Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Học Tập Của Học Sinh Ở Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh


khuyến khích động viên hoạt động học tập trong nhà trường. Phong trào giáo dục tại địa phương cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động học tập của nhà trường, nếu ở đâu học sinh có phong trào hiếu học, địa phương và gia đình quan tâm thì chắc chắn chất lượng giáo dục sẽ tốt hơn.

Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Việc quản lí hoạt động học tập sẽ mang lại hiệu quả cao nếu trường lớp được xây dựng khang trang đúng quy định, điều kiện phương tiện dạy học hiện đại được trang bị đồng bộ kịp thời.


Kết luận chương 1‌

Từ những nét chủ yếu về lịch sử vấn đề nghiên cứu, các khái niệm cơ bản, một số đặc trưng chủ yếu của quản lí và quản lí hoạt động học tập trong trường THCS nói chung và trường THCS trên địa bàn quận 9 nói riêng. Đồng thời trên cơ sở lí luận của việc nghiên cứu các biện pháp quản lí hoạt động học tập được thực hiện trong mối quan hệ biện chứng với các hoạt động khác, luận văn đi đến kết luận, như sau:

Hoạt động học tập có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ đến kết quả học tập của người học.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của phát triển giáo dục của nước ta trong

giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục.

Với vị trí là quốc sách hàng đầu sự nghiệp GD-ĐT cần thực hiện những mục tiêu to lớn mà trung ương Đảng đưa ra từ Đại hội đó là: " nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" trước mắt, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH- HĐH được xem là nhiệm vụ hàng đầu của GD-ĐT. Đồng thời phải nắm vững vị trí, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục của hệ thống trường THCS để tìm ra được các giải pháp khả thi cho hoạt động giáo dục mà trọng tâm là hoạt động học tập của học sinh. Dạy học có chất lượng cao là việc làm hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu mới của GD-ĐT trong giai đoạn hiện nay.

Biên pháp quản lí hoạt động học tập của học sinh là yếu tố quan trọng, quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục. Quản lí hoạt động học tập của học sinh, sinh viên là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lí đến tất cả các khâu của quá trình học tập giúp học sinh, sinh viên hoàn thiện nhiệm vụ học tập. Người quản lí trong trường học cần chú trọng quản lí nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giảng dạy của giáo viên, quản lí CSVC, TBDH, tài liệu tham khảo để phục vụ dạy - học. Có như vậy mới tạo điều kiện cho việc học tập đạt kết quả.

Tuy nhiên các vấn đề trình bày chỉ là những tri thức lí luận, còn việc đưa ra các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cần phải nghiên cứu thực trạng


GD-ĐT, thực trạng quản lí hoạt động học tập trường THCS trên địa bàn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.


Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH‌

2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội và giáo dục quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh‌

2.1.1. Một số nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh‌

Quận 9 là quận ven nội thành thuộc khu đô thị phía đông Thành phố Hồ Chí Minh. Khu này bao gồm Quận 2, Quận 9, và Quận Thủ Đức, có trung tâm là khu đô thị mới Thủ Thiêm. Quận 9 được thành lập theo Nghị định số 03-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 6 tháng 1 năm 1997 tách ra từ huyện Thủ Đức cũ.

Quận 9 vốn là vùng đất hoang rừng rậm, thú rừng sống thành từng đàn, dân cư thưa thớt, hầu hết sống trên vùng cao chuyên các nghề nương rẫy, chăn nuôi và săn bắt, không quen làm lúa nước.

Dù được đô thị hóa từ 1997 nhưng dân cư quận 9 còn tương đối thấp so với các quận mới thành lập như Quận Bình Tân, Quận Tân Phú.

Hiện Quận 9 là quận lớn và thưa dân nhất so với các quận còn lại của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 9 là quận duy nhất ở thành phố Hồ Chí Minh sở hữu lượng đất nông nghiệp và đất rừng đầm lầy nhiều, nông nghiệp đóng góp một phần vào kinh tế quận. Hiện nay trên địa bàn quận 9 đã và đang hình thành một số khu đô thị mới

2.1.2. Khái quát về giáo dục của quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh‌

Ngày 1-4-1997, cột mốc đáng ghi nhớ đánh dấu sự ra đời của một quận ven TP.HCM được tách ra từ huyện Thủ Đức với tên gọi quận 9.

Ngày thành lập, toàn quận 9 chỉ có 11 trường MN công lập, đến nay bậc học này đã có 20 trường công lập, 28 trường ngoài công lập và 66 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. Trong đó có 6 trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia; 9 trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.

Việc đổi mới phương pháp giáo dục, ứng dụng CNTT vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ như nối mạng nội bộ, ứng dụng chương trình Mindjet-Mindmanager vào lập kế hoạch giáo dục trên máy tính nhằm giảm cường độ lao động cho giáo viên được các


trường thực hiện tốt; một số giáo viên đã ứng dụng phần mềm ActivInspire để soạn giảng giúp cô và trẻ cùng hoạt động, tương tác trên bảng đa năng. Các trường tiếp tục duy trì tốt mô hình chăm sóc nuôi dưỡng tạo được uy tín đối với cha mẹ học sinh.

Ở bậc Tiểu học, từ cơ sở ban đầu chỉ có 11 trường công lập, đến nay quận đã có 18 trường; trong đó có 6 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Riêng bậc THCS, ban đầu quận chỉ có 6 trường THCS và 3 trường (cấp 1-2)công lập, đến nay bậc học này phát triển không ngừng về số lượng và chất lượng - hiện có 12 trường THCS công lập và 2 trường THCS ngoài công lập; trong đó 5 trường đạt chuẩn quốc gia, 5 trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1. Năm 2008 có 11/12 trường tổ chức học 2 buổi/ngày, và đến nay tất cả các trường đều tổ chức học 2 buổi/ngày.

Trước xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, ngành GD-ĐT quận 9 đã triển khai dạy chương trình tiếng Anh tăng cường ở 8 trường THCS, bước đầu có khó khăn nhưng bằng sự quyết tâm của toàn ngành, đội ngũ giáo viên giảng dạy ngày càng giỏi về chuyên môn, đáp ứng những tiêu chí riêng của môn học.

2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục THCS của quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh‌

Từ con số 988 cán bộ, giáo viên và công nhân viên năm 1997, đến nay toàn quận có

2.321 người, gồm: 138 cán bộ quản lí, 1.933 giáo viên và 250 nhân viên phục vụ giảng dạy cho 54.730 học sinh (1.326 lớp). Có thể nói, lãnh đạo ngành GD-ĐT quận 9 qua các thời kỳ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, tìm mọi cách nhằm trau dồi kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ này. Chính sự quan tâm đó đã giúp cho đội ngũ sư phạm ngày càng lớn mạnh, đủ về số lượng và chất lượng. Nhiệt tình, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, nắm bắt yêu cầu chủ trương đổi mới của ngành. Hiện đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đều có năng lực, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao, đáp ứng được việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cũng như đổi mới phương pháp giáo dục theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của Nghị quyết 29-NQ/TW.

Ngành GD-ĐT quận 9 đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em mọi tầng lớp nhân dân, tiếp tục đào tạo được những thế hệ


tương lai có đủ kiến thức, năng lực và tâm huyết góp phần vào việc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội. 20 năm kiến tạo, chúng ta có quyền tự hào về những gì mình đã và đang làm được. Song cũng cần phải nhận thức rõ những việc chưa làm được hoặc làm chưa tốt. Có như vậy chúng ta mới hoạch định được chiến lược cho những năm sắp tới. Với cái tầm và cái tâm của lãnh đạo, với truyền thống tốt đẹp của ngành GD-ĐT quận 9, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng ở tương lai xán lạn của nền giáo dục quận nhà.

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng‌

2.2.1. Mục đích khảo sát‌

Khảo sát thực trạng nhằm tìm hiểu công tác quản lí hoạt động học tập của học sinh THCS trên địa bàn quận 9 Tp Hồ Chí Minh. Đây là quá trình thu thập số liệu để phân tích, đánh giá mức độ thực hiện cũng như kết quả thực hiện công tác quản lí hoạt động này. Từ những cơ sở dữ liệu này người nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lí học tập của học sinh THCS.

2.2.2. Đối tượng khảo sát‌

Khảo sát được thực hiện trên 3 đối tượng, cán bộ quản lí bao gồm; Ban giáo hiệu, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên quản nhiệm và học sinh các khối.

Địa bàn khảo sát 5 trường THCS trên địa bàn Q9 Tp Hồ Chí Minh. Thời điểm khảo sát tháng từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2019.


2.2.3. Mẫu khảo sát‌


700

700


600


500


400

200

300


200

40

100


0

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Học sinh

Biểu đồ 2.1; đối tượng khảo sát


2.2.4. Cách thức tổ chức khảo sát‌

Khảo sát được tiến hành dưới hai hình thức.

Phiếu hỏi khảo sát. Đây là nội dung khảo sát chính. Phiều hỏi được thiết kế phù hợp với từng nội dung quản lí học tập. Gồm 2 phần, phần khảo sát thực trạng và phần thực trạng quản lí các hoạt động học tập của học sinh. Căn cứ vào từng nội dung, những người được hỏi sẽ lựa chọn mức độ phù hợp với thực trạng để trả lới. Kết cấu phiểu khảo sát gồm 2 phần. Phần mức độ thực hiện và phần kết quả thực hiện. Mổi phần có bốn mức lựa chọn tương ứng. Trong mỗi nội dung, người hỏi thiết kế một câu hỏi mở để các đối tượng khảo sát bổ sung ý kiến của mình.

Ngoài ra để tìm hiểu sâu hơn người nghiên cứu phỏng vấn một số đối tượng là cán bộ quản lí và giáo viên về các vấn đế có liên quan đến hoạt động quản lí học tập mà bảng hỏi khảo sát chưa thể làm rõ.

2.2.5. Xử lí kết quả khảo sát‌

Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi được xử lí trên phần mềm SPSS như cách mã hóa và quy định khoảng trung bình ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Quy ước số liệu và định khoảng trung bình


Điểm trung

bình (định khoảng)


Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện


Tính cần thiết


Tính khả thi

Mức độ ảnh hường


Quy ước mã hóa


1->1.75

Không thường

xuyên


Yếu

Không cần thiết

Không khả thi

Không ảnh

hưởng


1


1.76 -> 2.51

Ít thường xuyên

Trung bình


Ít cần thiết


Ít khả thi

Ít ảnh hưởng


2


2.52->3.31

Thường xuyên


Khá


Cần thiết


Khả thi

Ảnh hưởng


3


Trên 3.31

Rất thường xuyên


Tốt

Rất cần thiết

Rất khả

thi

Rất ảnh hưởng


4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh - 5


Đối với phiếu phỏng vấn, để đảm bảo bảo mất thông tin người trả lời, nội dung phỏng vấn được mã hóa như sau; cán bộ quản lí mã hóa CBQL và được đánh số thứ tự từ 1 cho đến hết. Đối với giáo viên mã hõa hóa GV cũng được đánh số thứ tự từ 1 cho đến hết.

2.3. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn quận 9 Tp HCM.‌

2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ học tập của học sinh THCS‌

Hoạt động dạy và học được tổ chức trên cơ sở thực hiện từng nội dung của mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với từng cấp học. Nếu chương trình, nội dung dạy học được triển khai thực hiện trên cơ sở cụ thể hóa từng mục tiêu chung thì các hoạt động dạy học và học tập sẽ đảm bảo đúng yêu cầu đề ra. Dưới đây là kết quả khảo sát việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ dạy học ở các trường THCS trên địa bàn quận 9.

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ học tập của học sinh THCS

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 05/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí