Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS ở Trung tâm GDTX - HNDN tỉnh Bắc Kạn
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Mức độ cần thiết | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ĐTB | Thứ bậc | |
1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và phụ huynh HS về tầm quan trọng của hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS | 26 | 86,7 | 4 | 13,3 | 0 | 0 | 2,87 | 2 |
2. Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV làm công tác GDHN của Trung tâm | 28 | 93,3 | 2 | 6,7 | 0 | 0 | 2,93 | 1 |
3. Đổi mới hình thức và phương pháp GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS, lồng ghép GDHN thông qua dạy Nghề phổ thông | 24 | 80,0 | 6 | 20,0 | 0 | 0 | 2,80 | 3 |
4. Tăng cường đầu tư và quản lý cơ sở vật chất phục vụ GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS | 23 | 76,7 | 7 | 23,3 | 0 | 0 | 2,77 | 4 |
5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS ở các trường THCS, các Trung tâm | 22 | 73,3 | 8 | 26,7 | 0 | 0 | 2,73 | 5 |
ĐTB chung: | 2,82 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lý Các Hình Thức Giáo Dục Hướng Nghiệp Theo Hướng Phân Luồng Học Sinh Sau Thcs Tại Trung Tâm Gdtx-Gdhn Tỉnh Bắc Kạn
- Công Tác Quản Lý Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Tại Trung Tâm Gdtx- Gdhn Tỉnh Bắc Kạn Theo Hướng Phân Luồng Học Sinh Sau Thcs
- Tăng Cường Đầu Tư Và Quản Lý Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Gdhn Theo Hướng Phân Luồng Cho Học Sinh Sau Thcs
- Quản lý hoạt động hướng nghiệp tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục hướng nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở - 14
- Quản lý hoạt động hướng nghiệp tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục hướng nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở - 15
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
* Nhận xét:
Kết quả bảng số liệu trên cho thấy các chuyên gia đánh giá 5 biện pháp quản lý hoạt động GDHN có sự cần thiết cao với điểm bình quân ĐTB = 2,82; Sự cần thiết của các biện pháp có điểm dao động 2,73 ≤ ĐTB ≤ 2,93. Biện pháp 2: “Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV làm công tác GDHN của Trung tâm ” với ĐTB = 2,93 xếp thứ 1; Biện pháp 5:“Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS ở các trường THCS, các Trung tâm” mức cần thiết bình thường ĐTB = 2,73 xếp thứ 5; mức độ chênh lệch về sự cần thiết giữa hai biện pháp không quá cao. Điều này cho thấy những biện pháp được lựa chọn đều rất cần thiết.
Các biện pháp tác giả đề xuất, các chuyên gia đánh giá mức độ cần thiết cao, mức điểm 2,73 ≤ ĐTB ≤ 2,93 chứng tỏ các biện pháp quản lý này rất phù hợp với tình hình thực tế ở trung tâm, nếu triển khai bài bản đúng quy trình chắc chắn chúng ta sẽ thu được kết quả tốt trong quản lý và lãnh đạo, quản lý trung tâm.
Biện pháp 1,2 được đánh giá là rất cần thiết có mức điểm xấp xỉ nhau, chênh lệch không đáng kể. Biện pháp được đánh giá là cần thiết nhất phần nhiều đều liên quan đến nhân tố người GV. Thực vậy, trong hoạt động GDHN để có được hiệu quả trước hết phải có những người làm công tác GDHN giỏi. Do vậy, biện pháp:“ Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV làm công tác GDHN của Trung tâm” được đánh giá là cần thiết nhất. Sau đó là sự cần thiết phải thay đổi nhận thức của CBQL, GV, HS, cha mẹ HS về tầm quan trọng, vai trò của hoạt động GDHN.
Bên cạnh việc khảo sát sự cần thiết của các biện pháp, chúng tôi còn tiến hành khảo sát tính khả thi với mục đích xem các biện pháp chúng tôi đưa ra có thể dễ dàng thực hiện ở Trung tâm GDTX - HNDN hay không. Kết quả thu được ở bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động GDHN ở Trung tâm GDTX - HNDN tỉnh Bắc Kạn
Rất khả thi | Khả thi | Không khả thi | Mức độ khả thi | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ĐTB | Thứ bậc | |
1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và phụ huynh HS về tầm quan trọng của hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS | 22 | 73,3 | 8 | 26,7 | 0 | 0 | 2,73 | 3 |
2. Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV làm công tác GDHN của Trung tâm | 27 | 90,0 | 3 | 10,0 | 0 | 0 | 2,90 | 1 |
3. Đổi mới hình thức và phương pháp GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS, lồng ghép GDHN thông qua dạy Nghề phổ thông | 24 | 80,0 | 6 | 20,0 | 0 | 0 | 2,80 | 2 |
4. Tăng cường đầu tư và quản lý cơ sở vật chất phục vụ GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS | 20 | 66,7 | 10 | 33,3 | 0 | 0 | 2,67 | 5 |
5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS ở các trường THCS, các Trung tâm | 21 | 70,0 | 9 | 30,0 | 0 | 0 | 2,70 | 4 |
ĐTB chung: | 2,76 |
Nhận xét: Kết quả trên cho thấy các chuyên gia đánh giá các biện pháp quản lý được đề xuất với ĐTB = 2,76 là có tính khả thi khá cao. Điểm bình quân các biện pháp dao động 2,67 ≤ ĐTB ≤ 2,90. Trong đó:
Biện pháp 2,3: “Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV làm công tác GDHN của Trung tâm” được đánh giá có tính khả thi cao nhất với ĐTB = 2,90; biện pháp: “Đổi mới hình thức và phương pháp GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS, lồng ghép GDHN thông qua dạy Nghề phổ thông” xếp thứ bậc thứ 2 (ĐTB = 2,80) thứ bậc 2. Các biện pháp này là tương đồng khi khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp như đã phân tích ở trên. Tức là, đây được xem là ba biện pháp vừa có tính cần thiết, vừa có tính khả thi cao nhất trong các biện pháp được lựa chọn.
3.3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng không thể coi nhẹ biện pháp nào. Mỗi biện pháp được đề xuất đều nhằm vào giải quyết một khía cạnh của vấn đề quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng sau THCS ở Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở tính đơn lẻ thì mỗi biện pháp chỉ đem lại một hiệu quả bộ phận. Để đạt được hiệu quả tổng thể, việc áp dụng các biện pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống.
Để nâng cao năng lực, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, đánh giá cho cán bộ QLGD các trường THCS tỉnh Bắc Kạn, trước hết phải nâng cao nhận thức cho chính cán bộ QLGD, đặc biệt là Hiệu trưởng các trường về tầm quan trọng của hoạt động GDHN theo hướng phân luồng sau THCS cho học sinh. Đồng thời tăng cường giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV làm công tác GDHN của Trung tâm. Cán bộ QLGD, GV, những người làm công tác GDHN phải có năng lực tổ chức hoạt động, có nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động GDHN theo hướng phân luồng sau THCS cho học sinh. Mặt khác, phải có đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện GDHN để thực hiện hoạt động GDHN tốt nhất. Đồng thời, trong quá trình thực hiện cần chú trọng khâu kiểm tra,
BP4
BP3
BP1
đánh giá để hoạt động GDHN theo hướng phân luồng sau THCS cho học sinh đạt hiệu quả cao. Tóm lại, trong thực tiễn khi tổ chức hoạt động GDHN theo hướng phân luồng sau THCS cho học sinh cần phải đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo ra sự tương tác hiệu quả nhằm giúp các cán bộ QLGD, GV, tư vấn viên có thể tổ chức hoạt động GDHN theo hướng phân luồng sau THCS cho học sinh hiệu quả, thiết thực..
BP5
BP2
Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS
Kết luận chương 3
Trong chương này, luận văn đã lý giải và xác định các nguyên tắc có tính chỉ đạo trong việc xây dựng và lựa chọn các biện pháp quản lý hoạt động GDHN. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác này, đặc biệt dựa trên những tồn tại, yếu kém của hoạt động GDHN và quản lý hoạt động GDHN ở Trung tâm GDTX - HNDN tỉnh Bắc Kạn, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý.
Qua kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến của các chuyên gia là cán bộ quản lý giáo dục, chuyên viên phòng, CBQL ở các trường THCS có thâm niên và có kinh nghiệm trong quản lý hoạt động GDHN cho thấy: 5 biện pháp quản lý hoạt động GDHN ở Trung tâm GDTX - HNDN tỉnh Bắc Kạn có tính cần thiết và tính khả thi cao phù hợp với tình hình đặc điểm phát triển tại địa phương. Việc thực hiện đồng bộ, thường xuyên các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở Trung tâm GDTX - HNDN tỉnh Bắc Kạn.
Tuy vậy, các biện pháp mới chỉ được khẳng định qua khảo nghiệm nên khi triển khai cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những cải tiến thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý hoạt động GDHNN ở Trung tâm GDTX - HNDN tỉnh Bắc Kạn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Kết quả nghiên cứu lí luận, phân tích thực trạng Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn theo định hướng phân luồng học sinh sau THCS cho phép đưa ra khái niệm: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng phân luồng học sinh sau THCS là hệ thống những tác động có định hướng, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí trong công tác hướng nghiệp nhằm tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học ở cấp học hoặc trình độ cao hơn, học trung cấp, học nghề hoặc lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phối hợp với nhu cầu phát triển của đất nước.
1.2. Luận văn đã xác định 5 nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS gồm:
- Quản lý việc xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS
- Quản lý nội dung giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS
- Quản lý hình thức giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS
- Quản lý cách thức phân luồng học sinh sau THCS
- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS
1.3. Đề tài đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS. Kết quả cho thấy:
Trong các khía cạnh quản lý, theo ý kiến đánh giá từ giảng viên và cán bộ quản lý cho thấy: Quản lý việc xây dựng lập kế hoạch GDHN theo hướng phân luồng được đánh giá ở mức tốt; Các nội dung còn lại như: quản lý nội dung, hình thức, cách thưc, kiểm tra đánh giá hiệu quả thực hiện đạt mức trung bình. Điều này cho thấy khá nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng học sinh sau THCS ở Bắc Kạn.
Hầu hết các trường THCS được khảo sát có quy mô vừa và nhỏ; khả năng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh đối với công tác giáo dục hướng nghiệp khác nhau, nhưng đều đã thừa nhận vai trò to lớn của công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường sẽ có ý nghĩa rất quan trọng mang tính chất quyết định trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Công tác GDHN chưa thực sự đổi mới về nội dung, phương pháp, thiếu tính toàn diện, đội ngũ giáo viên dạy hướng nghiệp một mặt kiêm nhiệm, mặt khác thiếu kinh nghiêm giảng dạy nên giờ GDHN chỉ bám vào kiến thức tài liệu thiếu tính thực tế, ảnh hưởng đến chất lượng GDHN.
Công tác giáo dục hướng nghiệp chưa phát huy được ngang tầm với nó như là một nội dung của quá trình giáo dục trong nhà trường, biểu hiện cụ thể là: Mặc dù nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viện và học sinh về giáo dục hướng nghiệp khá cao nhưng hầu hết lực lượng tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS đều chưa được đào tạo bài bản, bồi dưỡng các kiến thức về giáo dục hướng nghiệp nên hiệu quả công tác còn rất hạn chế.
1.3. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS. Trong đó yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất thuộc về trình độ, năng lực của nhà quản lý; tiếp đó là trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên tham gia công tác GDHN; Yếu tố ảnh hưởng ít là: Cơ sở vật chất của nhà trường và trình độ văn hóa, dân trí của địa phương.
1.4. Đề tài nghiên cứu một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS. Cụ thể:
- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và phụ huynh HS về tầm quan trọng của hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS
- Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV làm công tác GDHN của Trung tâm
- Đổi mới hình thức và phương pháp GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS, lồng ghép GDHN thông qua dạy Nghề phổ thông
- Tăng cường đầu tư và quản lý cơ sở vật chất phục vụ GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS