Lượng Phân Bón Cho Nhãn Ở Các Độ Tuổi

Trịnh Xuân Việt 2010 Hình 3 4 Cây nhãn Tiêu Da Bò 4 3 Nhãn Edor Đây là giống 1

Trịnh Xuân Việt, 2010

Hình 3.4: Cây nhãn Tiêu Da Bò


4.3. Nhãn Edor

Đây là giống nhãn được trồng rất phổ biến ở Thái Lan. Ở Việt Nam, giống nhãn này đang được mở rộng diện tích ở một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông nam bộ. Cây nhãn Edor sinh trưởng rất mạnh. Trái có dạng hình cầu, không đều. Vỏ trái rất dầy, thịt khá dai, có màu trắng đục và có vị ngọt (Hình 3.5).


Hình 3 5 Cây nhãn Edor Trịnh Xuân Việt 2010 4 4 Nhãn Long Nhãn Long được trồng 2


Hình 3.5: Cây nhãn Edor

Trịnh Xuân Việt, 2010

4.4. Nhãn Long

Nhãn Long được trồng phổ biến ở Cần Thơ, Sóc Trăng và Đồng Tháp. Trồng chủ yếu bằng chiết cành, đối với nhãn Long ra hoa hai vụ/năm, vụ chính (vụ một) ra hoa tháng 3 dương lịch thu hoạch tháng 7, 8 dương lịch; vụ hai ra hoa tháng 10, thu hoạch tháng 2, 3 dương lịch. Vụ một năng suất thường cao và ổn định hơn vụ hai. Tốc độ phát triển thân lá của nhãn Long thường chậm hơn nhãn tiêu da bò. Trung bình cây nhãn 20 năm tuổi có chiều cao cây khoảng 10 m, tán cây 12 m, người dân ở đây ưa chuộng giống nhãn này vì trái to, khi chín có màu vàng sáng, thịt trái mềm ngọt với mùi thơm lôi cuốn. Bên cạnh những đặc điểm này nhãn Long có nhược điểm là năng suất trung bình, năng suất hai vụ rất biến động, số trái trên chùm thấp, trái có hột to, hột thường bị nứt, cơm mỏng, mềm, lượng nước chứa trong trái cao làm trở ngại cho người ăn tươi đặc biệt trở ngại trong việc sấy khô và khó bảo quản sau khi thu hoạch.

4.5. Nhãn Giồng

Lá chét có từ 8–13 lá chét dạng bầu dục nhọn, chóp lá cong tròn hơi lõm, màu xanh sáng, mặt dưới có lông trắng mịn, lá non có màu tím đỏ lợt, vỏ trái màu vàng nâu đỏ, vỏ hột màu nâu có vân đen, vỏ hột không nứt. Tại các vùng đất giồng thuộc thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu và huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, cũng như các giống nhãn ở Cai Lậy và Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, nhãn được trồng bằng hột nên các quần thể nhãn có sự phân ly rất mạnh các đặc tính hình thái, nông học làm cho các giống/dòng này rất phong phú, thích hợp cho việc bình tuyển các dòng nhãn tốt.

5. Kỹ thuật trồng

5.1. Mùa vụ

Nhãn có thể trồng được quanh năm, trong điều kiện không có nước tưới thì tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa (4 - 5 dl). Tuy nhiên cần lưu ý thoát nước tốt cho đất. Nếu đủ nước tưới thì trồng vào cuối mùa mưa (10 - 11dl), đến mùa nắng cây sẽ phát triển tốt hơn vì có đầy đủ ánh sáng.

5.2. Chuẩn bị đất

Cây nhãn thường được trồng mô trên đất liếp không ngập nước. Chọn đất phù sa, giàu dinh dưỡng, không phèn để làm mô, mô rộng khoảng 0,6 - 0,8 m, cao 0,3 - 0,5 m, bón 0,5 kg super lân, 10 kg phân chuồng hoai mục và tro trấu, chuẩn bị trước khi trồng 10 - 15 ngày.

Trên vùng đất giồng, đất cao cũng nên trồng nhãn trên mô thấp, để tránh cho cây không bị úng cục bộ trong những đợt mưa liên tục kéo dài, đồng thời trồng trên mô sẽ giúp cho việc xử lý ra hoa thành công hơn.

Trồng cây chắn gió ở bờ bao để hạn chế cây bị đổ ngã, gãy cành nhánh, rụng hoa trái trong mùa mưa bão.

5.3. Cách đặt cây con

Khoét lổ trên mô vừa bầu cây con, tháo bỏ bao nylon hoặc bội bao bên ngoài bầu cây con, đặt bầu vào giữa mô đất, lấp đất vừa phủ mặt bầu, ém đất chung quanh gốc, cắm cây chỏi giữ cây con không bị gió lung lay làm tổn thương bộ rễ, tưới đẫm nước. Dùng rơm rạ hay cỏ khô đậy mô lại để giữ ẩm cho cây.

Khoảng cách trồng có thể thay đổi tuỳ theo đất, đất tốt hoặc xấu, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dầy hơn, khoảng cách thích hợp là 5 x 4 m hoặc 6 x 5

m. Có thể trồng dầy trong giai đoạn đầu với khoảng cách 3 x 3 m hoặc 3 x 4 m, tiến hành để trái sớm (2 năm sau khi trồng), sau đó khi cây giao tán thì tỉa bớt cây cho thưa ra.

Năm thứ nhất và thứ hai sau khi trồng, hàng năm đắp thêm đất vào chân mô nâng chiều rộng của mô, từ năm thứ ba trở đi thì bồi líp hàng năm, chiều cao đất bồi từ 2 - 3 cm.

5.4. Chăm sóc

- Làm cỏ, xới đất, phủ liếp

Làm cỏ thường xuyên khi cây còn nhỏ, khi cây bắt đầu cho trái thì mỗi năm xới đất 1 lần giúp đất liếp được tơi xốp. Dùng rơm rạ hoặc cỏ khô đậy liếp trong mùa nắng để giữ ẩm đất hạn chế cỏ dại phát triển và tăng hiệu quả của phân bón.

Trong trường hợp trồng nhãn trên đất thịt, sét, có thể cung cấp thêm cát hàng năm vào gốc cây để giúp hệ thống rễ phát triển tốt.

- Quản lý nước

Cần cung cấp nước thường xuyên trong mùa nắng khi cây còn nhỏ (tưới 2 lần /ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát), nhất là trồng trên đất cát pha rất dễ bị thiếu nước. Đối với cây trưởng thành thì sức chịu đựng khô hạn khá, tuy nhiên, phải cung cấp đủ nước trong giai đoạn phát triển chồi, ra hoa và trái. Khả năng chịu đựng ngập úng của cây nhãn kém, cần thoát nước kịp thời trong mùa mưa, tránh cho cây bị ngập úng trong thời gian dài.

Hệ thống đê bao để quản lý nước trong vườn nhãn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công, đặc biệt là điều khiển cho nhãn ra hoa trái vụ. Hệ thống đê bao phải ngăn được lũ trong mùa nước và có thể tưới cho cây nhãn trong mùa khô.

Thời kỳ cây chưa mang trái nên tưới nuớc đủ ẩm thường xuyên, đặc biệt là trong mùa khô để giúp cây phát triển nhanh, mau cho trái. Thời kỳ cây mang

trái cần chú ý tưới nước đầy đủ sau khi thu hoạch để kích thích cây ra đọt non tập trung. Giai đoạn kích thích ra hoa cần phải “xiết” nước để giúp cây ra hoa tốt. Sau khi đậu trái nên tưới nước đủ ẩm để giúp trái phát triển nhanh.

Ở giai đoạn cây bắt đầu chuyển sang giai đoạn nghỉ, nếu có mưa sẽ làm rối loạn quá trình phân hoá mầm hoa và có thể thất bại trong việc xử lý ra hoa.

Tóm lại chủ động được nước là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong việc thâm canh cây nhãn.

- Tỉa cành tạo tán

Nhằm tạo lập một hình thái cây trồng có khả năng tiếp nhận ánh sáng đầy đủ, thuận lợi cho quang hợp, đồng thời khống chế và duy trì chiều cao của cây trong tầm kiểm soát để thuận lợi trong việc chăm sóc vườn. Cây nhãn hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, vững chắc nhằm tránh đổ ngã, gãy nhánh, từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp cho cây.

Duy trì sức sống tốt của cây, bảo đảm sự cân bằng sinh trưởng và kết trái, duy trì khả năng cho trái ở mức tối hảo. Tạo ra những cành mang trái trẻ thuận lợi cho việc ra hoa. Thay thế những cành già, loại bỏ cành sâu bệnh, chết, cành vô hiệu…. Các bước thực hiện như sau:

+ Sau khi trồng, cây cần được tưới nước đầy đủ để phục hồi sinh trưởng. Khi cây xuất hiện tượt non đầu tiên thì tiến hành bấm ngọn từ vị trí mắt ghép trở lên khoảng 50-60 cm để các mầm ngủ và cành bên phát triển.

+ Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng tre cột giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35-40o.

+ Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50-80 cm thì cắt đọt để các mầm ngủ trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2-3 cành.

+ Các cành cấp 2 cách nhau khoảng 15 – 20 cm và tạo với cành cấp 1 một góc 30- 350. Sau đó cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 như cách làm ở cành cấp 1. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3.

+ Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.

+ Công việc tỉa cành được tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10- 15 cm). Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng

mang quả. Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

5.5. Bón phân

Cũng như các loại cây trồng khác, đối với cây nhãn dinh dưỡng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành trái. Bón phân hợp lý sẽ làm cho năng suất nhãn được ổn định. Thiếu phân, đặc biệt là thiếu đạm và kali sẽ làm cho trái nhãn bị rụng, trái nhỏ và cơm sẽ mỏng.

Việc cung cấp phân cũng giống như tưới nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến suốt vụ, đặc biệt là sự phát triển của chùm hoa, sự ra trái và thời kỳ sinh trưởng, ra đọt ở vụ sau.

Kết hợp bón phân hữu cơ (ủ hoai mục) và phân vô cơ cho cây nhãn. Nên bón phân chuồng trước đầu mỗi vụ, tránh sử dụng phân chuồng khi cây đang mang trái, đặc biệt ở giai đoạn trái gần thu hoạch.

Tùy theo loại đất, giai đoạn sinh trưởng mà cung cấp lượng phân cho cây thích hợp.

- Thời kỳ nhãn cho trái

Cây nhãn ra hoa trên chồi tận cùng, nên sự tạo chồi mới có ý nghĩa quyết định sự ra hoa. Đọt mập dài thường dễ ra hoa hơn đọt ốm yếu hoặc bị sâu bệnh tấn công. Do đó, vấn đề bón phân cân đối cho cây ra đọt tốt sau khi thu hoạch là một trong các biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định đến quá trình ra hoa của cây.

Đối với cây trên 3 năm tuổi: Lượng phân bón cho mỗi gốc/năm là: 0,8-1 kg urê, 0,8-1,5kg super lân và 0,5-0,8 kg KCl. Lượng phân tăng dần hàng năm khoảng 10-15% đến khi cây cho trái ổn định (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Lượng phân bón cho nhãn ở các độ tuổi


Tuổi cây


Liều lượng (cây/vụ)



5 - 6

Urê

900 g - 1,3 kg

Super lân

1,3 - 1,8 kg

Clorua kali

700g – 1,0 kg

7 - 8

1,3 - 1,8 kg

1,9 - 2,5 kg

1,0 - 1,3 kg

9 - 10

1,9 - 2,6 kg

2,7 - 3,6 kg

1,5 – 2,0 kg

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.


Hơn 10 tuổi

Tăng liều lượng phân bón lên 10 - 20% mỗi năm


- Số lần bón được chia ra như sau:

Lần 1: Sau khi thu hoạch bón 50% ure + 60% lân + 10% kali Lần 2: Trước khi xử lý cho cây ra hoa bón 40% lân + 15% Kali Lần 3: Cụm hoa dài 5-10 cm bón 10% đạm + 15% Kali

Lần 4: Đường kính trái = 0,3 – 0,5 cm bón 20% đạm + 20% Kali Lần 5: Đường kính trái = 1,0 cm bón 20% đạm + 20% Kali

Lần 6: Trước khi thu hoạch 1 tháng bón 20% Kali

Hàng năm cần bón thêm phân chuồng hoai từ 10-20 kg/gốc. Có thể bón thêm tro trấu, xác thân cây họ đậu, vỏ đậu, … Nhìn chung, tùy khả năng sinh trưởng, năng suất của mùa trước mà có lượng phân NPK phù hợp cho vụ kế tiếp.

- Cách bón phân

Sau thu hoạch, cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, cách gốc 2/3 tán cây, sâu 10-20 cm cho phân vào lấp đất lại và tưới nước. Các đợt sau bón quanh tán cây, xới đất nhẹ cách gốc 0,5m và bón phân, tưới nước.

- Phân bón lá

Để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây, có thể sử dụng phân bón lá như 15-30-15, Komix, Bayfolan, Completes, Atonik… khi cây có lá lụa hoặc giai đoạn trái đang phát triển (1-2 tháng trước khi thu hoạch) giúp tăng khả năng sinh trưởng, ra hoa, đậu quả.

Khuyến khích sử dụng các loại phân hữu cơ sinh học, vi sinh như: NEB- 26, Wehg, Agrotain, các dạng phân có chứa gốc K-humat… để tăng năng suất và chất lượng nông sản.

5.6. Xử lý ra hoa

- Sự ra hoa

Trong một phát hoa nhãn có mang hoa lưỡng tính có chức năng đực, hoa lưỡng tính có chức năng cái hoặc hoa lưỡng tính với 2 bộ phận đực và cái. Hoa nhãn thụ phấn chéo nhờ côn trùng như: ong mật, ong ruồi. Hoa có hiện tượng chín không đồng nhất giữa nhụy đực và nhụy cái. Sự thụ phấn có hiệu quả sau 8

– 14 h. Hoa nhãn nở tương đối tập trung nên có sự trùng lên nhau giữa các loại hoa từ 4 – 6 tuần tuỳ thuộc vào từng giống. Sự đậu trái thường thấy ở những hoa nở cùng với thời kỳ nở của hoa đực. Nhiệt độ thích hợp cho hoa nhãn nở là 20-27oC.

Sự nở hoa trên một phát hoa được ghi nhận như sau: trên 1 chùm hoa, hoa cái nở trước và tập trung trong vòng 3 ngày, sau đó là đến hoa đực. Hoa bắt đầu nở ở gốc và giữa phát hoa, sau đó hoa nở dần lên trên. Hoa nở bắt đầu bằng sự

nứt lá đài vào buổi tối, đến sáng ngày hôm sau bắt đầu nhú vòi nhuỵ, đến sáng ngày thứ 3 nướm nhuỵ nức ra và chiều cùng ngày cánh hoa bắt đầu rụng, thời gian từ khi nứt lá đài đến rụng cánh hoa diễn ra trong 3 ngày. Nếu được thụ tinh thì bầu noãn bắt đầu phát triển.

- Sự đậu trái

Thời kỳ đậu trái đòi hỏi ẩm độ cao, tuỳ thuộc vào từng giống và điều kiện khí hậu, từ khi thụ phấn đến thu hoạch vào khoảng 3,5-4 tháng. Nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi, trái đậu đợt thứ 3 thì thời gian thu hoach kéo dài thêm 15-20 ngày. Hoa nhãn thì rất nhiều nhưng tỉ lệ đậu rất thấp và thường rụng ở giai đoạn 2 tuần sau khi đậu trái (trái có đường kính khoảng 1 cm).

Các giai đoạn phát triển của trái nhãn

+ Giai đoạn 1: 45 ngày đầu sau khi đậu trái, trái phát triển chậm.

+ Giai đoạn 2: 45 – 90 ngày trái tăng trưởng nhanh, đặc biệt thịt trái tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn 75 – 90 ngày. Bởi vì, giai đoạn đầu là giai đoạn phát triển của hạt và sau đó là phát triển thịt quả.

+ Trên nhãn xuồng cơm vàng: thời gian đậu trái đến khi thu hoạch là 12 tuần. Trong đó, hạt phát triển nhanh từ tuần thứ 3 và đạt kích thước tối đa ở tuần thứ 7, thịt trái phát triển ở tuần thứ 6 – 11.

Quy trình kỹ thuật xử lý ra hoa trên nhãn Edor

Trần Văn Hâu, 2009


Ngày

Công việc

Những điểm cần quan tâm

Giai đoạn sau thu hoạch: Kích thích ra đọt

non



Tỉa cành: Cắt phía dưới chùm trái 2-3 mắt lá và những cành không ra hoa mùa trước, những cành bị sâu bệnh, ốm yếu, bị che khuất bên trong tán cây nhằm tạo cho tán thông thoáng, kích thích cây ra nhiều chồi mới tập trung. Kết hợp tỉa cành sửa tán khi tán cây quá lớn. Ba năm nên tỉa sửa tán một lần.

Phun thuốc Comite, Ortus, Kumulus ngừa nhện Lông nhung truyền bệnh Chổi Rồng.


Bón phân: Giúp cho cây ra đọt mập, tập trung giúp cho cây ra hoa, đậu trái và nuôi trái tốt hơn. Có thể sử dụng hỗn hợp phân NPK (20-20-15) kết hợp với phân

Urea với tỉ lệ 2:1. Để đơn giản có thể sử

Trước khi bón phân cần xới đất quanh gốc theo tán cây rộng khoảng 0,4 m.

dụng phân chuyên dùng AT1 (18-12-8) của nhà máy phân bón Bình Điền với liều lượng tùy theo tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây và năng suất vụ trước.



Tưới nước: 1-2 ngày/lần giúp cho cây hấp thu phân và ra đọt non tốt



Kích thích ra đọt non: sau khi tỉa cành tiến hành phun GA3 (1 viên pha 50-100 lít nước) để kích thích cây ra đọt tập trung


Sau khi ra đọt non



- Khi lá cơi đọt thứ nhất già thì tiến hành

- Chú ý: Phòng trừ sâu bênh đặc biệt

bón phân để kích thích cơi đọt thứ hai

là sâu đục gân lá nhãn và sâu đục

phát triển. Sử dụng công thức phân và

cành có thể sử dụng nhóm Cúc tổng

liều lượng như lần bón cho sau thu

hợp, Abamectin kết hợp với thuốc

hoạch.

trừ bệnh cây như các loại gốc đồng.

- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại

- Tiến hành tuyển đọt, loại bỏ những

khi ra đọt non.

đọt ốm yếu ,chỉ để lại 1-2 đọt/cành.

- Kích thích cho cây ra cơi đọt thứ ba

- Chú ý: phun MKP (0-52-34) nồng

nếu đọt phát triển kém theo phương pháp

độ 0,5-1% cho cơi đọt 2 già đồng

trên

loạt sẽ ra đọt cơi 3 tập trung hơn.

Xử lý Chlorate kali (KCLO3)



7 ngày trước khi xử lý KClO3 tiến hành phun MKP giúp lá già đồng loạt với nồng độ 0,5-1%.



Thời điểm xử lý: Khi lá non có màu xanh nhạt (40-45 ngày tuổi).



Liều lượng: 40 - 50 g nguyên chất/m

- Liều lượng Chlorate kali tùy thuộc

đường kính tán.

vào mùa vụ, tinh trạng sinh trưởng

Lưu ý:

- Hóa chất KClO3 làm chết chóp rễ, xử lý hóa chất với liều lượng quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

của cây và tuổi cây. Mùa mưa, cây

sinh trưởng mạnh, cây ra hoa nhiều lần sử dụng liều lượng nhiều hơn mùa khô, cây sinh trưởng kém hay cây chỉ mới kích thích ra hoa lần

- Hóa chất KClO3 có loại độ tinh khiết

đầu.

chỉ có 80%, cần chú ý để đảm bảo liều

- Trước khi xử lý nên xới đất quanh


lượng.

gốc tương tự như bón phân.


Cách xử lý: Pha hóa chất với 30-40 lít nước tưới đều xung quanh tán cây. Sau đó tưới nước với lượng vừa phải (1 ngày/lần) trong vòng 7 ngày để cây hấp thu hóa chất.

- Đối với đất có thành phần cơ giới nhẹ, có nhiều cát nên pha hóa chất với lượng nước vừa phải và tưới từ từ vào tán cây để hóa chất không bị mất do thẩm lậu vào đất.


- 7 ngày sau khi xử lý phun MKP nồng độ 0,5% và 7 ngày sau phun lại lần 2.

- 20 ngày sau khi xử lý hóa chất: Phun KClO3 với nồng độ 1.000 ppm (100-120 g/100 lít nước).


Giai đoạn ra hoa



- Khi hoa nhú ra được 15 cm phun KNO3

- Trong giai đoạn hoa phát triển

nồng độ 0,5% giúp hoa phát triển nhanh

không sử dụng các loại thuốc dạng

và tập trung.

nhủ dầu vì có thể ảnh hưởng đến

- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh: Có thể

hoa.

sử dụng thuốc trừ sâu gốc cúc tổng hợp

- Không phun thuốc BVTV trong

kết hợp với Anvil.

giai đoạn hoa nở. Nhãn là cây thu

- Khi hoa phát triển hoàn toàn phun lại lần 2, kết hợp với Botrac để tăng sự đậu trái.

phấn nhờ côn trùng nếu phun thuốc

BVTV sẽ xua đuổi côn trùng dẫn đến tỉ lệ đậu trái thấp.

- Bón phân nuôi hoa: sử dụng phân NPK


15-15-15 kết hợp với Urea (tỉ lệ 1:1) với


liều lượng bằng 2/3 so với bón khích


thích ra đọt.


Giai đoạn sau khi đậu trái (SKĐT)



- Khi hoa cái rụng cánh: Phun hóa chất

- Nên thường xuyên quan sát sự xuất

tăng đậu trái hoặc phân bón lá 10-30-10

hiện của sâu bệnh để có biện pháp

nồng độ 0,5%.

phòng trị kịp thời.

- 10-15 ngày SKĐT phun GA3 với nồng

- Lượng phân tùy theo tuổi cây, tán

độ 10-20 ppm (1 viên pha ra 50-100 lít

cây, số lượng trái/cây.

nước). Phun lại lần hai sau 10-15 ngày.


- 30 ngày SKĐT: Bón phân thúc trái


phát triển. Phân N:P:K tỉ lệ 1:1:1 như


15-15-15 hay 20-20-15.


- 45-50 ngày SKĐT: Phun phân nitrate


can-xi (Ca(NO3)2 hay CaCl2 nồng độ 0,1-


Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí