Đăng Ký Tham Gia Bán Đấu Giá Tài Sản

b) Thời gian, địa điểm bán đấu giá tài sản;

c) Danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản bán đấu giá;

d) Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá;

đ) Địa điểm, thời hạn trưng bày tài sản bán đấu giá;

e) Địa điểm, thời hạn tham khảo hồ sơ tài sản bán đấu giá;

g) Địa điểm, thời hạn đăng ký mua tài sản bán đấu giá;

h) Những thông tin cần thiết khác liên quan đến tài sản bán đấu giá, gồm cả những thông tin mà người có tài sản bán đấu giá yêu cầu thông báo công khai.

Mục đích của việc thông báo bán đấu giá tài sản được quy định chặt chẽ như trên thể hiện sự khách quan trong tiến trình bán đấu giá, mở rộng được các đối tượng có nhu cầu mua tài sản, góp phần cho việc thiết lập giá mua tài sản hợp lý nhất.

2.1.3. Đăng ký tham gia bán đấu giá tài sản

Theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản hiện hành, cá nhân, tổ chức muốn tham gia đấu giá phải đăng ký tham gia và phải nộp phí tham gia đấu giá và một khoản tiền đặt trước cho bên tổ chức bán đấu giá. Việc quy định như vậy là cần thiết để tổ chức bán đấu giá có thể nắm được số lượng cũng như tư cách của những người tham gia đấu giá để có thể có sự điều chỉnh kịp thời và thích hợp trước khi cuộc bán đấu giá diễn ra. Khoản tiền đặt trước này là biện pháp đảm bảo cho việc tham gia đấu giá tài sản của bên tham gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Theo quy định của Nghị định 05/2005/NĐ-CP, khoản tiền đặt trước do tổ chức bán đấu giá và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận tối đa không quá 5% giá khởi điểm là quá thấp, nhiều trường hợp khoản tiền này quá nhỏ dẫn đến khách hàng trúng đấu giá bỏ cuộc. Vì vậy, Nghị định 17/2010/NĐ-CP

đã nâng mức tiền đặt trước cao hơn: tối thiểu là 1% và tối đa không quá 15% (Khoản 1 Điều 29) nhằm khắc phục tình trạng không tham gia đấu giá hoặc tham gia trả giá nhưng từ chối mua và sẵn sàng chịu mất số tiền đặt trước trong trường hợp từ chối mua tài sản với mục đích gây khó khăn cho người có quyền và lợi ích liên quan hoặc vì mục đích vụ lợi. Đồng thời, quy định mức trần với sự linh hoạt nhất định vẫn bảo đảm phù hợp với thực tiễn của từng địa phương. Theo quy định hiện hành, thì mức tiền đặt trước không quá 15% giá khởi điểm của tài sản tùy theo loại và giá trị tài sản. Mức cụ thể sẽ do người bán đấu giá quyết định. Thực tế cho thấy, nếu khoản tiền đặt trước quá cao sẽ khó khăn cho việc mở rộng người tham gia đấu giá, nhưng nếu quá thấp sẽ là cơ sở phát sinh tiêu cực. Việc quy định nghĩa vụ nộp tiền đặt trước mang tính chất bắt buộc là cần thiết, ngoài việc đóng vai trò như biện pháp bảo đảm, việc quy định mức đặc trước tối đa nhằm hạn chế sự tùy tiện của các tổ chức bán đấu giá tài sản và cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp người nộp tiền đặt trước mua được tài sản thì khoản tiền đó sẽ được trừ vào giá mua, nếu không mua được thì khoản tiền này hoàn trả lại cho người nộp. Trong trường hợp người đăng ký mua tài sản bán đấu giá đã nộp một khoản tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc bán đấu giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng thì khoản tiền đặt trước đó thuộc về người bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Người tham gia đấu giá đăng ký với người bán đấu giá trong thời hạn thông báo và nộp khoản tiền đặt trước. Như vậy để có được số đăng ký, phiếu đăng ký có địa chỉ, tài khoản và xác nhận khoản tiền đã đặt trước.

Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 6

Xuất phát từ thực tế trên, để bảo vệ quyền lợi của người tham gia đấu giá và người trúng đấu giá, pháp luật về đấu giá tài sản cần thiết phải có các quy định về trách nhiệm của bên tổ chức bán đấu giá, người có tài sản bán đấu giá khi những người này vi phạm nghĩa vụ đã cam kết với bên tham gia đấu giá; với tư cách như một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trong pháp luật

dân sự hiện hành, tổ chức bán đấu giá phải trả lại cho người trúng đấu giá khoản tiền đặt cọc cộng thêm một khoản tiền ít nhất ngang bằng giá trị khoản tiền đặt cọc.

Để đăng ký tham gia đấu giá, đối với tổ chức cần xuất trình giấy phép đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, mã số thuế của cơ quan thuế, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền của người đến đăng ký tham gia đấu giá... Đối với các loại tài sản mà đối tượng kinh doanh mà theo quy định của pháp luật phải có điều kiện thì ngoài các loại giấy tờ quy định đúng ngành nghề trên còn phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép như kinh doanh xăng dầu, xử lý chất thải có độc hại. Đối với cá nhân xuất trình chứng minh nhân dân, hộ khẩu...

Cuộc bán đấu giá được tổ chức theo nguyên tắc khách quan, điều đó không có nghĩa là bất kỳ chủ thể nào cũng có thể tham gia vào cuộc bán đấu giá tài sản, để bảo đảm cho cuộc bán đấu giá được thành công và khách quan, pháp luật cũng đã thiết lập nên các quy định hết sức chặt chẽ với người không được tham gia đấu giá tài sản

Trường hợp thứ nhất, đối với "người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình". Chủ thể tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được coi là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, các chủ thể theo quy định trên không có đủ tiêu chuẩn để tham gia các giao dịch dân sự, mà tư cách chủ thể của họ tham gia giao dịch được thiết lập thông qua người đại diện.

Trường hợp thứ hai, xuất phát từ nguyên tắc khách quan trong quá trình bán đấu giá, để hạn chế tình trạng thông đồng và gây khó khăn trong việc bán tài sản của người có tài sản, cũng như việc lạm dụng chức vụ quyền hạn, pháp luật đã liệt kê những chủ thể không được tham gia đấu giá tài sản.

Người làm việc trong tổ chức bán đấu giá tài sản, nơi thực hiện việc bán đấu giá tài sản đó, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người đó; người trực tiếp giám định, định giá tài sản, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người đó.

Người được chủ sở hữu ủy quyền bán tài sản; người ra quyết định tịch thu tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; người có thẩm quyền quyết định bán tài sản nhà nước; người ký hợp đồng thuê tổ chức bán đấu giá tài sản để bán đấu giá tài sản nhà nước; cá nhân, tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật.

Người không có quyền mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Người không được tham gia mua tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

b) Người không đủ điều kiện tham gia mua tài sản đối với một số loại tài sản theo quy định của pháp luật về loại tài sản đó.

Người không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; người không thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

2.1.4. Trưng bày tài sản đấu giá

Đồng thời với quá trình thông báo, Điều 3, nghị định 17/2010/NĐ-CP cũng quy định việc trưng bày, xem tài sản bán đấu giá để đảm bảo những thông tin cụ thể, chi tiết rò ràng được đến với tất cả những người tham gia đấu giá. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho người tham gia đấu giá được tận mắt xem tài sản và hồ sơ gốc, giúp cho họ an tâm về chất lượng cũng như xuất xứ hợp pháp của tài sản để đưa ra quyết định đúng đắn khi tham gia đấu giá tài sản. Đối với những tài sản có giá trị nhỏ, có thể không cần trưng bày để giảm bớt chi phí nhưng cũng phải tạo điều kiện để người mua tận mắt chứng

kiến tài sản đó. Nếu người mua không xem trước hàng hóa, không thắc mắc về chất lượng hàng hóa thì sau khi diễn ra cuộc bán đấu giá không được quyền thắc mắc về chất lượng hàng hóa.

Đối với tài sản bán đấu giá là bất động sản thì người tham gia đấu giá tài sản được trực tiếp xem tài sản từ khi niêm yết và thông báo công khai cho đến trước ngày mở cuộc bán đấu giá tài sản hai ngày.

Đối với tài sản bán đấu giá là động sản thì ít nhất hai ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá tài sản, người bán đấu giá tài sản phải tạo điều kiện cho người tham gia đấu giá được xem tài sản bán đấu giá. Trên tài sản hoặc mẫu tài sản phải ghi rò tên của người có tài sản bán đấu giá và thông tin về tài sản đó.

