Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông

Quan điểm của Trần Kiểm cho rằng “Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người- thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến” [14, tr.28].

Quan điểm của Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [20, tr.34].

Vậy, quản lý là sự tác động có tính hướng đích của chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý theo cơ chế quản lý nhất định nhằm đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời đảm bảo cho tổ chức ổn định, phát triển lâu dài.

1.2.2. Giáo dục

Quan điểm của John Dewey (1859 - 1952), nhà triết học, nhà tâm lí học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ cho rằng cá nhân con người không bao giờ vượt qua được quy luật của sự chết và cùng với sự chết thì những kiến thức, kinh nghiệm mà cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, tồn tại xã hội lại đòi hỏi phải những kiến thức, kinh nghiệm của con người phải vượt qua được sự khống chế của sự chết để duy trì tính liên tục của sự sống xã hội. Giáo dục là “khả năng” của loài người để đảm bảo tồn tại xã hội. Ngoài ra, John Dewey cũng cho rằng, xã hội không chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, nhưng còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy ấy. Như vậy, theo quan điểm của John Dewey, đã đề cập đến việc truyền đạt, mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục, là dạy dỗ.

Quan điểm của Nguyễn Sinh Huy cho rằng: phải hiểu giáo dục là cho tất cả mọi người, được thực hiện ở bất cứ không gian và thời gian nào thích hợp với từng loại đối tượng, bằng các phương tiện dạy học khác nhau, kể cả các phương tiện truyền thông đại chúng với các kiểu học tập rất đa dạng, linh hoạt trong đó chủ thể học sinh đóng vai trò “trung tâm”; thực hiện theo phương thức đa dạng hóa, năng động, thích ứng với mọi biến đổi; là trách nhiệm của nhà nước, của tất cả các ngành, mọi người trong xã hội, không riêng gì ngành giáo dục [trích theo 17].

Vậy, giáo dục là quá trình hình thành ở con người niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi và thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội.

1.2.3. Môi trường

Theo "Luật bảo vệ môi trường" đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kì họp thứ tư thông qua ngày 27 - 12 - 1993 như sau: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" [21].

Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác [21].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Vậy, môi trường được hiểu là toàn bộ hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội do con người tạo ra, chúng có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người và ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

1.2.4. Giáo dục môi trường

Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 4

Theo luật giáo dục môi trường của Mỹ: Giáo dục môi trường là quá trình giúp người học hiểu được mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bao quanh, nhận thức được các vấn đề dân số, ô nhiễm, bảo toàn thiên nhiên, kỹ thuật phát triển đô thị và nông thôn có ảnh hưởng đến môi trường con người như thế nào [9, tr.26].

Hội nghị quốc tế về GDMT năm 2015 do Liên Hợp Quốc tổ chức, đã đưa ra quan điểm về GDMT: “GDMT là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, nó nên tập trung vào những vấn đề thực tiễn và mang tính chất liên thông. Nó nhằm vào xây dựng giá trị, đóng góp vào sự nghiệp phồn vinh của cộng đồng và liên quan đến sự sống của nhân loại. Nó được hướng dẫn ở môn học hiện tại và tương lai có liên quan” [17, tr.27].

Tại hội nghị ở Belgrade (1975), GDMT được định nghĩa trên quy mô toàn cầu: “GDMT là quá trình nhằm phát triển một cộng đồng dân cư có nhận thức rõ ràng và quan tâm đến môi trường cũng như các vấn đề liên quan, có kiến thức, kỹ năng, động cơ và sẵn sàng làm việc độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp

cho những vấn đề hiện tại và phòng chống các vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai” [9, tr.8].

Vậy, GDMT là một quá trình hình thành những nhận thức, hiểu biết về mối quan hệ qua lại giữa con người với MT tự nhiên và xã hội bao quanh con người. Hơn nữa, GDMT đòi hỏi hình thành ở người học khả năng quyết định, thái độ và những hành động liên quan tới chất lượng MT.

GDMT đạt hiệu quả khi HS thể hiện sự quan tâm và khả năng nhận biết về môi trường và các vấn đề liên quan đến môi trường, HS có kỹ năng giải quyết các vấn đề môi trường. Giúp họ có được giá trị và xúc cảm, mối quan tâm đến môi trường và động cơ muốn tham gia và bảo vệ môi trường.

1.2.5. Hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông Hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông là hoạt động nhằm hình thành cho HS ý thức trách nhiệm, thái độ và những hành động đối với sự phát triển bền vững của môi trường và của trái đất, HS có khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách khắc sâu

bởi một nền tảng đạo lí về môi trường.

Hoạt động giáo dục môi trường gồm các nội dung như: Giáo dục cho HS hệ thống tri thức về môi trường, khái niệm tài nguyên thiên nhiên; Tình hình môi trường hiện nay và phương hướng, biện pháp bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chiến lược chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Giáo dục cho HS thái độ tích cực trước các vấn đề về môi trường. Hình thành ở HS tình yêu, sự trân trọng thiên nhiên; mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường sống cho thực vật, động vật và con người. HS tham gia tích cực và có hiệu quả các hoạt động trồng cây, chăm sóc cây cối, các hoạt động vệ sinh MT.

1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

Quản lý hoạt động GDMT cho học sinh ở các trường trung học phổ thông là tác động của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên và hiệu trưởng đến hoạt động GDMT nhằm giúp cho hoạt động GDMT đạt được kết quả mong muốn làm cho

các thành viên của nhà trường, tùy theo vị trí công tác được giao, có nhận tức

đúng đắn về tầm quan trọng của việc GDMT cho HS, trang bị cho HS một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách khắc sâu bởi nền tảng đạo lý về môi trường.

Nội dung quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông gồm: Lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông; Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông; Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông; Kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông.

1.2.7. Học sinh trung học phổ thông

Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đang trong quá trình học tập và rèn luyện; là những công dân trẻ của đất nước. Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đầu thanh niên, độ tuổi từ 15 - 18 tuổi.

“Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: giới hạn về sinh lý và giới hạn về tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội” [23].

1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

Để xây dựng lý luận về hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông cần căn cứ vào Thông tư số 32/2018, Thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông và Chương trình Giáo dục phổ thông, chương trình tổng thế, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.3.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

- Hình thành ở HS sự quan tâm và khả năng nhận biết về môi trường và các vấn đề liên quan đến môi trường. Nhận thức và có sự nhạy cảm đối với các vấn đề môi trường chung và các vấn đề liên quan đến môi trường và sự phát triển.

- Hình thành ở HS những hiểu biết cơ bản về môi trường và các vấn đề liên quan đến môi trường, trách nhiệm của cá nhân với môi trường.

- Hình thành ở HS kỹ năng giải quyết các vấn đề môi trường. Giúp họ có được giá trị và xúc cảm, mối quan tâm đến môi trường và động cơ muốn tham gia và bảo vệ môi trường.

- Hình thành ở HS năng đo lường hiện trạng môi trường và đánh giá chương trình GDMT đứng trên quan điểm sinh thái, chính trị, kinh tế xã hội, thẩm mỹ và quan điểm giáo dục khác. Có năng lực đánh giá để nhận ra, ngăn chặn và giải quyết các vấn đề môi trường.

- Hình thành ở HS nhận thức sâu sắc về tính khẩn cấp của các vấn đề môi trường và tinh thần trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề môi trường. Giúp các cá nhân và cộng đồng có cơ hội và động lực để tham gia tích cực trong việc bảo vệ môi trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra mục tiêu GDMT ở cấp THPT như sau: “GDMT trong nhà trường phổ thông nhằm đạt đến mục tiêu: HS được trang bị ý thức, trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một nhân cách được khắc sâu nền tảng đạo lý về môi trường” [19].

Cung cấp sự hiểu biết cơ bản về tài nguyên thiên nhiên và tình hình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam, hiểu biết về tình trạng môi trường hiện nay, nguyên nhân và hậu quả sinh thái. Giúp HS thấy được mối liên quan ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố môi trường và tác động của các hoạt động của con người đến việc sử dụng và khai thác không hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Từ đó hình thành trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Cụ thể, theo Thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới [1], GDMT được tích hợp trong các môn học sau:

- Môn sinh học: Chương trình môn Sinh học chú trọng giúp học sinh phát triển khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi không ngừng; khả năng chung sống hài hoà với thiên nhiên và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Chương trình môn Sinh học quan tâm tới những nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày, tạo điều kiện để học sinh tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn, từ thực tiễn nhận thức rõ những vấn đề về môi trường và phát triển bền vững, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, rèn luyện khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi không ngừng.

- Môn vật lý: Vận dụng được một số kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.

- Môn Hóa học: Môn Hoá học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực hoá học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học; hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.

1.3.2. Nội dung giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

- Hệ thống tri thức:

+ Các khái niệm khác nhau về môi trường, khái niệm tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên không phục hồi như nhiên liệu và khoáng sản; tài nguyên phục hồi như: rừng, nước, đất, tài nguyên vùng cửa sông ven biển…); tình hình sử dụng các loại tài nguyên và hậu quả đối với môi trường. Các thành phần trong MT như: đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và mối quan hệ khăng khít, tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và giữa con người với các sự vật, hiện tượng xung quanh. Ô nhiễm MT và một số biện pháp bảo vệ MT xung quanh như: nhà ở, trường lớp, thôn xóm, đường phố, nơi công cộng,....

+ Tình hình môi trường hiện nay: sự nhiễm bẩn đối với không khí, đất, nước, biển, đại dương. Nguyên nhân và hậu quả sinh thái đối với môi trường.

+ Phương hướng, biện pháp bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chiến lược chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường, vấn đề tích hợp giáo dục môi trường trong trường học.

- Hệ thống thái độ tích cực trước các vấn đề về sự nhiễm bẩn đối với không khí, đất, nước, biển, đại dương. Có thái độ chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường. Hình thành ở HS tình yêu, sự trân trọng thiên nhiên; mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường sống cho thực vật, động vật và con người. Có thái độ tích cực, thể hiện sự quan tâm đến MT, đến việc cải thiện MT; phê phán, không khoan nhượng trước các việc làm hủy hoại MT, gây ô nhiễm MT. Có ý thức về tầm quan trọng của MT trong sạch đối với sức khỏe con người; có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường sống. Có tinh thần, thái độ tham gia tích cực trong các hoạt động bảo vệ MT.

- Hệ thống kỹ năng và các hành vi để bảo vệ môi trường không khí, đất, nước, biển, đại dương….HS tự phát hiện ra được mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường sống. HS thể hiện được những hành vi sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên, sống ngăn nắp, vệ sinh. HS tham gia tích cực và có hiệu quả các hoạt động trồng cây, chăm sóc cây cối, các hoạt động vệ sinh MT. HS thể hiện lối sống tiết kiệm, biết chia sẻ và hợp tác với mọi người xung quanh trong các hoạt động bảo vệ MT.

1.3.3. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

- Phương pháp xử lý tình huống: Đây là kỹ năng cơ bản nhất cần phát triển ở HS. Đó là khả năng xem xét, phân tích điều đang xảy ra và các bước nhằm cải thiện tình hình. Khi biết cách sử dụng phương pháp xử lý tình huống, chúng ta có thể tìm ra cách giải quyết cho từng vấn đề cụ thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

- Phương pháp thuyết trình: Là phương pháp dạy học phổ biến nhất thường

được GV vận dụng trong quá trình dạy học. Phương pháp này được hiểu là GV

trình bày bài giảng trên lớp bằng cách giới thiệu khát quát bài, giải thích các điểm chính của bài và giao bài cho HS.

- Dạy học hợp tác theo nhóm:

+ Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp: Trong thực tế dạy học, tổ chức HS học tập hợp tác là cần thiết và có hiệu quả khi nhiệm vụ học tập tương đối cần nhiều thời gian để thực hiện, nhiệm vụ học tập có tính chất tương đối khó khăn hoặc rất khó khăn. Do đó cần huy động kinh nghiệm của nhiều HS, cần chia sẻ nhiệm vụ cho một số HS hoặc cần có ý kiến tranh luận, thảo luận để thống nhất một vấn đề có nhiều cách hiểu khác nhau hoặc có ý kiến đa dạng, phong phú. Với nội dung đơn giản, dễ dàng thì tổ chức HS học tập hợp tác sẽ lãng phí thời gian và không có hiệu quả. Có những nhiệm vụ, bài học có thể thực hiện hoàn toàn theo nhóm, cũng có những nhiệm vụ, bài học chỉ có một phần được thực hiện theo nhóm. Do đó người GV cần căn cứ vào đặc điểm này để lựa chọn nội dung cho phù hợp

+ Thiết kế kế hoạch bài học: GV cần quán triệt ngay việc dạy học hợp tác theo nhóm từ mục tiêu của bài, các phương pháp dạy học chủ yếu đến tiến trình dạy học và tổ chức các hoạt động của HS. Việc đầu tiên là xác định mục tiêu bài học, mục tiêu bài học thông thường bao gồm mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực hướng tới. Sau đó đến xác định phương pháp dạy học chủ yếu để kết hợp với dạy học theo nhóm nhỏ, chuẩn bị thiết bị dụng cụ, thiết kế hoạt động của GV và HS. Chú ý xác định thời gian phù hợp cho hoạt động nhóm, để nhóm thực hiện có hiệu quả, tránh hình thức. Cuối cùng là thiết kế nhiệm vụ củng cố, đánh giá. GV cần dự kiến cách tổ chức đánh giá, cho điểm mỗi nhóm và thành viên trong nhóm HS. Tổ chức đánh giá trong nhóm về sự đóng góp của mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho đại diện nhóm trình bày kết quả, nhận xét đánh giá giữa các nhóm. GV có thể thiết kế thêm một số bài tập củng cố đánh giá phù hợp tạo điều kiện để HS thấy rõ kết quả của cá nhân, nhóm.

+ Tổ chức dạy học: Phân công nhóm học tập và bố trí vị trí nhóm phù hợp theo thiết kế - Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS. Hướng dẫn hoạt động của nhóm

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 25/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí