Phát tiển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh Ninh Thuận trường hợp dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái - 9


khuất về hưởng thảo lễ vật, về ăn lúa mới và cầu xin các thần linh ban cho sự sinh sôi nảy nở cho con người, vật nuôi và cây trồng.

Sau đó là phần lễ cúng thần lúa, bắp. Người Raglai quan niệm lúa và bắp cũng có hồn. Lúa là hồn con gái, bắp là hồn con trai và phải làm các nghi lễ cúng. Trong phần lễ này có các bài hát khấn ru hồn lúa, hồn bắp. Khi cúng xong, thầy cúng làm lễ chúc phúc cho các thành viên trong tộc họ.

Phần hội: Sau khi các thầy cúng làm xong các nghi lễ cúng kính, đội mã la bắt đầu múa vòng tròn và đánh trống và mã la. Dẫn đầu là người đánh trống lớn, ăn mặc chỉnh tề từ ngoài sân đi vào nhà, theo sau là các nhạc công mã la. Họ vừa nhảy múa vừa đánh hàng trăm điệu mã la. Mọi người mời nhau uống rượu cần trong không khí vui vẻ. Nhiều thanh niên mang theo các nhạc cụ của mình như kèn môi, khèn bầu, đàn chapi và tâm sự với nhau bằng các âm thanh nhạc cụ và các làn điệu hát giao duyên rất phong phú như các điệu: manhi, hari, sari, mayeng, kathơng, doh dăm da ra… Mọi người uống rượu cần, đánh mã la, nhảy múa suốt đêm...

Lễ bỏ mả

Lễ bỏ mả có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của tộc người Raglai ở huyện Bác Ái. Lễ hội bỏ mả được người Raglai coi là một lễ hội lớn của gia đình, cộng đồng, một ngày vui thực sự của người sống và của cả người chết. Lễ bỏ mả không qui định về số người, có thể làm cho một người hay làm chung cho nhiều người trong cùng một dòng họ. Lễ bỏ mả của người Raglai thể hiện tình cảm, trách nhiệm của người sống đối với người chết. Đồng thời còn là dịp thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa công lao ông bà, báo hiếu cha mẹ và còn biểu hiện tình làng nghĩa xóm gắn kết bền chặt, thể hiện văn hóa ứng xử giữa con người với con người. Lễ bỏ mả của người Raglai chứa đựng những quan niệm về sự sống, cái chết và quan niệm về thế giới tâm linh. Là cư dân nông nghiệp lâu đời, người Raglai tin rằng cuộc sống của mình bị chi phối bởi các thế lực siêu nhiên, trong đó có những loại hồn như bắp, lúa, đất, sông suối, người đã chết…bên cạnh những vị thần – Yang. Đức tin ấy trong họ chia thành hai thế giới: hữu hình và vô hình. Trong thế giới vô hình có cuộc sống của người đã khuất, tùy ở mỗi nơi mà cuộc sống đối nghịch hay đồng dạng với cuộc


sống của con người trên thế gian. Và người đã khuất chỉ tuyệt giao khi và chỉ khi nào người còn sống đã thực hiện lễ bỏ mả để chia của cho người quá cố.

Người Raglai quan niệm chết đi là sự chuyển đổi cuộc sống từ thế giới hữu hình sang thế giới ông bà vô hình trên những ngọn núi cao trong vùng. Ở đó, người chết cũng làm ăn sinh sống, cũng cưới vợ gã chồng…Vì thế, người chết cũng cần có cái nhà để mà ở, để tránh nắng trú mưa, càng bề thế càng hãnh diện với “mọi người” xung quanh. Trong lễ bỏ mả có nhiều loại hình nghệ thuật như: Kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc, múa, trình diễn...với mục đích tiễn đưa người chết về “thế giới bên kia”. Đồng thời “giải thoát” hoàn toàn mọi sự ràng buộc của người sống đối với người chết. Đồng bào Raglai cho rằng chưa làm lễ bỏ mả là chưa cắt đứt mối quan hệ linh hồn giữa người chết với người còn sống. Vì thế, trong suốt thời gian này, người nhà phải qua lại thăm viếng, tiếp tế thức ăn, vật dụng cho người đã khuất. Chỉ khi nào làm lễ bỏ mả thì linh hồn người chết mới được siêu thoát và đi về thế giới của ông bà tổ tiên. Sau lễ cúng bỏ mả coi như hết tang, người chồng hoặc người vợ được người quá cố cho phép đi bước nữa để thực hiện cuộc sống tự do của mình.