Để đảm bảo tính linh hoạt của các cuộc bán đấu giá tài sản, pháp luật quy định cuộc bán đấu giá tài sản có thể được tổ chức tại trụ sở của tổ chức bán đấu giá tài sản, tại nơi có tài sản hoặc tại một địa điểm khác theo thỏa thuận của tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá. Địa điểm và thời gian tổ chức được công bố rộng rãi, ít nhất phải thông báo tới người đã đăng ký tham gia.‌


2.2. TRÌNH TỰ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN


2.2.1. Nguyên tắc bán đấu giá tài sản

Việc bán đấu giá tài sản phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền của các bên tham gia đấu giá tài sản. Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi Nhà nước phải có một cơ chế pháp lý chặt chẽ để quản lý hoạt động mua bán trong đấu giá tài sản. Hoạt động bán đấu giá tài sản liên quan trực tiếp đến lợi ích của người có tài sản đem bán và người mua cho nên phải bán với đúng giá trị và tránh cho người mua bị nhầm lẫn. Các bên tham gia phải hợp tác giúp đỡ nhau, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và của người khác. Nếu người điều hành bán đấu giá tài sản có hành vi

gian dối, cấu kết, thông đồng với người mua hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật đấu giá thì sẽ bị xử lý theo pháp luật.

2.2.2. Hình thức bán đấu giá tài sản

Đấu giá tài sản đã ra đời từ rất lâu, gắn liền với quá trình trao đổi hàng hóa của con người. Những tài sản đưa ra đấu giá có thể có giá trị nhỏ hoặc giá trị lớn như bất động sản. Trên thế giới có rất nhiều hình thức bán đấu giá, theo truyền thống, đấu giá bao gồm các hình thức chủ yếu sau:

Bán đấu giá theo phương thức nâng giá. Đây là hình thức bán đấu giá được cho là hình thức phổ biến nhất. Những người tham gia đấu gia công khai chống lại nhau, với mỗi lần trả giá tiếp theo cao hơn giá trước đó. Một tổ chức bán đấu giá có thể thông báo giá, người tham gia trực tiếp trả giá hoặc ủy quyền, hoặc hồ sơ có thể được gửi bằng điện tử với mức giá cao nhất. Việc đấu giá kết thúc khi người tham gia không trả giá thêm. Ngoài ra, nếu người bán đã đưa ra một mức giá bán tối thiểu trước (giá đề nghị) và giá cuối cùng không đạt tới mức đó thì mặt hàng đó vẫn không được bán. Việc bán đấu giá ở Anh thường được sử dụng cho tài sản, nổi bật nhất là đồ cổ và tác phẩm nghệ thuật, ngoài ra, còn hàng thùng và bất động sản.

Đấu giá kín theo giá đầu tiên, ở loại hình bán đấu giá này, tất cả những người tham gia đồng thời đặt giá, không có ai biết giá của bất kỳ ai. Người trả giá cao nhất sẽ mua được món hàng. Loại hình bán đấu giá này khác so với bán đấu giá ở Anh, trong đó người tham gia chỉ có thể đưa ra một giá. Hơn nữa, vì người tham gia không thể xem giá của người tham gia khác nên họ không thể điều chỉnh giá của mình cho phù hợp. Đấu giá kín theo giá đầu tiên thường được sử dụng với việc đấu giá các hợp đồng chính phủ và cho thuê khai thác mỏ.

Đấu giá kiểu Vickrey đưa ra bởi William Vickrey, giáo sư Đại học Columbia, người đạt giải Nobel Kinh tế năm 1996. Mọi người tham gia có thể

trả giá nhiều lần không theo thứ tự lần lượt, người trả giá cao nhất sẽ thắng chung cuộc và chỉ phải mua món hàng với giá của người trả giá cao thứ nhì. Phương pháp này thúc đẩy những người tham gia đấu giá trả giá đúng với giá trị thực của món hàng. Trong thực tế đấu giá Vickrey hiếm khi được sử dụng.

Đấu giá nhượng quyền. Đây là hình thức đấu giá dài vô hạn định, dành cho những sản phẩm có thể được tái bản (bản thu âm, phần mềm, công thức làm thuốc), người đấu giá đặt công khai giá lớn nhất của họ (có thể điều chỉnh hoặc rút lại), người bán có thể xem xét kết thúc cuộc đấu giá bất cứ lúc nào khi chọn được mức giá vừa ý. Những người thắng cuộc là những người đặt giá bằng hoặc cao hơn giá được chọn, và sẽ nhận được phiên bản của sản phẩm.

Đấu giá kiểu Mỹ. Sự định giá của người mua là một tập món hàng với số lượng và chủng loại khác nhau (gọi là tổ hợp). Ví dụ, nếu bánh xe đạp và khung xe được bán rời ra trong một cuộc đấu giá, thì đối với người ra giá 1 tổ hợp bao gồm 1 bánh xe hoặc 1 khung xe chẳng có giá trị gì cả, nhưng 2 bánh xe và 1 khung xe thì lại đáng giá đến $200. Nếu bị buộc phải mua từng phần trong những cuộc đấu giá khác nhau, người ra giá có thể gặp trường hợp oái oăm: thắng được một số món được rao bán trước nhưng lại thua khi đấu những món được rao bán sau; mặt khác, thua ngay trong cuộc đấu giá đầu tiên thì chắc chắn anh ta sẽ không có được tổ hợp mong muốn. Tình thế này có để được giải quyết bằng cách bán tất cả các món đồng thời và cho phép người mua đăng ký ra giá cho một tổ hợp các món hàng. Sự ra giá theo tổ hợp như vậy sẽ đề nghị một giá để trả cho tất cả các món trong tổ hợp, nếu thắng thì có được tổ hợp, ngược lại sẽ không phải mua bất cứ món gì trong tổ hợp

Đấu giá ra giá duy nhất. Trong hình thức này, người đấu giá sẽ đưa ra giá không rò ràng, và được cung cấp một phạm vi giá mà họ có thể đặt. Một mức giá duy nhất có thể cao nhất hoặc thấp nhất từ các các mức giá được ra giá sẽ thắng cuộc. Ví dụ, nếu một cuộc đấu giá quy định mức giá cao nhất là 10; năm giá cao nhất là 10, 10, 9, 8, 8 thì 9 sẽ là giá thắng cuộc vì là người ra

giá duy nhất đạt giá cao nhất. Hình thức này phổ biến trong các cuộc đấu giá trực tuyến.

Đấu giá trần, tài sản có thể không được bán nếu giá cuối cùng là không đủ cao để đáp ứng yêu cầu của người bán. Trong những trường hợp giá khởi điểm được biết đến người bán đấu giá, nhưng không nhất thiết phải đến những người tham gia, có thể đã được thiết lập trước theo những tài sản không được phép bán ra. Một phiên đấu giá trần an toàn hơn cho người bán hơn khi họ không bắt buộc phải chấp nhận một mức giá thấp, nhưng khả năng này có thể dẫn đến một mức giá cuối cùng thấp hơn, nếu điều này có nghĩa là lợi ích kém hơn là tình trạng chung trong việc mua bán.

Đấu giá ngược là một loại hình bán đấu giá, trong đó vị thế của người mua và người bán được đảo ngược, với mục tiêu chính để giảm giá mua. Trong một cuộc bán đấu giá thông thường (còn được gọi là đấu giá chuyển tiếp), người mua cạnh tranh để có được một hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong một phiên đấu giá ngược, người bán cạnh tranh để cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ bằng cách cung cấp báo giá dần dần thấp hơn. Vào cuối buổi đấu giá, người ra giá thấp nhất sẽ thắng cuộc.

Đấu giá câm là một biến thể của một cuộc đấu giá ở Anh, giá thầu được viết trên một tờ giấy. Đấu giá này thường được sử dụng trong các sự kiện từ thiện, liên quan tới việc mua một tập các món hàng giống nhau, người tham gia sẽ đặt giá vào một tờ giấy đặt kế món hàng, họ có thể được biết hoặc không được biết có bao nhiêu người tham gia và giá mà họ đưa ra. Người trả cao nhất sẽ mua món hàng với giá mình đã đặt.

Bán đấu giá Hà Lan còn được biết là một cuộc đấu giá mở theo hướng giảm dần. Trong phiên đấu giá truyền thống ở Hà Lan, đấu giá đưa ra với một mức giá cao rồi hạ xuống cho đến khi người tham gia chấp nhận giá của phiên bán đấu giá. Những người tham gia mua được tài sản sẽ công bố giá cả. Bán đấu giá Hà Lan rất nổi tiếng nhất ví dụ như đấu giá Hoa tulip. "Bán đấu giá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022