Vị Trí Tiểu Thuyết Của Nguyễn Hữu Tiến Trong Văn Xuôi Tỉnh Cao Bằng

20

1.4.2.Thành tựu và hạn chế

Về văn xuôi


Ở Cao Bằng khoảng tám mươi phần trăm các tác giả văn xuôi là người dân tộc Tày. Hầu hết họ dùng tiếng Việt làm phương tiện biểu đạt, trong khi đó, tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ. Do vậy trước tiên họ phải vượt qua “cửa ải” ngôn ngữ rồi mới có thể nghĩ đến việc sáng tạo tác phẩm.Về lĩnh vực ngôn ngữ, các nhà văn người Kinh gắng một thì các nhà văn dân tộc thiểu số phải cố gắng gấp mười lần. Khảo sát một số truyện ngắn của một số tác giả, như: Triều Ân, Cao Duy Sơn, Hữu Tiến, Đoàn Lư, Trần Thị Mộng Dần, Nguyễn Văn Bính, Đoàn Ngọc Minh, Mông Văn Bốn, Nông Quốc Lập…, có thể thấy ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Cao Bằng có những đặc điểm chính: Ngôn ngữ trần thuật mang bản sắc văn hóa miền núi; kết hợp giữa tả và kể; đan xen giữa lời người trần thuật và lời nhân vật.Ngôn ngữ trần thuật mang bản sắc văn hóa miền núi trong các truyện ngắn Cao Bằng được các tác giả chú tâm khai thác từ tên nhân vật cho đến địa danh đều là của miền núi. Ta có thể thấy rõ điều này thông qua nhân vật do nhà văn sáng tạo nên. Chẳng hạn nhà văn Triều Ân có A Pá, Trế Pèng, Xúa…; nhà văn Đoàn Ngọc Minh có Ò Piu, Tẻ Nự; nhà văn Hữu Tiến có Thùng Chòi, Mùi Nái; Nông Quốc Lập có Lão Tức Thâu… Về địa danh có thể liệt kê ra đây một số tên đất, tên làng như Cô Sầu, bản Phiềng, Phja Oắc. Nhà văn Triều Ân đã đưa những địa danh có thật vào trong truyện: …Lần đầu tiên xa thị xã, bà lên huyện vùng cao với tấm lòng háo hức. Bà nhớ các nơi đi qua: Tĩnh Túc, Cao Sơn, Cao Lù, Lũng Pán... Chỉ cần đọc qua tên nhân vật và địa danh thôi, bạn đọc cũng có thể nhận biết câu chuyện xảy ra ở miền núi rồi. Trong quá trình sáng tạo, các tác giả thỉnh thoảng sử dụng nguyên cả câu thành ngữ, tục ngữ Tày. Ví dụ như: “Phỏ khỏ ước ngần muôc tẳm thai”(Tạm dịch: Kẻ nghèo thèm có bạc vàng đến chết), Nông Quốc Lập dùng trong truyện ngắn Trở về chốn cũ. Hoặc câu “Chạy sói lại gặp lang” có xuất xứ từ câu thành ngữ Tày “Ni slưa

21

rốp ma nầy” (Tạm dịch: Chạy hổ gặp chó sói) trong truyện ngắn Xứ sương mù của nhà văn Triều Ân.

Các tác giả Cao Bằng có ý thức khai thác thế mạnh của tiếng mẹ đẻ và của các dân tộc anh em khác. Tuy viết bằng tiếng Việt nhưng câu chữ của họ vẫn mang đậm sắc thái của ngôn ngữ mẹ đẻ, như truyện ngắn Trăng gần của nhà văn Hữu Tiến tả cảnh nhộn nhịp, đông vui của đám cưới người Dao bằng những câu văn thấm đẫm ngôn ngữ dân tộc: Chân chưa tới nơi nhưng tiếng cười đã tới. Người chưa thấy đâu, nhưng nghe tiếng nói cũng đủ biết là đông rồi... Đông thì đông, ánh mắt Mùi Nái vẫn tìm được mắt Thùng Chòi.

Ưu điểm của lối trần thuật kết hợp này giúp cho các tác giả thuận lợi trong việc bày tỏ thái độ đối với nhân vật không bị cứng nhắc mà lại truyền tải được hết những cảm xúc, những suy tư của nhà văn gửi gắm qua nhân vật hoặc để chính nhân vật bộc lộ. Đọc một đoạn văn của Nông Quốc Lập trong truyện ngắn Màu hoa tình yêu: Nó im lặng tận hưởng dư vị bài thơ. Anh Trình nói lên được tâm trạng của nó, như đi được vào giấc mơ của nó, nó không thể ngờ anh Trình lại làm được một bài thơ có ý, có tứ như thế. Nó đã từng vui từng đau khổ nhưng dòng thơ trong nó vẫn không chịu chảy ra thành lời...Ở đoạn văn này, tác giả hoàn toàn đứng về phía nhân vật, nắm chắc diễn biến tâm lý nhân vật, yêu thương quý trọng nhân vật bằng những lời lẽ chia sẻ, cảm thông.

Đặc điểm rất mới của truyện ngắn Cao Bằng là đan xen giữa lời người trần thuật và lời nhân vật. Thủ pháp này loại bỏ hoàn toàn lời chỉ dẫn của người trần thuật, không còn kiểu thoại gạch đầu dòng nữa. Đó là những câu văn ngắn dài khác nhau liền mạch, cô đọng mà người đọc không thấy sự xuất hiện của người trần thuật. Thực ra với kiểu đan xen này người trần thuật đã lặn vào thế giới nội tâm của nhân vật, bắt nhân vật phát ngôn theo ý của mình. Nhà văn Cao Duy Sơn dùng lối kể đan xen này trong truyện ngắn Khách đường xa: Toàn đồn bậy, thằng này ngựa quen đường cũ, nó đã bị bắt tống tù vì tội lừa đảo, móc túi ở bến xe. Có người hỏi: Bến nào?. Lão đáp: Đường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

22

xa, cũng thuộc loại anh chị có hạng, từ Hải Phòng, Bến Nứa, Thái Nguyên, Cao Bằng. Chỗ nào cũng có mặt nó. Công phu lắm mới bắt được. Bắt tận tay khi nó đang xoáy chứ?. Không cần, thằng này tiền án, tiền sự đủ cả, thanh niên như nó bây giờ là ở chiến trường chứ đâu có lén lút thậm thụt nơi bến tàu, bến xe. Cứ bắt là trúng, không cần chờ có quả tang. Đúng thế. Ở đây tác giả không minh họa nhân vật bằng cử chỉ hành động nhưng người đọc vẫn hình dung được giọng nói, kiểu cách và thái độ của nhân vật. Và nhân vật đứng ở ngôi thứ ba cũng hiện lên sắc nét thông qua phát ngôn của nhân vật chính trong tác phẩm. Như vậy qua lối kể kết hợp này, nhà văn đã tạo ra hiệu quả kép khá thú vị.

Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến - 4

Cách kể chuyện trộn lẫn đã làm cho câu chuyện bớt rườm rà đi rất nhiều. Nhiều trường đoạn trong truyện được giản lược nhưng không vì thế mà rời rạc, đứt nối. Ngược lại nó làm cho người kể chuyện khắc họa tính cách nhân vật một cách dễ dàng hơn. Tác giả không cần phải lao tâm khổ tứ tạo dựng chân dung thật kỹ lưỡng, người đọc vẫn cảm nhận được mọi sắc thái tình cảm của nhân vật. Tốc độ truyện được đẩy nhanh phù hợp với gu thưởng thức của bạn đọc, nhất là đối tượng độc giả trẻ tuổi hiện nay. Nội tâm của nhân vật được bộc lộ bằng những lời nửa như đối thoại nửa như độc thoại, nửa của người trần thuật và nửa của nhân vật. Đây là cách kể chuyện đa thanh, các tầng thời gian trong truyện được tác giả khéo léo sắp xếp theo một trật tự nhất định nên làm cho người đọc dễ dàng tiếp nhận. Đồng thời, nó làm cho thế giới nội tâm nhân vật trở nên đa chiều, sâu sắc và gần với đời sống thường ngày hơn.

Trên đây là một số đặc điểm chính của truyện ngắn Cao Bằng sau hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển. Ngoài những đặc điểm vừa trình bày ở trên, thỉnh thoảng trong một vài truyện ngắn của một số tác giả xuất hiện lối trần thuật mang tính hài hước, suồng sã. Hơn nửa thế kỷ, nhờ nỗ lực không mệt mỏi của nhiều thế hệ cầm bút, truyện ngắn Cao Bằng ngày càng phong phú về nội dung, đề tài cũng như nghệ thuật kể chuyện.

23

Về tiểu thuyết


Cao Bằng tỏ ra là vùng đất có thế mạnh về thể loại tiểu thuyết với hơn một chục cây bút văn xuôi có sức viết dồi dào. Tiêu biểu là Vi Hồng, Triều Ân, Cao Duy Sơn, Bế Thành Long, Hữu Tiến, Đoàn Lư, Đoàn Ngọc Minh, Nông Quốc Lập, Mông Văn Bốn... Tuy nhiên, trong số này các tiểu thuyết của các nhà văn là người dân tộc Tày chiếm vị thế “áp đảo” trong nền văn xuôi các dân tộc thiểu số và thành tựu sáng tác của họ đã được ghi dấu đậm nét trên văn đàn văn học Cao Bằng nói riêng, văn học dân tộc thiểu số miền núi nước ta nói chung. Tiêu biểu với các tác phẩm như Đường về với mẹ chữ, Người trong ống, Gã ngược đời…của Vi Hồng. Trong suốt khoảng 30 năm cầm bút, Vi Hồng đã để lại một khối lượng lớn với 15 cuốn tiểu thuyết, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Tác phẩm Tiếng khèn A Pá, Như cánh chim trời, Đường qua đèo mây, Trên đỉnh núi Phượng Hoàng…của Hoàng Triều Ân, và gần đây là các sáng tác của cao Duy Sơn với nhiều giải thưởng có giá trị: tiểu thuyết Người lang thang – Giải A Hội Nhà văn Việt Nam, Giải nhì Hội Văn hóa Hữu nghị Việt – Nhật; tiểu thuyết Đàn trời – Giải B Hội Văn học nghệ thuật và các dân tộc thiểu số Việt Nam; và đặc biệt, tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối của Cao Duy Sơn cùng lúc nhận 2 giải thưởng: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2008 và Giải thưởng văn học Đông Nam Á năm 2009... Cao Duy Sơn thuộc thế hệ thứ hai trong đội ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Anh viết chậm và kỹ, từ 1984 đến nay, tác giả mới chỉ trình làng 5 tập truyện ngắn và 4 cuốn tiểu thuyết, nhưng bằng ấy tác phẩm thôi thôi, nhà văn đã được đánh giá là cây bút tiêu biểu nhất của nền văn xuôi các dân tộc thiểu số hiện nay. Hữu Tiến với tiểu thuyết Dòng đời Hữu Hạn, cuốn tiểu thuyết đoạt giải ba tại Cuộc thi viết về đề tài công nhân và công đoàn giai đoạn 2010 - 2014 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tháng 9/2014, tại Hà Nội.

24

Tiểu thuyết của các nhà văn Cao Bằng có đặc điểm chung là rất giàu tình yêu thiết tha với đất nước và con người Việt Nam nói chung và với đất nước, con người miền núi Cao Bằng nói riêng. Các tác phẩm đều lấy các câu chuyện, hình ảnh đời sống của chính đồng bào dân tộc mình đưa vào những trang văn, tạo nên sức ám ảnh về cuộc sống và con người miền núi. Các tác giả viết tiểu thuyết như viết chính cuộc đời họ. Mọi vui, buồn, yêu, ghét đều là của chính họ nên thế hệ này đã tạo được giọng điệu riêng, phong cách riêng, gây dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc. Và có lẽ vì thế mà tiểu thuyết của các nhà văn là người Cao Bằng dù ngày càng tiến tới xu hướng hiện đại nhưng vẫn không xa rời truyền thống, vẫn tạo ra được đặc sắc riêng và thể hiện được nét riêng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc mình. Những cốt truyện, kiểu nhân vật, sự lí giải các sự kiện lịch sử, nguồn gốc của con người, vạn vật sinh tồn, việc chống lại thù trong giặc ngoài vẫn là nét điển hình. Tuy nhiên, xét ở một góc độ cụ thể trong dòng văn xuôi địa phương Cao Bằng, những sáng tác ở thể loại này đã có sự chuyển biến, sáng tạo mang hơi thở độc đáo riêng, nhân vật, ngôn từ, địa danh…đều thể hiện màu sắc địa phương Cao Bằng rõ nét.

Về thơ ca

Cao Bằng là vùng đất giàu truyền thống thơ ca. Không kể những truyện thơ khuyết danh lưu truyền trong dân gian, từ thế kỷ XV với sự xuất hiện lượn tứ quý của Nông Quỳnh Vân, Cao Bằng đã có văn học thành văn.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiều nhà hoạt động cách mạng đã dùng thơ văn làm phương tiện tuyên truyền. Trong những năm 40 của thế kỷ trước xuất hiện nhà thơ hiện thực Hoàng Đức Hậu, thơ của ông đã hơn nửa thế kỷ đi qua nhưng vẫn sống trong lòng người Cao Bằng. Sau này, Cao Bằng còn xuất hiện nhiều nhà thơ tiêu biểu: Bàn Tài Đoàn, Hoàng Triều Ân, Y Phương. Các tác giả này đã đưa thơ của Cao Bằng vươn tới những tầm cao mới.

Thơ Cao Bằng trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây không thể không nhắc đến những tác giả đã có nhiều đóng góp như: Nguyễn Đức Dụ, Bế

25

Thành Long, Bế Việt, Hàn Thái Lang, Ngô Lương Ngôn, Ngô Ngọc Khánh, Nông Đình Ngô, Lô Hưởng Ninh, Trịnh Phương, Phan Thành, Hà Ngọc Thắng, Trần Hùng, Trần Thị Mộng Dần, Ma Văn Hàn, Hoàng An, Đoàn Ngọc Minh, Đoàn Lư, Thu Bình, Chu Sĩ Liên, Lê Chí Thanh... Bên cạnh những nhà thơ có nhiều thành tựu, trong những năm gần đây, xuất hiện một loạt những cây bút trẻ đầy triển vọng: Mai Lan, Hải Yến, Bế Phương Mai, Chu Văn Thắng, Hàn Thanh Duy...

Đặc biệt, trong khoảng mười năm trở lại đây, sáng tác thơ bằng tiếng mẹ đẻ nở rộ, một loạt tập thơ song ngữ lần lượt ra mắt bạn đọc. Nhiều tập thơ song ngữ đoạt giải cao của Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam của các tác giả: Hữu Tiến, Đoàn Ngọc Minh. Một đóng góp rất đáng kể nữa là mảng thơ dịch của Nhà giáo Ưu tú Hoàng An. Bằng việc dịch các tác phẩm: Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm và “Nhật ký trong tù” ra tiếng Tày - Nùng làm cho kho tàng văn thơ của Cao Bằng thêm phong phú.

Dù sống ở tỉnh miền núi biên giới, các nhà thơ Cao Bằng bằng tình yêu nghề nghiệp vẫn luôn vượt lên hoàn cảnh khó khăn để sáng tác. Thơ Cao Bằng luôn bắt nhịp cùng sự đổi mới của cả nước, nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng na ná giọng điệu, na ná bút pháp nghệ thuật. Các nhà thơ đi tiên phong trong lĩnh vực này là Trần Hùng, Bế Thành Long, Ngô Lương Ngôn, Ngô Ngọc Khánh…

Đồng hành cùng với các nhà thơ nam, các nhà thơ nữ cũng đổi mới một cách mạnh mẽ, như các nhà thơ: Trần Thị Mộng Dần, Đoàn Ngọc Minh, Hà Thu Bình. Họ nhanh chóng xác lập được cá tính sang tạo độc đáo cho thơ mình.

Các nhà thơ trẻ: Chu Văn Thắng, Đinh Thị Mai Lan, Đàm Hải Yến, Hàn Thanh Duy đã tiếp nhận sự đổi mới một cách tự nhiên chứ không nhọc nhằn đi tìm cái tôi như thế hệ cha anh. Họ viết thơ như chính cuộc đời họ. Mọi vui, buồn, yêu, ghét đều là của chính họ nên thế hệ này tuy bề dày sáng tác chưa nhiều nhưng tạo được giọng điệu riêng, phong cách riêng, gây dấu ấn

26

trong lòng bạn đọc. Có lẽ vì vậy mà tập thơ: “Bài thơ của cha” của Bế Phương Mai lọt vào vòng chung kết của Hội Nhà văn Việt Nam (năm 2004). Hai tập thơ “Ru dải yếm chàm”, “Tiếng đàn đêm” của Đàm Hải Yến và Đinh Thị Mai Lan nhận được giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam.

Điểm qua vài nét chính, có thể thấy rằng Cao Bằng là một miền thơ đa thanh, đa sắc rất đáng tự hào; thơ Cao Bằng đang vươn tới hiện đại nhưng không xa rời truyền thống. Đấy là phẩm chất đáng quý của thơ Cao Bằng, cần gìn giữ và phát huy. Mặc dù văn thơ Cao Bằng đậm đà bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc miền núi nhưng chính vì thế mà nghệ thuật tự sự trong các tác phẩm thiên về truyền thống và ít có những bứt phá để chuyển sang cách viết hiện đại. Ngoại trừ một số ít các tác giả xuất sắc như Cao Duy Sơn với tiểu thuyết và Y Phương với hai tập tản văn nổi tiếng gần đây, là những tác gia và tác phẩm đã có sự chuyển biến, đổi mới hiện đại và gặt hái được những thành công.

1.5. Vị trí tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến trong văn xuôi tỉnh Cao Bằng

1.5.1. Tiểu sử và quá trình sáng tác

Nguyễn Hữu Tiến là cây bút đương đại trong nền văn học địa phương tỉnh Cao Bằng. Ông sinh năm 1951, tại một làng quê nghèo Dân Chủ thuộc châu Hoà An, tỉnh Cao Bằng, là người con của dân tộc Tày. Hữu Tiến tham gia sáng tác nhiều thể loại khác nhau từ thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết đến tiểu luận, phê bình.

Bắt đầu từ tập truyện ngắn đầu tiên là Trăng gần (1993), đến nay, các tập truyện của ông đã xuất bản, gồm: Ngọn suối chân rừng (1997); Đèo không lặng gió (2003); Cô gái nhặt bông gạo (2006). Các tiểu thuyết: Dòng đời (2007); Hữu hạn (2012). Ngoài ra, ông đã xuất bản 2 tập thơ song ngữ Tày - Kinh: Sau đêm - Gừn muốt (2008) Phân đét noọng đai - Mưa nắng mình em (2014)... Mỗi tác phẩm đều là một sự lao động sáng tạo nghiêm túc nên đã đạt được rất nhiều giải thưởng về văn học: Giải B, năm 2008 cho tập thơ Sau

27

đêm - Gừn muốt của Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam trao tặng; giải nhất cho tập truyện ngắn Đèo không lặng gió (giải thưởng Pác Bó lần thứ nhất) của UBND tỉnh, giải B “Đèo không lặng gió”, tập truyện, 2001; Giải khuyến khích “Cô gái nhặt bông gạo”, tập truyện 2005; Giải B “Sau đêm”, tập thơ 2008. Các giải thưởng khác do tạp chí Văn học các dân tộc trao: Giải nhì “Ba người”, truyện ngắn 2004, “Gọi hồn quê”, bài thơ năm 2008; Giải thưởng Báo Thiếu niên tiền phong năm 1996, 1999 và sau này Ông còn có nhiều Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam”, năm 2003. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam”, năm 2010... Hơn 30 năm cầm bút sáng tác nhiều thể loại khác nhau: thơ, văn xuôi, tiểu thuyết, tiểu luận, phê bình... nhưng ở các tác phẩm của ông đều có chung đặc điểm là một không gian văn hóa Tày đặc sắc thấm đẫm trên từng trang văn.

1.5.2. Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Hữu Tiến

Trong những nhà văn đương đại của tỉnh, nhà văn Hữu Tiến luôn thể hiện một cách hết sức sinh động những nét bản sắc văn hoá đặc trưng của dân tộc Tày nói riêng và của các dân tộc thiểu số miền núi Việt Bắc nói chung trong từng tác phẩm của mình. Ông quan niệm, văn chương là đời sống nên bút pháp nghệ thuật của ông rất giàu hình ảnh tả thực. Khi đọc các tác phẩm của ông, độc giả như được hoà vào những hình ảnh thiên nhiên, con người miền núi với cuộc sống lao động, đời sống văn hoá tinh thần phong phú với các tập quán độc đáo.

Trước hết, trong các trang viết của Hữu Tiến là trong hình ảnh thiên nhiên núi rừng được hiện lên với vẻ hùng vĩ, hoang dã mà tráng lệ thấm đượm tình người. Thiên nhiên ấy vừa bí ẩn, vừa gần gũi, vừa dữ dội, vừa hiền hoà. Thiên nhiên ấy đã nuôi dưỡng, chở che đồng bào các dân tộc Tày nói riêng, cho Việt Bắc nói chung trong suốt những chặng đường lịch sử của dân tộc. Thiên nhiên trong tác phẩm của ông tươi đẹp, hùng vĩ và đầy ân tình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024