Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông

Kết quả bảng 2.7 cho thấy: CBQL, GV đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình (2.14 điểm) và HS đánh giá mức độ thực hiện các hình thức tổ chức GDMT ở mức độ trung bình (2.24 điểm).

Các hình thức thực hiện hiệu quả là các hình thức: Các dạng bài có nội dung tích hợp GDMT (CBQL, GV đánh giá 2.41 điểm, HS đánh giá 2.25 điểm); Tích hợp trong nội bộ môn học (CBQL, GV đánh giá 2.27 điểm, HS đánh giá 2.36 điểm); Lồng ghép (CBQL, GV đánh giá 2.23 điểm, HS đánh giá 2.40 điểm).

Các hình thức thực hiện ít hiệu quả hoặc không hiệu quả là các hình thức: Tích hợp đa môn (CBQL, GV đánh giá 1.98 điểm, HS đánh giá 2.11 điểm); Tích hợp liên môn (CBQL, GV đánh giá 2.07 điểm, HS đánh giá 2.13 điểm); Tích hợp xuyên môn (CBQL, GV đánh giá 1.99 điểm, HS đánh giá 2.17 điểm). Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này, chúng tôi trao đổi với Tổ trưởng chuyên môn ở các trường THPT, các Tổ trưởng chuyên môn chưa có sự chỉ đạo cụ thể đối với các GV nhằm thực hiện GDMT qua các hình thức tích hợp đa môn, tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Như vậy, trong công tác GDMT, các hình thức này còn bị xem nhẹ, hình thức tổ chức chưa đa dạng, phong phú.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

Để tìm hiểu về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi phỏng vấn/khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 5 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên‌‌

Đánh giá: 3= Thường xuyên; 2= Đôi khi; 1= Không thực hiện



TT


Kiểm tra, đánh giá

Mức độ thực hiện


X

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%


1

Đánh giá nhận thức của học

sinh về môi trường, các vấn đề ô nhiễm môi trường


37


40.7


24


26.4


30


33.0


2.08


2

Đánh giá thái độ của học sinh trước các vấn đề về môi trường, các vấn đề ô

nhiễm môi trường


34


37.4


28


30.8


29


31.9


2.05


3

Đánh giá về kỹ năng hành vi của học sinh các vấn đề về môi trường, các vấn đề

ô nhiễm môi trường


35


38.5


24


26.4


32


35.2


2.03


4

Tổ trưởng, Ban giám hiệu có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện giờ dạy GDMT

theo kế hoạch đã đề ra


39


42.9


31


34.1


21


23.1


2.20


Trung bình chung

2.13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 9

Bảng 2.8 cho thấy: Các nội dung kiểm tra, đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình (2.13 điểm). Nội dung kiếm tra, đánh giá ở mức độ thấp nhất là nội dung: Đánh giá về kỹ năng hành vi của học sinh các vấn đề về môi trường, các vấn đề ô nhiễm môi trường (2.03 điểm).

Trao đổi với các GV, chúng tôi được biết: Việc kiểm tra, đánh giá Hiệu trưởng các trường thường giao cho Phó hiệu trưởng hoặc tổ trưởng chuyên môn, trong khi đó

một số Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, đánh giá qua loa, hình thức, chưa tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện giờ dạy GDMT của GV. Ở một số trường khác, Tổ trưởng, Ban giám hiệu đã có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện giờ dạy GDMT theo kế hoạch đã đề ra, tuy nhiên không chú trọng đến kết quả học tập của HS sau dự giờ, mà dựa trên đánh giá của Tổ chuyên môn. Vì vậy, vì thế chưa tạo được động lực để HS tìm tòi và ghi nhớ những kiến thức về GDMT.

2.3.5. Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục môi trường cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Để tìm hiểu về thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục môi trường cho học sinh ở trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi phỏng vấn/khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 6 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Thường xuyên; 2= Đôi khi; 1= Không thực hiện



TT


Các nguồn lực tham gia GDMT

Mức độ thực hiện



X

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Vai trò của nhà trường

77

84.6

12

13.2

2

2.2

2.82

2

GV chủ nhiệm lớp

64

70.3

22

24.2

5

5.5

2.65

3

GV bộ môn

81

89.0

10

11.0

0

0.0

2.89

4

Vai trò của Hội cha mẹ

HS, các lực lượng xã hội

39

42.9

25

27.5

27

29.7

2.13

5

Các tổ chức đoàn thể trong

nhà trường

40

44.0

33

36.3

18

19.8

2.24

6

Giáo dục gia đình

43

47.3

23

25.3

25

27.5

2.20


Trung bình chung

2.49

Kết quả bảng 2.9 cho thấy mức độ thực hiện phối hợp ở mức độ tốt, 2.49 điểm.

Các lực lượng tham gia hoạt động GDMT thường xuyên gồm: GV bộ môn (2.89 điểm); Vai trò của nhà trường (2.82 điểm); GV chủ nhiệm lớp (2.65 điểm).

Như vậy, các trường THPT ở thị xã Phổ Yên đã phối hợp thường xuyên với GV bộ môn và GV chủ nhiệm lớp trong GDMT, trong đó Hiệu trưởng các trường đã chỉ đạo GV bộ môn và GV chủ nhiệm xây dựng kế hoạch phối hợp để thực hiện dạy học tích hợp GDMT vào môn học chiếm ưu thế.

Các lực lượng tham gia hoạt động GDMT ở mức độ trung bình gồm: Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (2.24 điểm); Giáo dục gia đình (2.20 điểm); Vai trò của giáo dục xã hội (2.13 điểm). Tìm hiểu về thực trạng này, chúng tôi trao đổi với Hiệu trưởng trường THPT Bắc Sơn thì được biết: “Hiệu trưởng các trường đã chỉ đạo GV chủ nhiệm và GV bộ môn xác định cụ thể nội dung phối hợp và xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lượng giáo dục khác, tuy nhiên GV chưa tiến hành xây dựng kế hoạch phối hợp và xác định các nội dung cần phối hợp trong GDMT, GV chưa xác định được trách nhiệm của từng lực lượng giáo dục tham gia GDMT”. Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong cho biết thêm: “Hiệu trưởng các trường THPT hiện nay chưa xây dựng cơ chế phối hợp để duy trì mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ trong tổ chức thực hiện GDMT”. Từ những nguyên nhân và hạn chế trên là cơ sở để chúng tôi đề xuất biện pháp quản lý công tác phối hợp trong hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Để tìm hiểu về thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục môi trường cho học sinh ở trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi phỏng vấn/khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 7 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Thường xuyên; 2= Đôi khi; 1= Không thực hiện



TT


Lập kế hoạch

Mức độ thực hiện


X

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Lập kế hoạch GDMT chung

cho cả năm học

24

26.4

32

35.2

35

38.5

1.88


2

Kế hoạch rút kinh nghiệm về việc thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho HS, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế cần khắc phục và

nguyên nhân của hạn chế


44


48.4


24


26.4


23


25.3


2.23


3

Hiệu trưởng thực hiện phân cấp xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDMT với

các cấp độ Khối


41


45.1


10


11.0


40


44.0


2.01


4

Hiệu trưởng chỉ đạo GV lập kế hoạch GDMT qua môn

học chiếm ưu thế


39


42.9


26


28.6


26


28.6


2.14


5

Kế hoạch nêu rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và

hình thức GDMT


37


40.7


33


36.3


21


23.1


2.18


6

Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, thiết bị dạy học để thực hiện

hoạt động GDMT


44


48.4


22


24.2


25


27.5


2.21


7

Kế hoạch huy động các lực lượng sau để thực hiện giáo

dục môi trường cho học sinh


45


49.5


23


25.3


23


25.3


2.24


Trung bình chung

2.11

Kết quả bảng 2.10 cho thấy, các nội dung lập kế hoạch được thực hiện ở mức độ trung bình 2.11 điểm. Nội dung “Lập kế hoạch GDMT chung cho cả năm học” được thực hiện ở mức thấp nhất, 1.88 điểm.

Nội dung “Hiệu trưởng thực hiện phân cấp xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDMT với các cấp độ Khối” được đánh giá ở mức độ thực hiện 2.01 điểm.

Nghiên cứu bản kế hoạch của các trường THPT ở thị xã Phổ Yên, chúng tôi nhận thấy kế hoạch có nội dung chung chung, chưa lập kế hoạch cụ thể đối với cấp độ Khối.

Kế hoạch chưa đánh giá rút kinh nghiệm về việc thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho HS, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chế của năm học trước để có biện pháp khắc phục cho năm học tiếp theo, vì vậy, nội dung “Kế hoạch rút kinh nghiệm về việc thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho HS, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chế” CBQL, GV đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình (2.23 điểm).

Nghiên cứu bản kế hoạch của GV, trong kế hoạch GV chưa nêu được kiến thức, thái độ, kỹ năng - hành vi, thái độ - tình cảm HS cần đạt được. Do GV chưa xác định mục tiêu của hoạt động GDMT nên GV có hạn chế trong tổ chức hoạt động GDMT. Do vậy, nội dung “Hiệu trưởng chỉ đạo GV lập kế hoạch GDMT qua môn học chiếm ưu thế” (2.14 điểm).và “Kế hoạch nêu rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức GDMT” thực hiện ở mức độ không thường xuyên (2.18 điểm). Phỏng vấn GV Dân (trường THPT Lý Nam Đế), GV cho biết: “Một số GV chưa lựa chọn nội dung GDMT là vấn đề nổi cộm, nóng bỏng, phổ biến và thường gặp trong thực tiễn địa phương và chưa nêu ra được phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm giải quyết vấn đề”. Theo Hiệu trưởng trường THPT Lý Nam Đế cho biết: “Giáo dục MT trong nhà trường có thể tìm thấy trong nhiều môn học và hoạt động. Ngoài những môn học về môi trường được đưa vào giảng dạy chính thức, nội dung giáo dục MT có thể lồng ghép vào nội dung rất nhiều môn học khác. Tuy nhiên, trong kế hoạch của GV chưa nêu rõ các hình thức phối hợp GDMT với các môn học trong cùng khối lớp”.

Trong kế hoạch, các nội dung “Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, thiết bị dạy học để thực hiện hoạt động GDMT” “Kế hoạch huy động các lực lượng sau để thực hiện giáo dục môi trường cho học sinh” CBQL, GV đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình, từ 2.21 đến 2.24 điểm.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

Để tìm hiểu về thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi phỏng vấn/khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 8 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Tốt; 2= Trung bình; 1= Yếu



TT


Tổ chức thực hiện

Mức độ thực hiện



X

Tốt

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%


1

Thành lập Ban chỉ đạo GDMT, quy định chức năng, nhiệm vụ của

từng thành viên trong Ban chỉ đạo


37


40.7


12


13.2


42


46.2


1.95

2

Chỉ đạo Tổ chuyên môn tổ chức

thực hiện

54

59.3

24

26.4

13

14.3

2.45


3

Tổ chuyên môn họp nhóm định kỳ có sự thống nhất trong mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học

từng bài


51


56.0


28


30.8


12


13.2


2.43


4

Chuẩn bị cơ vật chất, thiết bị dạy học, tài chính, xây dựng môi trường dạy học để phục vụ cho

hoạt động GDMT


37


40.7


25


27.5


29


31.9


2.09


5

Tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm về giảng dạy tích hợp

GDMT với những tổ chuyên môn đã tổ chức thành công.


29


31.9


43


47.3


19


20.9


2.11

6

Tổ chức các buổi tập huấn, bồi

dưỡng chủ đề về GDMT

24

26.4

32

35.2

35

38.5

1.88


7

Khuyến khích GV tự bồi dưỡng

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về GDMT.


55


60.4


3


3.3


33


36.3


2.24


Trung bình chung

2.16

Kết quả bảng 2.11 cho thấy, các nội dung tổ chức thực hiện được thực hiện ở mức độ trung bình, 2.16 điểm. Nội dung “Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức hoạt

động giáo dục môi trường cho học sinh” được đánh giá thực hiện ở mức thấp nhất,

1.95 điểm. Như vậy, các trường THPT ở thị xã Phổ Yên chưa thành lập Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh, chưa phân công cụ thể trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và các lực lượng giáo dục khác trong công tác GDMT.

Nội dung “”Chỉ đạo Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện” và “Tổ chuyên môn họp nhóm định kỳ có sự thống nhất trong mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học từng bài” thực hiện ở mức độ thường xuyên, CBQL, GV đánh giá từ 2.43 đến 2.45 điểm. Trao đổi với Tổ trưởng chuyên môn, chúng tôi được biết: “Đối với môn Sinh học, môn vật lý, hóa học, GV thống nhất giảng dạy GDMT theo mục tiêu chung quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông mới, đối với từng môn học, các GV sử dụng các phương pháp đặc thù để tiến hành dạy học GDMT”. GV Thu (môn Sinh học, trường THPT Lê Hồng Phong) cho biết: “Chương trình môn Sinh học đã xác định: Sinh học là môn học gắn với thực hành, thực nghiệm. Do vậy, dạy HS học gắn với thực tiễn qua các phương pháp dạy học, trong đó thí nghiệm thực hành là đặc trưng. Ngoài sử dụng các phương pháp dạy học chung, dạy học môn Sinh học ở THPT cần quan tâm, sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học đặc thù như: Dạy học bằng sử dụng các phương tiện trực quan: video,tranh,mô hình,thí nghiệm ảo, quan sát mẫu vật thật,...; Dạy học thông qua thực hành trong phòng thí nghiệm, ngoài thực địa; Dạy học dự án ứng dụng sinh học; Dự án tìm hiểu các vấn đề sinh học trong thực tiễn”.

Tuy nhiên việc chuẩn bị cơ vật chất, thiết bị dạy học, tài chính, xây dựng môi trường dạy học để phục vụ cho hoạt động GDMT ở các trường thực hiện chưa tốt (2.09 điểm). Các trường THPT ở thị xã Phổ Yên hiện nay cơ sở vật chất đã xuống cấp, một số thiết bị dạy học bị hỏng, hao mòn nhanh, tuy nhiên, do tài chính hạn hẹp nên cơ sở vật chất chưa được đầu tư, thiết bị dạy học, thiết bị thí nghiệm chưa có kế hoạch mua mới thay thế.

Bên cạnh đó, các trường THPT ở thị xã Phổ Yên hiện nay, chưa thực hiện hoặc không thực hiện các nội dung “Tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm về giảng dạy tích hợp GDMT với những tổ chuyên môn đã tổ chức thành công” (2.11

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2023