3.2.1. Tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 74
3.2.2. Chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục môi trường và đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục môi trường cho học sinh 79
3.2.3. Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục môi trường
cho học sinh 85
3.2.4. Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh 87
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 89
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 90
3.4.1. Mục tiêu 90
3.4.2. Nội dung, đối tượng khảo sát 90
Tiểu kết chương 3 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC...............................................................................................................
DANH MỤC VIẾT TẮT
Cán bộ quản lý | |
GDMT | Giáo dục môi trường |
GV | Giáo viên |
HS | Học sinh |
HT | Hiệu trưởng |
MT | Môi trường |
THPT | Trung học phổ thông |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông.
- Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông
- Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Quy mô học sinh các khối lớp tại các trường THPT ở thị xã
Phổ Yên năm học 2018-2019 36
Bảng 2.2. Trình độ GV, CBQL các trường THPT ở thị xã Phổ Yên 37
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 40
Bảng 2.4. Nhận thức của HS về mục tiêu hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 41
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV và HS về nội dung giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 44
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV và HS về phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường
trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 49
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV và HS về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung
học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 52
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học
phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 54
Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học
phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 55
Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung
học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 57
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học
phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 59
Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL, GV về chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học
phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 61
Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL, GV về kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường
trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 64
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường
trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 66
Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 90
Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất 92
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề môi trường hiện nay đang thu hút sự quan tâm ở Việt Nam nói chung và ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Thị xã Phổ Yên được thành lập đã mở ra thời kỳ mới, thời cơ mới và vị thế mới cho Phổ Yên trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển với khu công nghiệp Yên Bình, khu vực đã được quy hoạch vào tổ hợp công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ, là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hóa của Thái Nguyên. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ tại thị xã, do chính hậu quả của con người. Mặt khác, vấn đề thu gom, xử lý rác thải và rác thải rắn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các đô thị cũng ngày càng khó khăn, ô nhiễm môi trường đất do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học.
Giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường phổ thông là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vì trường phổ thông là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước. Thực tiễn hoạt động môi trường ở các nước đã chỉ ra rằng, sẽ không có đạo luật hoặc một mức thuế nào có thể bắt buộc được các công dân phải tôn trọng môi trường, vì sự tôn trọng tự nguyện chỉ có thể được truyền thụ qua giáo dục.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái ở thị xã Phổ Yên do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lý, các nhà trường mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Thị xã Phổ Yên có 4 trường trung học phổ thông, việc truyền thụ kiến thức giáo dục môi trường đến học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học để học sinh
nhận thấy tầm quan trọng, ý nghĩa của bảo vệ môi trường đối với sự phát triển bền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
vững thông qua các hoạt động giáo dục, hoạt động tổ chức dạy học của giáo viên, hoạt động ngoại khóa, tình nguyện… không chỉ trong môn học Địa lý mà còn ở nhiều môn học khác như Vật lý, Sinh học, Công nghệ, Hóa học,…. Hiện nay, các bài học giáo dục môi trường trong chương trình học tập còn quá ít, thường bị xem là những tiết học không quan trọng, ít khi có trong các bài kiểm tra thi cử. Vì thế học sinh có thái độ bàng quan trong học tập và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến môi trường. Một bộ phận học sinh chưa có ý thức cao trong bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng tài nguyên nước, năng lượng tiết kiệm, vệ sinh làm sạch môi trường sống, vứt rác bừa bãi, giẫm đạp, bẻ cây cối, sử dụng tài nguyên lãng phí…
Vấn đề quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT hiện nay còn bị xem nhẹ và chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, tổ chuyên môn chưa thực hiện thường xuyên tổng kết đánh giá GDMT nhằm giải quyết những vẫn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, những vấn đề trọng tâm khác như rút kinh nghiệm, vạch ra phương hướng GDMT trong thời gian tiếp theo, công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDMT được tiến hành chưa thường xuyên và hiệu quả. Vì vậy, nếu đề tài nghiên cứu thành công sẽ vận dụng đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thực hiện đúng kế hoạch quản lý sẽ góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” làm công trình nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông, luận văn đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Giáo dục môi trường ở trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã có những kết quả tích cực về nội dung, phương pháp giáo dục môi trường….nhưng vẫn còn hạn chế như giáo viên chưa có sự đổi mới về phương pháp, hình thức dạy học, vấn đề quản lý lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá chưa sát sao…, do vậy chưa đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực và ý thức cho người học trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thực hiện đúng kế hoạch quản lý sẽ phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của người học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở trường trung học phổ thông.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
5.3. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian khảo sát: tháng 7/2019 đến tháng 4/2020.
- Địa bàn nghiên cứu: Các trường THPT Lê Hồng Phong, THPT Bắc Sơn THPT Lý Nam Đế, THPT Phổ Yên ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề về lý luận: mục tiêu, nội dung, phương pháp hình thức… giáo dục môi trường và quản lý giáo dục môi trường ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý giáo dục môi trường.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy và học nội dung giáo dục môi trường nhằm đánh giá những mặt mạnh, phát hiện những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động giáo dục môi trường và quản lý giáo dục môi trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Phương pháp điều tra viết: Xây dựng các phiếu điều tra để thu thập các ý kiến đánh giá từ các đối tượng cần khảo sát. Phiếu hỏi dành cho CBQL và GV, HS về thực tiễn hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh và quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các giảng viên, chuyên gia, CBQL giáo dục và giáo viên về thực tiễn hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh: thực trạng mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục môi trường, thực trạng và quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý giáo dục môi trường.
Phương pháp chuyên gia: Trao đổi trực tiếp hoặc thông qua phỏng vấn để các chuyên gia tư vấn, góp ý các nội dung liên quan đến luận văn nghiên cứu: mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục môi trường và quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý giáo dục môi trường.