN thông qua dạy Nghề phổ thông

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong thời đại hiện nay, tri thức của loài người phát triển với tốc độ vô cùng mạnh mẽ. Đứng trước khối lượng tri thức khổng lồ, nếu không có phương pháp lĩnh hội tiếp cận khoa học thì con người sẽ trở nên lạc hậu. Trong trường học cũng vậy, nếu không có PPDH phù hợp thời đại thì giáo dục chúng ta sẽ trở nên lạc hậu so với giáo dục của các nước khác. Vì vậy, đổi mới PPDH là yêu cầu tất yếu của giáo dục.

Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học, quyết định hiệu quả của quá trình giảng dạy. Một phương pháp phù hợp sẽ giúp GV truyền đạt những nội dung GDHN dựa trên năng lực bản thân học sinh để giúp HS chọn hướng đi sau tốt nghiệp THCS.

Hiện nay, chương trình Hoạt động GDHN rút xuống còn 1 tiết/tháng. Vì vậy nội dung GDHN bị rút xuống còn rất ít, giáo viên không có điều kiện hướng dẫn cho HS thực hiện các trắc nghiệm dùng trong hướng nghiệp đã triển khai tập huấn trước đây, dẫn đến HS không thể tự tìm hiểu năng lực, xu hướng, hứng thú nghề của bản thân, nên hiệu quả của hoạt động GDHN phân luồng HS chưa cao. Mặt khác, dạy

Nghề phổ thông (70 tiết) là không bắt buộc đối với cấp THCS song trong nhiều năm nay, do yêu cầu về giáo dục toàn diện, do nguyện vọng của học sinh và phụ huynh, 100% các em học sinh tại các trường THCS ở thành phố Bắc Kạn đều đăng kí tham gia học Nghề phổ thông. Do vậy, có thể lồng ghép hoạt động GDHN trong các giờ dạy Nghề phổ thông để có nhiều thời gian hơn giành cho hoạt động GDHN.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Nghiên cứu một cách có hệ thống các kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết và phổ biến đến từng GV, giúp họ có ý thức và thực hành tiếp cận đổi mới PPDH nói chung và đổi mới phương thức, cách thức GDHN nói riêng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất ở mỗi học sinh.

Yêu cầu và hướng dẫn các GV làm công tác GDHN nghiên cứu, trao đổi và thống nhất các câu hỏi, tổ chức các hoạt động cho học sinh trong quá trình GDHN.

Mời các chuyên gia về GDHN truyền đạt kinh nghiệm và góp ý kiến xây dựng. Thay việc thuyết trình, áp đặt cho học sinh GV phải biết lắng nghe về ước mơ, nguyện vọng về Nghề của mỗi học sinh. Trong khi tổ chức hoạt động phải biết quan sát về sự hứng thú của học sinh với Nghề. Đồng thời, GV cần biết phân tích về năng lực học tập, điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương, điều kiện về gia đình để có lời

khuyên cho học sinh, phụ huynh lựa chọn được con đường đi tốt nhất.

Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học và áp dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật - Công nghệ thông tin hiện đại vào giảng dạy.

Bản thân người quản lý và mỗi GV làm GDHN phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động TV theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS, HS đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động GDHN; tiếp cận với công nghệ hiên đại.

Mỗi GV phải tự mình học hỏi để đổi mới phương pháp trong việc tổ chức các hoạt động GDHN và biết cách sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho hoạt động GDHN.

Yêu cầu GV cần đổi mới hình thức tổ chức GDHN bằng cách lồng ghép vào trong quá trình dạy nghề phổ thông. Trong các buổi dạy nghề GV dạy nghề cho học sinh làm các bộ Test dùng để GDHN, các bộ Test này sẽ được các em mang theo

trong các buổi học nghề, giáo viên dạy Nghề sẽ hướng dẫn các em thực hiện bộ Test

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí