Tăng Cường Đầu Tư Và Quản Lý Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Gdhn Theo Hướng Phân Luồng Cho Học Sinh Sau Thcs

trong suốt quá trình học. Từ những thông tin trong bộ Test GV dạy Nghề sẽ chuyển kết quả về Ban GDHN cùng với tổ GDHN các Trung tâm cho các em lời khuyên về hướng học sau tốt nghiệp THCS và lựa chọn Nghề phù hợp.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

- Tổ chức tập huấn, khuyến khích, động viên giáo viên vận dụng các kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động GDHN; chỉ đạo quá trình đổi mới phương pháp GDHN ở từng hoạt động GDHN, từng GV cụ thể và đưa nội dung bắt buộc trong nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ.

- Đổi mới nhận thức và quan điểm của GV về đối tượng học sinh được GDHN. Khi GV đã có nhận thức đúng đắn và đầy đủ trong việc thay đổi quan điểm thì họ sẽ dốc hết tâm trí, sức lực để soạn giảng cho phù hợp với yêu cầu mới.

Tóm lại: GV phải biết lựa chọn và phối hợp các phương pháp, kỹ thuật thích hợp với nội dung GDHN để đáp ứng mục đích, yêu cầu của GDHN tôn trọng ước mơ, năng lực của học sinh đồng thời giúp HS nhận thức được năng lực thực sự của bản thân để lựa chọn hướng đi phù hợp sau khi tốt nghiệp.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung về chủ đề đổi mới phương pháp GDHN để GV có thể trao đổi, thảo luận về việc lựa chọn những biện pháp và hình thức tổ chức GDHN phù hợp, đem lại hiệu quả cao.

- GV phải chú ý tăng cường các hoạt động nhóm hoặc cặp đôi nhằm tạo cho học sinh có nhiều cơ hội giao lưu, chia sẻ với bạn bè, với thầy cô giáo về ước mơ, nguyện vọng bản thân, khám phá năng lực bản thân. Qua đó giáo viên có thể hướng học, hướng nghiệp cho học sinh.

- Giáo viên dạy Nghề lập kế hoạch cụ thể các bước tiến hành GDHN cho học sinh lớp mình.

- Cho HS tự phô tô mỗi em 1 bộ tài liệu, mang theo mỗi buổi học nghề để thực hiện GDHN.

- Giáo viên dạy Nghề nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của GDHN trong quá trình học nghề phổ thông đối với việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mỗi người, đặc biệt là lựa chọn ban học ở cấp THPT để phù hợp với hướng đi sau này.

- Theo kế hoạch, trong các buổi học nghề phổ thông tiếp theo, Giáo viên dạy Nghề dành một khoảng thời gian thích hợp để lần lượt hướng dẫn HS về nhà thực hiện các trắc nghiệm tìm hiểu xu hướng nghề và bản thân (các hướng dẫn cụ thể đã được ghi trên mẫu trắc nghiệm và nội dung của tài liệu này)

- HS tự làm các trắc nghiệm ở nhà sau khi đã được giáo viên dạy Nghề hướng dẫn và nắm vững quy trình. Cần trung thực trong khi làm các trắc nghiệm; Tuyệt đối không lấy kết quả của nhau. Có thể làm nhiều lần để kiểm tra kết quả, sau đó ghi kết quả cuối cùng và đầy đủ thông tin vào các mục của Phiếu GDHN.

- Giáo viên dạy Nghề hướng dẫn HS lựa chọn nghề căn cứ vào các thông tin về bản thân đã tìm hiểu được, đối chiếu với yêu cầu nghề nghiệp và nhu cầu xã hội mà HS đã biết thông qua Hoạt động GDHN ở trường phổ thông. HS cần đọc kỹ phần Hướng dẫn và thực hiện chọn nghề theo tính cách, vì đây là cốt lõi của GDDHN. Sau khi lựa chọn, HS căn cứ năng lực học tập của bản thân để lựa chọn ban, trường học tiếp hoặc đi vào cuộc sống.

- HS đối chiếu những kết quả tìm hiểu bản thân về xu hướng nghề, tính cách để xem xét sự phù hợp hay không đối với nghề phổ thông đang học, nếu chưa phù hợp khi có điều kiện chọn lại thì chọn nghề gì.

- HS trình bày với phụ huynh để phụ huynh xem xét kết quả và ghi ý kiến vào phiếu (về định hướng của gia đình trong lựa chọn ngành nghề, trường học, trường thi,...).

- Giáo viên dạy Nghề thu lại phiếu GDHN để xem xét tổng quát, nếu cần thì trao đổi riêng với HS, ghi lời khuyên, cho điểm (đánh giá tinh thần, thái độ, tính đầy đủ, chính xác và hoàn thiện của phiếu GDHN), ký tên và chuyển lại cho HS xem (nếu cần, các em có thể phô tô lưu lại để tham khảo về sau).

- Giáo viên dạy Nghề cho HS ghi các kết quả GDHN vào danh sách theo mẫu chung và tổng hợp số liệu, thu phiếu GDHN nộp về Ban GDHN; Ban GDHN phối hợp cùng các trung tâm để có thể xử lý và đưa ra lời khuyên xác đáng, trên cơ sở các thông tin có được, đối chiếu với lựa chọn của HS để đưa ra lời khuyên hay nhận xét, hướng dẫn HS tiếp tục thực hiện lựa chọn chính xác hơn của từng lớp học nghề.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Tổ chức cho GV học tập nghiên cứu các chuyên đề GDHN. Trao đổi, thảo luận, tiếp thu các kinh nghiệm của đồng nghiệp để thống nhất trong tổ GDHN

phương thức và quy trình GDHN

- Dự thảo chương trình đổi mới phương pháp GDHN.

- Tổ chức trao đổi, thảo luận để thống nhất phương thức thực hiện.

- Tổ chức chỉ đạo Hội thi GDHN, ngày hội Hướng nghiệp trong đơn vị. Coi trọng chỉ đạo chuyên môn thu nhận thông tin ngược từ học sinh và các GV khác, trao đổi với những GV chưa đổi mới phương pháp trong giảng dạy, kiên quyết xóa bỏ kiểu áp đặt, giáo điều để học sinh hoàn toàn chủ động lĩnh hội dẫn đến thay đổi nhận thức về nghề nghiệp phù hợp với năng lực, điều kiện kinh tế xã hội.

- Tổ chức thao giảng, xây dựng các buổi GDHN mẫu cho các nội dung TV khác nhau.

- Coi trọng việc bồi dưỡng GV cả về nhận thức, nội dung chương trình dạy học, nâng cao năng lực GDHN, tạo động cơ dạy học và quan tâm xây dựng các điều kiện để tạo ra khả năng thực thi có hiệu quả.

- Đánh giá sơ tổng kết sau mỗi đợt tổ chức thi đua, có động viên khen thưởng và rút kinh nghiệm.

- Giáo viên dạy Nghề phải được bồi dưỡng về quy trình cho học sinh làm các mẫu phiếu trắc nghiệm GDHN; có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của GDHN cho học sinh THCS; tích cực học tập nâng cao trình độ.

3.2.4. Tăng cường đầu tư và quản lý cơ sở vật chất phục vụ GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS

Cơ sở vật chất (phòng GDHN chuyên dụng, phòng máy tính cài đặt các phần mềm hỗ trợ GDHN, các máy móc thiết bị hỗ trợ GDHN, xây dựng các mô hình hướng nghiệp...) là một trong những thành tố cấu thành của hoạt động GDHN, nó đóng vai trò quan trọng như các thành tố khác và cũng chính là phương tiện thiết yếu của GV làm công tác GDHN.

Cơ sở vật chất phục vụ GDHN là một trong những điều kiện quan trọng để TV có hiệu quả, điều này còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chất lượng TV.

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Quản lý, đầu tư, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ GDHN ở các Trung tâm theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát.

- Bổ sung, nâng cấp trang thiết bị theo hướng hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ GDHN.

- Bổ sung hệ thống tài liệu tham khảo nhằm nâng cao hiểu biết về GDHN, cập nhật những kiến thức mới đáp ứng kịp thời xu hướng phát triển ngành nghề của xã hội.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ hướng nghiệp là thành tố quan trọng trong việc đổi mới phương pháp GDHN nhằm nâng cao chất lượng GDHN. Việc đảm bảo các điều kiện vật chất cho công tác hướng nghiệp, nghiên cứu, học tập qua trải nghiệm của GV và HS có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp GDHN nhằm truyền tải nội dung GDHN có hiệu quả và chất lượng hơn. Vì vậy, các GV cần sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật. Cần thấy rõ vai trò của các điều kiện vật chất đảm bảo cho việc GDHN tiến hành thuận lợi, có chất lượng và hiệu quả để có kế hoạch đầu tư thích đáng. Nội dung cụ thể bao gồm:

- Có kế hoạch hàng năm dành một phần kinh phí của đơn vị để đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động GDHN.

- Tham mưu, đầu tư, huy động mọi nguồn lực xã hội xây dựng phòng chức năng GDHN, phòng máy tính được cài đặt các phần mềm hỗ trợ GDHN, các mô hình hướng nghiệp. Bổ sung, nâng cấp các phương tiện, thiết bị nghe nhìn và tài liệu tham khảo.

- Thường xuyên cập nhật các tài liệu, chương trình GDHN và các tài liệu liên quan đến GDHN.

- Chú trọng công tác bảo quản, khai thác sử dụng hiệu quả CSVC, thiết bị GDHN. Thường xuyên có kế hoạch duy tu, sửa chữa kịp thời.

- Xây dựng nội quy, quy chế sử dụng, bảo quản CSVC, thiết bị dạy học theo hướng thiết thực, hiệu quả. Nội quy cần thể hiện các nội dung khuyến khích, động viên GV đồng thời quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ trong vấn đề khai thác, sử dụng.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng thiết bị phục vụ công tác GDHN.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

- Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV làm công tác GDHN về tầm quan trọng của CSVC đối với GDHN.

- Định kỳ đánh giá thực trạng về CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học, từđó xây

dựng kế hoạch đầu tư xây dựng, mua sắm và sửa chữa.

- Định kỳ kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học của GV.

- Hàng năm cần tổng hợp các nhu cầu của tổ GDHN về sử dụng, thay thế, đầu tư mới các phương tiện, thiết bị và danh mục tài liệu.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư, mở rộng và phát triển CSVC phục vụ cho GDHN.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- Nhận thức đúng đắn của CBQL và GV về vai trò và tầm quan trọng của CSVC đối với hoạt động GDHN.

- Tinh thần trách nhiệm của GV về phối hợp sử dụng hiệu quả và thường xuyên đối với hệ thống CSVC vào từng nội dung TV nhằm nâng cao chất lượng TVHN.

- Huy động kinh phí từ các nguồn khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu CSVC của công tác GDHN như đã nêu ở trên.

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS tại các trường THCS, Trung tâm

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của một quy trình đồng thời cũng là một trong những khâu quan trọng để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp. Cách thức kiểm tra đánh giá quyết định một phần lớn đến cách GDHN của GV và cách tiếp nhận của học sinh. Vậy phải kiểm tra, đánh giá, phải phản ánh đúng trình độ của người học và đằng sau đó là khả năng của người làm công tác GDHN, vừa động viên người làm công tác GDHN lại vừa công bằng với người làm công tác GDHN, phát hiện những kinh nghiệm tốt để nhân điển hình.

Việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện cả hai phía: Hoạt động GDHN của GV và kết quả GDHN cho học sinh mà thể hiện rõ nhất là sự phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS phù hợp với học lực và năng lực của HS. Đặc biệt tăng cường đổi mới công tác này, CBQL không chỉ đơn thuần là ghi nhận thực trạng thực hiện chương trình, kế hoạch GDHN, mức độ hoàn thành công việc của GV cũng như kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh trong quá trình được GDHN, mà còn đề xuất

những cách thức, quyết định, cải tạo thực trạng, nâng cao chất lượng GDHN; khắc phục có hiệu quả nhất tình trạng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS chưa tốt như hiện nay.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

* Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN của GV

- Đối với lãnh đạo phòng GD&ĐT: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các trường THCS nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá; thống nhất kế hoạch, nội dung và hình thức kiểm tra, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; đồng thời quán triệt tổ chức, thực hiện GDHN ngay từ đầu năm học trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học.

- Lãnh đạo Trung tâm, các trường THCS cần tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác GDHN; nâng cao nhận thức cho GV về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá; thống nhất kế hoạch, nội dung và hình thức kiểm tra, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; đồng thời quán triệt tổ chức, thực hiện GDHN ngay từ đầu năm học và mỗi học kỳ trong Hội đồng sư phạm.

* Đối với việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS.

Đánh giá kết quả GDHN của HS là quá trình thu nhập và xử lý thông tin về trình độ, nhận thức về nghề, kết quả GDHN của HS để thấy được những tác động, nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và CBQL nhà trường: Giúp học sinh có những động lực học vì ngày mai lập nghiệp để học tập ngày càng tốt hơn, nâng cao chất lượng học tập hơn. Đánh giá kết quả GDHN là một quá trình cần có hồ sơ theo dõi đối với từng học sinh trong đó có kết quả nhận thức của học sinh sau mỗi lần được TV một cách công khai, công bằng, khách quan là đòn bẩy xuyên suốt quá trình GDHN đưa chất lượng GDHN đi lên một cách bền vững.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

* Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN của GV

- Kiểm tra trình độ nghiệp vụ, năng lực sư phạm thông qua việc đánh giá các

buổi GDHN công khai, dự giờ của GV.

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế, việc lập kế hoạch và sử dụng đồ dùng dạy học.

- Kiểm tra việc thực hiện quy định chuyên môn về GDHN và các mặt công tác khác.

- Ngày công, giờ công; sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề; làm đồ dùng dạy học và viết sáng kiến kinh nghiệm, tham gia hoạt động tập thể, ngoại khóa,…

Các cấp quản lý giáo dục lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nề nếp GDHN trên lớp hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng.

Phân cấp chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch của hoạt động GDHN; kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất hoạt động theo kế hoạch đã xây dựng của các Trung tâm, các trường THCS

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Việc kiểm tra hoạt động GDHN phải được tiến hành như đối với các môn học chính khóa. GV phải coi trọng hoạt động GDHN như một hoạt động chuyên môn, có đủ hồ sơ sổ sách theo quy định. Các cấp quản lý kiểm tra hoạt động GDHN lồng ghép trong kiểm tra chuyên môn định kỳ, hoặc đột xuất.

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm

Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu trên tác giả tiến hành như sau:

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia (xem phụ lục 1)

Bước 2: Lựa chọn chuyên gia.

Sau khi xây dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến chúng tôi tiến hành chọn mẫu, lấy ý kiến của 30 đồng chí là CBQL ở các Trung tâm GDTX - HNDN, chuyên viên sở GD&ĐT những người đã và đang trực tiếp làm công tác quản lý hoạt động GDHN cho HS, CBQL ở các trường THCS mà Trung tâm phối hợp làm công tác GDHN.

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu.

Trên cơ sở mẫu phiếu đã xây dựng chúng tôi gặp gỡ từng người trao đổi trực tiếp, đồng thời phỏng vấn sâu các đồng chí CBQL về các biện pháp đề xuất đã được triển khai ở trung tâm, xin ý kiến các chuyên gia một cách độc lập bằng phiếu trưng

cầu ý kiến theo 2 lĩnh vực:

- Nhận thức về mức độ cần thiết của 5 biện pháp chúng tôi đề xuất ở 3 mức độ:


+ Rất cần thiết

+ Cần thiết

+ Không cần thiết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động hướng nghiệp tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục hướng nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở - 12

- Nhận thức về tính khả thi của 5 biện pháp đề xuất ở 3 mức độ:


+ Rất khả thi

+ Khả thi

+ Không khả thi

Sau khi thu thập ý kiến của các chuyên gia, tác giả tiến hành chuyển từ định tính sang định lượng, điểm ở các mức độ như sau:

Mức độ 1: Rất cần thiết và rất khả thi (3 điểm)

Mức độ 2: Cần thiết và khả thi (2 điểm)

Mức độ 3: Không cần thiết; Không khả thi (1 điểm).

Lập bảng thống kê điểm trung bình cho tất cả các biện pháp đã được khảo sát, xếp thứ bậc và đưa ra những kết luận.

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

Để biết các biện pháp quản lý hoạt động GDHN mà chúng tôi lựa chọn có sự cần thiết và khả thi hay không, chúng tôi sử dụng phiếu và tiến hành điều tra trên 30 CBQL. Kết quả thu được ở bảng 3.1 như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023