Thực Trạng Phương Pháp Và Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông

Kết quả bảng 2.5. cho thấy: Các mức độ thực hiện nội dung GDMT ở mức trung bình, CBQL, GV đánh giá 2.16 điểm; HS đánh giá 2.19 điểm.

- CBQL, GV đánh giá các nội dung thực hiện ở mức độ tốt gồm các nội dung: “Cung cấp cho HS tri thức về ô nhiễm MT và một số biện pháp bảo vệ môi trường Cung cấp cho HS hệ thống tri thức về khái niệm môi trường, giáo dục môi trường” (2.29 điểm); HS đánh giá 2.25 điểm và nội dung “Cung cấp cho HS tri thức về ô nhiễm MT và một số biện pháp bảo vệ môi trường ” CBQL, GV đánh giá 2.30 điểm; HS đánh giá 2.26 điểm. Quan sát giờ dạy của GV, chúng tôi nhận thấy: Đối với môn Địa lý là môn khoa học nghiên cứu các thành phần tự nhiên và nhân văn của môi trường, về kinh tế xã hội…. Số bài có nội dung địa lý trùng với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chiếm tỉ lệ đáng kể. Do đó, môn học này có khả năng giáo dục bảo vệ môi trường rất to lớn. Thông qua môn Địa lý, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu được một cách sâu sắc bản chất về: Thành phần cấu tạo của môi trường: đất, nước, không khí và thế giới sinh quyển; sự biến đổi của các chất trong môi trường; ảnh hưởng của các yếu tố tới thành phần của môi trường. Mặt khác, ở môn Hóa học, Địa lý, GV dạy học tích GDMT khi phân tích cho HS thấy được nguồn gây ô nhiễm môi trường: các chất hoá học và tác hại sinh lí của chúng với động thực vật và con người; tiêu chuẩn môi trường và mức độ ô nhiễm môi trường; biện pháp hóa học, vật lí, sinh hóa để bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm: xử lí nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn....Đối với môn chương trình môn Sinh học chú trọng giúp học sinh phát triển khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi không ngừng; khả năng chung sống hài hoà với thiên nhiên và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Chương trình môn Sinh học quan tâm tới những nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày, tạo điều kiện để học sinh tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn, từ thực tiễn nhận thức rõ những vấn đề về môi trường và phát triển bền vững, xây dựng ý thức

bảo vệ môi trường, rèn luyện khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi không ngừng.

Các nội dung thực hiện ở mức độ trung bình gồm các nội dung: “Hệ thống thái độ tích cực, kỹ năng và hành vi chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường, trân trọng thiên nhiên; tham gia bảo vệ môi trường sống cho thực vật, động vật và con người” CBQL, GV đánh giá 2.07 điểm; HS đánh giá 2.2 điểm. Nội dung Cung cấp cho HS hệ thống tri thức về tài nguyên thiên nhiên, tình hình sử dụng các loại tài nguyên và hậu quả đối với môi trường CBQL, GV đánh giá 2.05 điểm; HS đánh giá 2.16 điểm.

Quan sát giờ dạy của GV tại các trường, GV đã tổ chức dạy học GDMT lồng ghép trong các môn học chiếm ưu thế, chúng tôi phỏng vấn GV môn sinh học ở trường THPT Phổ Yên, GV cho biết: “Về mức độ kết hợp thì kiến thức GDMT ở các môn học như Sinh học, vật lý, hóa học… đã có sẵn trong bài học ở toàn bộ nội dung bài học hoặc ở một phần của bài học. Về mức độ liên hệ thực tiễn, các kiến thức GDMT không có sẵn trong sách giáo khoa, nhưng GV căn cứ vào nội dung bài học để bổ sung nội dung tri thức về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tình hình sử dụng các loại tài nguyên và hậu quả đối với môi trường”. Trao đổi với GV trường THPT Lý Nam Đế, GV cho biết: “GV đã thiết kế bài dạy tích hợp nội dung GDMT có liên quan trong quá trình dạy học, từ đó tích hợp một cách khéo léo, tránh sa đà, gượng ép nội dung kiến thức, từ đó hình thành cho hệ thống kỹ năng và các hành vi để bảo vệ môi trường”.

Quan sát giờ dạy môn sinh học 12 của GV trường THPT Bắc Sơn, GV đã tích hợp GDMT qua bài 30: Bảo vệ vốn gen di truyền của loài người, trong đó GV hướng dẫn HS bảo vệ môi trường, hạn chế tác động xấu, tránh các đột biến phát sinh, giảm thiểu gánh nặng di truyền cho loài người. Trong bài 4 Đột biến gen (mục II- Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen) và bài 6 Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (mục III- Nguyên nhân, hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể), bài 7 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể, GV đã liên hệ thực tiễn cho HS, định hướng hành vi của HS để bảo vệ môi trường như: thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải

độc hại vì đây là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Như vậy, GV đã lồng ghép vào bài học yêu cầu HS có ý thức trách nhiệm bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chiến lược chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

GV đã tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lí: từ hai bài học Môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Môi trường và sự phát triển bền vững, trong chương trình lớp 10, thuộc học kì II. Môn Địa lý lớp 10: Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại, Mục: Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. Môn Hóa học 10, Bài 19 Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường. Mục Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường. Những biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường Như vậy, các bài học và các mục trong bài học nêu trên sẽ được dạy ở chủ đề Môi trường và sự phát triển bền vững. Chủ đề gồm các nội dung sau: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Quan niệm và phân loại, vai trò và chức năng, hiện trạng, nguyên nhân, giải pháp); Liên hệ: Ô nhiễm môi trường, vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu. Phát triển bền vững (Quan niệm phát triển bền vững, giải pháp phát triển bền vững, trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường).

Tìm hiểu nguyên nhân về các nội dung được đánh giá mức độ thực hiện trung bình, các GV cho biết: GV đã quan tâm đến việc xây dựng các hệ thống tri thức, kĩ năng cho HS trong GDMT, việc gắn những kiến thức GDMT với thực tế, tích hợp lồng ghép trong các môn học như: Hóa học, Vật lý, Sinh học…tuy nhiên vẫn còn biểu hiện thiếu chặt chẽ, logic. Chúng tôi tiến hành dự giờ bài giảng của GV cho thấy tiết dạy lồng ghép GDMT còn mang tính chung chung, hoạt động mang tính lặp đi lặp lại hàng năm chưa có định hướng rõ nét, chưa sáng tạo.

Quan sát giờ giảng tích hợp GDMT trong các môn học chiếm ưu thế, GV lồng ghép GDMT cho HS chủ yếu tập trung vào cung cấp kiến thức dựa trên nội dung sách giáo khoa, chưa quan tâm đến thái độ và hành vi của HS đối với MT. Khi tổ chức dạy học môn học này, GV khai thác các nội dung GDMT chủ yếu thông qua việc tổ chức cho HS quan sát tranh (trong sách giáo khoa hoặc bộ đồ

dùng dạy học tối thiểu), yêu cầu HS đọc nội dung sách giáo khoa để tìm hiểu, thảo luận các kiến thức; GV giảng giải, cung cấp thêm cho học sinh thông tin, số liệu, nội dung bổ sung những gì đã được ghi trong sách giáo khoa. Một số GV trẻ chưa dành thời lượng quá ít để phân tích cho HS tình hình môi trường hiện nay: sự nhiễm bẩn đối với không khí, đất, nước, biển, đại dương, nguyên nhân và hậu quả sinh thái đối với môi trường.

2.3.3. Thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

Để tìm hiểu về thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông, chúng tôi phỏng vấn/khảo sát ý kiến của CBQL, GV và HS ở câu hỏi 3 (phụ lục 1) và câu hỏi 3 (phụ lục 2), kết quả ở bảng 2.6 như sau:


Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV và HS về phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Thường xuyên; 2= Đôi khi; 1= Không thực hiện



TT


Phương pháp giáo dục môi trường

Đánh giá của CBQL, GV


Đánh giá của HS

Mức độ đạt được


X

Mức độ đạt được

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

thực hiện

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

thực hiện


X

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phương pháp xử lý tình huống

37

40.7

26

28.6

28

30.8

2.10

87

58.0

12

8.0

51

34.0

2.24

2

Phương pháp thuyết trình

54

59.3

22

24.2

15

16.5

2.43

84

60.0

20

14.3

36

25.7

2.34

3

Dạy học hợp tác theo nhóm

35

38.5

26

28.6

30

33.0

2.05

75

50.0

28

18.7

47

31.3

2.19

4

Dạy học giải quyết vấn đề

58

63.7

23

25.3

10

11.0

2.53

88

58.7

23

15.3

39

26.0

2.33

5

Phương pháp sử dụng bài tập

51

56.0

28

30.8

12

13.2

2.43

86

57.3

38

25.3

26

17.3

2.40

6

Dạy học dự án

42

46.2

28

30.8

21

23.1

2.23

72

48.0

25

16.7

53

35.3

2.13

7

Phương pháp thực địa

33

36.3

36

39.6

22

24.2

2.12

63

42.0

35

23.3

52

34.7

2.07

8

Phương pháp thí nghiệm

34

36.6

31

33.3

28

30.1

2.06

72

48.0

30

20.0

48

32.0

2.16


Trung bình chung

2.24

Trung bình chung

2.23

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 8


49

Kết quả bảng 2.6 cho thấy, mức độ thực hiện các phương pháp ở mức trung bình, CBQL, GV đánh giá 2.24 điểm, HS đánh giá 2.23 điểm.

Các phương pháp được CBQL, GV và HS đánh giá thực hiện ở mức độ thường xuyên gồm các phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề (CBQL, GV đánh giá 2.53 điểm; HS đánh giá 2.33 điểm); Phương pháp sử dụng bài tập (CBQL, GV đánh giá 2.43 điểm; HS đánh giá 2.40 điểm); Phương pháp thuyết trình (CBQL, GV đánh giá 2.43 điểm; HS đánh giá 2.34 điểm). Trong các giờ dạy, GV đã sử dụng hiệu quả các phương pháp này, lôi cuốn và làm tăng hứng thú học tập của HS, trong mỗi bài dạy có các nội dung GDMT, GV sử dụng máy chiếu giúp HS quan sát về vấn đề ô nhiễm môi trường nước không khí, vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên…, GV hướng dẫn HS thảo luận về nội dung và trả lời câu hỏi; cuối mỗi bài học có nội dung GDMT, GV ít nhiều có chốt lại một câu giảng giải hoặc dặn dò HS về nội dung liên quan đến GDMT.

Các phương pháp CBQL, GV và HS đánh giá ở mức độ ít thực hiện hoặc không thực hiện là các phương pháp: Phương pháp xử lý tình huống (CBQL, GV đánh giá 2.10 điểm; HS đánh giá 2.24 điểm); Dạy học hợp tác theo nhóm (CBQL, GV đánh giá 2.05 điểm; HS đánh giá 2.19 điểm); Dạy học dự án (CBQL, GV đánh giá 2.23 điểm, HS đánh giá 2.13 điểm); Phương pháp thực địa (CBQL, GV đánh giá 2.12 điểm, HS đánh giá 2.07 điểm); Phương pháp thí nghiệm (CBQL, GV đánh giá 2.06 điểm, HS đánh giá 2.16 điểm).

Tìm hiểu nguyên nhân các phương pháp này ít thực hiện hoặc không thực hiện, chúng tôi phỏng vấn Hiệu trưởng trường THPT Lý Nam Đế, Lê Hồng Phong, được biết: Một số GV trẻ, mới vào nghề thiếu kiến thức về kỹ năng thiết kế hoạt động dạy học lồng ghép nội dung GDMT, nhất là phần kiến thức liên hệ thực tiễn nên khi tổ chức hoạt động GDMT GV chưa sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, còn lúng túng trong sử dụng phương pháp xử lý tình huống. Đối với phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm và dạy học dự án, khi dự giờ

GV ở các trường THPT thị xã Phổ Yên, chúng tôi nhận thấy, GV chưa chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp từ đố thiết kế kế hoạch bài học phù hợp, trong bài học chưa nêu rõ mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực hướng tới cho HS.

Đối với phương pháp dạy học dự án, GV chưa hướng dẫn HS thành lập dự án học tập và xây dựng thành một báo cáo và trình bày trước lớp. Nguyên nhân không thực hiện phương pháp này theo GV Nguyên (trường THPT Lê Hồng Phong) chia sẻ: “Do kinh phí phục vụ cho tổ chức hoạt động GDMT chưa được các trường THPT chú trọng nên GV chưa hướng dẫn GV thực hiện dự án, mặt khác, HS ở khu vực nông thôn chưa quan tâm đến vấn đề môi trường,GV chưa phát huy được tính tích cực, trách nhiệm và sáng tạo của HS khi thực hiện dự án”.

Đối với phương pháp thực địa, chúng tôi tiến hành phỏng vấn nguyên nhân vì sao ít thực hiện hoặc không thực hiện, GV Khang (trường THPT Phổ Yên) cho biết: “Nguyên nhân do chưa huy động được các nguồn lực xã hội để bổ sung kinh phí tổ chức hoạt động, mặt khác điều kiện tổ chức các hoạt động GDMT như cơ sở vật chất, trường học, sân chơi, địa điểm học tập… để tổ chức thực địa chưa đảm bảo”. Hiệu trưởng trường THPT Phổ Yên cho biết thêm: “Một năm, nhà trường tổ chức 1 đến 2 lần cho học sinh đi thực tế, chủ yếu là tham quan, vui chơi là chính. Việc đi thực địa thì GV chắc không hình dung được phải tổ chức thế nào; còn giao việc cho cá nhân HS thực địa để học tập thì GV có làm nhưng rất ít khi thực hiện”.

Như vậy, những nguyên nhân và hạn chế này là cơ sở để chúng tôi đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học GDMT cho HS các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Để tìm hiểu về thực trạng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi phỏng vấn/khảo sát ý kiến của CBQL, GV và HS ở câu hỏi 4 (phụ lục 1) và câu hỏi 4 (phụ lục 2), kết quả ở bảng 2.7 như sau:


Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV và HS về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Hiệu quả; 2= Ít hiệu quả; 1= Không hiệu quả



TT


Hình thức giáo dục môi trường

Đánh giá của CBQL, GV


Đánh giá của HS

Mức độ đạt được


X

Mức độ đạt được

Hiệu quả

Ít hiệu

quả

Không

hiệu quả

Hiệu quả

Ít hiệu

quả

Không

hiệu quả


X

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Các dạng bài có nội dung tích

hợp GDMT

57

62.6

14

15.4

20

22.0

2.41

85

56.7

18

12.0

47

31.3

2.25

2

Tích hợp trong nội bộ môn học

54

59.3

8

8.8

29

31.9

2.27

92

61.3

20

13.3

38

25.3

2.36

3

Tích hợp đa môn

32

35.2

25

27.5

34

37.4

1.98

71

47.3

24

16.0

55

36.7

2.11

4

Tích hợp liên môn

38

41.8

21

23.1

32

35.2

2.07

67

44.7

35

23.3

48

32.0

2.13

5

Tích hợp xuyên môn

31

34.1

28

30.8

32

35.2

1.99

72

48.0

31

20.7

47

31.3

2.17

6

Lồng ghép

52

57.1

8

8.8

31

34.1

2.23

93

62.0

24

16.0

33

22.0

2.40


Trung bình chung

2.14


Trung bình chung

2.24


52

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2023