Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông.

Phương pháp khảo nghiệm: Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất vào hoạt động GDMT cho HS các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên nhằm đánh giá kết quả thử nghiệm có thể áp dụng, triển khai tại các trường THPT ở thị xã Phổ Yên phù hợp hay không? Kết quả trước và sau khảo nghiệm có nâng cao chất lượng hoạt động GDMT cho HS ở các trường THPT ở thị xã Phổ Yên có như mong muốn không?.

7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu

Dùng thống kê toán học để tính % và điểm trung bình nhằm phân tích kết quả nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở trường trung học phổ thông.

Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 3

1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới

A. M. Lucas, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Khoa học, Toán học và GDMT, Trường Chelsea, Đại học London đã nhấn mạnh đến vai trò của môn Khoa học trong giáo dục vì môi trường. Công trình này đã đưa ra những đánh giá: Các môn học, trong đó có mô khoa học phải bao hàm nội dung GDMT, vì vậy, trong hoạt động dạy học môn Khoa học phải tăng cường bảo tồn môi trường sống của con người. “Việc quan tâm xây dựng các khóa học, nội dung học của môn học đóng vai trò quan trọng trong việc GDMT và được coi như một cơ sở để phát triển GDMT” [dẫn theo 19].

Alvin Pettus - Environment EANL trong công trình nghiên cứu về GDMT và thái độ đối với môi trường đã đánh giá kết quả một số cuộc thử nghiệm nhằm đo lường thái độ với môi trường và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến những thái độ đó. Từ đó đã đưa ra một số kết luận cụ thể: “Con người có càng nhiều biện pháp để cải tạo chất lượng MT nếu họ có nhiều thông tin về GDMT; Điều kiện sống và làm việc có ảnh hưởng đến việc kiểm soát về MT và tham gia vào các hoạt động MT; Niềm tin, văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi thái độ của con người về MT; Ở khu vực tư nhân thì thái độ bảo vệ MT khác với ở khu vực công cộng” [dẫn theo 10].

Matthew J. Brennan, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về MT Brentree ở Milford, PA và là người người đầu tiên chịu trách nhiệm trong việc xuất bản Tạp chí GDMT đã xây dựng chương trình bảo tồn con người và MT dựa trên các khái niệm có liên quan đến MT. Chương trình giáo dục môi trường được thể hiện ở hầu hết các môn học và các cấp học. Mục đích của chương trình là nhằm xây dựng và

thực hiện các chính sách để bảo vệ môi trường và trong thực tiễn xây dựng một nền văn hóa vì môi trường sống của con người và sự phát triển con người.

Monica Hale, cựu viên chức giáo dục cao cấp (giáo dục phổ thông, cao đẳng và đại học), hội đồng GDMT, Học viện Báo chí, Vương quốc Anh khẳng định giáo dục môi trường nhằm mục tiêu vì sự phát triển bền vững ở các nước đang phát triển. Do vậy, giáo dục môi trường cần có sự trợ giúp của các tổ chức, các nước phát triển và các nước công nghiệp đối với các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển cần sự trợ giúp về chuyển giao công nghệ, các hoạt động xúc tiến kinh tế, xúc tiến phát triển công nghiệp nhằm không làm suy thoái MT. Trong quá trình hợp tác với các nước, cần đẩy nhanh các dự án GDMT trong cộng đồng để thực hiện có hiệu quả mục tiêu vì sự phát triển bền vững, “cần phải đưa việc quan tâm tới MT vào trong tất cả các khía cạnh của các chương trình hợp tác, trợ giúp để phát triển; đẩy nhanh các dự án GDMT cộng đồng và giáo dục những người lập chính sách” [trích theo 17].

R. R. Ballantyne and J. I. Packer, giảng viên Đại học Kỹ thuật Queensland, Brisbane, Australia trong công trình “Dạy và học trong GDMT” nhằm mục đích phát triển nhận thức về MT [trích theo 19]. Công trình đề cập đến mô hình nhận thức về GDMT, trong đó nêu rõ kiến thức, thái độ và định hướng hành vi với MT. Trong GDMT cần áp dụng các nguyên tắc tích cực trong dạy học, cung cấp nền tảng nhằm khuyến khích sinh viên các trường đại học nên tích cực hơn, quan tâm và có hành động tích cực đối với vấn đề môi trường. Từ những thông tin, quan điểm do người học đề xuất, cung cấp sẽ giúp các nhà MT thiết kế những khóa học trải nghiệm trong dạy học, phát triển những quan niệm về MT cùng với việc thực hiện cam kết các hành vi có trách nhiệm trong MT và vì MT.

Richard R. Perdue and Donald S. Warder trong công trình “GDMT và sự thay đổi thái độ” đã nghiên cứu các chương trình GDMT sống trải nghiệm và đã đưa ra những kiến thức liên quan đến mối quan hệ giữa con người và MT, sự phát triển của các kỹ năng và khả năng, sự phát triển tính trách nhiệm và cách đánh giá MT. Công trình nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ thay đổi thái độ của con người đối với MT

sau khi tham gia chương trình sống trải nghiệm với MT, “các thông tin, quan điểm do người học đề xuất, cung cấp sẽ giúp các nhà MT thiết kế những khóa học trải nghiệm trong dạy học, phát triển những quan niệm về MT cùng với việc thực hiện cam kết các hành vi có trách nhiệm trong MT và vì MT” [trích theo 19]. Các công trình nghiên cứu trên đây là nguồn tài liệu tham khảo để chúng tôi triển khai nghiên cứu cơ sở lý luận về nội dung GDMT cho HS ở trường phổ thông và quản lý nội dung GDMT cho HS ở trường THPT, đó là các nội dung về môi trường, hoạt động giáo dục môi trường cho HS, mục tiêu GDMT, nội dung GDMT….

1.1.2. Nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu về giáo dục môi trường cho học sinh ở trường THPT:

Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng (2015), Giáo dục môi trường thông qua dạy học dự án chương nhóm Cacbon - Hóa học 11 nâng cao [9], đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục môi trường thông qua dạy học dự án như: Phương pháp dạy học dự án trên thế giới và Việt Nam, giáo dục bảo vệ môi trường và các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường…Từ đó, tác giả triển khai thực trạng giáo dục môi trường thông qua dạy học dự án chương nhóm Cacbon - Hóa học 11 nâng cao và Thiết kế các dự án học tập và giáo án bài dạy chương nhóm Cacbon-Hóa học lớp 11 nâng cao. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính phù hợp, khả thi và hiệu quả của các đề xuất.

Trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyên (2011), Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập và giáo dục môi trường dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường Trung học phổ thông [16]. Tác giả đã tiến hành đánh giá tổng quan về môi trường, ô nhiễm môi trường, giáo dục môi trường, lí thuyết về xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung giáo dục môi trường. Phân tích thực trạng sử dụng bài tập hoá học có nội dung liên quan đến môi trường trong dạy học ở trường THPT hiện nay. Tìm hiểu nội dung của các bài trong chương trình hoá học hữu cơ THPT để nêu ra được những kiến thức hoá học liên quan đến môi trường, giáo dục môi trường. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập về giáo dục môi trường phần hoá học hữu cơ. Nghiên cứu phương pháp sử dụng

bài tập hóa học về giáo dục môi trường trong việc giáo dục môi trường cho học sinh và tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả giáo dục môi trường. Tác giả Nguyễn Phi Hạnh (2002), Giáo dục môi trường qua môn địa lý [8],

Thông qua môn Địa lý, giáo viên có thể giúp học sinh tìm hiểu được một cách sâu sắc bản chất về: Thành phần cấu tạo của môi trường: đất, nước, không khí và thế giới sinh quyển; sự biến đổi của các chất trong môi trường; ảnh hưởng của các yếu tố tới thành phần của môi trường. Nguồn gây ô nhiễm môi trường: các chất hoá học và tác hại sinh lí của chúng với động thực vật và con người; tiêu chuẩn môi trường và mức độ ô nhiễm môi trường; biện pháp hóa học, vật lí, sinh hóa để bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm: xử lí nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn....

Theo tác giả Hoàng Thị Thu Nhã (2010) trong nghiên cứu về Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học sinh học ở trường phổ thông [17], trong chương về cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học sinh học theo quan điểm tích hợp, tác giả đã phân tích một số vấn đề về dạy học tích hợp và giáo dục môi trường trong dạy học tích hợp; phần cơ sở thực tiến, tác giả đã trình bày tổng quan về tình hình giáo dục môi trường, tình hình giáo dục môi trường thông qua dạy học sinh học ở trường phổ thông, thực trạng về giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông. Phần chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp dạy học tích hợp mà giáo viên đã sử dụng trong dạy học môn sinh học nhằm mục đích giáo dục môi trường. Trên cơ sở đánh giá những mặt mạnh đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm qua các bài học.

Bài viết của tác giả Phạm Thị Phương Anh về “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần di truyền học (sinh học 12)” [1] đã phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường, phân tích các mức độ giáo dục môi trường trong dạy học phần di truyền học, từ đó tác giả thiết kế hoạt động dạy học phần di truyền học theo hướng tích hợp bảo vệ môi trường.

Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề giáo dục môi trường và

dạy học tích hợp trong giáo dục bảo vệ môi trường. Những công trình nghiên cứu

này là cơ sở để chúng tôi triển khai nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về quản lý giáo dục môi trường cho HS ở các trường THPT.

Các nghiên cứu về quản lý giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường THPT:

Công trình nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Hòa (2014), Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc [10], luận văn đã phân tích cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh trường THPT như sự phát triển của hoạt động giáo dục môi trường, giáo dục môi trường ở Việt Nam; nguyên tắc giáo dục môi trường, mục tiêu, nội dung, phương pháp, các hình thức giáo dục môi trường. Trong quản lý giáo dục môi trường gồm quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý hình thức và quản lý việc sử dụng, bồi dưỡng giáo viên. Các biện pháp đề xuất gồm: nâng cao nhận thức cho CBQL, GV trường THPT về vai trò, ý nghĩa của hoạt động GDMT và quản lý hoạt động GDMT; Quản lý hoạt động dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT; Quản lý hoạt động GDMT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp…

Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hương trong công trình Quản lý hoạt động giáo dục môi trường thông qua hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh [12], tác giả đã phân tích về lịch sử nghiên cứu vấn đề như tổng quan về các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới, những vấn đề về giáo dục môi trường và nội dung quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động dạy học. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục môi trường thông qua hoạt động dạy học ở trường THCS thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh gồm nhận thức của HS về GDMT, thực trạng nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức GDMT đã tiến hành ở trường trung học cơ sở thành phố Uông Bí, tác giả đánh giá những mặt được và hạn chế của hoạt động dạy học. Bên cạnh đó, tác giả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục môi trường như xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch, chỉ đạo GDMT, kiểm tra và đánh giá GDMT thông qua dạy học tích hợp tác giả đề

xuất các biện pháp như nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của GDMT; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực GDMT cho đội ngũ GV; Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn GV tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS; Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học….

Tác giả Nguyễn Văn Linh (2014) trong công trình Tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Ninh [15], trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường trung học phổ thông như vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường, GDMT và tổ chức GDMT ở trường phổ thông, các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức GDMT ở trường phổ thông làm cơ sở để nghiên cứu thực trạng. Ở phần thực trạng, tác giá tiến hành đánh giá nhận thức của CBQL, GV và HS về vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường, thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất các biện pháp như: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về môi trường, ô nhiễm môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường cho CBQL, GV và HS ở trường THPT; Đa dạng hóa các hình thức giáo dục bảo vệ môi trường; Tăng cường và sử dụng hiệu quả, hợp lý cơ sở vật chất phục vụ công tác tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm về công tác tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường….

Trong bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhật về “Thực trạng và các biện pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường đại học Huế” [18] Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 68/2011, đã khảo sát thực trạng công tác giáo dục bảo vệ môi trường và nhận thấy nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho sinh viên của cán bộ, giảng viên chưa đúng mức; Chương trình, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chưa được triển khai đồng bộ, một số ngành học chưa đưa giáo dục bảo vệ môi trường thành môn học chính thức; Phương pháp, hình thức triển khai các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường chưa phong phú… Trên cơ sở đó, cần có các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại Đại học Huế như: nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên về sự cần thiết của giáo dục bảo vệ môi trường; Tăng

cường công tác tổ chức, chỉ đạo giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường; Tổ chức, quản lý việc thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường ngoài nhà trường; tổ chức các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục bảo vệ môi trường ; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và khen thưởng về công tác giáo dục bảo vệ môi trường.

Theo tác giả Nguyễn Thị Thương (2015), Đại học Đà Nẵng, “Biện pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THPT thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai [22], Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý công tác giáo dục BVMT ở trường THPT. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THPT thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THPT thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT về vai trò, ý nghĩa của công tác giáo dục bảo vệ môi trường; Tăng cường quản lý hoạt động dạy học tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường; Quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Phối hợp các lực lượng tham gia công tác giáo dục bảo vệ môi trường; Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ công tác giáo dục bảo vệ môi trường.

Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý hoạt động giáo dục môi trường thông qua hoạt động dạy học hay tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường trung học phổ thông và biện pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THPT, các biện pháp của các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu để chúng tôi tham khảo trong chương 3 của đề tài nghiên cứu.

Như vậy, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, đây là vấn đề mà chúng tôi quan tâm, nghiên cứu trong luận văn này.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý

Quản lý được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2023