Thời gian tổ chức lễ bỏ mả tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Có thể là 1, 2 năm, thậm chí nhiều năm sau, khi người thân của người chết có đủ “năng lực” sắm sửa các lễ vật. Để lễ bỏ mả tổ chức đầy đủ, trọn vẹn theo đúng phong tục, gia đình người chết phải mời mọi người trong palơi (làng), mọi người trong họ hàng với nhiều gà, heo, rượu, trâu, bò. Lễ bỏ mả lớn hay đám nhỏ, tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, dòng tộc của người chết. Những nhà có đều kiện kinh tế khá giả thường tổ chức đám bỏ mả lớn và có gắn Kagor trên nhà mồ. Lễ bỏ mả thường được tổ chức vào khoảng tháng ba, tháng tư dương lịch, thời điểm chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa. Thời gian tổ chức thường là 3 ngày bao gồm nhiều công việc được tiến hành với nhiều lễ thức. Lễ bỏ mả người Raglai được bắt đầu tiến hành vào lúc 3 giờ sáng. Thành phần gồm gia đình người chết và người hành lễ (chủ lễ) và 2 người phụ lễ. Lễ này cúng mời thần đất, mời Vhum tanah (có nơi gọi là Vhum ruya), rước hồn ma về nhà. Về đến nhà, 3 người hành lễ tiến hành lễ tại cột chính của chủ nhà, làm lễ mời ông bà chứng kiến lễ bỏ mả. Toàn bộ lễ đều do chủ lễ và phụ lễ thực hịên. Ở đây không có vai trò của chủ nhà. Lễ vật bao gồm: Thịt heo, gà, thịt trâu, thịt bò,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.


cơm trộn khoai, bắp, rượu cần… Song song với phần lễ là phần hội, người thân trong gia đình và người tham gia đám bỏ mả tổ chức đánh mã la, đâm trâu, múa hát, uống rượu cần.

Phát tiển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh Ninh Thuận trường hợp dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái - 9

Sáng ngày hôm sau, sau khi lễ trong nhà một lần nữa, dưới sự chứng kiến của những người già, chủ nhà làm tục chia của cải cho người chết trước khi rước thuyền Kagor về nhà mồ. Tất cả tài sản đều được kể ra và làm tượng trưng bằng cây chuối, vỏ cây… ví dụ như chiêng, ché, ruộng đất… số lượng vật giả tượng trưng bằng số của cải chia thật. Tất cả bỏ vào trong một cái gùi để mang ra nhà mồ. Trong thời gian của ngày thứ hai cũng tổ chức phần hội như ngày thứ nhất.

Chiều ngày thứ ba, mọi của cải của người chết được đưa từ sàn nhà xuống đến đất, tiếp tục lễ cúng chia tay một lần nữa, xong lễ mọi người cùng ra nhà mồ. Ra đến nhà mồ, người chủ lễ làm lễ và bẻ gãy Gai tuah (vật giữ hồn người chết) và kết thúc lễ bỏ mả.

Kagor trên nhà mồ: Như đã nêu trong lễ bỏ mả, những gia đình Raglai có điều kiện kinh tế khá giả, khi dựng nhà mồ cho người thân đã chết, họ có làm Kagor lên nhà mồ. Kagor là vật được làm từ một khối gỗ, tạc dạng hình thuyền, được chạm khắc rất đẹp và công phu, trên bề mặt lòng thuyền là cái nhà trong đó nhà ở giữa có hai tầng. Trên Kagor còn có hình chim muôn và một số con vật khác được khắc chạm trang trí bên hông thuyền và trên nóc trang trí các hình người, núi, mặt trời, nhà, ruộng, chim… Các họa tiết trang trí đơn giản, có phần ngẫu hứng. Xung quang chiếc Kagor gắn 8 gác gỗ, hình cánh cung. Ở đầu 8 gác gỗ gắn hình các con chim bồ câu, chim công. Theo người Raglai, 8 gác gỗ này là 8 cánh tay Thần, nâng đỡ chiếc thuyền chở linh hồn người chết về thế giới vĩnh hằng. Phía trên Kagor có 3 ngôi nhà, theo sự giải thích của người địa phương 3 ngôi nhà này làm phỏng theo dạng nhà sàn truyền thống của người Raglai. Ngôi nhà ở giữa cao, to hơn so với hai ngôi nhà hai bên là ngôi nhà ở, hai ngôi nhà hai bên là nhà bếp và nhà kho. Nối liền 3 ngôi nhà này lại bằng 2 chiếc cầu, trên cầu người ta bố trí tượng người đàn ông tay cầm cây “chà gạc” đang chuẩn bị đi rẫy và tượng người đàn bà đang giã gạo. Trên nóc 3 ngôi nhà đều gắn 3 thanh kiếm có khắc hình mặt trăng, mặt trời, vì sao và các cặp Rồng, Rồng – Sóc như muốn phô trương sức mạnh của vũ trụ. Kagor gắn liền với tâm linh


của người Raglai, hay nói rõ ra là quan niệm giữa sự “sống” và cái “chết”, Kagor biểu tượng tài sản tượng trưng cho sự giàu sang phú quí mà người sống làm để tặng cho người chết với ước mong người chết sẽ được sống sung sướng, đầy đủ như mong ước chung của người Raglai. Chiếc Kagor trên nhà mồ có ý nghĩa tâm linh hết sức sâu sắc và hội tụ tất cả những tinh hoa văn hóa, nghệ thuật của tộc người Raglai.

Lễ Ya yea (lễ cúng thần linh, cúng đại tổ tiên)

Bên cạnh lễ bỏ mả, người Raglai ở huyện Bác Ái còn có một lễ hội rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt, đó là lễ Ya yea. Lễ Ya yea diễn ra đầu năm theo 7 năm, 10 năm hoặc 21 năm một lần, tuỳ theo điều kiện kinh tế của mỗi gia tộc. Thông thường lễ này diễn ra trong vòng 3 ngày sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất trong năm, là lúc toàn gia tộc sum họp vui vầy, là dịp đền ơn đáp nghĩa với tổ tiên, ông bà, cha mẹ; với những người đã khuất và trời đất, núi rừng.

Lễ này mang tính chất cộng đồng gia tộc, lễ vật phải có dựng cây nêu (gunam) để giết trâu, một con trâu to, gà, rượu cần nhưng là một lễ hội mang tính cộng đồng cao, không những thu hút các thành viên trong dòng tộc mà còn thu hút bà con ở các buôn làng khác đến tham gia, từ dòng tộc này đến dòng tộc khác. Họ đến thăm hỏi và cùng nhau uống rượu cần để quên đi lao động vất vả, những lo âu hằng ngày, chúc nhau những lời tốt đẹp nhất trong năm mới và cùng bắt tay vào chu kỳ sản xuất mới.

Lễ đền ơn đáp nghĩa cha mẹ (lễ báo hiếu)

Lễ đền ơn đáp nghĩa cha mẹ của người Raglai ở huyện Bác Ái có những nét độc đáo và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của Raglai. Đối với người người Raglai lễ này không phải là chuyện nội bộ của một gia đình, mà là việc chung của cả cộng đồng. Bất cứ người Raglai nào cũng đều cho rằng công lao của cha mẹ rất to lớn. Người Raglai tâm niệm sẽ đền đáp xứng đáng ngay từ khi còn ở chung nhà, chung bếp cho đến khi có vợ, có chồng ra ở riêng. Nhưng như thế chưa đủ, theo tập tục của người Raglai, việc đền ơn đáp nghĩa cha mẹ đối với họ phải được nâng lên thành nghi lễ, được họ tộc và buôn làng chứng kiến, thừa nhận, như thế mới được coi là trọn vẹn. Theo quan niệm của người Raglai, điều bất hạnh lớn nhất là cha mẹ qua đời mà người con chưa kịp làm lễ đền ơn đáp nghĩa. Vì vậy, mỗi


người Raglai khi trưởng thành, ngoài trách nhiệm chăm sóc, kính yêu cha mẹ thường ngày. Tục báo hiếu người Raglai được thực hiện khi có vợ hay có chồng mà cảm thấy gia đình tạm có đủ điều kiện hay khi cảm thấy cha mẹ có dấu hiệu già yếu thì phải chuẩn bị lễ vật để tổ chức lễ đền ơn đáp nghĩa cha mẹ. Lễ báo hiếu của người Raglai khác lễ mừng thọ của người Kinh là ở chỗ khi có điều kiện, chứ không tính cha mẹ 60,70 hay 90 mới mừng thọ.

Lễ vật gồm có quần áo, khăn chít đầu, heo, gà, bắp, lúa, nếp, rượu cần, một ít trầu cau, thuốc lá... Nhà giàu có thì làm lễ lớn, có giết trâu, bò... Thái độ, là tấm lòng của người con đối với cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng là tiêu chuẩn để đánh giá tấm lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ. Sự có mặt của bà con trong buôn làng vừa biểu thị tình cảm quý mến, vừa để chứng kiến việc thực hiện một tập tục xã hội. Họ mang đến những lời chúc tụng chân thành của cộng đồng đối với gia đình nói chung và cha mẹ của gia chủ nói riêng. Những gia đình khá giả thường tổ chức cuộc lễ này rất lớn và vui chơi kéo dài hai ba ngày đêm.

Lễ báo hiếu thực hiện tại nhà cha mẹ chồng hoặc vợ (thường làm báo hiếu cho cha mẹ chồng trước rồi cha mẹ vợ sau, vì trai theo vợ, bên vợ phải báo hiếu cho cha mẹ chồng trước mới đến cha mẹ mình). Về nghi thức, khi bàn cỗ được đặt ở giữa nhà, thì mẹ cha - được mời ngồi vào vị trí trung tâm, nơi trên mâm lễ đặt một mâm có đầu, gan, đuôi, bốn chân, nọng heo, gà kèm theo heo (lễ chung) và lễ riêng là gà (thường là hai con cho cha, một con cho mẹ, với một mâm quần áo và đồ trang sức nếu có). Còn mâm để mời cha mẹ ăn thì có cơm, canh, thịt, thịt heo bằm nấu kiểu súp, lòng heo và đủ các món đựng bằng chén và tô. Bà con, họ hàng, người trong làng... tề tựu đông đủ xung quanh. Sau khi tiến hành lễ khấn vái các Yang, mời gọi tổ tiên, ông bà và những người khuất mặt cùng về chứng kiến tấm lòng của con đối với cha mẹ, người con rót một chum rượu trắng hay rượu cần thật đầy kính cẩn mời mẹ cha. Tiếp đó mặc quần áo đeo trang sức cho cha mẹ, tiếp theo người con tự tay bưng lần lượt các món ăn của mâm mời cha mẹ ăn và gắp từng miếng từng món đút cho cha mẹ ăn để tỏ lòng hiếu thảo, trước sự chứng kiến của cộng đồng. Nếu chén ăn hết, thì đó là một niềm hạnh phúc rất lớn đối với gia đình người con còn nếu cha mẹ chỉ ăn vài miếng tượng trưng, như vậy thì cũng đủ vui sướng đối với người con


(thông thường chỉ ăn tượng trưng). Sau đó, chủ nhà mời những người đến tham gia cùng chia sẻ niềm vui. Họ vừa ăn uống, vừa trao đổi những lời chúc tụng tốt đẹp đối với gia đình và những người cao tuổi trong làng. Lễ vật còn được dành ra một đùi heo để đem về trình cúng ông bà tại nhà mình (vợ chồng) và mời anh em ruột của mình không đến dự được lúc lễ chính để ăn uống coi như là báo cáo công việc đã hoàn thành. Sau bữa tiệc, đến phần sinh hoạt văn nghệ, vui chơi. Khi tiếng mã la nổi lên, những người tham gia cùng nhau nhảy múa, ca hát. Cuộc vui có thể kéo dài đến suốt đêm.

Lễ cưới truyền thống của người Raglai ở huyện Bác Ái

Người Raglai theo chế độ mẫu hệ. Con gái “bắt” chồng về nhà mình. Sau một thời gian tìm hiểu nếu hai bên đã thật sự ưng nhau thì về báo cho cha mẹ hai bên biết. Các nghi lễ trong đám cưới do cha mẹ, ông cậu của họ quyết định. Cha mẹ và ông cậu của họ sẽ tìm hiểu và xem xét cuộc hôn nhân có thể tiến hành được hay không. Trước hết nó phụ thuộc vào việc có phù hợp với các quy tắc hôn nhân của dân tộc hay không, sau đó mới xem xét các vấn đề khác thuộc về các "tiêu chuẩn" làm vợ, làm chồng như nết na, lối ứng xử với mọi người, sức khỏe, cách làm ăn...

Người Raglai đi ở rể cho nên các tục thăm dặm hỏi cưới đều bên nhà gái thực hiện. Đối với người Raglai đám cưới chính là nơi để họ kết duyên lại với nhau sau một thời gian tìm hiểu, và cũng chính đám cưới quyết định cuộc sống hôn nhân giữa đôi trai gái chính thức là vợ chồng của nhau. Đồng thời cũng tạo cơ hội cho họ hàng giữa nhà trai và nhà gái được hội tụ sau những ngày làm việc ít có dịp gặp mặt, hỏi thăm tình hình sức khỏe, trò chuyện với nhau.

Những nghi thức và phong tục trước lễ cưới

Lễ cưới hỏi của người Raglai có hai loại: Loại thứ nhất là lễ hỏi cưới cho cặp đôi chưa ăn ngủ với nhau trước và còn lại dành cho cặp đôi ăn ngủ trước hay còn gọi đã vi phạm yang. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi tìm hiểu tục lễ hỏi cưới của đôi chưa vi phạm yang (chuẩn mực nhất).

Thông thường người Raglai không coi ngày tốt xấu để làm lễ đi hỏi và cưới vợ, chỉ căn cứ vào điều kiện thuận lợi. Sau khi hai bên bàn bạc xong, thống nhất ngày giờ đi làm lễ hỏi, thì trước đó một hoặc hai tháng hai bên nhà chuẩn bị làm các


đồ vật lễ được dùng trong lễ cưới hỏi. Nhà trai thì chuẩn bị các lương thực từ bắp, bo bo để mà làm rượu cần và đi vào rừng tìm những loại cây tre tốt làm các cung tên, gùi, rựa, rìu, dao vót tre nứa, dao dắt, cuốc, ní, soong nồi chén bát, gùi để đem theo qua ở với vợ trong thời gian đầu còn khó khăn để có đồ dùng sinh hoạt phát nương phát rẫy. Lễ vật đính hôn (chuổi cườm) cũng được làm rất tỉ mĩ. Ngoài ra, nhà trai chuẩn bị nhiều thứ gồm thức ăn, thức uống trước khi làm lễ hỏi cưới để cúng tế và đãi nhà gái, họ hàng, láng giềng.

Nhà gái chuẩn bị cho lễ hỏi cưới gồm còng (vòng) hoặc nhẫn, trầu cau, thuốc lá tự trồng bảo quản trong ống lồ ô để lâu năm với bao bắp mỏng mịn để vấn thuốc lá mời nhà trai. Nhà gái cũng chuẩn bị về thức ăn, đồ uống như nhà trai nhưng trong lễ hỏi cưới, trước khi muốn giết heo, gà thì phải cho họ nhà trai xem trước những con vật này để nhà trai có hài lòng hay không khi chọn lựa những con vật đó để làm đồ cúng và đãi họ nhà trai cho xứng đáng với họ nhà trai (gần giống với phong tục thách cưới của một số dân tộc). Ngoài ra thì nhà gái trước một tháng cũng phải chuẩn bị bộ mã la để đến khi kết thúc làm lễ thì mọi người hòa vào âm nhạc trong điệu múa dân gian của người Raglai. Sau khi mọi thứ đã chuẩn bị xong thì bên nhà trai chỉ việc chờ nhà gái đến hỏi hoặc cưới rồi sau đó làm lễ.

Lễ hỏi: được tổ chức thường vào lúc khoảng 8 giờ sáng. Khi mọi người đã chuẩn bị đồ đạc xong, những người đại diện họ nhà gái mà được dự lễ bắt đầu đi đến nhà chú rể. Nhà gái tổ chức đoàn đi làm lễ hỏi gồm bảy người. Trong đó có ba người chính: cậu hay chú bác đại diện cho gia đình họ nhà gái (người ăn nói hoạt bát, am hiểu tập tục), cô dâu và một người (anh hoặc em trai) của cô dâu mang mang lễ vật gồm trầu, cau, và các tặng vật cho chú rể. Khi gần tới nhà chú rể, thì tất cả mọi người nhà gái sửa lại tác phong quần áo của mình và xếp thành một hàng dài, người đứng đầu tiên là người cậu (hoạc chú, bác) chóng gậy để cho họ nhà trai biết được ai là người quan trọng đại diện họ nhà gái trong việc làm lễ hỏi, kế tiếp là cô dâu và anh trai hay là em trai của cô dâu sau đó là những người anh em họ hàng trong gia đình và cha mẹ.

Khi họ nhà gái đã đến đứng trước nhà trai cùng đoàn người, thì ông cậu của cô dâu ra báo hiệu có khách, bằng những câu hỏi thăm người trong nhà trai:


- Có ai ở nhà không?

Và nhà trai đáp lại:

- Có!- Và hỏi lại:

- Mọi người là ai? Nếu khách xa thì về làng, khách họ hàng thì mời vào. Họ nhà gái đáp:

- Chúng tôi là khách họ hàng.

Nhà trai mời đoàn người nhà gái vào nhà và đi vào cửa chính bắt tay từng người trong họ nhà gái. Lúc này người dì của chú rể ngồi gần cửa chính chờ cô dâu đi vào lấy một cái tô đựng nước sạch dùng tay khoát lên nước để rửa đôi bàn chân cô dâu, tức là nhà trai đã chấp thuận cô gái kể từ hôm nay là thành viên chính thức của gia đình họ nhà trai và cứ thế mọi người nhà gái lần lượt đi vào ngồi theo vị trí một bên là chủ nhà, còn một bên là khách, mời uống nước, ăn trầu, cau, hút thuốc. Lúc này họ nhà trai mời thuốc hút họ nhà gái và ngược lại.

Vào thời điểm này nhà gái đưa một mâm chén rượu cần và trầu cau lên để trình lễ với nhà trai, số lượng chén rượu quy định theo đầu người, bao nhiêu người thì bấy nhiêu chén rượu cần đặt trong mâm. Nhà trai cũng lấy chén rượu cùng bỏ lên mâm chung của nhà gái để thể hiện hai bên giao hòa.

Sau đó hai bên trao đổi những lời bóng gió. Qua một hồi trao đổi, nói chuyện vui vẻ rồi hai bên cùng thỏa thuận và họ nhà gái sẽ mời trầu cau trước rồi lấy rượu cần trong mâm ra cầm hai tay mời từng người họ nhà trai uống và họ nhà trai mời ngược lại. Nhà gái mang lễ vật ra đặt trước mặt đại diện nhà trai gồm vòng (còng), áo hay khăn tay. Đại diện nhà trai cũng mang lễ vật gồm: chuỗi cườm, áo hay khăn ra đặt trước họ nhà gái. Sau đó cô dâu đeo còng cho chú rể, chú rể đeo chuỗi cườm vào cổ cho cô dâu, coi như từ ngày hôm nay trâu đực được sỏ mũi trâu cái được buộc dây. Sau đó tiến hành làm lễ cúng. Lễ vật cúng có rượu cần, một con gà luộc, một tô cơm đầy vun, một tô có nhiều lá trầu đan thành hình tam giác cắm một cây nến sáp thắp sáng, một bát rượu cần làm lễ trình báo tổ tiên rồi nhận lễ vật nhà gái. Họ nhà trai đưa mâm chén rượu cần giành cho hai họ lên để uống, bàn bạc công việc tiếp theo và cũng chờ gia đình nấu nướng đồ lễ cúng cũng như thức ăn.

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí