Quản Lí Hoạt Động Học Tập Của Học Sinh Thcs


học, tâm lí học trên phương diện lí luận và thực tiễn quản lí. Trong lĩnh vực quản lí đào tạo, vài thập kỷ gần đây ở nước ngoài cũng xuất hiện những nghiên cứu đi sâu vào vấn đề quản lí đào tạo, quản lí sinh viên trong các nhà trường đại học. Ở Liên xô cũ những đóng góp to lớn cho sự phát triển lí luận và thực tiễn giáo dục nói chung phải kể đến các nhà giáo dục học nổi tiếng như A.X. Macarencô. P.P. Blônski, V.A. Xukhôlinxki, M.F. Sabaeva, L.N. Lutvin, M.I. Kônđucôp, V.V. Khuđôminski, L.X. Vưgốtski và nhiều người khác.

Trong đó, A.X. Macarencô, Nhà giáo dục Xô Viết vĩ đại, khi đánh giá vai trò của uy tín chân thực trong hoạt động sư phạm của người giáo viên, nhà giáo, Ông đã viết: Hoàn toàn rõ ràng là nhà giáo dục nào mà không có uy tín thì không thể là nhà giáo dục được.

Ngày nay, thầy giáo có uy tín phải là người có đức và có tài, có năng lực. Uy tín của người thầy thì dù ở thời đại nào cũng là đòi hỏi cao nhất của sự nghiệp “trồng người”. Chỉ có nhà giáo dục có uy tin mới thực sự xứng đáng với sự tin yêu, kinh trọng của xã hội, của các thế hệ học trò.

V.A. XuKhômLinxki (Vasilij Aleksandrovich Sukhomlinskij; 1918 - 70), Nhà sư phạm Xô Viết, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học giáo dục Liên Xô, đã vận dụng lí luận, kinh nghiệm giáo dục xã hội chủ nghĩa vào hoàn cảnh cụ thể, đào tạo ra nhiều học trò, đóng góp nhiều lí luận, kinh nghiệm giáo dục thế hệ trẻ Xô Viết. Ông có nhiều kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa quá trình giáo dục và tự giáo dục, chủ động tác động của nhà sư phạm với chủ động, tự quản rèn luyện của học sinh và tập thể học sinh, giải quyết hợp lí giữa giáo dục tập thể và giáo dục cá nhân. Ông cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục xã hội, tự nhiên vào quá trình giáo dục thế hệ trẻ. Những tác phẩm giáo dục chủ yếu: “Giáo dục con người chân chính như thế nào”, “Giáo dục cộng sản đối với lao động” v.v..

1.1.2. Một số nghiên cứu ở trong nước‌

Đã có nhiều nghiên cứu về các vấn đề học tập, tự học, quản lí học tập trong các công trình nghiên cứu giáo dục, tôi xin đơn cử một số công trình của các tác giả sau đây: Luận văn thạc sỹ của Trần Thị Tư (2003), đề tài “Một số biện pháp của Hiệu


trưởng nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh Trường THPT huyện Châu Thành A, Tỉnh Cần Thơ”. Đề tài đề cập đến vai trò của mục đích, động cơ, thái độ, phương pháp học tập đối với kết quả học tập. Tác giả cũng nêu ảnh hưởng của nội dung, phương pháp giảng dạy và điều kiện, môi trường học tập đối với kết quả học tập. Trong luận văn cũng đã nêu lên một số lí luận quản lí hoạt động học tập nhưng chưa đi sâu vào từng giải pháp cụ thể và chưa thể hiện sự phát huy vai trò của từng bộ phận, cá nhân trong nhà trường và sự phối hợp sức mạnh tổng hợp các lực lượng giáo dục.

Tác giả Phạm Thị Phương Thuỷ (2004), với đề tài “Một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm mẫu giáo Trung ương 3”. Đây cũng là nội dung QLHĐHT, vì tự học của học sinh là bộ phận cốt lõi của HĐHT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Tác giả Trần Thị Huỳnh Mai (2005), với đề tài “Thực trạng quản lí hoạt động học tập đối với sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Long”. Đề tài đã khái quát các nội dung quản lí học tập, vai trò của chủ thể và khách thể quản lí HĐHT, sự phối hợp giữa các chủ thể và cơ chế quản lí HĐHT.

Trong đề tài “Nghiên cứu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc QL HĐHT của học sinh các trường THPT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. Tác giả Nguyễn Văn Trung đã khái quát một số lí luận, thực trạng và giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh. Trường ĐHSP, ĐH Huế có đề tài luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thanh Tiệp “Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An”. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu biện pháp QL HĐGD và QL HĐHT, qua đó nêu được các nội dung QL HĐHT, tuy nhiên chủ yếu đề cập đến quản lí HĐGD.

Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh - 3

Qua nghiên cứu một số luận văn thạc sỹ trong nước chưa thấy tác giả nào đi sâu nghiên cứu về QL HĐHT của học sinh THCS. Từ thực tiễn giáo dục và tiếp xúc nhiều đối tượng học sinh THCS, tôi nhận thấy trong công tác quản lí, giáo dục và công tác giảng dạy của các nhà trường cũng còn nhiều tồn tại thiếu sót. Từ những tiếp thu lí luận về giáo dục, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường, kết hợp với học tập kinh nghiệm quản


lí của các đơn vị khác, chúng tôi quyết định thực hiện một số giải pháp về quản lí hoạt động học tập bước đầu đã có kết quả khả quan.

1.2. Các khái niệm cơ bản‌

1.2.1. Hoạt động học tập‌

Theo Phạm Minh Hạc thì “Học là khái niệm dùng để chỉ việc học theo phương thức thường ngày, còn hoạt động học là khái niệm dùng để chỉ việc học diễn ra theo phương thức đặc thù (phương thức nhà trường), nhằm lĩnh hội các hiểu biết mới, kỹ năng, kỹ xảo mới”.

Theo Lê Văn Hồng “Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định, những giá trị”.

Như vậy có thể nói hoạt động học là hoạt động bằng chính khối óc và cơ bắp, nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành nên những giá trị, những kinh nghiệm và phương thức hoạt động tạo nên sự phát triển cho bản thân người học bằng một phương thức nhất định.

1.2.2. Quản lí hoạt động học tập‌

Từ khi xã hội loài người được hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đã được quan tâm. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Đó là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp sự nổ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau. Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú về quan niệm. Sau đây là một số khái niệm thường gặp:

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thể quản lý ) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”.

Quản lí hoạt động học tập là điều khiển quá trình dạy học, cho quá trình đó vận hành có khoa học, có tổ chức theo những quy luật khách quan và được sự chỉ đạo, giám sát thường xuyên nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.


1.2.3. Quản lí hoạt động học tập của học sinh THCS‌

Theo Harold Koontz: Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lí là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lí là một nghệ thuật, còn kiến thức tổ chức về quản lí là mét khoa học.

Học tập là một hoạt động nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết, học sinh mới tích cực học tập. Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ trong học tập. Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động học tập. Vì vậy trong quản lí hoạt động học của học sinh cần làm cho giáo viên nhận thấy trách nhiệm này đặc biệt quan trọng, vì nó là khâu chủ yếu góp phần trong việc nâng cao chất lượng cho nhà trường.

Không gian thực hiện hoạt động học tập của học sinh là từ trong lớp, ngoài lớp đến ở nhà. Thời gian hoạt động học tập của học sinh bao gồm giờ học trên lớp, giờ học ở nhà và thời gian thực hiện các hoạt động học tập khác.

Trong việc quản lí hoạt động học tập của học sinh, chúng ta cần bao quát được cả không gian, thời gian và cả hình thức hoạt động học tập để điều hòa cân đối chung, điều khiển chúng phù hợp với tính chất và quy luật hoạt động dạy học.

Vấn đề đặt ra trong quản lí hoạt động học của học sinh không chỉ trên bình diện khoa học giáo dục mà còn là một đòi hỏi có ý nghĩa về tinh thần sự nghiệp giáo viên đối với thế hệ trẻ.

1.3. Hoạt động học tập của học sinh ở trường THCS‌

1.3.1. Đối tượng của hoạt động học‌

Đối tượng của hoạt động học (HĐH) là những tri thức và kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với nó. Có thể nói, cái đích mà HĐH hướng tới là chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của xã hội thông qua sự tái tạo của cá nhân. Muốn học có kết quả, người học phải tiến hành các hoạt động học tập bằng chính ý thức tự giác và năng lực trí tuệ của bản thân.

Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ… là đối tượng của HĐH. Những tri thức mà


học sinh phải học được lựa chọn từ những khoa học khác nhau, theo những nguyên tắc nhất định, làm thành những môn học tương ứng. Đối tượng của HĐH, trong thực tiễn giáo dục được biểu hiện cụ thể ở chương trình các môn học (mà đơn vị cấu thành nó là khái niệm, kỹ năng, thái độ).

Như vậy người giáo viên phải biên soạn nội dung dạy học và tổ chức hoạt động dạy sao cho những tri thức thật sự là đối tượng học tập, nó trở nên gần gũi và tạo động lực học ở học sinh.

1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ học tập của học sinh‌

Đối với học sinh, mục đích thiết yếu là chiếm lĩnh đối tượng của HĐH (gọi tắt là đối tượng học tập). Trong thực tiễn giáo dục, đối tượng học tập phải được cụ thể hoá thành hệ thống các mục đích bộ phận. Học sinh phải vươn tới từng mục đích bộ phận này bằng cách thực hiện từng nhiệm vụ học tập tương ứng do người dạy giao cho. Bởi vậy, việc tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh đối tượng, trong thực tiễn giáo dục diễn ra dưới hình thức tổ chức cho các em thực hiện một hệ thống nhiệm vụ học tập. Sự sắp xếp các nhiệm vụ học tập phải làm thành một hệ thống có tính phát triển. Do đó cũng có thể nói, thầy giáo tổ chức quá trình phát triển của học sinh bằng cách lập ra và tổ chức cho các em thực hiện một hệ thống nhiệm vụ học tập .

Thiết kế nội dung dạy học đáp ứng được mục tiêu nhiệm vụ học tập theo quy định, các nhiệm vụ dạy học được tuân thủ nghiêm túc có hiệu quả, gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học với nhau và với thực tiễn đời sống xã hội, khuyến khích động viên học sinh học tập tích cực, chủ động, các tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên bám sát mục tiêu học tập của HS trong quá trình giảng dạy, đánh giá mức độ thực hiện của giáo viên về đảm bảo mục tiêu trong từng bài dạy.

1.3.3. Các hoạt dộng học tập của học sinh‌

1.3.3.1 Các hoạt dộng học tập chính khóa của học sinh

Thời khóa biểu học chính khóa, quản lí của thầy cô bộ môn trong tiết học chính khóa, tinh thần thái độ học tập của các em ở trường trong giờ học chính khoá, ban giám hiệu kiểm tra tình hình học tập của học sinh, các hình thức học tập trên lớp như học bài mới, ôn tập, bài tập, kiểm tra, thực hành, ban giám hiệu và thầy cô nhắc nhở các em về về


động cơ, thái độ học tập như thế nào, tập thể lớp các em có tinh thần đoàn kết, giúp nhau trong học tập, việc phát động và thực hiện xây dựng nhà trường theo tinh thần “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các bạn hứng thú với nội dung học tập, có phương pháp và kết quả học tập, việc chuẩn bị dụng cụ, tài liệu học tập của các bạn cũng như việc thông báo để HS chuẩn bị và kiểm tra của nhà trường như thế nào?

1.3.3.2 Các hoạt dộng học tập phụ đạo của học sinh

Hoạt động phụ đạo là quá trình tổ chức và thực hiện những tương tác qua lại giữa các thành tố cấu trúc gồm mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức và kết quả nhằm làm cho năng lực của đối tượng được thêm vào, bổ sung ho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, thích hợp và đáp ứng đầy đủ trước nội dung mới và yêu cầu mới.

Nội dung của hoạt động phụ đạo là một thành tố đặc trưng của quá trình dạy phụ đạo, là hệ thống tri thức, kỹ năng có liên quan đến mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Nội dung dạy phụ đạo ở trường THCS đưuọc xác định trên những căn cứ:

+ Căn cứ vào mục tiêu đã xác định cho hoạt động học phụ đạo: mục tiêu trươc mắt và mục tiêu lâu dài.

+ Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn về chương trình, nội dung phụ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và phòng giáo dục.

+ Căn cứ vào những yêu cầu về hình thức kiểm tra, đánh giá trong những

kỳ thi


Nội dung dạy phụ đạo gồm:

+ Hệ thống kiến thức: củng cố kiến thức, truyền đạt những kiến thức trọng

tâm, cơ bản trong phạm vi kiến thức của một môn học trên chương trình chính khóa HS đã được tiếp thu.

+ Phát triển năng lực trí tuệ: rèn luyện cho HS năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, phân tích tổng hợp sự vật, hiện tượng có tính hệ thống và chính xác, có khả năng trừu tượng hóa, khả năng tiếp thu.

+ Rèn luyện, phát triển kĩ năng, kỹ xảo: rèn luyện cho HS kỹ năng nhận và xử lí thông tin, trình bày vẫn đề mạch lạc, biết phán đoán đề ra phương án giải quyết


chính xác, linh hoạt về ngôn ngữ, ký hiệu, định luật, vận dụng sáng tạo lí thuyết vào thực hành.

+ Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức: bồi dưỡng cho HS về động cơ học tập đụng đắn, trong sáng, có tinh thần trách nhiệm, tính tự giác, chủ động trong học tập, kiên trì nhẫn nại, độc lập suy nghĩ và hành động.

1.3.3.3 Các hoạt dộng học tập tự học của học sinh

Định hướng, hướng dẫn các hoạt động tự học, Ban giám hiệu có kế hoạch kiểm tra kết quả đạt được thông qua dự giờ, Giáo viên bộ môn đưa ra phương pháp quản lí phù hợp, đưa ra các hình thực học tập hợp lí với hoạt động tự hoc.

1.3.4 Các nội dung hoạt động học tập

Các môn học đảm bảo yêu cầu về mục tiêu dạy học, Thiết kế nôi dung giáo án có sự liên thông với các môn học khác, nội dung dạy học đảm bảo phát huy được năng lực chung và năng lực riêng của từng HS, các nội dung dạy học có tích hơp liên môn, xuyên môn và đa môn, đảm bảo yêu cầu đổi mới giáo dục, nội dung dạy học phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh.

HĐH không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động, nói cách khác là tiếp thu các phương pháp giành tri thức đó (cách học) (Lê Văn Hồng, 1995).

1.3.5. Hình thức học tập của học sinh‌

Học tập trên lớp đủ chương trình, đảm bảo thời lượng, quản lí của thầy cô bộ môn trong tiết học chính khóa, thiết kế nôi dung giáo án có sự liên thông với các môn học khác, đa dạng các hình thức học nhóm, đảm bảo thời lượng thực hành của từng môn học, tổ chức ngoại khóa, trải nghiệm, vận dụng đa dạng các hình thức và phương pháp dạy học nhằm phù hợp với năng lực của từng học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia học tập theo nhóm kỹ năng, dạy học phân hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và phụ đạo kiến thức.

1.3.6. Phương pháp, phương tiện học tập‌

Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc thì trong hoạt động học, học sinh phải tự tạo cho

chính mình phương tiện thực hiện, không thể chỉ dùng những phương tiện đã có do một


quá trình khác ngoài quá trình học tập tạo ra (giấy, mực, bút,…). Tính chất đặc thù của hoạt động học là ở chỗ: mọi yếu tố của nó đang được hình thành bởi chính nó. Phương tiện hoạt động học cũng vậy, nó không có sẵn trong tâm lí chủ thể, mà được hình thành chính trong quá trình diễn ra hoạt động này. Phương tiện chủ yếu của hoạt động học trước hết là các hành động học tập. Phương tiện này được học sinh tự hình thành trong quá trình diễn ra hoạt động học tập.

Theo tôi nhận thấy, hiện nay không ít người chưa nhận thức sâu sắc vấn đề này, quá đề cao các phương tiện cơ sở vật chất, tập trung đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị mà ít quan tâm phương tiện quan trọng nhất đó là chính các hành động học tập của học sinh. Chính phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sẽ quyết định chất lượng cho các hành động học. Điều này khẳng định và minh chứng cho chúng ta thấy rằng yếu tố con người có vai trò quyết định và cũng từ cơ sở này, chúng ta tin rằng có thể nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam trong điều kiện đất nước ta hiện nay còn khó khăn về kinh tế.

Sử dụng linh hoạt các phương pháp, vận dụng hợp lí các nhóm phương pháp phù hợp với các nhóm học tập, sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, sử dụng PPHT theo dự án (HS thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có kết hợp lí thuyết và thực hành), sử dụng PP HT nghiên cứu tình huống (Hs tự nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết vấn đề), phối hợp các phương pháp dạy học hiện đại, phối hợp các PPHT truyền thống và hiện đại, sử dụng trang thiết bị kĩ thuật học tập hiện đại.

1.3.7. Kỷ cương nề nếp học sinh‌

Ban giám hiệu có ban hành nội quy học sinh, lên kế hoạch kiểm tra, đôn đốc giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tham gia việc thực hiện quản lí kỷ cương, phối hợp các đoàn thể ( chi đoàn trường, liên đội,…) để thường xuyên kiếm tra định kì.

1.3.8. Những điều kiện của hoạt động học‌

Hoạt động học bao giờ cũng diễn ra trong điều kiện chỉ đạo về mặt sư phạm của hoạt động dạy. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động học chủ yếu phụ thuộc vào nội dung và tính chất hoạt động dạy. Nhà trường phải đổi mới cả nội dung lẫn phương pháp, đổi mới mối quan hệ thầy-trò trong quá trình dạy và học.

Vì vậy để đảm bảo cho hoạt động học đạt được kết quả cao thì phải có mối liên hệ

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 05/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí