Thống Kê Số Lượng Cơ Sở Lưu Trú Trên Địa Bàn Xã Hồng Vân


bảo hoạt động giao thông luôn thuận tiện và dễ dàng liên thông với các thôn trong toàn xã phục vụ khách đến thăm quan trải nghiệm tại các điểm du lịch.

3.1.3. Cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch

Cơ sở lưu trú trên địa bàn còn quá ít, chưa thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Cùng với hạ tầng du lịch thì cơ sở vật chất kỹ thuật cũng cũng phải được nâng cấp đồng bộ. Vì thiếu sự đa dạng về dịch vụ, cơ sở vật chất còn hạn chế nên chưa thực sự thu hút được khách du lịch đến tham quan.

Cơ sở lưu trú

Số lượng

Nhà nghỉ

02

Homestay

04

Nhà vườn

03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 8

Bảng 3.3. Thống kê số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn xã Hồng Vân

3.1.4. Cơ sở ăn uống, mua sắm hàng lưu niệm

Cơ sở ăn uống thường phát triển song song với cơ sở lưu trú và nó là một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển du lịch. Chính vì cơ sở lưu trú trên địa bàn quá ít mà chủ yếu chỉ là phục vụ khách lưu trú mà không phát triển dịch vụ ăn uống kèm theo nên hiện nay địa bàn xã có 02 cơ sở phục vụ khách du lịch ăn uống tại chỗ.

Hiện trên địa bàn xã có 12 nhà vườn phục vụ khách mua sắm hàng hóa, hàng lưu niệm mang đậm chất đặc sản địa phương như: Trà chùm ngây của HTX hoa cây cảnh, các loại cây cảnh như: Xanh, si, đa, các loại hoa như: Hoa hồng…. Tuy nhiên, số lượng và chủng loại hàng hóa, hàng lưu niệm vẫn còn ít và chưa chú trọng đầu tư chuyên sâu nên không thu hút được người mua. Do vậy, trong năm 2019 các nhà vườn, đặc biệt là các mô hình thí điểm cần đa dạng hóa các mặt hàng theo hướng chuyên sâu đối với từng cơ sở để tạo động lực thu hút khách đến tham quan mua sắm.

3.1.5. Dịch vụ vận tải phục vụ khách du lịch

Về cơ sở hạ tầng giao thông đã được đầu tư tương đối tốt. Tuy nhiên, để phục vụ đưa đón khách du lịch xã cần phải có kế hoạch đầu tư xe điện để đưa đón


khách đến tham quan tại các điểm du lịch đã được kết nối. Quý 4 năm 2018 Hợp tác xã hoa cây cảnh đã thực hiện đầu tư thí điểm 2 xe điện với tổng giá trị khoảng 500 triệu đồng, trước mắt để phục vụ khai thác thí điểm theo kế hoạch 8 mô hình du lịch.

Phương tiện

Số lượng

Xe điện

03

Xe đạp

15

Xích lô

18

Bảng 3.4. Thống kê số lượng phương tiện phục vụ du lịch

3.1.6. Các dịch vụ vui chơi giải trí:

Các dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch còn thiếu và hiện chưa được đầu tư.

Để thu hút được khách du lịch tham quan UBND xã thực hiện kế hoạch xã hội hóa các khu vui chơi, kêu gọi sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân có tiềm lực về kinh tế để thực hiện. Dự kiến cuối năm 2019 sẽ triển khai khu vui chơi giải trí tại khu vực trung tâm xã .

3.2. Định hướng xây dựng phát triển xã du lịch

3.2.1. Định hướng về đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Khi thực hiện đón các tour tham quan đến cần chú ý khai thác các yếu tố mang những dấu ấn văn hóa bản địa như: Khu nhà bia Nguyễn ý, Lăng đá Quận Vân, khu di tích Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung…Thăm quan và trải nghiệm tại các nhà vườn, thăm nhà dân, thăm quan học việc cách trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh, sản xuất các sản phẩm đặc trưng của địa phương như : trà chùm ngây, cây cảnh nghệ thuật, hoa hồng…

Bên cạnh những dịch vụ hướng đến du lịch sinh thái bản địa, cũng cần tập trung quan tâm đến nhu cầu mua sắm của khách đến tham quan, đây cũng là nguồn thu góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch tại địa phương.


Tập trung các nghệ nhân có tay nghề cao trong lĩnh vực sản xuất hoa cây cảnh nghề thuật, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại, kích cỡ phục vụ khách thăm quan.

3.2.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng

Trong lĩnh vực du lịch hạ tầng cơ sở là một phần quan trọng trong việc khai thác tiềm năng du lịch. Hạ tầng cơ sở du lịch của xã đã được quan tâm đầu tư, tuy nhiên mới chỉ là hạ tầng về giao thông, còn lại các cơ sở hạ tầng khác vẫn còn rất nhiều hạn chế so với yêu cầu chung của phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là hệ thống trang thiết bị như: xây dựng điểm đón trả khách tại các điểm du lịch, các biển hiệu chỉ dẫn đến các tour, hệ thống đèn đường phục vụ khách tham quan trải nghiệm ban đêm…đặc biệt là hệ thống thu gom rác thải rắn tại các điểm tập trung chưa được hoàn thiện.

Ưu tiền hàng đầu của phát triển du lịch sinh thái là phải xây dựng được các tuyến đường dẫn vào các điểm tham quan, nâng cấp sửa chữa những đoạn đường đã bị xuống cấp, giúp cho việc vận chuyển, đi lại dễ dàng để khách đến tham quan được thuận tiện.

Cơ sở hạ tầng về nguồn cung cấp nước sạch cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái, đây là một trong những tiêu chí đánh giá phát triển du lịch sinh thái bền vững, hiện nay các nguồn nước tại các giếng khoan truyền thống không còn đảm bảo vì ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vấn đề này đã được khắc phục bởi hiện nay trên địa bàn xã đã xây dựng được 01 nhà máy nước sạch có công suất phục vụ nước sạch cho 5 xã phía đông huyện Thường Tín, do vậy đây là một yếu tố vô cùng thuận lợi trong việc phát triển du lịch sinh thái của xã.

Hệ thống điện và hệ thống thông tin liên lạc đã được đầu tư nâng cấp đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng và phát triển trong những năm tiếp theo.

3.2.3. Định hướng về nhân lực


Chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm du lịch. Do đó, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên cũng như đội ngũ phục vụ là rất quan trọng.

Cần thường xuyên tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý và nhân viên phục vụ du lịch tham gia các lớp bồi dưỡng và học tập thực tế tại các diểm du lịch nổi tiếng để có kinh nghiệp phục vụ khách du lịch tốt hơn.

Nhất thiết cần thành lập các ban giám sát chất lượng phục vụ khách du lịch của các cơ sở du lịch trên địa bàn để thường xuyên kiểm tra chất lượng phục vụ từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và tìm ra phương hướng mới trong công tác đào tạo đội ngũ phục vụ du lịch của địa phương.

3.2.4. Định hướng về tổ chức quản lý

Xây dựng ban quản lý du lịch của địa phương có cán bộ địa phương tham gia quản lý và lãnh đạo. Qua đó từng bước xây dựng được đội ngũ làm công tác du lịch là các đoàn viên thanh niên chuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ vui chơi giao lưu phục vụ khách du lịch một cách chuyên nghiệp bài bản

Mô hình quản lý cần mở rộng có sự tham gia của các doanh nghiệp, hội nghề nghiệp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia và được hưởng lợi từ phát triển du lịch sinh thái làng nghề.

Mở các lớp đào tạo tập huấn chuyên nghiệp cho các hướng dẫn viên và người dân tham gia phát triển du lịch trên địa bàn.

3.2.5. Định hướng công tác xúc tiến quảng cáo du lịch địa phương

Công tác quảng bá xúc tiến du lịch là yếu tố quan trọng. Đặc biệt cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và chính quyền địa phương để thúc đẩy du lịch phát triển.

Cần đầu tư nghiên cứu đa dạng hóa các loại hình quảng cáo như: Xây dựng các trang thông tin quảng cáo qua mạng xã hội, báo đài, internet….đường đến dẫn vào các điểm du lịch cần phải đầu tư biển quảng cáo, pa nô áp phích, biển chỉ dẫn, những lời giới thiệu gây sự quan tâm chú ý của du khách đến tham quan. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến các hình thức maketting hiệu quả khác như gửi thư ngỏ đến


các công ty, cơ quan, trường học với chương trình tour được thiết kế phù hợp đẹp mắt mang tính thuyết phục cao.

Thiết kế trang Web riêng đề đưa hình ảnh, thông tin, quảng bá du lịch của xã đến gần hơn với khách có nhu cầu tham quan du lịch sinh thái.

3.2.6. Định hướng môi trường tự nhiên

Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý tốt rác thải, chất thải, không để nước thải trực tiếp xả thải ra hệ thống mương máng thoát nước. Cần đầu tư hơn nữa công tác thu gom và xử lý chất thải rắn để bảo vệ môi trường.

Xây dựng các pano áp phích biển báo bảo vệ môi trường đặc biệt là ý thức của nhân dân trong vấn đề bảo vệ môi trường, có nội quy quy định cụ thể để có chế tài xử lý các trường hợp vi phạm.

3.2.7. Định hướng về môi trường nhân văn

Cần có kế hoạch dài hạn để tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nhận thức rõ tầm quan trọng của chủ trương phát triển du lịch sinh thái làng nghề, xây dựng một môi trường du lịch lành mạnh, hiệu quả phục vụ khách thăm quan. Đặc biệt cần nêu cao ý thức của nhân dân trong việc xây dựng hình ảnh người Hồng Vân thân thiện mến khách.

3.2.8. Khai thác, phục hồi các làng nghề truyền thống của địa phương.

Trên địa bàn xã hiện có 2 làng nghề hoa cây cảnh là Làng Xâm Xuyên và Làng cơ giáo đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận năm 2014, đây là điều kiện thuận lợi trong việc khai thác các làng nghề truyền thống của địa phương kết hợp với các điểm du lịch văn hóa tại các vùng lân cận, khuyến khích người dân tham gia phát triển du lịch tạo công ăn việc làm cải thiện đời sống vật chất và tình thần của nhân dân.

3.3. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái làng nghề

3.3.1. Đổi mới phát triển du lịch.

Du lịch nói chung và du lịch sinh thái là những hoạt động mang tính trải nghiệm thực tế, do vậy muốn thu hút được khách du lịch cần phải phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Bên cạnh


đó các điểm du lịch cần phải có sự đầu tư chuyên sâu, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp để thu hút khách du lịch tham quan trải nghiệm thường xuyên.

3.3.2. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước.

Để phát triển du lịch một cách bền vững nhất thiết phải có sự quan tâm của các cấp chính quyền đặc biệt là chính quyền trực tiếp quản lý.

3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố được cân nhắc và đáng lưu ý đối với nhân viên phục vụ du lịch, việc đào tạo một cách bài bản chuyên nghiệp giúp cho nhân viên có những kỹ năng cần thiết đề phục vụ tốt hơn

Cần có những chương trình huấn luyện nhân viên định kỳ, kiểm tra kiến thức cũng như kỹ năng nghiệp vụ cần thiết của nhân viên tại các điểm du lịch, có chính sách khen thưởng hợp lý công bằng.

Mời các trường, các trung tâm có chức năng về du lịch đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, để họ có những định hướng, sáng kiến nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới, ngoài những kiến thức cần thiết về giới thiệu các điểm du lịch, cần trang bị thêm những kỹ năng như kể chuyện, ngâm thơ, hát hò phục vụ du khách.

Trong quá trình đào tạo bồi dưỡng cần phải có sự thu thập phản hồi ý kiến của các thành viên trong đội ngũ nhân viên, vì họ là những người trực toeeps tiếp xúc với công việc nên họ hiểu những khó khăn và những thay đổi cần thiết phù hợp với việc phát triển du lịch của địa phương.

3.3.4. Giải pháp về vốn.

Cần huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư phát triển các mô hình cũng như các điểm khai thác du lịch như:

- Nguồn vốn từ ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Nguồn vốn từ các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch

- Nguồn vốn xã hội hóa của các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển các mô hình như mô hình, các điểm văn hóa sẵn có phục vụ khách tham quan.

3.3.5. Giải pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương.


Phối hợp với chính quyền cơ sở, các chi hội như đoàn thanh niên, phụ nữ… phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương tạo ra các sản phẩm đặc trưng phục vụ khách tham quan mua sắm.

Chính quyền địa phương cũng cần có những giải pháp như tìm nguồn vốn vay cho các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển du lịch sinh thái nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân tại địa phương.


Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá hoạt động du lịch của chương 2. Chương 3 đã đưa ra những giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về tổ chức quản lý, về xúc tiến quảng bá, liên kết, hợp tác..để khác phục những điểm yếu để phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Bên cạnh các giải pháp cho từng yếu điểm thì tác giả đã dành riêng một phần để nói về giải pháp phát triển bền vững. Bởi vì đây là yếu tố sống còn đối với một điểm du lịch. Nếu như khai thác để phát triển du lịch một cách ồ ạt thì chỉ trong một thời gian ngắn khi các tài nguyên đã bị khai thác triệt để, môi trường ô nhiễm, những bản sắc bị bào mòn và thương mại hoá thì địa điểm đó sẽ không thể nào khai thác du lịch, mặt khác để lại những hệ luỵ cho người dân sinh sống tại xã Hồng Vân.

Phần thứ 3 tác giả trình bày tại chương 3 đó chính là những đề xuất xây dựng và nâng cấp các hạng mục cũng như tạo ra các tuyến du lịch mới giúp tăng giá trị khai thác và mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút khách du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2023