Biện Pháp 5: Chỉ Đạo Xây Dựng Phòng Tham Vấn Học Đường Đáp Ứng Nhu Cầu Của Học Sinh

loại tội phạm này sẽ góp phần xây dựng xã hội của chúng ta ngày càng văn minh hơn, giàu đẹp hơn.

Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên phối hợp với các tổ chức như Công đoàn, cơ quan đoàn thể tổ chức hội chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn trường, các đơn vị có liên quan thảo luận các nội dung, chương trình, kế hoạch nâng cao nhận thức, kỹ năng PT XHTD cho HS THPT.

Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ chuyên môn phối hợp với giáo viên, các tổ chức như Công đoàn, cơ quan đoàn thể tổ chức hội chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn trường nhằm huy động nguồn tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực và nguồn lực thông tin phục vụ hoạt động PT XHTD cho HS THPT . Hiệu trưởng cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh và các lực lượng tham gia để phối hợp thực hiện hoạt động PT XHTD cho HS THPT

Hiệu trưởng cùng với Chính quyền địa phương, Phòng GD & ĐT phối hợp để tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục PT XHTD cho HS THPT.

Để đấu tranh, phòng tránh hiệu quả loại tội phạm này, với vai trò nòng cốt trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, Hiệu trưởng cần phối hợp với Công an Thành phố Móng Cái đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến phương thức, thủ đoạn phạm tội và các vụ việc xảy ra để người dân và tự bản thân HS nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng, tránh, tự vệ khi bị xâm hại.

Thiết lập các đường dây “nóng”, hòm thư tố giác tội phạm để tiếp nhận mọi thông tin, tài liệu liên quan đến các vụ việc xâm hại trẻ em. Đồng thời, tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp công tác, làm tốt công tác nắm tình hình, điều tra làm rõ và phối hợp với các ngành xét xử nghiêm minh trước pháp luật đối với các vụ việc xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục, hiếp dâm trẻ em.

Huy động các nguồn lực xã hội ở địa phương làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để phối hợp để bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục PT XHTD cho HS THPT , huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ về kinh phí để cải tạo lại lớp học, đầu tư phòng tham vấn học đường đáp ứng nhu cầu của học sinh. Huy động sự ủng hộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường xây dựng sửa chữa cơ sở vật chất nhà trường sạch đẹp.



TT

Lực lượng tham gia

Chức năng, nhiệm vụ

Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ


1


Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn

Chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh ở các trường THPT

- Về kiến thức: Có kiến thức hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh THPT

- Về kỹ năng: Vận dụng phẩm chất và năng lực trong chỉ đạo hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh THPT

- Về thái độ: Nghiêm túc trong chỉ đạo hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh THPT


2


Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán

Thảo luận nội dung, chương trình, các hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh THPT

- Về kiến thức: Có kiến thức về PT XHTD trẻ em

- Về kỹ năng: Vận dụng phẩm chất và năng lực trong chỉ đạo thảo luận nội dung, chương trình, các hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh THPT

- Về thái độ: Nghiêm túc trong chỉ đạo nhằm đạo thảo luận nội dung, chương trình, các hình thức,

hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh THPT


3


Các lực lượng giáo dục khác

(Hội liên hiệp phụ nữ, công an Thành phố, trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm y tế Thành phố, các chuyên gia, Hội phụ huynh…)


Phối hợp để tổ chức bồi dưỡng hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh THPT

- Về kiến thức: Có kiến thức về PT XHTD trẻ em.

- Về kỹ năng: Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh THPT

- Về thái độ: Có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm trong phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục PT

XHTD cho học sinh THPT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.


94

* Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Để thực hiện biện pháp, cần có sự quan tâm, ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường, mà đứng đầu là Hiệu trưởng. Sự ủng hộ của đội ngũ trong việc tuyên truyền, vận động CMHS cùng tham gia.

Hiệu trưởng phải xây dựng tốt mối quan hệ với các lực lượng tham gia tổ chức bồi dưỡng hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh THPT như GV, Đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể xã hội, các tổ chức hội… để nâng cao hiệu quả của hoạt động PT XHTD cho HS THPT.

Có kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động này.

3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo xây dựng phòng tham vấn học đường đáp ứng nhu cầu của học sinh

* Mục tiêu:

Từ thực trạng chương 2 cho thấy, đội ngũ giáo viên và Ban giám hiệu đã có những kĩ năng nhất định hướng dẫn HS PT XHTD. Có đội ngũ tư vấn viên tốt, nhiệt tình là một thuận lợi lớn, tuy nhiên không phải chỉ có đội ngũ tư vấn viên mới làm công tác tư vấn mà phải tập hợp tất cả các lực lượng trong nhà trường và xã hội, để đạt được mục tiêu cần phải có các mô hình tư vấn phù hợp. Các mô hình được xây dựng đòi hỏi phải có kế hoạt động cụ thể, chi tiết, phù hợp từng đối tượng hướng tới và đặt vấn đề phòng ngừa lên hàng đầu.

Tham vấn tâm lý học đường phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và PT XHTD, bạo lực học đường. Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.

* Nội dung và cách thức thực hiện:

Nhà trường thành lập Tổ tham vấn, hỗ trợ học sinh và bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tham vấn học đường cho học sinh.

Thành phần Tổ Tham vấn, hỗ trợ học sinh gồm: Đại diện lãnh đạo nhà trường làm Tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội; phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên để tổ chức và điều hành hoạt động tham vấn học đường đáp ứng nhu cầu cho HS THPT trong trường. Thành viên của Tổ tham vấn cần

được cần phải được trang bị một số kiến thức và kỹ năng cơ bản về tư vấn tâm lý. Cán bộ, giáo viên kiêm phụ trách chính việc tham vấn cho học sinh phải là người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý.

Tổ chức khảo sát, xây dựng dữ liệu tâm lý ban đầu đối với học sinh đầu cấp học; phân loại, theo dõi, cập nhật thường xuyên đặc điểm, diễn biến tâm lý của học sinh.

Phòng tham vấn học đường có chức năng Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi; tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, tránh bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác; tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn, cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, đưa học sinh đến cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý năm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường. Hình thức có thể là tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng thư vấn, tư vẫn trực tiếp qua mạng nội bộ, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin khác.

Hiệu trưởng chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng bên ngoài:

Phối hợp với cha mẹ học sinh: Thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh; nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và tác động của những thay đổi đó đối với học sinh; thường xuyên quan tâm, phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường của học sinh.

Phối hợp với các chuyên gia, trung tâm tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, cơ sở y tế, cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật để trị liệu tâm lý, xử lý kịp thời các trường hợp học sinh cần can thiệp chuyên sâu;

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức về khoa học tâm lý giáo dục, các trường sư phạm đủ điều kiện, chuyên gia, nhà khoa học nhằm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ tư vấn tâm lý về kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn, cần thiết để thực hiện công tác tư vấn, tham vấn tâm lý trong nhà trường.

Trang thiết bị: Nhà trường cần bố trí phòng tham vẫn tâm lý riêng, đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, dễ tiếp cận để phù hợp với hoạt động tham vấn. Phòng tham vấn học đường cần có những trang thiết bị tối thiểu để đảm bảo các hoạt động như bàn, ghế, tủ sách báo, máy tính, điện thoại và có các bộ trắc nghiệm tâm lý trí tuệ, nhân cách, hướng nghiệp cho học sinh.

* Tiêu chuẩn tối thiểu về tư vấn viên

Phòng TVTL học đường tối thiểu nên có một chuyên viên chuyên trách, được đào tạo cơ bản đảm bảo đạo đức nghề trong hoạt động chuyên môn. Trong trường hợp không có chuyên viên chuyên trách được đào tạo cơ bản, cán bộ phụ trách phòng cần được tập huấn chuyên môn qua một chương trình huấn luyện có hệ thống và thường xuyên. Cơ chế tốt nhất là chuyên viên tư vấn hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của nhà trường và được hưởng chế độ, chính sách như một người thuộc biên chế, phục vụ lợi ích cho nhà trường.

Mỗi phòng TVTL học đường trong trường phổ thông phải có kết nối với một chuyên gia tâm lý chuyên sâu (đạt trình độ tiến sĩ) tham gia giám sát/hỗ trợ chuyên môn nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động tư vấn/tham vấn và tránh rủi ro. Có thể thiết lập mạng lưới các chuyên gia hỗ trợ cho chuyên viên phụ trách ở nhiều trường.

Tư vấn là một hoạt động đặc biệt trong giao tiếp con người, là một khoa học và là nghệ thuật trong giao tiêp, ứng xử do vậy nó cũng đòi hỏi người làm tư vấn phải có nghiệp vụ, phải tuân thủ những nguyên tắc, qui định, đạo đức, trách nhiệm trong hoạt động tư vấn. Ngoài việc phải đáp ứng những yêu cầu chung như trên người làm công tác tư vấn còn phải am hiểu khoa học giáo dục, sư phạm mới có thê hoàn thành tốt nhiệm vụ tư vấn của mình.

* Các văn bản, tài liệu chuyên môn tối thiểu

Những tài liệu chuyên môn tối thiểu cần có để phòng vận hành chính là Bộ hồ sơ hành chính và Bộ hồ sơ chuyên môn của phòng, trong đó bao gồm: sơ đồ cơ cấu tổ chức và hoạt động của phòng; bản đạo đức nghề; bản nội quy hoạt động; sổ nhật ký; tập hợp các phiếu đăng ký tham vấn/tư vấn; hồ sơ cá nhân, các tài liệu tham vấn/tư vấn cơ bản; các trắc nghiệm/bài tập tham vấn/trị liệu cơ bản; các công cụ trợ giúp; các sách tham khảo trong phòng ngừa, tham vấn/tư vấn.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng nhà trường THPT phải có tầm nhìn, đánh giá đúng nhu cầu cần tham vấn học đường của HS. Đảm bảo đủ quỹ đất, đội ngũ thực hiện tham vấn học đường. Đội ngũ tư vấn viên phải có năng lực, am hiểu khoa học, giáo dục.

Có đủ kinh phí, trang thiết bị hỗ trợ, thực hiện triển khai phòng tham vấn học đường trong nhà trường.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để quản lý hoạt động PT XHTD cho HS THPT Thành phố Móng Cái đạt hiệu quả thì nhà trường cần thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp linh hoạt các biện pháp trên.

Mỗi biện pháp quản lý giáo dục đều có những vị trí và vai trò nhất định trong quá trình quản lý hoạt động PT XHTD cho HS THPT. Tuy nhiên, các biện pháp này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là một hệ thống các biện pháp hướng tới mục tiêu giáo dục chung, mỗi biện pháp đều có những ưu và khuyết điểm của nó. Hơn nữa, mỗi biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng PT XHTD phải được thực hiện trong những điều kiện nhất định. Trong thực tế quản lý giáo dục, đặc biệt là giáo dục kỹ năng PT XHTD, để có thể giải quyết các tình huống sư phạm nảy sinh những mâu thuẫn, nhà quản lý phải vận dụng nhiều biện pháp phối hợp để giải quyết, phải tùy theo tính chất, điều kiện, hoàn cảnh mà lựa chọn và kết hợp các biện pháp quản lý thích hợp. Việc thực hiện tốt biện pháp này sẽ là tiền đề thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác và ngược lại. Do đó, cần phải đảm bảo tính đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp đã nêu trong nhà trường. Mỗi biện pháp sẽ ít có ý nghĩa khi đơn lẻ thực hiện từng biện pháp.

Việc sử dụng các biện pháp quản lý giáo dục PT XHTD cho HS THPT phải được đặt trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nếu các trường phổ thông tại Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh thực hiện đồng bộ hoạt động này sẽ góp phần vào sự thành công của công tác giáo dục học sinh các trường THPT nói chung và công tác giáo dục kỹ năng PT XHTD cho các em nói riêng, đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, của địa phương và của ngành.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm

Thông qua khảo nghiệm để thăm dò về sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động PT XHTD cho HS trên địa bàn Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh.

3.4.2. Khách thể khảo nghiệm

Lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 3 trường THPT Thành phố Móng Cái với số lượng là 105 người.

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

Nội dung khảo nghiệm: Sau khi đã đưa ra các biện phát quản lý hoạt động PT XHTD cho HSTH trên địa bàn Thành phố Móng Cái. Để tiến hành đánh giá sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trên, tác giả đã tiến hành điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV thuộc 3 trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Để có cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu, luận văn đã tiến hành trưng cầu ý kiến về sự cấp thiết của các giải pháp quản lý hoạt động PT XHTD cho HSTHPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái với bốn mức độ: 1- Không cấp thiết; 2- Ít cấp thiết; 3- Cấp thiết; 4- Rất cấp thiết

Bảng 3.4: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp



TT


Mức độ cần thiết

Mức độ cần thiết



TB

Không cần

thiết

Ít cần thiết

Cần thiết

Rất cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chỉ đạo xây dựng các con đường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục học học sinh các trường THPT Thành phố

Móng Cái - Quảng Ninh


0


0


14


13.1


15


14.6


77


73.1


3.62


1


2

Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên năng lực giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng

Cái - Quảng Ninh


0


0


19


17.7


19


18.5


67


63.8


3.46


4


3

Chỉ đạo phát triển chương trình nhà trường theo định hướng tăng cường giáo dục kỹ năng

PT XHTD cho học sinh THPT.


0


0


15


14.6


24


23.1


65


62.3


3.48


3


4

Huy động lực lượng giáo dục tham gia phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành

phố Móng Cái - Quảng Ninh


0


0


6.5


6.2


34


32.3


65


61.5


3.55


2


5

Chỉ đạo xây dựng phòng tham vấn học đường đáp ứng nhu

cầu của học sinh


0


0


22


20.8


19


18.5


64


60.8


3.40


5

Biểu đồ 3 1 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp Qua kết 2

Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 5 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ cấp thiết cao, không có biện pháp nào được đánh giá là không cấp thiết. Điểm đánh giá trung bình của các biện pháp được đánh giá với điểm trung bình từ 3.40 đến 3.62.

Bảng 3.5. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp



TT


Mức độ khả thi

Mức độ khả thi



Thứ bậc

Không khả thi

Ít khả thi

Khả thi

Rất khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chỉ đạo xây dựng các con đường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục học học sinh các trường THPT Thành phố Móng Cái -

Quảng Ninh


0


0


22


20.8


22


21


61


59


3.38


1


2

Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên năng lực giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng

Cái - Quảng Ninh


0


0


19


17.7


57


55


29


28


3.10


2


3

Chỉ đạo phát triển chương trình nhà trường theo định hướng tăng cường giáo dục kỹ năng PT

XHTD cho học sinh THPT.


0


0


23


21.5


51


49


32


30


3.08


3


4

Huy động lực lượng giáo dục tham gia phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố

Móng Cái - Quảng Ninh


0


0


54


51.5


27


25


24


23


2.72


7


5

Chỉ đạo xây dựng phòng tham vấn học đường đáp ứng nhu cầu của

học sinh


0


0


40


38.5


35


34


29


28


2.89


5

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí