Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - 14

của GDHN biểu hiện cụ thể ở sự hài lòng của học sinh sau khi đã xác định được hướng đi đúng đắn cho mình.

1.2. Thực trạng

- Sự nhận thức về công tác GDHN của cán bộ, giáo viên và học sinh ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa còn yếu. Giáo viên chưa biết cách sử dụng các hình thức, tổ chức hướng nghiệp trong nhà trường, do đó kiến thức về sự lựa chọn trường, chọn phân ban, và chọn nghề còn mù mịt ở phía trước.

- Nhà trường tổ chức công tác GDHN còn mang tính hình thức, đối phó. Thời gian thực hiện chưa nhiều, chưa được quan tâm đúng mức của tất cả các cấp.

- Nhà trường THCS chưa lôi cuốn được các tầng lớp trong xã hội cùng thực hiện công tác GDHN, đặc biệt là sự liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh, đây là tầng lớp có tính chất quyết định đến việc chọn nghề nghiệp cho các em trong tương lai, do đó không được sự đồng tình của các bậc phụ huynh trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

1.3. Hướng phát triển của đề tài

Thời gian tới, đề tài sẽ được sử dụng trong các trường THCS huyện Chiêm Hóa nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng công tác GDHN cho các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

2. Khuyến nghị

2.1. Với các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Để nâng cao chất lượng công tác GDHN cho học sinh tác giả đề nghị nhà trường THCS huyện Chiêm Hóa có thể sử dụng các biện pháp sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của công tác GDHN.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hướng nghiệp cho cán bộ, giáo viên biết làm hướng nghiệp.

Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - 14

- Nâng cao chất lượng GDHN cho học sinh thông qua con đường định hướng nghề nghiệp: Có nghĩa là thông qua các tiết dạy học các môn văn hoá khoa học cơ bản, các môn công nghệ, lao động sản xuất, sinh hoạt hướng nghiệp,… để hướng nghiệp cho học sinh.

- Xây dựng Ban tư vấn hướng nghiệp trong trường THCS.

- Kết hợp với các tầng lớp trong và ngoài nhà trường cùng tham gia công tác GDHN.

- Tăng cường trang thiết bị và các điều kiện khác phục vụ cho công tác GDHN.

2.2. Đối với các cấp lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang

Chúng tôi đề nghị các cấp lãnh đạo tỉnh, mà đặc biệt Lãnh đạo sở giáo dục - đào tạo và Phòng giáo dục đào tạo cần quan tâm hơn nữa đến công tác GDHN ở trường THCS:

- Xem công tác GDHN và dạy nghề là một trong những nội dung bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc, đồng thời coi đây là tiêu chí hàng đầu để đánh giá hiệu quả hoạt động cả năm học.

- Có sự kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ và có phương hướng chỉ đạo kịp thời đến từng cơ sở, từng trường học để từng trường thực hiện thường xuyên và nghiêm túc công tác GDHN cho học sinh.

- Phải thường xuyên mở các lớp tập huấn về công tác GDHN, nhằm giúp cán bộ, giáo viên học hỏi kinh nghiêm lẫn nhau.

- Đầu tư thêm kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu, sách giáo khoa và các điều kiện khác để phục vụ cho công tác GDHN đạt hiệu quả hơn.

2.3. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

- Bộ giáo dục và đào tạo nên bổ xung các tiết sinh hoạt hướng nghiệp cho các lớp 7, và 8.

- Xuất bản thêm nhiều sách tài liệu tham khảo nói về công tác GDHN trong trường THCS.

- Mở nhiều cuộc tập huấn cấp quốc gia cho số cán bộ quản lý và giáo viên chuyên trách làm công tác GDHN.

- Đưa thêm chuyên đề GDHN vào chương trình đào tạo hệ cao đẳng sư phạm chính quy các bộ môn kỹ thuật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Văn Anh (1982), Một số ý kiến của N.C. Krupskaja về hướng nghiệp, Nghiên cứu giáo dục, số 2.

2. Đặng Danh Ánh (1982), "Góp phần tìm hiểu vấn đề hướng nghiệp", Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 2.

3. Đặng Danh Ánh (2005), "Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông", Tạp chí Giáo dục, số 121.

4. Đặng Danh Ánh (2002), Cơ sở lý luận của hướng nghiệp và cấu trúc hướng nghiệp trong trường phổ thông, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

5. Báo cáo số 599/BC-UBND ngày 19/12/2014 của Ủy ban nhân dân huyện Chiêm Hóa về công tác phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2014.

6. Nguyễn Ngọc Bích (1979), Nghiên cứu động cơ chọn nghề của thanh niên. Luận án tiến sĩ tâm lý.

7. Nguyễn Thị Bình (1982), Trách nhiệm của ngành ta đối với công tác hướng nghiệp và sử dụng học sinh ra trường, Nghiên cứu giáo dục, số 2.

8. Brôdin V. A., và Prôcôpieva Z. N. (1973), Cẩm nang hướng nghiệp trong nhà trường Minxcơ.

9. Các Mác, Suy nghĩ của thanh niên khi chọn nghề.

10. Đoàn Chi (1982), Mấy biện pháp hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, Nghiên cứu giáo dục, số 2.

11. Chỉ thị số 33/2003/TCT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, về việc tang cường giáo dục hướng nghiệp, Hà Nội.

12. Chiến lược phát triển phát triển nguồn nhân lực của nước ta từ năm 2011 đến 2020, (Quyết định số 579/TTg ngày 19-4-2011 của Thủ tướng Chính phủ).

13. Phạm Khắc Chương (2002), Vấn đề học nghề, hướng nghiệp trong gia đình hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

14. Climov E. A, Nay đi học, mai làm gì?, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

15. Phạm Tất Dong (1982), Nhân cách và hướng nghiệp, Nghiên cứu giáo dục, số 2.

16. Phạm Tất Dong (chủ biên) (1990), Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, Hà Nội.

17. Phạm Tất Dong (2006), Đề xuất một số giải pháp cụ thể về công tác hướng nghiệp trong giai đoạn 2005- 2010, Dạy và học ngày nay, số 2.

18. Phạm Tất Dong (1982), "Hướng nghiệp cho thanh niên", Tạp chí Thanh niên,

số 8.

19. Phạm Tất Dong (1986), Về công tác hướng nghiệp, Nghiên cứu giáo dục, số 12.

20. Nguyễn Minh Đường (1982), Ngành dạy nghề các nước xã hội chủ nghĩa với công tác hướng nghiệp, Nghiên cứu giáo dục, số 2.

21. Nguyễn Minh Đường (2001), Giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội tháng 9 - 2001.

22. Võ Nguyên Giáp (1982), Vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, Nghiên cứu Giáo dục, số 2.

23. Phạm Minh Hạc (2003), "Đổi mới mạnh mẽ nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực", Tạp chí giáo dục, số 50.

24. Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), "Hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học phổ thông nhằm góp phần đào tạo giáo viên", Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, số 8.

25. Nguyễn Thị Thu Hằng (2008), Một số kinh nghiệm phối hợp nhà trường với cha mẹ học sinh để làm tốt công tác hướng nghiệp, kỷ yếu hội thảo Khoa học - Trường ĐHSP Hà Nội.

26. Cù Nguyên Hanh (2002), Nhà trường phổ thông với GDHN và dạy nghề cho học sinh, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Hộ (2002), Một số cơ sở lý luận về công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

28. Hoạt động hướng nghiệp trong trường phổ thông (1984), Tập thể biên soạn - Viện khoa học giáo dục, NXB Giáo dục.

29. Hội thảo khoa học Định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (2008), Đại học sư phạm Hà Nội, 8.

30. Trần Thị Hương (2002), Thiết kế kế hoạch bài dạy hoạt động GDHN theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, Hà Nội

31. Nguyễn Văn Lê (2008), Kinh nghiệm về hướng nghiệp ở một số nước trên thế giới và một số vấn đề đặt ra đối với công tác hướng nghiệp ở nước ta, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 8.

32. Trần Thế Linh (1994), Mức độ hiểu nghề trong việc chọn nghề của học sinh những năm gần đây, Nghiên cứu Giáo dục, số 11.

33. Luật Lao động Việt Nam.

34. Luật Giáo dục 2005.

35. Lưu Xuân Mới (2002), GDHN ở trường phổ thông chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đi vào thế kỷ 21, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

36. Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

37. Bùi Thiện Phú (2007), "Định hướng GDHN cho học sinh phổ thông ở nước ta trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá", Tạp chí Giáo dục, số 157.

38. Triệu Thị Phương (1991), Một số đặc điểm hứng thú và ý định nghề nghiệp của học sinh PTCS, Nghiên cứu Giáo dục, số 05.

39. Quyết định số 114/1998/QĐ-TCTK ngày 29-3-1998 của Tổng cục Thống kê.

40. Quyết định 126/CP (10/03/1981) về công tác hướng nghiệp.

41. Nguyễn Viết Sự (2005), "Đổi mới tư duy phát triển giáo dục nghề nghiệp theo định hướng thị trường lao động", Tạp chí giáo dục, số 115.

42. Tài liệu hội nghị tổng kết năm học 2013-2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2014 - 2015, Sở GD&ĐT Tuyên Quang, số 9.

43. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (1982), Nhà xuất bản Giáo dục.

44. Trần Quốc Thành (2008), Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT một số tỉnh miền núi phía Bắc Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 8.

45. Thông tư 31/TT Bộ giáo dục - Hướng dẫn thực hiện quyết định 126/CP.

46. Nguyễn Đức Trí (2005), "Hướng nghiệp một số vấn đề lí luận và thực tiễn",

Tạp chí Giáo dục, số 119.

47. Nguyễn Đức trí (2004), Đổi mới cơ cấu trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp ở nước ta, Tạp chí Giáo dục, số 87.

48. Trung tâm lao động, hướng nghiệp (2003), Sinh hoạt hướng nghiệp THCS, Hà Nội tháng 9.

49. Hà Thế Truyền (2002), Giáo dục lao động và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học, thực trạng và kiến nghị, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

50. Từ điển kinh tế - khoa học xã hội, Xuất bản Pari (1996).

51. Từ điển Giáo dục học.

52. Từ điển tiếng Việt.

53. Nguyễn Ánh Tuyết (1984), Nghiên cứu nguyện vọng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 10-12.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023