Đối Với Hiệu Trưởng Các Trường Thpt Thành Phố Móng Cái

Biểu đồ 3 2 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp Qua kết 1


Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 7 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ khả thi cao, không có biện pháp nào được đánh giá là không khả thi. Điểm đánh giá trung bình của cả 7 biện pháp ĐTB từ 2.72 đến 3.38.

Việc đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động PT XHTD cho HS THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái nhằm đảm bảo an toàn cho HS cả về mặt tinh thần và sức khỏe là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và những bất cập trong trong quản lí trước đó. Với kết quả thu được qua phiếu khảo nghiệm chứng tỏ biện pháp mà tác giả đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện cao. Tuy nhiên để các biện pháp đó thực sự là những cách làm mới có hiệu quả trong việc quản lý hoạt động PT XHTD cho HS THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ quan hữu quan, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các biện pháp nêu trên.

Kết luận chương 3


Dựa trên cơ sở lý luận cùng hạn chế thực trạng, đề tài đã đưa được ra 5 biện pháp quản lý hoạt động PT XHTD cho HS THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái Tỉnh Quảng Ninh: Chỉ đạo xây dựng các con đường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục học học sinh các trường THPT Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh; Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên năng lực giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh; Chỉ đạo phát triển chương trình nhà trường theo định hướng tăng cường giáo dục PT XHTD cho học sinh; Huy động clực lượng giáo dục tham gia phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh; Chỉ đạo xây dựng phòng tham vấn học đường đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Với 5 biện pháp được đề xuất đề tài tập trung vào giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong thực tiễn ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh. Mỗi biện pháp chỉ ra rõ ràng mục đích, nội dung, cách thức thực hiện, điều kiện thực hiện.

Với các biện pháp trên sẽ góp phần khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý quản lý hoạt động PT XHTD cho HS THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đề tài cũng lấy ý kiến khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của 5 biện pháp đề xuất, kết quả có thể khảng định các biện pháp phù hợp có khả năng thực hiện cao. Việc thực hiện các biện pháp trên một cách có hệ thống, đồng bộ chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý hoạt động PT XHTD cho HSTH trên địa bàn Thành phố Móng Cái.

Các biện pháp đã đề xuất có mối liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Vì vậy, khi áp dụng không nên xem nhẹ một biện pháp nào. Dựa vào đặc điểm, điều kiện từng địa phương, từng trường mà nhà trường có thể linh hoạt lựa chọn những biện pháp phù hợp để phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV, và HS THPT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN

Hoạt động PT XHTD cho HS nói chung và HS THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh vô cùng quan trọng. Kết quả nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh” tác giả thu được một số kết quả sau:

1.1. Quản lý hoạt động giáo dục PT XHTD là mục tiêu chung của các trường học hiện nay vì nó là điều kiện, là phương tiện để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường đồng thời nó còn có tác dụng tạo môi trường an toàn, giảm thiểu nguy cơ XHTD cho HSTHPT.

Tổ chức hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh có những đặc trưng về nội dung, phương pháp, hình thức, và kiểm tra đánh giá…

Luận văn làm sáng tỏ nội dung quản lí giáo dục PT XHTD ở trường THPT bao gồm: 1). Lập kế hoạch hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học

sinh THPT;

2). Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT;

3). Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT trong đó có: Chỉ đạo xây dựng mục tiêu hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT; Chỉ đạo xây dựng nội dung hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT; Chỉ đạo thực hiện phương pháp, con đường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT;

4). Đánh giá hoạt động hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT;

5). Phối hợp lực lượng giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT.

Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng, định hướng để tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh ở chương tiếp theo.

1.2. Thực trạng quản lý hoạt động GD PT XHTD cho HS THPT Thành phố Móng Cái, đã được thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, mức độ nhận thức còn chưa thực sự sâu sắc, nội dung chưa phong phú, phương pháp, hình thức còn đơn điệu hơn nữa các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính chưa phát huy hết tác dụng tối đa cho hoạt động

GD PTXHTD cho học sinh. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng, nổi cộm nhất là nhận thức, năng lực của các bộ, ngành, động cơ, trình độ của Hiệu trưởng, kĩ năng độ tuổi của HS, nội dung chương trình cũng như kĩ năng tổ chức các hoạt động GD PTXHTD cho học sinh của đội ngũ giáo viên còn hạn chế.

Những thực trạng được phân tích và trình bày ở trên vừa mang tính mâu thuẫn, vừa trở thành các khó khăn và vừa thể hiện các bất cập trong quản lý hoạt động GD PTXHTD cho học. Như vậy, cần phải có các cách thức quản lý để tháo gỡ khó khăn và khắc phục các bất cập để đảm bảo có hiệu quả công tác quản lý hoạt động GD PTXHTD cho học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và đảm bảo sự an toàn của HS khi đến trường.

1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, chúng tôi đã đề xuất 05 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động PT XHTD cho HS THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh, đó là: Chỉ đạo xây dựng các mô hình giáo dục PT XHTD học sinh các trường THPT Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh; Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên năng lực giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh; Chỉ đạo phát triển chương trình nhà trường theo định hướng tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Huy động các lực lượng trong giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh; Chỉ đạo xây dựng phòng tham vấn học đường đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Các biện pháp tác giả đã đề xuất có mối liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Vì vậy, khi áp dụng không nên xem nhẹ một biện pháp nào. Tuy nhiên các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi được khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường. Dựa vào đặc điểm, điều kiện từng địa phương, từng trường mà Hiệu trưởng có thể tham khảo và lựa chọn những biện pháp phù hợp cho công tác quản lý của mình.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp được đánh giá rất cao, qua đó, tác giả nhận thấy rằng các biện pháp đã đề ra là có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, phù hợp với thực trạng nghiên cứu, rất thiết thực và có tính khả thi cao.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Quảng Ninh

- Cần rà soát lại toàn bộ văn bản quy định về PTXHTD để bổ sung, điều chỉnh và ban hành thêm văn bản mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Đặc biệt lưu ý,

quan tâm đến chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh

- Tăng kinh phí mua sắm thiết bị dạy học trực quan, kinh phí để bồi dưỡng nâng cao năng lực về giáo dục PT XHTD cho GV.

- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng kĩ năng PT XHTD cho GV, phổ biến kinh nghiệm tổ chức các hoạt động PT XHTD cho HS.

2.2. Đối với hiệu trưởng các trường THPT Thành phố Móng Cái

Có thể nói hiệu trưởng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm và thực thi quản lý toàn diện mọi hoạt động của nhà trường, trong đó có quản lý hoạt động PT XHTD. Nâng cao chất lượng hoạt động PT XHTD là một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường THPT. Để thực hiện tốt điều này, một số khuyến nghị với hiệu trưởng như sau: Chủ động, sáng tạo thực hiện các chức năng quản lý giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đánh giá công tác giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường trong thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh; phối hợp các biện pháp tâm lý - xã hội, kinh tế, hành chính trong quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh.

2.3. Đối với giáo viên THPT Thành phố Móng Cái

Trong quá trình giáo dục HS THPT, giáo viên cần quan tâm nâng cao trách nhiệm trong công tác, giáo viên cần chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, cá nhân HS THPT, điều kiện lớp mình phụ trách; xây dựng môi trường an toàn giúp HS THPT phát triển toàn diện; chủ động học tập, nghiên cứu để nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục.

Giáo viên cần thường xuyên trao đổi thông tin với cha mẹ học sinh, thực hiện tốt công tác tuyên truyền với nhiều hình thức khác nhau về sự cần thiết của PT XHTD cho PHHS và HS để từ đó chủ động, tích cực tham gia PT XHTD.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Austrian Aids & World Vision (2014a), Phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em- hướng dẫn thảo luận với cha mẹ và người chăm sóc trẻ, Tầm nhìn thế giới Việt Nam.

2. Austrian Aids & World Vision (2014b), Phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em- tài liệu cho trẻ, Tầm nhìn thế giới Việt Nam.

3. BCH TW Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 12 tháng 11 năm 2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học, Tài liệu tập huấn giáo viên.

5. Lê Thị Linh Chi (2007), Nhận thức, hành vi của trẻ em đường phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em (Qua khảo sát tại Huế và Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em (1989).

7. Lê Văn Cương (1999), Tội phạm và vấn đề chống tội phạm (Lứa tuổi vị thành niên), Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.

8. Nguyễn Lan Hải (2016), Cẩm nang Giáo dục giới tính (giúp trẻ tránh bị xâm hại - “Luật bàn tay” và “Nguyên tắc đồ lót”), Nxb Phụ nữ.

9. Hạnh Lò Mai Hạnh (2018), Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục, trường ĐHSP - ĐHTN.

10. Hào Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (2008), Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm.

11. Phí Thị Hiếu (2017), “Một số vấn đề lý luận về xâm hại trẻ em”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 153, 2017.

12. Lê Văn Hồng (1997), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Xuân Huệ (2012), “Khảo sát thực trạng nhận thức về giáo dục giới tính của học sinh lớp 9 tại một số trường trung học cơ sở ở quận 11, TP. HCM”, Tạp chí Khoa học của ĐH Sư phạm TP. HCM, số 39, trang 108-113.

14. Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống,

Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

15. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.

16. Trần Kiểm (2010), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.

17. Đặng Bá Lãm (2005), Quán lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Phạm Văn Lợi (2019), Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống Xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, trường ĐHSP - ĐHTN.

19. Dương Tuyết Miên (2005), Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và giải pháp khắc phục, Đặc san về Bình đẳng giới, giảng viên Khoa Luật hình sự trường Đại học Luật Hà Nội.

20. Đặng Hoài Nam (2014), Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em - Dành cho Cán bộ Cộng đồng, childsafetourism.org hoặc wvi.org/asiapacific/childsafetourism, Tài liệu dự án Hướng dẫn thảo luận với cán bộ cộng đồng, Phó cục trưởng Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em - Bộ LĐ - TB&XH.

21. Nguyễn Thị Phương Nhung (2009), Biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Thái Nguyên.

22. Trần Thị Cẩm Nhung (2012), Một số cách tiếp cận nghiên cứu xâm hại tình dục trẻ em qua các nghiên cứu nước ngoài, Báo Nghiên cứu gia đình và Giới, Số 6.

23. Đỗ Lan Phương, “Phòng ngừa xâm hại tình dục ở Ôxtraylia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.

24. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục-đào tạo TW1, Hà Nội.

25. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Bộ luật Hình sự.

26. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Luật trẻ em.

27. Huỳnh Văn Sơn (1999), Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh phổ thông trung học ở một số trường nội thành Thành phố Hồ Chí Minh đối với nội dung giáo dục giới tính, Luận văn thạc sĩ Tâm lí học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

28. Huỳnh Văn Sơn và các tác giả khác (2017), Kĩ năng phòng chống xâm hại cho học sinh tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

29. Huỳnh Văn Sơn và các tác giả khác (2017), Kĩ năng phòng chống xâm hại cho học sinh Mầm non, Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

30. Hà Minh Tân (2016), Điều tra vụ án xâm hại tình dục trẻ em, Luận án tiến sĩ luật học, Chuyên ngành Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm, Học viện CSND.

31. Nguyễn Tuấn Thiện (2015), “Các tội xâm phạm tình dục trẻ trong luật hình sự Việt Nam đã nghiên cứu về tính hình loại tội phạm này trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, Tạp chí Tòa án, số 13.

32. Thủ tướng Chính phủ (2020), Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

33. Phạm Thị Thúy (2017), Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con - Cha mẹ cần biết trước khi quá muộn, Nxb Hà Nội.

34. Nguyễn Ngọc Trai (2018), Hoạt động của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phòng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ở các tỉnh, Thành phố khu vực Tây Nam Bộ.

35. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

36. UNESCO (2006a), Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam, UNESCO- Hà Nội.

37. UNESCO (2006b), Tài liệu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, UNESCO - Hà Nội.

38. Nguyễn Thị Tố Uyên (2005), Về vấn đề giáo dục giới tính trong gia đình, Bản quyền thuộc Viễn Xã hội học.

39. WHO (1999), Report on the Consultation on Child Abuse Prevention (Báo cáo tham vấn về phòng ngừa, lạm dụng trẻ em ).

40. Vũ Thị Xuân (2015), Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các Trường Trung Học Cơ Sở Ở Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục, trường ĐHQGHN - ĐHGD.

41. Lưu Hải Yến (2007), Phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục, trường ĐHGD - ĐHQGHN.

II. Tài liệu tiếng Anh

42. Allan John Kemboi, Relationship between child abuse and academic performance in five selected Primary School in Suguta Zone of Samburu County, A research project report submitted in partial fulfillment of the requirementfor the award of post-graduate diploma of education at the University ofNairobi, 2013.

43. Mukami T. Mutua, Ong’ang’a H.M. Ouko (2017), Child abuse influence on Lower Primary SchoolPupil’s Academic achievement in arural setting in Kenya.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023