Một Số Kỹ Năng Của Hs Khi Tự Học Trong Môi Trường M-Learning



38


Nhận xét: Việc sử dụng MTĐT trong tự học không cho phép việc tự học được diễn ra mọi lúc, mọi nơi, thậm chí diễn ra ngay cả khi người học di chuyển như việc sử dụng ĐTDĐ. Mặt khác nếu sử dụng ĐTDĐ thì việc tương tác giữa GV với HS, giữa các HS với nhau sẽ phong phú, đa dạng và thân thiện hơn vì ĐTDĐ nhỏ gọn dẽ dàng cho việc mang theo khi di chuyển.

Hiện nay, trên thế giới, xu hướng phát triển từ E-learning sang M- learning đang thu hút được sự quan tâm, đầu tư của nhiều nhà nghiên cứu, trường đại học và chính phủ một số nước. Theo chúng tôi, những kết quả về triển khai E-Learning ở Việt Nam trong thời gian qua sẽ là những yếu tố khởi đầu rất thuật lợi cho việc phát triển, chuyển tiếp từ E -learning sang M-learning.

1.5.2. Tự học trong môi trường M-learning

Hiện nay, một số nhà giáo dục như Argyris, Friere, Illich và Knowles

[35] đã nghiên cứu và đề xuất PPDH gắn với việc học tập ở ngoài lớp học (bao gồm cả học tập từ xa) nhưng tất cả đều chưa nhấn mạnh đến tính chủ động của người học và việc tự học.

Theo chúng tôi, việc tự học trong môi trường M-learning có những đặc điểm sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

(1) Sự khác biệt giữa các hoạt động tự học trong M-learning với các hoạt động học tập khác là nó tạo cơ hội tối đa hỗ trợ người học chủ động trong học tập; Người học vượt qua những giới hạn về không gian (có thể lấy tài nguyên học tập ở nơi này và phát triển, ứng dụng nó ở một nơi khác) và vượt qua những giới hạn về thời gian, người học ôn lại kiến thức của mình ở những hoàn cảnh khác nhau, phạm vi rộng hơn nhiều. Qua đó, giúp người học tạo được thói quen học tập suốt đời. Họ cũng có thể dễ dàng chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác, tự mình điều khiển các dự án học tập mà không nhất thiết theo một khung chương trình đơn lẻ nào.

(2) Quá trình tự học cũng như đánh giá kết quả tự học diễn ra cả ở trong và ngoài lớp học. Điều này cho thấy M-learning tạo cơ hội để đưa ra

Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 THPT tự học Toán - 7



39


những công nghệ mới hỗ trợ người học học tập trong mọi khoảng thời gian có thể, mọi không gian thích hợp.

(3) Việc tự học phải xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn trước hình thức tự học mới khi công nghệ phát triển, cụ thể:

(i) Khẳng định vai trò trung tâm của người học: Xây dựng kiến thức và kỹ năng cho người học từ chính việc học, kinh nghiệm học tập của bản thân.

(ii) Xác định rõ kiến thức trọng tâm: Nội dung bài học phải được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức vững chắc, sử dụng sáng tạo các khái niệm và phương pháp học tập mà người học đã tích lũy được.

(iii) Chú trọng khâu đánh giá: Việc đánh giá luôn gắn liền với khả năng của người học, GV cần thường xuyên đưa ra chỉ dẫn và thông tin nhằm giúp đỡ người học.

(iv) Tăng cường học hợp tác: Người học sẽ học tập hiệu quả hơn thông qua tương tác trong cộng đồng học tập, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ những thành viên yếu kém hơn trong cộng đồng. Gắn quá trình tích cực xây dựng kiến thức của người học với việc học tập của cộng đồng.

(v) Khuyến khích cá nhân thể hiện, chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm cho bạn học ở mọi nơi, mọi lúc.

Việc ứng dụng M-learning trong tự học có thể tạm phân chia một cách tương đối như sau:

- Ứng dụng M-learning hỗ trợ HS một khâu nào đó trong quá trình tự học một nội dung cụ thể (ví dụ tra cứu một khái niệm, một tính chất, cách giải một bài tập nào đó, tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng qua việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan...)

- Ứng dụng M-learning hỗ trợ HS tự học một bài học trong SGK, một chủ đề cụ thể (ví dụ phương pháp tìm nguyên hàm của các hàm hữu tỷ, dạng bài tập về thiết lập phương trình của đường thẳng trong không gian...)

- Ứng dụng M-learning để tự học trong một thời gian dài, tự học suốt đời (ví dụ tham gia các khóa đào tạo từ xa để lấy bằng đại học...)



40


1.5.3. Một số kỹ năng của HS khi tự học trong môi trường M-learning

(1) Kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian:

Khác biệt chính giữa việc học trực tiếp và tự học qua mạng chính là sự độc lập. HS có thể tham gia những buổi học trên mạng vào những thời điểm thuận tiện cho mình. Sự khác biệt này cũng dẫn đến một tình trạng khá phổ biến, đó là sự chần chừ trong học tập khiến HS không theo kịp chương trình học. Do đó, việc lập thời gian biểu cho bản thân đã giúp người học bảo đảm giờ giấc trong việc tham gia các buổi học.

HS phải có kỹ năng đặt ra và tuân thủ những nguyên tắc cho chính mình trong việc thực hiện thời gian biểu và không cho phép bất kỳ sự xao lãng nào xen vào kế hoạch của bạn. Có kỹ năng quản lý thời gian tốt HS sẽ có thể sắp xếp thời gian một cách hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.

(2) Kỹ năng đọc và làm theo hướng dẫn bằng văn bản đa phương tiện:

Trước hết cần đọc lướt qua tất cả các ý chính của bài giảng. Cách đọc này giúp cho HS nắm được nội dung chính của bài. Đồng thời giúp HS tự quyết định được là mình cần đi sâu tìm hiểu và đọc kỹ phần nào. Có kỹ năng đọc hiểu ví dụ và vận dụng vào giải các bài toán tương tự theo hướng dẫn.

(3) Kỹ năng đặt câu hỏi trong quá trình tự học:

Đặt câu hỏi là một phần không thể thiếu của quá trình học. Thông qua các câu hỏi được đặt ra, các HS có thể đào sâu hơn chủ đề thảo luận. Việc đào sâu kiến thức như thế giúp cho chủ đề thảo luận trở nên dễ hiểu hơn. Một bài giảng, chuyên đề của M-learning đều có các công cụ giao tiếp như diễn đàn để thảo luận, email hoặc chat trực tiếp. HS có thể sử dụng những công cụ này để đưa ra những câu hỏi. HS cũng có thể tận dụng ưu thế về thời gian so với các lớp học trực tiếp để chuẩn bị những câu hỏi giúp tìm ra bản chất của vấn đề một cách rõ ràng.

(4) Kỹ năng tự đánh giá kết quả tự học

HS cần tự đánh giá kết quả tự học của bản thân thông qua chức năng kiểm tra đánh giá của hệ thống đồng thời kết hợp với việc đánh giá của GV, của các bạn HS và chính nhận định của bản thân để kịp thời điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch tự học của mình ngày càng hiệu quả hơn.



41


(5) Một số kỹ năng sử dụng ĐTDĐ:

Ngoài việc sử dụng thành thạo các chức năng cơ bản của ĐTDĐ, HS cần phải có các kỹ năng sau:

(i) Tải lên và tải các tập tin bằng ĐTDĐ;

(ii) Gửi, mở, chuyển tiếp một tin nhắn email;

(iii) Tiến hành tìm kiếm cơ bản sử dụng một công cụ tìm kiếm...

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số HS nơi đề tài thực nghiệm sư phạm đều có hầu hết các kỹ năng về góc độ công nghệ trên nên việc thực nghiệm rất thuận lợi. Riêng kỹ năng về quản lý thời gian và tự đặt câu hỏi thì cần thêm sự hướng dẫn và hỗ trợ của GV.

Tuy nhiên hiện nay trên mạng có rất nhiều nội dung như trò chơi, thông tin xã hội trên facebook... HS cũng cần phải có bản lĩnh tránh không bị hút vào các nội dung này đến mức ảnh hưởng đến việc tự học.

1.5.4. Một số kỹ năng của giáo viên dạy tự học trong M-learning

(1) Kỹ năng triển khai dạy tự học:

GV cần có các kỹ năng nhận biết được việc dạy học trong môi trường M-learning khác so với môi trường dạy học truyền thống để dạy học đạt hiệu quả, ví dụ: Kỹ năng tổ chức, triển khai dạy học và đánh giá HS trên hệ thống M-learning; kỹ năng khai thác các mối tương tác trong M-learning; kỹ năng tham khảo các khoá học trực tuyến khác từ các đồng nghiệp hoặc từ Internet...

(2) Kỹ năng giám sát, đánh giá và quản lý:

GV cần có kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học riêng của mình và yêu cầu HS thực hiện theo kế hoạch đã đề ra để thực hiện các chức năng giám sát, đánh giá và quản lý được quá trình tự học của HS.

(3) Kỹ năng về công nghệ:

GV cần có các kỹ năng cơ bản về sử dụng ĐTDĐ như: Kỹ năng chia sẻ thông tin qua kết nối bluetooth, email; kỹ năng tiếp cận và làm chủ các chương trình ứng dụng mới trên hệ thống M-learning; kỹ năng chuyển tải các



42


bài giảng, HLĐT lên hệ thống; kỹ năng hợp tác với các chuyên gia về CNTT&TT để thiết kế, biên tập HLĐT...

Thực tế cho thấy, trong những năm qua phong trào ứng dụng CNTT&TT vào nhà trường do Bộ GD&ĐT phát động đã được triển khai rộng nên đội ngũ GV các trường phổ thông đã tự trang bị cho mình các kỹ năng về khai thác thông tin trên mạng, thiết kế bài giảng với các phần mềm công cụ, sử dụng máy tính và các phương tiện dạy học hiện đại... nên việc làm chủ các công nghệ với các thiết bị di động rất thuật lợi. Riêng nhóm các kỹ năng về triển khai và quản lý dạy học trong hệ thống M-learning thì cần được trao đổi thêm trước khi thực hiện.

1.6. Thực trạng khai thác M-learning trong dạy học

1.6.1. Thực trạng khai thác M-learning trên thế giới

Các vấn đề xung quanh M-learning được trao đổi chính thức tại hội thảo khoa học tổ chức năm 2002 tại Birmingham, tiếp theo đó là năm 2003 tại London, năm 2004 tại Rome, tại Cape Town vào tháng 10 năm 2005, tại Banff, Alberta vào tháng 11 năm 2006 và năm 2007 tại Melbourne, Australia. Nhiều hội thảo quốc tế về công nghệ ĐTDĐ và không dây trong giáo dục WMTE đã diễn ra tại Thụy Điển (http:// lttf.ieee.org /wmte2002/), (http://lttf.ieee.org/wmte2003), sau đó được tổ chức tại Đài Loan (2004), Nhật Bản (2005), Hi Lạp (2006). Ngoài ra còn phải kể đến dự án nghiên cứu triển khai M-Learrning tại Canada (2002); Châu Phi (2011); Trường đại học Ramkhamhaeng tại Thái Lan (2005); Đài Loan (2007); Hồng Kông (2009).

Tại Hàn Quốc, đã triển khai việc hướng dẫn HS sử dụng smartphone trong học tập (kekis.edu.hr)

Trong thời gian qua, kết quả hội thảo khoa học về chủ đề học tập di động được đăng tải trên các trang web, như www.ics.ltsn.ac.uk/events; www.e- innovationcentre.co.uk/eic_event.htm; www.aidtech.wlv.ac.uk; www.alt.ac.uk ...



43


Theo một kết quả điều tra do Olaf Zawacki-Richter, Tom Brown và Rhena Delport thực hiện [66], cho thấy:

Đối với các cơ sở đào tạo: Khoảng 14% các trường học đang phát triển các khoá học sử dụng các thiết bị di động, khoảng 55% các cơ sở đào tạo từ xa, 48% các cơ sở đào tạo kết hợp theo kiểu truyền thống với đào tạo trực tuyến đang lên kế hoạch phát triển các khoá học M-learning.

Đối với người học được hỏi: 88% đang quan tâm và tham gia M- learning. 78% cho rằng M-learning sẽ trở thành xu hướng thích hợp trong GD&ĐT ở bậc đại học. trong vòng từ 3 đến 5 năm nữa. 64% số người cho rằng sự phát triển của công nghệ không dây sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc xoá bỏ khoảng cách về sự phân tầng khi triển khai ứng dụng những thành tựu của CNTT&TT.

Về tác động của M-learning đến hệ thống các PPDH: 72% đồng ý rằng M-learning sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới để hỗ trợ người học, phát triển và chuyển giao các nội dung học tập. 77% cho rằng M-learning sẽ giúp tăng cường, nâng cao hiệu quả dạy và học một cách độc lập với thời gian và không gian. Qua đó cũng nhấn mạnh đến khả năng nâng cao cơ hội học tập của M- learning so với các hình thức học tập khác.

Căn cứ vào thông tin trên, chúng tôi nhận thấy:

(1) Mô hình M-learning là sự phát triển tất yếu của E-Learning để bắt nhịp và khai thác các thế mạnh công nghệ của các thiết bị di động;

(2) Việc ứng dụng M-learning trong dạy học đã khẳng định được kết quả bước đầu trong các lĩnh vực: Các trò chơi trí tuệ trên ĐTDĐ; tự học ngôn ngữ; tham gia các khóa học trực tuyến....

(3) Về hình thức khai thác M-learning có hiệu quả bao gồm: Truy cập để đọc hoặc tải về ĐTDĐ các bài giảng; tham gia diễn đàn để trao đổi về học tập; trao đổi thông tin qua tin nhắn; giải toán qua ĐTDĐ...



44


Bên cạnh những vấn đề đã được giải quyết thì vẫn còn những vấn đề còn bỏ ngỏ cần quan tâm, chẳng hạn:

M-learning hiện nay đang khai thác cả máy tính xách tay, ĐTDĐ và các thiết bị khác có cùng chức năng.

M-learning bằng cách sử dụng ĐTDĐ chưa phát huy hết khả năng về công nghệ và chưa có phương pháp sư phạm phù hợp [38].

1.6.2. Thực trạng khai thác M-learning ở Việt Nam

Điều kiện để triển khai M-learning ở Việt Nam:

Theo chúng tôi, ở Việt Nam đã hội tủ đủ điều kiện về mặt công nghệ để triển khai M-learning nhằm đáp ứng nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng và đòi hỏi được học suốt đời của toàn xã hội, trong đó có nhu cầu tự học Toán của HS lớp 12 THPT, cụ thể:

Về công nghệ WAP:

Giao thức ứ ng dụ ng không dây WAP tập hợp nhiều giao thức trợ giúp truyền nội dung Web đến các thiết bị không dây. WAP là giao thức với công nghệ mở, dựa trên mô hình khách chủ và thừa kế các chuẩn giao thức Internet như HTML, XML, TCP/IP… Các thiết bị không dây truy cập qua giao thức WAP. WAP còn được dùng để tạo ra những trang Web ứng dụng với những tính năng ngày càng nâng cao, thỏa mãn nhu cầu cao cấp của người dùng.

Chỉ sau vài năm ra đời, công nghệ WAP đã được hơn 95 quốc gia nghiên cứu và phát triển ứng dụng. Các hãng phần mềm như Microsoft, Oracle, IBM… và các nhà sản xuất máy tính hàng đầu khác cũng tham gia phát triển công nghệ này.

Hiện nay ở Việt Nam, WAP là công nghệ chính được sử dụng trong liên kết mạng Internet với ĐTDĐ.

Về mặt công nghệ điện thoại di động:

Công nghệ di động ở Việt Nam từ công nghệ di động thế hệ thứ nhất 1G đã phát triển lên công nghệ 1.5G, 2G, 2.5G (sử dụng hai mạng riêng biệt:



45


mạng di động 2G và mạng GPRS cho phép thực hiện truy cập web, nhắn tin đa phương tiện MMS, tải nhạc, hình ảnh... thông qua giao thức WAP) và 3G. Công nghệ 4G sẽ triển khai sẽ mang lại rất nhiều tiện ích mới do băng thông lớn và tầm phủ sóng rộng cho phép ĐTDĐ xem truyền hình vệ tinh, định vị GPS... với chất lượng rất cao.

Vậy công nghệ di động và hầu hết ĐTDĐ trên thị trường Việt Nam đều cho phép HS, GV tương tác với các tài liệu đa phương tiện. Mặt khác, với sự phát triển bùng nổ của dòng ĐTDĐ thông minh (smartphone) với công nghệ cao, giá thành hạ đã cho phép mang cả thế giới đến với người học mọi lúc, mọi nơi.

Về các dịch vụ trên điện thoại di động:

Chất lượng dịch vụ của ĐTDĐ ở Việt Nam ngày càng được cải thiện với một số chức năng được mở rộng, phát triển các yếu tố về kết nối mạng; hiển thị đồ họa; công nghệ di động.

Cùng với sự phát triển của các giao thức hệ thống kết nối di động như WAP, GMS, GPRS… các nhà cung cấp dịch vụ phát triển các liên tục các dịch vụ mới. Chẳng hạn phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tin nhắn ngắn; truyền số liệu, truy cập mạng, truy nhập trực tiếp Internet qua GPRS; dịch vụ nhắn tin đa phương tiện MMS với bản tin tích hợp text, âm thanh, hình ảnh; dịch vụ truy vấn thông tin; các dịch vụ truy cập Internet di động với băng thông rộng và công nghệ WAP, bluetooth...

Với hệ thống các dịch vụ trên , ngườ i ta có thể triển khai các dịch vụ trên ĐTDĐ như dạy học trực tuyến, thông báo điện tử giữa gia đình và nhà trường, dịch vụ đa phương tiện ; sử dụ ng video di động , video theo yêu cầu, các dịch vụ dữ liệu văn bản và dữ liệu âm thanh. Chúng cho phép truyền thông tin học tập đến HS dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thuận tiện cũng như thu nhận thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh quá trình hỗ trợ HS học tập.

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 02/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí