Thực Trạng Nhận Thức Về Nội Dung Gdtc Theo Định Hướng Ptnl Ơ ̉ Các Trường Thpt Huyện Đồng Hỷ‌

* Nhận thức về nội dung GDTC cho HS theo định hướng phát triển NL

Khảo sát về nội dung giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực các ở Trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.8 (Chúng tôi dùng câu hỏi số 2- PL 2 để khảo sát trên giáo viên). Kết quả thu được qua xử lý như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng nhận thức về nội dung GDTC theo định hướng PTNL ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ‌

Đơn vị tính: %



TT


Nội dung

Mức độ

Hoàn toàn

đồng ý

Đồng ý một phần


Phân vân

Không đồng ý

1

Giáo dục cho học sinh ý thức học tập và lao

động hợp vệ sinh;

12(16,9)

31(43,7)

25(35,2)

3(4,2)


2

Học sinh có kiến thức về cách phòng chống các dịch bệnh lây lan nhanh, ngăn ngừa các tệ

nạn nghiện hút, xâm nhập vào nhà trường;


16(22,5)


24(33,8)


25(35,2)


6(8,5)

3

HS được tham gia hoạt động học tập và lao

động hợp lý, vừa sức;

22(31,0)

34(47,9)

15(21,1)

0,0

4

Thiết kế các hoạt động GDTC cho HS hướng

đến phát triển năng lực cho HS;

8(11,3)

29(40,8)

25(35,2)

9(12,7)


5

Giảng dạy môn thể dục theo chương trình hệ thống, liên tục các năm học nhằm hướng đến

phát triển năng lực thể chất cho các em


13(18,3)


26(36,6)


29(40,8)


3(4,2)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - 7

(Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả)

Từ bảng số liệu trên cho chúng ta thấy GDTC theo định hướng phát triển năng lực với nội dung HS được tham gia hoạt động học tập và lao động hợp lý, vừa sức có 31,0% hoàn toàn đồng ý, đây là mức hoàn toàn đồng ý với tỷ lệ cao nhất trọng các nội dung và 0% ý kiến không đồng ý. Nội dung giảng dạy môn thể dục theo chương trình hệ thống, liên tục các năm học nhằm hướng đến phát triển năng lực thể chất cho các em có 18,3% hoàn toàn đồng ý, 36,6% đồng ý một phần, 40,8% phân vân và 4,2% không đồng ý.

Nội dung thiết kế các hoạt động GDTC cho HS hướng đến phát triển năng lực cho HS có 12,7% ý kiến không đồng ý, bởi vì có một số lượng lớn giáo viên còn coi

nhẹ môn GDTC, coi GDTC chỉ là 1 môn phụ, không có nhiều ý nghĩa trong phát triển năng lực học sinh.

2.3.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động GDTC cho HS THPT theo định hướng NL

a. Thực trạng hình thức GDTC:

Khảo sát về thực trạng tổ chức các hoạt động GDTC cho HS THPT theo định hướng NL các ở Trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.9 (Chúng tôi dùng câu hỏi số 3- PL 2 để khảo sát trên giáo viên). Kết quả thu được qua xử lý như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức các hoạt động GDTC cho học sinh THPT theo định hướng NL‌

Đơn vị tính: %



TT


Hình thức GDTC

Mức độ

Thường

xuyên

Thỉnh

Thoảng

Hiếm

khi

Không

bao giờ

1

Giáo dục thể chất cho học sinh qua môn thể dục

35(49,3)

36(50,7)

0,0

0,0

2

Giáo dục thể chất thông qua hoạt động thể dục

giữa buổi học

26(36,6)

24(33,8)

16(22,5)

7(9,9)

3

GDTC thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa

15(21,1)

24(33,8)

23(32,4)

9(12,7)

4

GDTC thông qua tổ chức hoạt động vui chơi

giải trí, hoạt động tập thể

13(18,3)

29(40,8)

17(23,9)

12(16,9)


5

GDTC thông qua xây dựng kế hoạch học tập/ buổi học/ngày học cũng các hoạt động đan xen

được tổ chức trong phạm vi nhà trường


13(18,3)


16(22,5)


24(33,8)


18(25,4)

6

Thành lập câu lạc bộ môn thể thao yêu thích

cho HS tham gia trong phạm vi nhà trường

17(23,9)

30(42,3)

16(22,5)

8(11,3)

(Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả)

Kết quả khảo sát về thực trạng tổ chức các hoạt động GDTC cho HS THPT theo định hướng NL các ở Trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên như sau:

- Nội dung giáo dục thể chất cho học sinh qua môn thể dục có 49,3% ý kiến thường xuyên và 50,7% ý kiến cho rằng thỉnh thoảng. Bởi vì, GDTC với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của sinh viên, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm ý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho học sinh”.

- Nội dung giáo dục thể chất thông qua hoạt động thể dục giữa buổi học có 36,6% ý kiến thường xuyên, và 32,4% ý kiến cho rằng hiếm khi và không bao giờ.

- Nội dung GDTC thông qua xây dựng kế hoạch học tập/ buổi học/ngày học cũng các hoạt động đan xen được tổ chức trong phạm vi nhà trường có 25,4% ý kiến cho rằng không bao giờ.

- Giờ học ngoại khoá là nhu cầu và ham thích của học sinh với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh. Tuy nhiên GDTC thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa có 21,1% đánh giá thường xuyên, 12,7% không bao giờ.

b. Những hoạt động GDTC đã được tổ chức trong nhà trường THPT:

Khảo sát về những hoạt động GDTC đã được tổ chức trong nhà trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.10 (Chúng tôi dùng câu hỏi số 4- PL 2 để khảo sát trên giáo viên). Kết quả thu được qua xử lý như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng các hoạt động GDTC cho HS theo hướng PTNL

Đơn vị tính: %



TT


HĐ giáo dục thể chất

Mức độ

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Hiếm

khi

Không

bao giờ


1

Thiết lập mục tiêu giáo dục thể chất cần đạt nói

chung/ mục tiêu cần đạt của mỗi hoạt động/ mục tiêu cần đạt của năm học.


31(43,7)


25(35,2)


13(18,3)


2(2,8)

2

Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình môn thể

dục theo hướng phát triển năng lực ở học sinh.

24(33,8)

25(35,2)

19(26,8)

3(4,2)


3

Tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất phong phú trong phạm vi nhà trường: Trò chơi vận động mang

tính chất dân gian; hoạt động vui chơi,...


34(47,9)


22(31,0)


14(19,7)


1(1,4)

4

Tổ chức hoạt động câu lạc bộ môn thể thao yêu

thích trong học sinh

29(40,8)

21(29,6)

19(26,8)

2(2,8)

5

Đánh giá sự tiến bộ của học sinh

26(36,6)

29(40,8)

14(19,7)

2(2,8)

6

Thiết kế nội dung chương trình hoạt động ngoại khóa

25(35,2)

18(25,4)

25(35,2)

3(4,2)

7

Thiết kế nội dung chương trình môn thể dục phù

hợp với nhu cầu và hứng thú của học sinh

23(32,4)

24(33,8)

18(25,4)

6(8,5)

Qua bảng kết quả khảo sát về những hoạt động GDTC đã được tổ chức trong nhà trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, ta thấy như sau:

- Việc thiết lập mục tiêu giáo dục thể chất, mục tiêu cụ thể cho mỗi hoạt động có 43,7% ý kiến đánh giá là thường xuyên, 35% ý kiến đánh giá là thi thoảng, trong đó có 18,3% ý kiến đánh giá là hiếm khi và 2,8% đánh giá là không bao giờ thực hiện. Đây trên thực tế là kết quả thấp vì mục tiêu là một trong những phần vô cùng quan trọng của mỗi hoạt động. Nó cung cấp cho người thực hiện cái đích cần đạt đến. Do vậy, lãnh đạo các trường cần phải tập trung hơn nữa để xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động.

- Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình môn thể dục theo hướng phát triển năng lực ở học sinh được 33,8% khách thể đánh giá là thường xuyên thực hiện, 35,2% đánh giá là thỉnh thoảng, 26,8% đánh giá là hiếm khi và 4,2% đánh giá là không bao giờ. Đây là một nhược điểm vô cùng lớn trong việc xây dựng và thực hiện các hoạt động vì kế hoạch chi tiết, cụ thể, đầy đủ là một trong những yếu tố quan trọng để hoạt động có thể được thực hiện một cách dễ dàng và đạt kết quả cao.

- Công tác tổ chức các hoạt động phong phú trong phạm vi của nhà trường được 47,9% khách thể đánh giá là thường xuyên, 31% đánh giá là thi thoảng, 19,7% được đánh giá là hiếm khi và 1,4% đánh giá là không bao giờ. Mặt dù là một trong yếu tố có kết quả đánh giá tốt nhất, nhưng kết quả cũng phản ánh một thực tế là các trường THPT chưa tổ chức được nhiều hoạt động thể chất phong phú và việc tổ chức cũng chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục.

- Công tác tổ chức hoạt động câu lạc bộ thể thao yêu thích của học sinh là tương đối thường xuyên với 40,8% ý kiến đánh giá, 29,6% đánh giá là thi thoảng, 26,8% đánh giá là hiếm khi và 2,8% đánh giá là không bao giờ. Như vậy, việc tổ chức các câu lạc bộ là có, nhưng chưa phát huy đúng tiềm năng của nó.

- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh được 36,6% khách thể đánh giá là thường xuyên thực hiện, 40,8% ý kiến đánh giá thi thoảng, 19,7% cho rằng hiếm khi và 2,8% cho rằng không bao giờ thực hiện. Việc đánh giá sự tiến bộ của học sinh là một tiêu chí rất quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động giáo dục thể chất tới sự phát triển của học sinh, nhưng trên thực tế việc thực hiện là chưa thường xuyên và đồng bộ, đòi hỏi sự quan tâm và sát sao hơn nữa của lãnh đạo các trường.

- Việc thiết kế nội dung chương trình hoạt động ngoại khóa được 35,2% khách thể đánh giá là thường xuyên tổ chức, 25,4% ý kiến đánh giá thỉnh thoảng, 35,2% ý kiến đánh giá là hiếm khi và 4,2% ý kiến đánh giá là không bao giờ thực hiện. Nhìn chung, các hoạt động ngoại khóa là rất quan trọng để kết nối cộng đồng cũng như nâng cao các kỹ năng mềm, nâng cao thể chất cho học sinh, đòi hỏi các trường cần phải tập trung và nâng cao hơn nữa.

- Thiết kế nội dung chương trình môn thể dục phù hợp với nhu cầu và hứng thú của học sinh được đánh giá thấp nhất trong các tiêu chí với 32,4% khách thể đánh giá là thường xuyên, 33,8% đánh giá là thỉnh thoảng, 25,4% đánh giá là hiếm khi và có đến 8,5% đánh giá là không bao giờ. Điều này thể hiện nội dung chương trình thể dục vẫn còn dập khuôn, máy móc theo sách vở chứ chưa phù hợp với nhu cầu của học sinh và gây hứng thú cho các em.

2.3.3. Thực trạng quản lý GDTC theo định hướng PTNL học sinh ở các Trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

2.3.3.1. Thực trạng nhận thức về quản lý hoạt động GDTC theo định hướng PTNL

a. Nhận thức về khái niệm quản lý hoạt động GDTC theo định hướng PT NL

Khảo sát về nhận thức của cán bộ quản lý về khái niệm GDTC trong nhà trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.11 (Chúng tôi dùng câu hỏi số 1- PL 1 để khảo sát trên CBQL). Kết quả thu được qua xử lý như sau:

Bảng 2.11. Nhận thức của cán bộ quản lý về khái niệm GDTC

Đơn vị tính: %


QL giáo dục thể chất

%

A. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận NL là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt

động quản lý đạt mục tiêu đã đề ra


8 (88,9)

B. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận NL

là quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

7 (77,8)

C. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận NL

là hoạt động học tập của học sinh

6 (66,7)

D. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận NL là

quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

7 (77,8)

(Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả)

Qua khảo sát tìm hiểu về mức độ nhận thức của cán bộ quản lý về khái niệm GDTC được các khách thể đánh giá như sau:

Khái niệm “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận NL là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động quản lý đạt mục tiêu đã đề ra”, được 88,9% cán bộ quản lý nhận thức đầy đủ. Thực tế cho thấy rằng CBQL các trường THPT trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm GDTC.

Khái niệm: "Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận NL là quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên ", được 77,8% cán bộ quản lý nhận thức đầy đủ. Đây là khái niệm mà chúng tôi đưa ra ở phạm vi xa hơn, theo cách tiếp cận rộng hơn.

Khái niệm: “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận NL là hoạt động học tập của học sinh”, được 66,7% (tương được khoảng hai phần ba) cán bộ quản lý đầy đủ. Như vậy, vẫn còn một số lượng khá lớn cán bộ quản lý không cho rằng đây là hoạt động học tập của học sinh.

Khái niệm: “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận NL là quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh”, có 77,8% cán bộ quản lý nhận thức đầy đủ. Đây là một trong những cách tiếp cận hoạt động giáo dục thể chất theo góc độ quản lý và trên thực tế được khá nhiều cán bộ quản lý nhận thức chuẩn xác, đầy đủ.

b. Nhận thức về nội dung quản lý giáo dục thể chất

Khảo sát về Nhận thức về nội dung QL hoạt động GDTC theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.12 (Chúng tôi dùng câu hỏi số 2- PL 1 để khảo sát trên CBQL). Kết quả thu được qua xử lý như sau:

Bảng 2.12. Nhận thức về nội dung QL hoạt động GDTC cho HS theo hướng PTNL‌

Đơn vị tính: %



TT


Nội dung

Ý kiến

Hoàn toàn

đồng ý


Đồng ý

Phân vân

Không đồng ý

1

Quản lý hoạt động giảng dạy môn thể dục

3(33,3)

5(55,6)

1(11,1)

0

2

Quản lý hoạt động ngoại khoá GDTC cho

học sinh

2(22,2)

4(44,4)

3(33,3)

0

3

Quản lý các hoạt động học tập của học sinh

4(44,4)

3(33,3)

2(22,2)

0

4

QL nội dung chương trình GDTC cho học

sinh THPT

3(33,3)

6(66,7)

0,0

0

5

QL kiểm tra đánh giá HĐ giáo dục thể chất

cho học sinh trong nhà trường

4(44,4)

5(55,6)

0,0

0

6

Quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị phục

vụ GDTC

2(22,2)

6(66,7)

1(11,1)

0

(Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả)

Qua khảo sát tìm hiểu về mức độ nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về khái niệm GDTC được các khách thể đánh giá như sau:

- Nội dung Quản lý hoạt động giảng dạy môn thể dục được 33,3% khách thể hoàn toàn đồng ý, 55,6% đồng ý và 11,1% phân vân. Đây là mức tương đối tốt, nguyên nhân do quản lý giờ lên lớp và việc vận dụng phương pháp, sử dụng phương tiện dạy học, xây dựng và giám sát chặt chẽ việc thực hiện giờ lên lớp và đảm bảo tiến độ về nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học, tổ chức thao giảng, dự giờ và đề ra những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt việc vận dụng phương pháp dạy học, nhất là việc vận dụng cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học bộ môn.

- Nội dung Quản lý hoạt động ngoại khoá GDTC cho học sinh được 22,2% khách thể hoàn toàn đồng ý, 44,4% đồng ý, 33,3% khách thể phân vân. Đây là nội dung được đánh giá thấp nhất trong các nội dung của hoạt động GDTC. Ngoại khóa

môn học là nhu cầu và ham thích của học sinh với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh. Giờ học ngoại khóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa và được tiến hành vào giờ tự học của học sinh, hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên thể dục, của hướng dẫn viên.

- Nội dung Quản lý các hoạt động học tập của học sinh, được 44,4% khách thể đánh giá hoàn toàn đồng ý, 33,3% đồng ý, và tỷ lệ khách thể phân vân khá cao với 22,2%. Quản lý các hoạt động học tập đối với học sinh bao gồm cả quản lý thời gian và chất lượng GDTC, quản lý tinh thần, thái độ và phương pháp rèn luyện thể chất. Quản lý tốt việc rèn luyện thể chất của học sinh là nội dung quan trọng của quản lý hoạt động GDTC trong nhà trường.

- QL nội dung chương trình GDTC cho học sinh THPT, được 33,3% khách thể hoàn toàn đồng ý và 66,7% đồng ý. Như vậy, tất cả các khách thể đều đồng ý và hoàn toàn đồng ý với nội dung chương trình GDTC cho học sinh THPT.

- QL kiểm tra đánh giá HĐ giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường, được 44,4% khách thể hoàn toàn đồng ý, 55,6 khách thể đồng ý và không có ai phân vân cả. Như vậy, công tác quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động GDTC được thực hiện hết sức đầy đủ và nghiêm túc. Đây là điều đáng hoan nghênh và cần được phát huy.

- Quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ GDTC, được 22,2% khách thể hoàn toàn đồng ý, 66,7% khách thể đồng ý và 11,1% khách thể phân vân. Cơ sở vật chất là rất cần thiết cho các hoạt động GDTC và nhìn chung các khách thể đánh giá công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho GDTC là tương đối tốt, cần phát huy.

2.3.3.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động GDTC cho HS theo định hướng PTNL

a. Quản lý hoạt động giảng dạy môn thể dục:

Khảo sát 09 CBQL về thực trạng thực hiện nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các Trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên được thể hiện trong câu hỏi 4 phần phụ lục 1. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.13:

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí